HỌP MẶT HD XUÂN ĐINH DẬU NK 68-75 NGÀY 04/02/2017

NHÂN NGÀY TỪ PHỤ

 


                             

Từ bao đời, tục ngữ ca dao hoà quyện cùng đời sống tinh thần của người Việt chúng ta nói chung, và miền Nam nói riêng.  Ca dao mỗi miền thật sự cững  có đôi phần dị biệt. Tại miền Nam, theo một nhà nghiên cứu(ông Phan Tấn Tài) nêu lên con số có khoản 10,000 câu tại miền Nam. Nội dung ca dao diển tả sinh hoạt, đời sống vật chất tinh thần thật vô cùng phong phú. Về mặt tinh thần, ca dao  diển tả cuộc sống tình cảm, tình yêu nam nữ và nhứt là lòng hiếu thảo, thương kình ông bà cha mẹ. Thật vô cùng đáng buồn,  xã hội ngày càng biến thiên, nhứt là sau những cơn ba đào của thời cuộc, mấy ai còn nhớ về ca dao tục ngữ, là một KHO TÀNG VÔ CÙNG QUÝ BÁU của người Việt chúng ta. Thật đáng buồn vô cùng.Cá nhân chúng tôi, tuy sức cùng lực kiệt, từ lâu đã bỏ công sưu tập, góp nhặt  và chỉ ghi lại một phần nào mà thôi. Xin thưa một phần nào, chỉ một phần nào, vì như đã nói con số 10.000 câu không phải là ít. Nhân ngày từ phục, xin chỉ  ghi một số ít ca dao liên quan đến người cha.

Trong thơ văn, hình ảnh ngưòi cha thường chịu số phận hẩm hui, ít được nhắc đến. ít nhưng không phải không có, Trước tiên câu ca dao quá quen thuộc, đó là:

                            Công cha như núi Thái Sơn

                            Nghiã mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Đứa con khôn lớn,  hẳn nhiên phải do công lao cha mẹ, từ khi hình thành trong bụng mẹ,chín tháng cưu mang.. . và rồi được sinh ra, lớn lên trong sự dưỡng nuôi của đáng sinh thành với biết bao khổ nhọc lẩn tình thương. Theo lẽ thường tình cảm và sự lo lắng của ngưòi cha không mặn mà, gần gủi như người mẹ. Cha luôn phải lo sinh kế,mà thời xưa hầu hết phải dải dầu mưa nắng nơi ruộng đồng

                            Mẹ yêu con bằng dòng sữa ngọt

                            Cha yêu con bằng giọt mặn mồ hôi.

Và người cha thường “kín đáo”, cho dù thương con cách mấy,cũng hay dấu kín trong lòng.Ngoài trừ những lúc con còn nằm nôi, người cha có thể biểu lộ bằng cách nựng nụi, hoặc hiếm khi ôm hôn. Khi con lên vài tuổi, người cha thương con chỉ biểu lộ qua ánh mắt mà thôi

                            Buồn hay vui cha cũng cam để dạ

                            Khóc hay cười cha để cả trong tim

                            Như đại dương lòng biển cả lặng im

                            Trong sâu tẩm tiềm tàng nhiều bí ẩn

Trong xã hội, sinh hoạt thời xưa, đa phần sống với nghề nông, người cha thưòng phải hôm sớm ra đồng, lo kế mưu sinh Tình cảm của người cha không ngọt ngào trìu mến như tình của mẹ, nhưng chính nguời cha là trụ cột gia đình, đa phần phải cực khổ nhục nhắn, phải  làm lụng vất vả nuôi gia đình như hình ảnh dưới đây:

                            Cha tôi tuy đã già rồi

                            Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà

                            Sớm mai vừa dậy tiếng gà

                            Cha tôi đã dậy để ra đi làm.

Và cho dù không được  khoẻ cũng phải cố sức vì cuộc sống.

 

                            Cha đưa cả tấm thân gầy

                            Chở che con được tới ngày hôm nay

Công lao cha mẹ không đem ra so sánh ,ai hơn, bởi vì:

                            Thuyền không bánh lái thuyền quay

                            Con không cha mẹ ai bày con nên

   cũng có những câu ca dao, nói lên sự quan trọng của người cha

                            Còn cha gót đỏ như son

                            Đến khi cha mất gót son đen sì

 Hay như:

 

                            -Cha tôi như bóng cây cao

                            Chở che con khỏi lao đao cuộc đời

                            Cha là bóng mát giữa trời

                            Cha là điểm tựa muôn đời cho con

Ôi,những câu ca dao đượm tình sâu lắng,mà trong cuộc sống quá nhiều biến thiên, đa màu đa sắc,mấy ai còn nhớ:

                            -Cha là bóng cả ngả che con

                            Là cả tình thương chẳng xoái mòn

                            Là cả cuộc đời vô biên quá

                            Ơn nghĩa tình cha như nước non

hoặc như hình ảnh, ví cha như ngọn hải đăng:

                            -Cha già như ngọn hải đăng

                            Đêm đen, dẩn lối chỉ đàng con đi.

Trong ca dao, thường thì đều cùng nêu lên “công đức” mẹ cha, chẳng so sánh mà thường phối hợp hoà quyện cùng nhau:

                            Ơn cha bóng núi âm thầm

                            Nghiã mẹ lặng lẽ nước sông đầu nguồn

                            Một đời dảy nắng dầm sương

                            Nuôi con khôn lớn tình thương dạt dào

         Hoặc như:

                            Cha mẹ ơn sâu tợ đất trời

                            Nuôi con lao nhọc chẳng đầy vơi

                            Mở vòng tay lớn ôm con trẻ

                            Dẩn dắt con đi suốt cuộc đời

Sau nầy lớn lên, vì hoàn cảnh phải xa mẹ xa cha, như khi phải lên đường phục vụ non sông hoặc như phải ra đi sống kiếp đời tha phương:       

                            -Nửa đời lưu lạc tha phương

                            Hình bóng quê mẹ mãi luôn trong lòng.

Mẹ là người sinh ra ta, mẹ cũng là hình ảnh quê hương, như trong câu ca dao sau đây:

                            -Mẹ là nguồn suối yêu thương

                            Mẹ là hình ảnh quê hương xa vời.

 

Và cũng vì hoàn cảnh mà biết bao trường hợp chia ly ngoài ý muốn. . Những nghịch cảnh, người mẹ phải tiển con ra đi tìm “lẽ sống trong cái chết’. Có những trường hợp, đứa con thân yêu phải vùi mình dưới lòng đại dương, cũng có những trường hợp vượt thoát thành công,con được nên danh phận nơi xứ người, nhưng phải vò vỏ chờ mong, nơi quê nhà cha mẹ lại ra đi về miền miên viễn, để lại cho con những đau buồn không nguôi:

                            -Thương cha mẹ cả một đời khổ nhọc

                            Kể từ khi đàn con tuổi còn thơ

                            Ơn sinh thành chưa một giờ đền đáp

                            Mà nay âm dương cách trở đôi bờ

Cảnh phân ly sau càng nhiều, những người con còn biết đạo nghĩa luôn vò võ nhớ hình bóng  mẹ cha:

                            Trông lên thấy đạo cha già

                            Lòng con tưởng nhớ xót xa rầu rầu

                            Xa cha lòng những quặn đau

                            Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần

 Trong ca dao miền nam, có lẽ hầu như vào   ‘thời xa xưa ấy”, bốn câu sau đây hầu như thuộc nằm lòng :

                            Đố ai quét sạch lá rừng

                            Đố ai đếm được mấy từng trời cao

                            Đố ai đếm được vì sao

                            Đố ai đếm được công lao mẫu từ.

Ca dao về cha mẹ còn nhiều, nhiều vô cùng. Người ta có thể nêu lên con số mà không sợ  sai lầm, là vào khoản trên dưới ngàn câu.Tuần tự chúng tôi sẽ sưu tập, ghi ra. Nay thì, chỉ xin ngắn gởi con em Việt Nam mình phải nhớ là:

                            Cha già là Phật Thích Ca

                            Mẹ già đích thị Phật Bà Quan Âm.

Xin mượn hai câu ca dao nêu trên để gọi là tạm kết phần trình bày. Ước mong đây là hai câu “nằm lòng”, trong giây phút nào đó, con em Việt Nam mình chợt  nhớ lại “đạo hiếu”, vốn là một trong 14 điều Phật dạy.

                                              

Nhân ngày LỄ CHA-Hoài Việt 2022

PS: Bài viết được trích trong một . . bài viết khác khá dài, do vậy không ghi “tài liệu tham khảo.

  

 

Họa bài thơ của Phan Trường Ân

 


Họa bài thơ của Phan Trường Ân

        (Hoạ “ăn theo)         Hoài Việt

Tháng năm giữa đất trời xa lạ                 Tháng năm giữa xứ người đất lạ

Bàng hoàng ta thấy lại trường xưa          Bồi hồi nhớ lại chốn quê xưa

Thấy nón lá ai che nắng hạ                      Lòng như chùn xuống, buồn da diết

Thấy thầy đang giảng giáo khoa thư       Bốn mấy năm rồi xa vẫn xa

 

Tháng năm ta thấy ta ngày cũ                  Ôi bao kỷ niệm ngày xưa cũ

Đứng giữa sân trường đội nắng mưa      Chuyện thời tri trẻ, chuyện nắng mưa

THấy ta nắn nót từng con chữ                 Nghe đâu đây nổi buồn hoa phượng

Thấy bức thơ tình mãi chẳng đưa           Ngu ngơ vụng dại tuổi học trò

HỒ BIỂU CHÁNH PHẦN 2

 

IV/-NHỮNG NHẬN ĐỊNH & PHÊ BÌNH VỀ Ô.HỒ BIỂU CHÁNH

1//- Tiếng chê:

Trước tiên, như đã ghi trên, hầu như miền Bắc chê, không thèm đọc vì văn  Hồ Biểu Chánh “quê mùa, chẳng văn chương” (!)Điều nổi bật cần nêu, mà những ai có chút quan tâm về văn học, đều nhận rõ là qua một thời gian dài, vị thế của “tác giả có nhiều tác phẩm và nhiều thể loại nhứt Việt Nam” đã bị người ta bất công đặt không đúng vị trí đáng lẽ phải có, thậm chí loại bỏ, không cho ông được ngồi vào “mảnh chiếu văn học”. Thời gian dài là bao lâu, xin thưa khoản nửa thế kỷ. và người ta đây là ai, đó là các nhà phê bình văn học và các vị trách nhiệm trong ngành văn học nghệ thuật Việt Nam. Và có nên chăng, phải đặt “vấn đề” với các vị lảnh đạo trong chánh phủ Việt Nam Cộng Hoà từ 1955-1975?.  Sự “bất công” nầy chắc hẳn được rất nhiều người chia xẻ, trong đó phải kể cả hai ba thế hệ học sinh và sinh viên ,(từ 1920-1970)vì trong học đường, về văn xuôi tiểu thuyết  thời hiện đại, đã chỉ được dạy quá nhiều  nào là  “Nam Phong, Tự Lực Văn Đoàn với các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng . . Người có đi học luôn thương cảm nhân vật Loan trong Đoạn Tuyệt, luôn ghen tị với tay “Xuân Tóc Đỏ” của Vũ Trọng Phụng, nhưng rất ít hay hầu như không biết Lê văn Đó trong “Ngọn Cỏ Gíó Đùa”. Thật không nên đặt vấn đề nam-bắc, nhưng dường như hầu hết các nhà văn ghi trên đều là gốc miền Bắc???. Và cũng thật không nên nghĩ đến từ ngữ “kỳ thị”. nhưng thử tìm hiểu vấn đề, chúng ta sẽ thấy rõ nguyên nhân vì đâu xảy ra sự kiện “chập chọang” nầy. Trước tiên, tuần tự theo thời gian:

-ông Thiếu Sơn, trong “Phê Bình và Cảo Luận” (1933),

-và sau đó ông Vũ Ngọc Phan, trong “Nhà Văn Hiện Đại” (1942), chỉ đưa ra những nét phác thảo giới thiệu chớ chưa đáng gọi là những bài nghiên cứu đủ kích thước về tác giả Hồ Biểu Chánh.

-Riêng cố giáo sư Dương Quảng Hàm, với “Việt Nam Văn Học Sử Yếu” (1944) một bộ sách mà trong thơì gian dài, học sinh trung học phải học hỏi tìm hiểu nhiều tác giả miền ngoài, nhưng lại không nhắc qua một chữ về Hồ Biểu Chánh (và Phú Đức) là hai tác giả có một thời tung hoành trong văn giới miền Nam.( những ai  đã từng là HS,SV từ 1960-1970  phần nào đã nhận ra sự kiện nầy)

Về phương diện tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh và Phú Đức, “hơn” trước cả Song An Hoàng Ngọc Phách với quyển Tố Tâm (1925) Nguyễn Trọng Luật với “Quả Dưa Đỏ” (1925). Bước theo ông Dương .Quảng.Hàm, nhiều tác giả sau đó cũng cho Hồ Biểu Chánh “việt vị luôn”(bị loại ngoài sân chơi). Mãi đến gần đây, ông Phạm Thế Ngũ, trong “Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên” (1965), mới định cho ông H.B.C một chỗ đứng thích đáng. “(tác giả Bằng Giang, trong bài “Về Hồ Biểu Chánh”- www.hobieuchanh.com).  Cũng liên quan đến nhà phê bình họ Vũ, trong bài  “Thiếu Sơn, Nhà Văn Chánh Trực”, tác giả Thanh Xuân đã ghi lại lời phê của họ Vũ  liên quan đến ông H.B.C như sau: “tiểu thuyết của HBC thuộc về trường phái chiết trung, hầu đáp ứng thị hiếu của đông đảo độc giả ,nhưng cũng chính vì để đạt tới sự dung hoà nầy, tiểu thuyết của Hồ Biễu Chánh là một sự nửa vời về các tiêu chí ( lại tiêu chí?).Thiếu Sơn đã vạch ra các nhược điểm của tác phẩm H.B.C,tâm lý nhân vật đơn giản, cốt truyện ít ly kỳ, đã là tiểu thuyết tả chân còn có những anh hùng lý tưởng, nghệ thuật tả chân  còn chất phác, quan điểm sáng tác còn bị trói buộc trong vòng luân lý”(www.viet.studies-info ) .

-Gần đây, tác giả Nguyễn Huệ Chi, (3) một cán bộ “cấp cao” về văn học của Cộng Sản Việt Nam đã phê bình như sau: “. . .với những mặt khả thủ và non kém trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật, HBC tuy có những thành tựu nhất định, cũng không thể đi quá cái mốc 1930 trong lịch sử văn học công khai trước sự hình thành chủ nghiã hiện thực phê phán những năm sau đó. . “( trang 312 , Tự Điển Văn Học ,nxb Văn Học, 1983-Hà Nội). .

 Nhưng về một khía cạnh khác, bên cạnh những tiếng chê là lời khen, đáng nêu bật là một số các nhà văn học miền Nam (hoặc gốc Bắc, nhưng sinh hoạt chủ yếu tại miền Nam), mà cụ thể là 2 giaó sư Văn Khoa Sài gòn. Hai vị nầy khởi đầu “chê”, chê đến độ muốn loại HBC ra khỏi “manh chiếu văn học”, nhưng sau đó lại thay đổi đến 180 độ, tức hết lời ngợi khen, mà chúng ta cùng tìm hiểu sau nầy.

2/-Tiếng khen:

Lược qua gia tài đồ sộ của ông Hồ Biểu Chánh, phải vô tư nói rằng thật rất hiếm hoi một tác giả nào có thể so sánh được. Nếu đặt vấn đề hay, dở chưa biết “ai hơn ai”, nhưng nếu cho rằng truyện phải có chủ đề, nội dung hấp dẩn, gây cấn thì hầu hết truyện của ông đều “thừa mứa”các yếu tố đó. Chả trách người miền Nam từ nhiều thập niên từ 1920 đến nay đều ưa thích, nếu không nói là “mê mệt”. Trong trang viết về HBC, nhà văn Vũ Ngọc Phan đã ghi ra như sau: “. . .Thật thế, tiểu thuyết của HBC là những tiểu thuyết đầy động tác, việc nọ việc kia đồn dập, gây cho người đọc những cảm tưởng kỳ thú.  Tiểu thuyết của họ Hoàng (trong Tố Tâm chuyên về tình cảm và giọng văn nhiều chỗ như ủy mị, cầu kỳ, không tự nhiên.Còn tiểu thuyết HBC chuyên về tả việc, và lời văn mạch mẽ,giản dị,nhiều chỗ như lời nói thường)  (Vủ  Ngọc Phan-Nhà Văn Hiện Đại,nxb Thăng Long,tái bản Sài gòn 1960).Tiếc thay, trước đây, người miền Bắc “chê” không thèm đọc vì cho rằng truyện của Ông H.B.C “quê mùa, chẳng văn chương”. Điều quan trọng cần nêu, mà những ai có chút quan tâm về văn học, đều nhận rõ là qua một thời gian dài, vị thế của “tác giả có nhiều tác phẩm và nhiều thể loại nhứt Việt Nam” đã bị người ta bất công đặt không đúng vị trí đáng lẽ phải có. Sự “bất công” nầy chắc hẳn được rất nhiều người chia xẻ, trong đó phải kể cả hai ba thế hệ học sinh và sinh viên, (từ 1920-1970) vì trong học đường, về văn xuôi, tiểu thuyết thời hiện đại, đa phần nghe nói đến “Nam Phong, Tự Lực Văn Đoàn với nào Nhất Linh, Hoàng Đạo, Phạm Quỳnh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố . . .Chúng ta hoàn toàn đồng ý, là những tác giả nêu trên, cùng những tác phẩm thật rất sinh động, nhứt là đã mô tả xã hội miền Bắc, cùng những hủ tục, cần phải đổi mới (truyên Đoạn Tuyệt của Nhứt Linh, hay như truyện tả chân Xuân Tóc Đỏ, Làm Đĩ củaVũ Trọng Phụng). Thế thì tại sao chúng ta không đặt vấn đề, xã hội miền Nam ai viết ra ghi lại mà ghi một cách khá tỉ mỉ và toàn diện. Ai, nếu không là Lê văn Trương, là bà Tùng Long, là Lê Xuyên và nhứt là Hồ Biểu Chánh, trong gần nửa thế kỷ? Điều quan trọng vô cùng là nước Việt Nam hay văn học Việt Nam đâu phải chỉ miền Bắc mà thôi sao?.Có lẽ, không gì hơn, là xem lại lời nhận xét của Giáo sư Thanh Lãng, như vừa ghi trên phần nhập đề. Và người ta cũng thật thoã mãn, khi xem được bài phân tích rõ ràng của tác giả Thuỵ Khuê (4). Tác giả nầy đã viết như sau: “Cho đến bây giờ, phần đông giới làm văn học vẫn còn cho tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách là cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Sai lầm nầy phát xuất từ những nhà nghiên cứu văn học thời trước phần lớn gốc Bắc, từ Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh. . Khi nghiên cứu văn học thế kỷ XX đã quá nghiêng về miền Bắc, mà không chú trong đến miền Nam, nơi khởi thủy nền văn học quốc ngữ .(www.hobieuchanh.com )( tiểu thuyết “Tố Tâm” ra đời năm 1922, sau quyển đầu tiên của Hồ Biểu Chánh đúng 10 năm).Tiếp theo, ,là những nhận định của một số nhà nghiên cứu, học giả khác đã viết về Hồ Biểu Chánh .Chúng tôi thật không dám làm công việc phân tích phê bình văn học , chỉ xin ghi lại những gì mình sưu tập được. Trước tiên là 2 tác giả đã có lời “chê” từ lúc đầu, nhưng sau đó lại khác, như tác giả Đông Hồ. (5) Vị học giả đất Hà Tiên (cũng là giáo sư Đại Học Văn Khoa Sài gòn thập niện 1960), đã từng nhìn nhận: “. . .Tôi không chịu được văn chương của Hồ Biểu Chánh, cũng như tôi bây giờ không chiụ nổi văn chương hát cải lương với văn chương của những tiểu thuyết chưởng hiện đang thịnh hành 1967,trong lúc đó thì chung quanh tôi mọi người hoan nghinh nồng nhiệt.Như vậy,chứng tỏ quan niệm của tôi sai lầm và cảm quan của tôi lệch lạc. . “(trang 72, tạp chí Văn như trên đã dẩn). Người ta cũng đọc thấy trong tạp chí Văn, tác giả Đông Hồ đã trên 5 lần tìm gặp H.B.C để thăm viếng “đàm đạo văn chương”, coi như một hành động cũ thể “đính chánh sai lầm trước của mình? Và điều đáng lưu ý, chính tác giả Đông Hồ, sau nầy đã cụ thể khen HBC qua sụ việc như sau. Ông Đông Hồ, với tư cách giáo sư ĐH Văn Khoa Sài gòn, đã hướng dẩn một sinh viên cao học qua lời chỉ dẩn: “Hồ Biểu Chánh, nhà văn bạch thọai miền Nam.Cứ đào sâu về một địa hạt nầy, cứ tìm kiếm về một phương diện nầy, chúng ta sẽ thấy có nhiều giá trị văn chương và văn học ở tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh”( trang 72, tạp chí Văn , cùng số). Kế tiếp, giáo sư Nguyễn văn Trung (giáo sư Đại Học Văn Khoa Sài gòn, người gốc Bắc) (6) cũng đã nhìn nhận: “. . .sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thật cảm động, thật hay ,thật hấp dẩn”, và ông đã đặt câu hỏi: “ tại sao một cuốn truyện trên nửa thế kỷ, vẫn còn hấp dẩn , gây xúc động với một người ở điạ phương khác với điạ phương cuả tác giả. .”(trang 677, Văn Xuôi Nam Bộ, Nửa Đầu Thế Kỳ XX, nxb Văn Nghệ TP/HCM, 1999). Rỏ ràng, tác phẩm của HBC phải gọi là những kiệt tác, đúng như G.S Bùi Xuân Bào nhận định. Vị nầy, nguyên là Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Sài gòn trước 1975, trong luận án tiến sĩ Sorbonne-Pháp 1961 đã viết: “một kiệt tác là một tác phẩm hoặc được độc giả ưa thích lúc đương thời và mãi mãi về sau.  Nói khác đi, một kiệt tác là một tác phẩm vượt thời gian và không gian. . . ” .Về nhận xét nầy ta thấy hoàn toàn đúng đối với trường hợp của ông Hồ Biểu Chánh. Ngày nay, một phần lớn tác phẩm của HBC được xuất bản với số lượng lớn (tức có người tìm đọc) và hơn chục truyện của ông đã được dựng thành phim.Thật không một tác giả nào được như vậy, chả bù với một số các tác giả  khác với vài ba tác phẩm thành phim đếm trên đầu ngón tay.Xem như trên, chúng ta thấy các tác giả lúc đầu chê, nhưng sau đó lại không hết lời ca tụng ông Hồ Biểu Chánh, đó là hai giáo sư Đại Học Văn Khoa, ông Đông Hồ và Nguyễn văn Trung. 

Một số tác giả khác đã nhiệt tình tôn vinh tác giả HBC như học giả Hồ Hữu Tường (7) trong một bài khá dài, chi xin ghi vài dòng chính như sau: “ . . .từ ấy tôi có một quan niệm rõ rệt về tiểu thuyết. . . Té ra một tiểu thuyết hay là tạo cho độc giả một cảnh mộng mà độc giả say mê đi vào cảnh mộng ấy. . .Tôi có thể nói rằng vị giáo sư đầu tiên dạy cho tôi văn chương, dạy bản sắc của văn chương, dạy đạo lý về văn chương. ấy là Hồ Biểu Chánh (trang 34, tạp chí Văn số 80, tưởng Niệm H.B.C ). Tác giả Hồ Hữu Tường cũng là người rất “ngay thẳng” khi nhận xét về Hồ Biểu Chánh: “. . .còn văn khí của HBC là văn khí quê mùa.Chính giá trị HBC là ở chỗ đó, chỗ văn chương quê mùa ấy. . .Văn của tôi(H.H.T) tương đối là văn quảng bác(?). . Tôi ân hận là vì chỗ ấy vô cùng. Điều mà tôi mong muốn là làm sao viết cho được quê mùa như văn của Hồ Biểu Chánh” (trang 34, tạp chí Văn, số 80). Cũng trong một lần tiếp xúc với một nhà văn mới, tác giả H.H.T cũng đã bộc trực trà lời: “ . . .vâng, tôi vẫn biết thế. Tôi vẫn biết thanh niên ngày nay thích Francois Sagan, và nhạc Beatles, nhưng ăn thịt mãi có khi cũng ngáy miệng, và lúc ấy, ngưòi ta lại thèm măm”. Dĩ nhiên ai cũng biết “mắm” đây chính là văn chương bình dân mộc mạc của Hồ Biểu Chánh.

Một tác giả khác là nhà văn Dương Nghiểm Mậu đã rất chân tình như sau: “. . .Tôi đã đọc tiểu thuyết của ông(HBC) cách đây mười mấy năm trời, khi còn theo học những lớp đầu tiên bậc trung học ở Hà Nội . . sau nầy có một thời gian tôi đã dành thì giờ đọc lại những gì tôi đã đọc, những gì chưa đọc, với mục đích tìm hiểu những khởi đầu của nên văn học ta, tìm hiểu những đặc tính của miền Nam, quê hương thứ hai tôi yêu dấu. Quê hương miền Nam mở ra cho tôi những bàng hoàng không ít, cuộc sống những vùng sình lầy hoang vu, trong kinh rạch quyến rủ tôi. .” (Từ Đó Đến Nay, Văn số 80).

Những lời trên của hai nhà văn đã xoá được gần một thế kỷ thành kiến và đánh giá sai lầm về HBC.Từ vài năm qua, chúng tôi đã say mê tìm đọc một số tiểu thuyết của ông, và nhứt là không bỏ sót trong số khoản 10 bộ phim phóng tác từ truyện của ông. Như tác giả Thuỵ Khuê nhận định, trước đây quả có sự sai lầm, nếu không muốn nói là bất công đối với các nhà văn miền Nam, mà tác giả HBC là người bị thiệt thòi nhiều nhứt.Thật vô cùng may mắn,  tìm đọc trên trang mạng www.nguoitinhhuvo.wordpress.com , chúng tôi đã thấy tác giả ghi rõ : “ . .  Xin hãy nói rõ hơn về sự kiện tác giả Vũ Ngọc Phan (trong quyển Nhà Văn Hiện Đại), người ta thấy, cũng như tác giả Dương Nghiễm Mậu đã thấy, nhà phê bình văn học họ Phan viết về HBC có một vài trang ít ỏi, nó không nói lên được bao nhiêu về thân thế và sự nghiệp của một người đã đóng góp không nhỏ vào văn học”. Chúng ta không phải tranh luận, phê phán về “thái độ phê phán” của tác giả họ Vũ, nhưng người ta đã tìm thấy đây là kiểu “anh mù sờ voi” !. Về phía các nhà văn học khác, nếu đã không “nghiêng về miền Bắc”, thì vì lý do nào đó đã âm thầm hay công khai “chê” văn Hồ Biểu Chánh.Chính ông Đông Hồ lúc đầu, đã viết: “đọc thì cũng đọc, thích thì cũng thích, duy chúng tôi cứ không chịu được lối văn viết trơn tru thẳng tuột hời hợt của ông”.

Thêm một tác giả khác là ông Nguyễn Huệ Chi, đã nhận xét:’ Với những mặt khả thủ và non kém trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật, Hồ Biểu Chánh tuy có những thành tựu nhứt định, cũng không thể đi quá cái mốc 1930 trong lịch sử văn học công khai trước sự hình thành chủ nghiã hiện thực phê phán những năm sau đó. Và ít nhiều cũng góp vào văn học Việt Nam sắc thái riêng biệt của ngòi bút sung sức thời cận đại”(trang 312 , Tự Điển Văn Học, nxb Văn Học-!983-Hà Nội). Vị tác giả nầy được biết cũng là một “nhà nghiên cứu văn học tầm cở”, và dĩ nhiên là một cán bộ “văn hoá cấp cao” trong nước, nhưng đã có nhận xét gần như quá cục bộ. Thật chúng ta không dám “múa rìu qua mắt thợ”, nhưng có phần nghi ngờ về sự ngay thẳng khi vị nầy đã nhận xét . Tác giả nầy vốn là người miền Bắc (mà hầu như không thích đọc HBC),hay đả đọc được mấy truyện cuả nhà văn họ Hồ (cũng như Vũ Ngọc Phan). Vị nầy cũng đã nhận xét nội dung tiểu thuyết của HBC  “non kém trong tư tưởng”, chẳng biết ông có sống và viết gần 50 năm  và tư tưởng đã giàn trải ít ra trong hơn 60 truyện như tác giả họ Hồ chưa???. Càng “có gì không ổn” rõ nét nhứt là ông Huệ Chi đã ghi: “ . . .không vượt quá niên hạn 1930”, thật rất tiếc vị nầy có lẽ không hiểu là ông HBCđã viết liên tục, đến phút cuối vào năm 1958, và ngả gục khi cuốn tiểu thuyết cuối cùng còn dở dang. Quả thật không nên nghĩ rằng ông Huệ Chi đã phê phán kiểu như “sờ voi”, nhưng có thể vì lý do nào đó khiến ông ấy có cái nhìn phần nào phiếm diện.Thật ra, cũng không việc gì phải ngạc nhiên, vì một số các nhà phê bình văn học miền ngoài đã có cùng “suy nghĩ một giuộc hay ảnh hưởng tương tác,  như một tác giả sau nầy đã nhận xét: “. . .Hồ Biểu Chánh là một nhân vật đặc biệt, người gắn bó số phận và những thăng trầm của văn học quốc ngữ miền Nam. Hồ Biểu Chánh và các tác giả văn học quốc ngữ Nam Bộ khác hầu như là “một vùng đất bị bỏ quên” của lịch sử văn học dân tộc. Phải đến sau năm 1986, vị trí của ông mới dần dần được phục hồi trong đời sống văn học, tác phẩm của ông được tái bản, và được đưa vào chương trình phổ thông”. ( trích trong bài   “Tiểu thuyết HBC,nhìn từ sự phát triển của văn học và văn hoá Nam bộ đầu thế kỷ XX ”-Phạm Xuân Thành- www.tailieu.tv.com /tieuthuyethobieuchanh.)Nhận định của vị tác giả nầy, đã không khác với nhận định của tác giả Thụy Khuê. Cũng như nhà phê bình Phạm Thế Ngữ (8), trong tài liệu khảo cứu khá dài   “Tiểu Thuyết Miền Nam” trong khuôn khổ Đại Học Quốc Gia/TPHCM-Đại Học KHXHNV, đã rất cụ thể:” Hồ Biểu Chánh là một nhà nho lớp củ viết văn viết báo ngay từ những năm đầu thế kỷ, lại có tiểu thuyết lưu hành tại Saì gòn ngay từ  1912,song chỉ với khi tác phẩm của ông được đăng vào Phụ Nữ Tân Văn,ông mới được biết khắp trong nước và cây bút của ông từ đó chuyển hẳn vê  tiểu thuyết. . . Người viết văn học sử chỉ chú mục vào sân khấu bắc hà, đến nay có lẽ phải gật mình quay thấy mình chỉ để ý khám phá những bước đầu của thế giới tiểu thuyết VN ở  miền Bắc, trong khi thứ đó đã thành hình từ hồi nào ở miền Nam rồi. .” (www.vnhoahoc.vn/nghiencuu).  Cũng cần ghi thêm, ghi một cách thật đậm nét, đó là miền Nam là nơi phát hành những cuốn từ điển đầu tiên của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của. Miền Nam cũng là nơi xuất hiện quyển tiểu thuyết đầu tiên “Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản,viết năm 1887.Miền Nam cũng là nơi phát hành những tờ báo tiếng quốc ngữ đầu tiên, như:Gia Định Báo,(1882),Nam Kỳ Nhựt Trình(1897),Nông Cổ Mín Đàm(1901) và Lục Tỉnh Tân Văn(1907) ( theo Thuỵ Khuê:Nhà Văn Hồ Biểu Chánh”- www.hobieuchanh.com). Cũng trong trang web vừa nêu, người ta đã xem được lời nhận xét của nhà phê bình Thiếu Sơn,như sau:”. . tôi kinh ngạc khi được đọc lần đầu tiên một quyển tiểu thuyết của cụ(HBC).Tôi không ngờ ở miền Nam lại có một nhà văn hấp dẩn đến cở đó.Lời văn nhẹ nhàng giản dị,nhiều khi có vẻ chất phác thật thà,nhưng coi không chán, đọc không mỏi.Tả cảnh gọn gang mà linh động, tả tình sâu sắc mà ói oăm.Câu chuyện không hoang đường vì phần nhiều là lấy trong đời sống của mọi ngưòi và đong khung trong hoàn cảnh Việt Nam, nhất là ở miền quê Nam Bộ”(www.hobieuchanh,com) 

 Đặc biệt, không thể không ghi lại đây lời nhận định của tiến sĩ Mai Quốc Liên, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học (trong nước) (9)Vị nầy trong bài viết “Hồ Biểu Chánh, một đại văn hào”, đã nhận định như sau: “Tiểu Thuyết Hồ Biểu Chánh là một bộ lịch sử Nam Bộ hồi xưa, được tái hiện qua tiểu thuyết .Xét về đủ mọi phương diện, Hồ Biểu Chánh là một nhà tiểu thuyết lớn của Nam Bộ và của cả nước.Chúng ta phải xác định lại đúng vị trí của ông trong lịch sử văn học. .”( www.hobieuchanh.com) .Về những lời khen,hay đúng hơn là nhận xét thật nghiêm chỉnh của một nhận vật khá đăc biệt khác, tác giả Trần Bạch Đằng, đã giúp ngưòi ta củng cố thêm nhận định chính xác, vô cùng chính xác về nhà văn H.B.C. Phải nhắc lại đôi câu về ông Trần Bạch Đằng(10),là một đảng viên cao cấp của Cộng sản Việt Nam, đã từng giữ chức vụ bí thư thành ủy Sài gòn trong thời trước năm 1975. Trong bài viết “ Đọc lại các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh”, tác già T.B.Đ đã ghi lại thật đậm nét :“. . . ông giữ lối văn miêu tả đều đều giản dị, không gây bất ngờ đột ngột,mà vẫn gieo hứng khởi cho người đọc. . Tôi nói người đọc vào những thập niên thế kỷ 20. . .chắc chắn không phải nhiều nhà văn VN tiền bán thế kỷ 20 đứng được như vậy,và cũng chắc chắn cũng không phải nhiều nhà văn đương đại với chúng ta sống  mãnh liệt và lâu bền được như vậy. . .”(www.hobieuchanh.com ).Và cũng chính tác giả nầy, trong số báo SGGP ngày 14/11/1998,trong bài viết :“HBC,nhà văn đi đầu phản ảnh hiện thực xã hội thực dân phong kiến” đã tái khẳng định vị thế của tác giả họ Hồ(BC) như sau: “. . càng lâu về sau, ông càng trở thành nhà văn cổ điển của nền văn học Việt Nam.Chúng ta tự hào đất nước có nhà văn Hồ biểu Chánh” (www.hobieuchánh.com )(Cũng nhân đây, xin ghi lại đôi dòng về trang web nầy , đây là trang web tại hải ngoại do các vị nghiên cứu như Phan Tấn Tài, Lê văn Tâm, Lê Trường Xuân, Hùng Thành Mỹ. . Rất nhiều tài liệu bài nghiên cứu về tác giả họ Hồ, và trang nầy cũng đã đăng 30 tiểu thuyết của ông ấy).

Cũng cần ghi ra đây, những sự kiện ngoại vi, nhưng có thể là những yếu tố thật vô cùng mạnh mẻ, khẳng định giá trị thực của kho tàng tác phẩm họ Hồ. Đó là:

-Rất hiếm tác giả nào có tác phẩm được phóng tác thành phim như ông Hồ Biểu Chánh.

-Và cũng thật hiếm hoi, ít tác giả nào có tác phẩm được in với số lượng nhiều như tác giả Hồ Biểu Chánh. Người ta đã ghi nhận , vào năm 1998, nhà xuất bản Tiền Giang đã in lại 5 truyện của tác giả với số lượng như sau:-Cười Gượng(22.100 quyển),Hạnh Phúc Lối Nào(30.200quyển), Cụ Kình (30.000 quyển)-Chị Đào,chị Lý (18.000 quyển), Ý và Tình         (15.000 quyển(www.vjol.info/index).

Riêng về chúng ta, một phần vì các phim Hồ Biểu Chánh (phim dựng theo truyện H.B.C)quá hay khiến phải mê thích,và còn một nguyên nhân khác nữa. Đó là chúng ta cảm thấy phải xem để có tạm đủ dữ kiện để viết về ông,hay đúng hơn để góp phần nào đó vào việc “dành lại công đạo” cho nhà văn miền Nam nầy.Các vị “chê’ văn của ông Hồ Biểu Chánh” ,tiếc thay lại là các vị có tiếng tâm,học vị.mà sự phê bình nhận xét của các vị nầy phần nào cũngcó “trọng lượng”.

V/- Công lao của Ông Hồ Biểu Chánh;

1/ Làm vững mạnh nền móng căn bản chữ quốc ngữ:

            Trước tiên, cần nhấn mạnh là tác phẩm của ông đã góp phần vào việc làm vũng mạnh nền móng căn bản của văn học chữ quốc ngữ. Thật vậy, nhà bác học Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của đã góp phần chế tác, hoàn chỉnh chữ quốc ngữ (khởi đầu do công sức các nhà truyền giáo Tây Âu). Hai vị nầy cũng để lại nhiều tác phẩm giá trị bằng chữ quốc ngữ, nhưng phải nói là các tác phẩm của hai vị học giả trên trong giai đoạn giao thời, chưa được phố biến rộng rãi, và “chọn lựa người đọc”;trái lại chính Hồ Biểu Chánh đã tạo đà khởi sắc, vững chắc .Thật vậy, vì văn phong, nhứt là nội dung những tác phẩm của ông đã ghi lại tình trạng xã hội Việt Nam thời đó; hơn thế nữa , đã rất hợp khẩu vị của người miền Nam.Thật đúng như nhà văn Thiếu Sơn đã viết: “Tôi nhớ rằng hồi đó tôi đã nói tới ảnh hưởng của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là nó đủ sức hấp dẩn để lôi kéo độc giả Việt Nam ham đọc truyện Tàu trở về tìm đọc truyện ta để nhớ tới thân phận con người Việt Nam đang sống trong xã hội Việt Nam và đang là nạn nhận của chế độ. Đặc biệt nhứt là tác giả lại về phía những người nghèo hèn, yếu thế, những tá điền và nông dân. Khi tôi biết rõ thêm tác giả chính là một ông quan, một đốc phủ sứ, đã ngồi quận nhiều nơi, và ở đâu ông cũng tỏ ra là một ngươì thanh liệm và ngay thẳng . . .”(trang 26, tạp chí Văn như trên)

            Sự nghiệp văn chương của ông có thể nói là “vĩ đại”, có một không hai trong văn học sử nước Việt Nam. Đánh giá về công lao của ông, nhiều tác giả đã làm sau nầy, và đã mang lại sự công bằng cho riêng tác giả; cũng như tránh được phần nào sự tì vết trong văn học sử Việt Nam. Nói sau nầy vì trước đây, chẳng hiểu vì sao các nhà phê bình văn học cũng như các nhà cầm quyền về giáo dục, trách nhiệm của chánh quyền từ thời nhà Nguyễn, mãi sau nầy đến thời Việt Nam Cộng Hoà, dường như có sự khiếm khuyết.

            2/- Phát triển chữ quốc ngữ

            Phát triển hay quảng bá sâu rộng trong quần chúng, mà từ bao đới vốn chịu ảnh hưởng khá sâu đậm văn học và văn hóa của Trung Quốc.Về chữ viết, mãi đến thế kỷ 20, từ thi cử văn chương thi thơ đều bằng chữ Hán (chữ Nho), và tổ tiên ta viết bằng chữ Hán, nhưng đọc theo âm Việt. Bên cạnh, chữ Nôm cũng ra đời từ lâu, nhưng vì có nhược điểm nội tại (phải biết chữ Hán trước) nên chỉ giới hạn trong giới “trí thức” mà thôi. Vào đầu thế kỷ 20, khi người Pháp đã đặt nền móng cai trị khá vững chắc trên toàn cỏi nưóc ta, họ dĩ nhiên cũng tìm cách đánh bạt và thay thế chữ Nho bằng chữ Pháp và cả ngôn ngữ Pháp . Và cũng thật may mắn cho dân tộc Việt Nam, tiếng Pháp và văn hoá văn học Pháp cũng chỉ tồn tại trong khoản một thế kỷ. và hầu như chỉ ảnh hưởng giới hạn trong số người ở thành thị, quan chức và gia đình làm việc cho thực dân Pháp. Cũng may mắn nữa, chữ quốc ngữ được hình thành ngay trong giai đoạn giao thời, nhờ công sức của ông cố đạo Alexandre de Rhode và một số vị khác.  Tiếp theo, nhá bác học Trương Vĩnh Kỳ, và Huỳnh Tịnh Của đã hoàn thiện chữ quốc ngữ. Hai vị nầy cũng đã cho ra đời những tác phẩm bằng chữ quốc ngữ, nhưng phải đợi đến nhà văn HBC  thì chữ quốc ngữ mới được phong phú hoá thêm,  tạo cho quốc ngữ thành một thứ sinh ngữ năng động .

 




Điểm kế tiếp là chính nhà văn Hồ Biểu Chánh đã có công phổ biến chữ quốc ngữ trong xã hội, ít ra là tại miền Nam. Ông đã phổ biến “chữ nước ta” bằng việc làm cụ thể qua 64 quyển tiểu thuyết cùng những tác phầm văn học khác của ông đã âm thầm nhưng thật chắc chắn thấm sâu vào quần chúng. Cùng liên quan suy nghĩ nầy, càng về sau, rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tác giả họ Hồ càng nở rộ. Xin chỉ xét về phương diện văn học thuần tuý, từ sau 1975, trong nước đã nhiều cuộc hội thảo, nhiều khảo cứu. . . đã khẳng định chỗ đứng thật vô cùng chính đáng và chính xác của ông Hồ Biểu Chánh. Trong một bài khảo luận của tiến sĩ Hồ Sỉ Hiệp, với bài “Hồ Biểu Chánh, nhà văn tiên phong” đã nhận định: “. . . Tiếp thu kỷ thuật xây dựng tiểu thuyết phương Tây, Hồ Biểu Chánh đã góp phần cách tân thể loại tiểu thuyết về các mặt xây dựng cốt truyện,tình tiết bố cục tác phẩm,tâm lý nhân vật cho đến ngôn ngữ văn chương.Cổ xe chở tư tưởng là chữ quốc ngữ, trước đó nặng nề ì ạch, đến đây đã được đẩy đi một cách nhẹ nhàng,phăng phăng lướt trên những dậm đường văn học mới.Đó là công lao của của anh phu xe tiên phong :Hồ Biểu Chánh. . “(www.tiengiang.gov.vn).

            3/ Tác giả là một sử gia.

            Ông không làm công việc của một sử gia, nhưng ông đã thực tả gần như toàn cảnh xã hội miền Nam,cho dù những tác phẩm được phóng tác từ câu chuyện nước ngoài, nhưng ông đã khép léo lồng vào bối cảnh  miền Nam V.N.Ông đã cho chúng ta thấy lại hình ảnh những cánh đồng, những con đường, con sông, cơ quan hành chánh, bến xe bến tàu. . . với những điạ danh quen thuộc với độc giả từng vùng.Đó là cảnh vật của các tỉnh Gò Công, , Mỹ Tho, Vỉnh Long, Long Xuyên. . hay vào tận các quận Ô Môn (Long Xuyên), Bình Thủy (Cần Thơ), Vũng Liêm (Vĩnh Long). Để nhận rõ hơn về sự kiện nầy, xin được đôi nét về miền Nam.Đất Nam Kỳ, qua nhiều thay đổi, mãi đến sau năm 1870, miền Nam Kỳ là từ ranh tiếp giáp Bình Thuận đến tận mủi Cà Mau, khi ngài Lê văn Duyệt làm tổng trấn, gọi là Gia Định Thành. Khi vua Minh Mạng lên ngôi, lần lượt đổi thành “Nam Kỳ lục tỉnh”. Đất Nam Kỳ là thuộc địa, trong “Liên Bang Đông Dương” thuộc Pháp. Tuy là thuộc địa, nhưng Pháp đã vẫn xử dụng cơ cấu quan lại triều Nguyễn. Quan lại gồm 9 cấp (phẩm), bên cạnh các quan Việt Nam, còn hệ thống quan Pháp, mà các quan chức tương đương tứ phẩm trở lên , được gọi là”quan lớn”.Người bản xứ (như Hồ Biểu Chánh), học và thi vào ngạch “thống sứ Nam Kỳ”, sẽ được cử làm các chức như:thầy thông(thông ngôn), thầy ký(thơ ký),  quan chủ Quận, Quan Phủ, rồi quan Đốc Phủ Sứ là cao nhứt. Để khai thác tài nguyên làm giàu cho thực dân, họ cũng đã khai phá, mỡ mang, đào kinh, mở đường, thiết lập các cơ quan đo đạc, thông tin. . . Từ đây, phát sinh các quan chức mới là: ông đốc tờ, quan trạng sư, đốc học, quan kinh lý, cu li, lục lộ. Về xã hội, rõ ràng chia ra hai bộ mặt khác nhau: nông thôn và thành thị. Thành thị thì bắt đầu phồn vinh, phát sinh những sinh hoạt mà trước đây chưa có như: cờ bạc, đỉ điếm, hút á phiện. . . , đồng thời phát sinh lớp trưởng giả sống theo Tây. . Về mặt hành chánh, dưới cấp tỉnh, đã có huyện và “tổng” vơi quan cai tổng, cấp làng có ban hội tề. Hội tề gồm các chức sắc như: hương cả, hương chủ, hương giáo, hương trưởng, hương quản. hương hào, chánh lục bộ. v.v. Đây là cấp chánh quyền gần gủi nhứt với dân chúng, mà không hiếm nơi xảy ra chuyện chủ điền hà hiếp lương dân, chiếm ruộng. Cũng không hiếm viên chức làng xã thuờng đứng về phía bá hộ, chủ điền. . ., biến lớp dân nghèo thành những “dân oan” khốn khổ và oan ức. Chính trong bối cảnh xã hội nầy (mà chắc là nơi ông làm việc hay qua lại nhiều lần), tác gỉả Hồ Biểu Chánh đã  miêu tả thật vô cùng sinh động  những sinh hoạt của nhân vật. (rất có thể người đọc truyện của họ Hồ cảm tưởng mình là nhận vật  trong đó và chính vì vậy mà người đọc mê tiểu thuyết của ông.). Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thắng ,đã nhận xét như sau: “tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã một thời làm mưa làm gió ,không những ở các thành phố mà người đọc ở nông thôn xa xôi vẫn say mê đọc không biết chán.Đây là một bức tranh hiện thực ,đa dạng,giúp bạn đọc toàn quốc thấy rõ bộ mặt thực của xã hội miệt vườn Nam Bộ.Đó là tính cách đa dạng,phong phú không những về mặt chất lượng và nghệ thuật ngôn từ tình cảm của mỗi cá nhân vật trong sáng tác của ông” (www.namkyluctinh.org.). Có vài tác giả đã nói rõ, nếu muốn biết xã hội miền Nam thời nửa thập kỷ 20, phải đọc Hồ Biểu Chánh, là một kết luận thật vô cùng chính xác.



4/- Văn dĩ tải đạo

Ông Hồ Biểu Chánh, cũng như hầu hết những nhà cựu học của nền văn chương quốc ngữ thời phôi thai, với mục đích là dùng văn chưong như phương tiện chuyên chở, quảng bá đạo lý, thiện luôn thắng ác, nói chung tất cả là một bài học dạy đời. Chính tác giả, trong bút ký “đời của tôi về văn nghệ”, ông đã tâm sự : “. . viết tiểu thuyết với ý muốn cảm hoá quần chúng theo con đường chánh trực, đề cao những giá trị truyền thống của dân tộc như: lễ nghiã, nhân đạo, thuyết nhân quả” (sách đã dẩn, trang 33, tập san ĐNCL số 3, trang 176). Với mục tiêu trên, ông đã xây dựng những nhân vật, trong hầu hết những truyện, theo một chìu hướng nhứt định, gần như một qui luật: tất cả hướng về cái thiện. Về những nhân vật do tác giả dựng lên, thường cái tốt, cái thiện hoặc tiềm ẩn hoặc bộc lộ, những kẻ lầm lạc, sau cùng cũng biết mình sai lạc mà trở về nẻo chánh. Những nhân vật độc ác, lúc đầu cực đoan nham hiểm xấu xa lầm lạc sa ngả, nhưng chỉ cần có cơ hội, đều “ngộ”, để trở thành người ngoan ngoãn, biết nhận ra tội ác của mình. Đặc biệt, ông không cho rằng sự gian ác là bản chất, mà có thể do điều kiện thuận lợi, như bọn chủ điền, quan lại, và có thể giáo hoá họ, thay đổi họ. Vì vậy, mà trong nhiều tác phẩm đôi lúc ông trở thành “nhà luân lý” thuyết giảng đạo đức, hoặc “sư ông” mang thuyết luân hồi nhân quả răn đe. Ông cũng lấy những kết thúc câu chuyện, mà những nhân vật làm ác luôn gánh lấy hậu quả. Thí dụ: trong tác phẩm “Khóc Thầm”, nhân vật “Vĩnh Thái, xảo trá mà lại gian dâm, trời khiến nó phải chết một cách khốn nạn như vậy” hoặc nhân vật Chí Cao, trong phim “Tình Án”(chuyển thể từ Cư Kình). Tay nầy là nhà văn đa tình, có người vợ đầu gối tay ấp, hy sinh cho hắn ta. Sau khi chán chê, hắn bỏ về quê, có dịp lân là làm quen với cô con gái ông huyện Hàm Tân.Cố gái theo mới, mê truyện tiểu thuyết tình cảm, và mê cả nhà văn. Hắn đã bị trả quả bằng cái chết khá éo le, mà sau khi xem “Tình Án” kéo dài 22 tập, khán giả mới hiểu ra, thủ phạm là cô con gái ông Hàm Tân, trong khi lúc đầu mọi người và cả tòa án đều nghi thủ phạm là vợ củ giết hắn ta vì ghen tương. Như cậu hai Nghiã trong “Con Nhà Nghèo” tham lam bạc tình, trong cuối đời phải chứng kiến cảnh gia đình tan nát, con cái không hạnh phúc, biết quan kinh lý là con nhưng không thể nhìn. Càng tệ hại hơn, không khéo xảy ra chuyện loan luân, vì quan kinh lý chính là đứa con bị bỏ rơi của ông, suýt làm rễ của mình nếu cưới con gái cũng của ông. Cũng như, trong truyện “Tại Tôi”, nhân vật  bà cả Kim vì quan niệm cổ hủ, đã ép con dâu và con ruột mình vào bước đường cùng, là cái chết.Cuối cùng bà ta đã phải buột miệng tự nhận “Tại Tôi Tất Cả”. . Điều quan trọng cần ghi ra tiếp theo là, về căn bản, có thể nói ông luôn đứng về phiá “nghèo”, những dân đen trong xã hội phong kiến, bất công. Bàng bạc trong các truyện tiểu thuyết của ông, tư tưởng luân lý, tinh thần bao dung hoà hợp đông tây. Điều đặc biệt nữa là ông không chủ trương “đột phá”, đến độ quá khích, như các tác giả hay một nhóm nào khác. cụ thể như “Tự Lực Văn Đoàn” với chủ trương đổi mới, mà hình ảnh là cái chết của nhân vật Thân trong truyện Đoạn Tuyệt của Nhất Linh.  Ngược lại, ông Hồ Biểu Chánh đã nêu bật tinh thần bao dung, hoà hợp trong một cuộc “cách mạng êm dịu”. Xin được chi tiết một vài thí dụ như sau:

            Thứ nhứt trong chuyện tình yêu, vẫn theo nguyên tắc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, nhưng cũng có trường hợp gia đình quan niệm rộng rãi, tự do trong lứa đôi, cả trường hợp “tiền dâm hậu thú” (trong truyện Ai Làm Được). Tiếp theo là tin vào luật nhân quả, sự đầu thai(trong tác phẩm Tơ Hồng Vương Vấn), con người cũng tin vào Trời Phật, ông bà tổ tiên như hầu hết người dân miền Nam(truyện Một Đời Taì Sắc).Đặc biệt, ông cũng nâng cao vai trò phụ nữ, những phụ nữ có học thức cao (truyện Khóc Thầm, Tân Phong Nữ Sĩ). . . Tóm lại, hầu hết các truyện của ông Hồ Biểu Chánh đều kết thúc “có hậu”, điều thiện , lòng tốt luôn thắng và điều ác kẻ xấu phải bị thua và đền tội hoặc phải biết ăn năn . Ông chủ trương cải hóa con người bằng lòng nhân, hoà giải bao dung, tha thứ. Đây đúng là “tính cách” của người miền Nam.Cụ thể nhứt  người ta thấy được qua phim”Thế Thái Nhân Tình”( đáng lẽ phải là Nhơn Tình),nhân vật hội đồng Cao Xuân Huỳnh đã gây quá nhiều tội ác “trời không dung, đất không tha”  như:  giết vợ bị bệnh bằng cách hốt những thang thuốc độc,cho người đánh chết ông thầy giáo vì đã dám yêu cô đào hát là “bồ” của tay hội đồng Tín, đã cho người đánh chết người giúp việc, và đặc biệt đã cướp vợ của ông cai tổng. . .Tóm lại, tay nầy đã phạm quá nhiều tội lỗi, đáng ra phải bị luật pháp hay luật trời xử tội chết,nhưng chỉ bị “trời phạt” bằng cách hai chân bị gảy không đi lại được và lại được sự thuyết giảng của nhân vật hiền đức là cai tổng Tâm.Cuối cùng là tay đã gây trọng tội đã biết sám hối,sống những ngày còn lại với sự tha thứ của những người xung quanh,kể cả bà vợ mà ông ta ra tay giết bằng cách đầu độc(nhưng đã được cô giúp việc thông báo và trốn thoát). . Có phải là một sự giáo hoá quá nhẹ nhàng chăng? Thêm nữa, xét về bản thân, ông HBC là một viên quan cao cấp, nhưng hoàn toàn không phải là một tay cường hào ác bá” hà hiếp lương dân”. Tài liệu ghi lại cho chúng ta thấy ông là một viên quan thanh liêm và ngay thẳng. Điều thể hiện rõ nét là qua hầu hết các tác phẩm, ông luôn đứng về giai cấp nghèo hèn, bi bốc lột. Và cuộc sống gia đình, ông rất đáng như một tấm gương. người ta đã, qua ngươì con ruột là Hồ văn Kỳ Trân, xem được thư viết tay ông Biểu Chánh gởi cho con, như sau:”. . .ba chỉ nói với con rằng sự nghiệp của ba để lại cho các con hiện thời chỉ có một tấm gương ngay thẳng và trong sạch mà thôi. Ba ước mong các con noi theo tấm gương ấy mà lập thân. . .” (trang đầu tạp chí Văn cùng số).

            Đây cũng là câu kết cho tài liệu tóm lược về nhà văn Hồ Biểu Chánh, một cây cổ thụ trong văn học Việt Nam.

 

I/Tài liệu tham khảo:

1/- Sách,tạp chí:

     -Tạp chí Văn (số 80, phát hành ngày 15/4/1967 tại Sài gòn, Việt Nam)

      -Đặc san Đồng Nai Củu Long ,(số 1-2004 ), do Lê văn Duyệt Foundation,phát hành tại Nam Cali-Hoa Kỳ.( Xã hội miền Nam trong tiểu thuyết HBC)

       -Đặc san Đ N C L (số 3-2006) (bài “ngôn ngữ HBC”,tác giả Nguyễn Vy Khanh.

       -Các bài:” Xã hội văn hoá VN trong tiểu thuyết của HBC” tác giả Nguyễn Thanh Liêm”

                         “Tính cách người nông dân Nam Bộ trong tiểu thuyết HBC,tác giả Huỳnh thị Lan Hương

                           (tạp chí KH,trường Đại Học Cần Thơ)

                          “Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam Kỳ,tác giả John C.Schaffer &Thế Uyên (www.hobieuchanh.com)

      -Hồ Biểu Chánh,nhà văn có nhiều tác phẩm nhất Việt Nam,tác giả Nguyễn Phúc Nghiệp (www.thtg.vn.com )

       -Tự Điển Văn Học, do nxb Văn Học, phát hành 1983 tại Hà Nội,Việt Nam.

       - Hổ Biểu Chánh:nhà văn lớn của miền Nam, Lâm văn Bé (Nhựt báo Sàigòn Nhỏ,số 1216,ngày 8/tháng 9/2012,phát hành tại quận Cam,Nam cali,Hoa Kỳ)

2/- Các trang web:

-www.hobieuchanh.com

-www.aihuubienhoa.org

-www.tiengiang.gov.vn

-www.dactrung.net.

-https://vi.wikipedia.org/wiki/hobieuchanh.

-www.chungta.com

-https://nld.com/vn

www.nguoitinhhuvo.wordpress.com

3/- Các phim ảnh phóng tác từ truyện của tác già Hồ Biểu Chánh.

Ngọn Cỏ Gió Đùa,Con Nhà Nghèo, Lòng Dạ Đàn Bà, Chúa Tàu Kim Qui, Cay Đắng Mùi Đời, Tân Phong Nữ Sĩ, Tại Tôi, Ải Mỹ Nhân,Thế Thái Nhân Tình.

 

II/ Chú thích:

1/-Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh
a/ Tiểu thuyết(theo thứ tự a,b,c)

1   1912   Ai làm được (Cà Mau 1912) 
40 1941   Ái tình miếu ( Vinh Hội - 1941) 
32 1938   Bỏ chồng (Vinh Hội - 1938)
33 1938   Bỏ vợ (Vinh Hội - 1938) 
49 1953   Bức thơ hối hận (Gò Công - 1953) 
2   1923   Cay đắng mùi đời (Sài Gòn 1923)
13 1929   Cha con nghĩa nặng (Càn Long- 1929) 
63 1957   Chị Đào, Chị Lý (CL - 1957) 
44 1944   Chị Hai tôi (1944)
3   1923   Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn 1923)
11 1928   Chút phận linh đinh (Càn Long -1928)
19 1931   Con nhà giàu (Càn Long - 1931)
17 1930   Con nhà nghèo (Càn Long - 1930) 
41 1941   Cư Kỉnh (Vĩnh Hội - 1941) 
20 1935   Cười gượng (Sài Gòn - 1935)
53 1955   Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn - 1955)
21 1935   Dây oan (Sài Gòn -1935) 
51 1954   Đỗ Nương Nương báo oán (SG-1954)
27 1936   Đoá hoa tàn (Vinh Hội - 1936) 
39 1940   Đoạn tình ( Vĩnh Hội -1940)
64 1957   Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (VH- 1957)
54 1955   Hai chồng (Sài Gòn - 1955)
37 1939   Hai khối tình (Vĩnh Hội - 1939)
45 1944   Hai Thà cưới vợ (1944) 
55 1955   Hai vợ (Sài Gòn - 1955)
65 1957   Hạnh phúc lối nào (Sài Gòn - 1957)
12 1928   Kẻ làm người chịu (Càn Long - 1928)
14 1929   Khóc thầm (Càn Long - 1929)
56 1955   Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn - 1955)
29 1937   Lạc đường ( Vinh Hội - 1937)
71 1958   Lẫy lừng hào khí (Vĩnh Hội - 1958)
34 1938   Lời thề trước miễu (Vinh Hội- 1938)
22 1935   Lòng dạ đàn bà (1935) 
43 1943   Mẹ ghẻ con ghẻ (Vinh Hội - 1943)
4   1923   Một chữ tình (Sài Gòn - 1923)
46 1944   Một đóa hoa rừng (1944)
23 1935   Một đời tài sắc (Sài Gòn - 1935)
58 1956   Một duyên hai nợ (Sài Gòn - 1956)
6   1924   Nam cực tinh huy (Sài Gòn - 1924)
52 1954   Nặng bầu ân oán (Gò Công - 1954)
18 1930   Nặng gánh cang thường (C.Long-1930)
47 1944   Ngập ngừng (1944)
9   1926   Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn-1926) 
35 1938   Người thất chí (Vinh Hội -1938)
15 1929   Người vợ hiền (1929) ? 
7   1925   Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn - 1925)
59 1956   Những điều nghe thấy (Sài Gòn- 1956)
28 1936   Nợ đời (Vĩnh Hội - 1936)
66 1957   Nợ tình (Vĩnh Hội - 1957) 
67 1957   Nợ trái oan (Vĩnh Hội - 1957)
24 1935   Ở theo thời (Sài Gòn - 1935) 
60 1956   Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn - 1956)
25 1935   Ông Cử (Sài Gòn - 1935)
68 1957   Sống thác vì tình (nt - 1957) 
36 1938   Tại tôi (Vinh Hội - 1938)
30 1937   Tân Phong nữ sĩ (Vinh Hội - 1937) 
69 1957   Tắt lửa lòng (Vĩnh Hội - 1957)
48 1944   Thầy Chung trúng số (1944)
10 1926   Thầy thông ngôn (Sài Gòn - 1926)
26 1935   Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn - 1935)
8   1925   Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn - 1925)
38 1939   Tìm đường (Vinh Hội - 1939)
5   1923   Tình mộng (Sài Gòn - 1923)
57 1955   Tơ hồng vương vấn (1955)  
61 1956   Trả nợ cho cha (Sài Gòn - 1956)
50 1953   Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công - 1953)
70 1957   Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận - 1957)
31 1937   Từ hôn (Vinh Hội - 1937)
16 1929   Vì nghĩa vì tình (Càn Long - 1929) 
62 1957   Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận - 1957)
42 1942   Ý và tình (Vinh Hội - 1938 - 1942) 
_____________________________________________________________________________

b/-. Dịch thuật:
Tân soạn cổ tích (cổ văn Trung Quốc, Sài Gòn-1910)
Lửa ngún thình lình (dịch tiếng Pháp, SG, 1922)

c/. Thơ:
U tình lục (Sài Gòn – 1910)
Vậy mới phải (Long Xuyên – 1913)
Biểu Chánh thi văn (Tập 1,2, 3-bản thảo)

d/-. Tùy bút phê bình:
Chưởng hậu quân Võ Tánh (Sài Gòn – 1926)
Chánh trị giáo dục (Gò Công – 1948)
Tùy bút thời đàm (Gò Công – 1948)

e/ Hồi ký
-Ký ức cuộc đi Bắc Kỳ (1941)
-Mấy ngày ở Bến Súc (1944)
-Đời của tôi
 -Về quan trường.

-Về Văn nghệ
3. Về phong trào cách mạng
-Một thiên ký ức: Nam Kỳ cộng hòa tự trị (Gò Công – 1948)
-Tâm hồn tôi (Gò Công – 1949)
-Nhàn trung tạp kỷ (tập i, ii, iii Gò Công – 1949)

f. Tuồng hát:
Hài kịch: - Tình anh em (Sài Gòn – 1922)
Toại chí bình sinh (Sài Gòn – 1922)
Đại nghĩa diệt thân (Bến Súc – 1945)
Hát bội: - Thanh Lệ kỳ duyên (Sài Gòn 1926 – 1941)
Công chúa kén chồng (Bình Xuân – 1945)
Xả sanh thủ nghĩa (Bình Xuân – 1945)
Trương Công Định qui thần (Bình Xuân – 1945)
Cải lương:
Hai khối tình (Sài Gòn – 1943)
Nguyệt Nga cống Hồ (Sài Gòn – 1943)
Vì nước vì dân (Gò Công - 1947)

g. Đoản thiên:
Chị Hai tôi (Vĩnh Hội – 1944)
Thầy chùa trúng số (Vĩnh Hội – 1944)
Ngập ngừng (Vĩnh Hội )
Một đóa hoa rừng (Vĩnh Hội – 1944)
Hai Thà cưới vợ (Vĩnh Hội)
Hai chồng (Vĩnh Hội )
Hai vợ (Sài Gòn – 1955)
Lòng dạ đàn bà (Sài Gòn – 1955)

h. Truyện vắn:
Chuyện trào phúng, tập i, ii (Sài Gòn – 1935)
Chuyện lạ trên rừng (Bến Súc – 1945)
Truyền kỳ lục (Gò Công – 1948)

i. Biên khảo:
Pétain cách ngôn Á đông triết lý hiệp giải (Sài Gòn – 1942)
Gia Long khai quốc văn thần (Sài Gòn – 1944)
Gia Định Tổng trấn (Sài Gòn)
Chấn hưng văn học Việt Nam (Sài Gòn – 1944)
Trung Hoa tiểu thuyết lược khảo (Sài Gòn – 1944)
Ðông Châu liệt quốc chí bình nghị (Bến Súc – 1945)
Tu dưỡng chỉ nam (Bến Súc – 1945)
Pháp quốc tiểu thuyết lược khảo (Bình Xuân – 1945)
Một lằn chánh khí: Văn Thiên Tường (BX 1945)
Nhơn quần tấn hóa sử lược (Gò Công – 1947)
Âu Mỹ cách mạng sử (Gò Công – 1948)
Việt ngữ bổn nguyên (Gò Công – 1948)
Thành ngữ tạp lục (Gò Công – 1948)
Phật tử tu tri (Gò Công)
Nho học danh thơ (Gò Công)
Thiền môn chư Phật (Gò Công – 1949)
Ðịa dư đại cương (Gò Công)
Hoàng cầu thông chí (Gò Công )
Phật giáo cảm hóa Trung Hoa (1950)
Phật giáo Việt Nam (1950)
Trung Hoa cao sĩ, ẩn sĩ, xứ sĩ (1951)
Nho giáo tinh thần (1951)

 

(2) Thanh Lãng  (23/12/1924-17/12/1978)

Quê tại Nga Sơn, Thanh Hoá, tên thật là Đinh Xuân Nguyên.Thuở nhỏ, từ 12 tuổi vào tiểu chủng viện, năm 1949 sang học tại trường truyền giáo Roma(Ý), thụ phong linh mục 1953. Giáo sư Thanh Lãng đổ tiến sĩ tại Fribourg (Thuỵ Sĩ), về nước năm 1957, là giáo sư tiểu chủng viện Bảo Lộc; đồng thời giảng dạy tại Đaị Học Văn Khoa Sài gòn, Huế từ 1957 đến 1975. Ông là chủ biên tạp chí: Việt Tiến,Trách Nhiệm, Nghiên Cứu Văn Học. Ông là tác giả trên 10 bộ sách giá trị về văn học, nhà nghiên cứu khá tầm cở của miền Nam. .  Vài bộ sách tiêu biểu của ông có thể ghi ra như: Bản Lược Đồ Văn Học Việt Nam(1967), Văn Học Việt Nam,Đối Kháng Trung Hoa(1969), Văn Học Việt Nam(1969), Tự Điển Việt-La-Bồ (chung với LM Đổ Quang Chính,Hoàng Xuân Việt).Sau năm 1975, ông tiếp tục phục vụ về ngành ngôn ngữ của Viện Khoa Học Xã hội TP / HCM(Sài gòn.)

(3) Nguyễn Huệ Chi:

Sanh năm 1938 tại Hà Tĩnh. Là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam cổ trung và hiện đại. Từng giữ chức Truởng phòng văn họcViệt Nam cổ cận đại của Viện Văn Học, chủ tịch Hội Đồng Khoa của Viện KHXH .Năm 2009,cùng với nhà văn Phạm Toàn và giáo sư Nguyễn Thế Hùng,khởi xướng trang mạng “bauxite VN”, khuynh hướng “không theo lề của nhà cầm quyền trong nước chỉ đạo”. Có lúc, ông tỏ ra là người không lệ thuộc vào khuôn khổ.

 

(4) Thụy Khuê (25/9/1944-

Bà tên thật là Vũ thị Tuệ,quê ở huyện Hải Hậu,Nam Định(Bắc phần).Bà vào Nam tháng 10/1954,học tại tư thục Văn Lang,Tao Đàn và Gia Long(Sài Gòn).Năm 1962,bà du học tại Pháp và khoản 1984 có lúc về Việt nam.Ba từng viết báo ,có bài đăng tên báo Tự Do(Bỉ),và công tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại(Pháp) như :Tự Do,Văn Học,Thông Luận,Thế Kỷ 21,Hợp Lưu.Bà phụ trách mục văn học nghệ thuật trên dài RFI. Môt số tác phẩm cuả bà đã xuất bản như:

            -Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp.

            -Sóng Từ Trường

            -Cấu trúc thơ

            -Văn học miền Nam theo cach nhìn của Vương Trí Nhàn.

            -Hồ Hữu Tường.

            Bà được đánh giá là một trong những nhà phê bình văn học VN hải ngoại khá tầm cở .

(5)-Đông Hồ (10/3/1906-26/3/1969)

Ông tên thật là Lâm Tấn Phác, hiệu Đông Hồ và Hoà Bích.  Ông quê làng Mỹ Đức, Hà Tiên, vì sống ở ven Đông Hồ ấn nguyệt, một trong “Hà Tiên Thập Cảnh”, nên lấy hiệu là Đông Hồ. Ông là nhà giáo, một thi sĩ, chuyên gia nghiên cứu tiếng Việt.  Năm 1926,lập Trí Đức học xá, chủ truơng chuyên dạy tiếng Việt, đồng thời cộng tác với Nam Phong tạp chí.Năm 1935 lên Sài gòn,xuất bản tuần báo Sống,nhưng thất bại quay về Hà Tiên nghiên cứu văn học miền Nam.Năm 1950 lập nhà xuất bản Bốn Phương và nhà sách Yễm Yễm Thư Trang.Năm 1964, viết sách làm thơ và năm 1965 , được mời phụ trách môn “Văn Học Miền Nam” tại trưòng Đại Học Văn Khoa Sái gòn.  Ông cũng có thời tham gia kháng chiến chống Tây.

Ông là tác giả nhiều bộ sách như:

-Thơ Đông Hồ, Hà Tiên Thập Cảnh

-Những lỗi thường lầm trong sự học Quốc văn

-Năm ba điều ghĩ về truyện Kiều

- Văn học miền Nam (tập hợp những bài giảng tại Văn Khoa /Sài gòn)

-. . .

Ông qua đời vào ngày 26/3/1969 khi đang say sưa giảng bài tại Đại Học nầy. Ông ra đi trong vòng tay của những sinh viên học trò của ông.

(6)- Nguyễn văn Trung (1930-2004)

Ông tên thật là Nguyễn văn Trung, sinh năm 1930 tại Hà Nam (Bắc Phần). Từ 1950-1955 du học, ngành triết học, và đổ bằng tiến sĩ tại Bỉ. Về nước và từ 1955-1975, dạy Đại Học Văn Khoà-Sài gòn và sinh hoạt văn hoá ngoài đại học. Trong thời gian dạy đại học, ông cũng là cây bút chủ lực của nhiều tạp chí tầm cở như:Đại Học(Huế), Sáng Tạo, Đất Nước, Hành Trình(Sài gòn).Ông là tác giả một pho tài liệu,tác phẩm về văn hoá, triết học như:Văn Chương Và Chánh Trị, Danh Từ Triết Học, Biện Pháp Giải Thoát Trong Phật Giáo, Nhận Định. . .Từ năm 1994-2004, ông sống tại Canada, đã hoàn tất nhiều tác phẩm lớn,trong đó có những tập “Nhận Định,Tưởng Niệm Việt Nam Cộng Hoà, Ngôn Ngữ Và Văn Học Dân Gian,Tìm Hiểu Con Người Ở Vùng Đất Mới.”.

(7)-Hồ Hữu Tường (1910-1980).

            Đây là một nhân vật khá đăc biệt của miền Nam.Ông quê tại Cái Răng Phong Điền -Cần Thơ. Năm 1926, sang Pháp học tại đại học Marseilles,tốt nghiệp cao học toán.Tại Pháp, ông kết bạn với những nhà áí quốc lưu vong như:Nguyễn Thế Truyền, Tạ Thu Thâu,Phan văn Hùm.Năm 1932,bị bắt với án treo là 3 năm.Vế chánh trị, có thời theo “cộng sản đệ tứ”,và năm 1939 tuyên bố  từ bỏ.Cuối năm nầy,lại bị bắt và đày ra đảo Côn Sơn, năm 1944 được tự do. Trong thời gian nầy, ông thành hình một hệ thống tư tưởngmới theo chủ nghiã dân tộc không theo Tây, Nga, Mỹ, và sau nầy theo chủ nghiã dân tộc và chủ trương trung lập. Năm 1955 lại bị bắt vì làm cố vấn cho Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia (gồm Cao Đài, Hoà Hão, Bình Xuyên), chống lại Thủ Tướng Diệm.Năm1957, bị kết án tử hình, được quốc tế can thiệp,chỉ đài ra Côn Đảo,và đến 31/1/1964 được trả tự do. Ông cũng có đề nghị “Liên Hiệp Quốc Hoá” miền Nam VN,. Vào  năm 1965 làm Phó Viện Trưỏng Viện Đại Học Vạn Hạnh. Năm 1967,trúng cử dân biểu trong Hạ viện VNCH. Năm 1975, ông chưa bị bắt cho đến khi ông gởi tài liệu cho nhà cầm quyền Cộng sản với đề nghị “Việt Nam trung lập” và đến  26/6/1980 bị bệnh nặng và chết sau thời gian ngắn được “tạm tha”.

            Hồ Hữu Tường là một nhân tài, một chánh trị gia, một nhà báo, một nhà giáo dục, một nhà văn,và một “ tù nhân gia”. Tác phẩm của ông khá nhiều, đủ các thể loại và trong nhiều lảnh vực, có thể ghi ra một số tiêu biểu như:

- Xã Hội Học Nhập Môn, Kinh Tế và Chánh Trị Nhập Môn,Vấn Đề Dân Tộc và Phong Kiến là gì,Muốn Hiểu Chánh Trị. . .

-Lịch Sử Văn Chương Việt Nam, Phép Nói và Viết Hỏi Ngã.

-Sách dịch: Tam Quốc Chí,

-Sách truyện : Phi Lạc Sang Tàu,Phi Lạc Náo Huê Kỳ. .

-Tiểu Luận: Những Kỷ Thuật Căn Bản Của Nghề Làm Báo:

-Về văn học, ông cũng viết khá nhiều sách, tùy bút. . .

Và sau hết, về tư cách là một “tù nhân gia”, rõ ràng chính xác vô cùng. Ông đã trải qua nhiều năm tù tội, trong thời Pháp thuộc, thời Đệ Nhứt Cộng Hoà, và thời Cộng Sản nắm chánh quyền. Trong nhà tù, có một tù nhân trẻ “xem bói” phán rằng “số bác ở tù hoài là đúng rồi”, vì tên bác là “Hữu Tường” tức nói ngược lại là “hưởng tù”. Ông Tường buộc miệng khen: “Thằng em mầy nói vậy mà đúng”. Thật tiếc cho một nhân tài miền Nam.

8/ Phạm Thế Ngũ(1921-2000).

Ông người huyện Bình Giang (Hải Dương), lúc nhỏ học chữ Hán, rồi sơ học Pháp, trung học Hà Nội(trường Bưởi,Chu vănAn), đổ tú tàí năm 1944.Hành nghề dạy học năm  1947,và sau đó về học văn khoa Hà Nội, đổ cử nhân 1953. Năm 1954 di cư vào Nam, lần lượt dạy trung học Nha Trang, Phan Thanh Giản, Cần Thơ và Petrus Ký, Sài gòn. Vừa dạy học, vừa nghiên cứu viết sách. Ông cũng có một nhà in riêng, tự xuất bản sách của mình. Một trong những đầu sách khá quan trọng là “Việt Nam Văn Học Sử Giản Yếu Tân Biên” .Theo một số những tác giả nghiên cứu, tuy mang từ “giản yếu”,nhưng đây là một tài liệu văn học khá đầy đủ và rất “ngay thẳng” rất quen thuộc  với học sinh thời trước 1975 ở miền Nam .

9/-Mai Quốc Liên:

Ông sinh ngày 8/3/1941. tại quận Điện Bàn-Quảng Nam.Ông tốt nghiệp cử nhân ngữ văn tại Hà Nội, cử nhân Hán học 1970 và cao học 1972, là một nhà nghiên cứu tầm cở của Viện Hán Nôm.Năm 1975, chuyển công tác vào Nam, dạy tại đại học sư phạm Sài Gòn. Ông từng giữ chức giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học,Phó CT Hội Đồng Lý Luận.Một số tác phẩm của ông về văn học, phê bình văn học như: Nhà Thơ Cơn Bảo và Những Cánh Hoa, Dưới Gốc Me Mồ Nguyễn Huệ,Trước Đèn. . .

Ông là một người có thực tài, trình độ căn bản và đặc biệt là có bản lĩnh và khá “thắng thắn”.Do vậy, ông là một bông hoa  “sống gần bùn mà ít hôi tanh mùi bùn”.Cũng chính ông,là một nhà phê bình văn học đã tôn vinh nhà văn Hồ Biểu Chánh là một đại văn hào.

10/Trần Bạch Đằng: (15/7/1926----16/4/12007).

Quê Giồng Riềng (Kiên Giang), theo Cộng sản từ năm 17 tuổi, từng là bí thư thành ủy Sàigòn trong thời còn chiến tranh, ông cũng là trưởng ban Tuyên Huấn Trung Ương Cục Miền Nam. Về gốc độ nào đó, ông là một nhân vật có kiến thức, khá có uy tín trong đảng Cộng sản. Ông cũng là nhà văn, ký giả, viết nhiều bài đăng trong báo Saì Gòn Giải Phóng. Ông nầy khi viết văn mang ba bốn tên, trong đó tên Nguyễn Trường Thiên Lý được biết đến nhiều qua truyện, được phóng tác thành bộ phim “Ván Bài Lật Ngửa” .Đây là một  bộ  phim vơi “hư cấu quá mức” , trong đó nhân vật chánh là Nguyễn Thành Luân,gián điệp nhị trùng hoạt động trong giới chánh quyền VNCH.Xin miễn nói đến khiá cạnh “thực hư, có không”, bộ phim khá ăn khách, với nhân vật Nguyễn Thành Luân, do tay tài tử đẹp trai là N.C.Tín thủ vai.Thât vô tình,khi viết bài nầy thì nổ ra vụ”phá sản” của NCT, với những chi tiết “lu bu” .

 

 

 

 

 

 

 

 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual