Từ bao
đời, tục ngữ ca dao hoà quyện cùng đời sống tinh thần của người Việt chúng ta
nói chung, và miền Nam nói riêng. Ca dao
mỗi miền thật sự cững có đôi phần dị biệt.
Tại miền Nam, theo một nhà nghiên cứu(ông Phan Tấn Tài) nêu lên con số có khoản
10,000 câu tại miền Nam. Nội dung ca dao diển tả sinh hoạt, đời sống vật chất tinh
thần thật vô cùng phong phú. Về mặt tinh thần, ca dao diển tả cuộc sống tình cảm, tình yêu nam nữ
và nhứt là lòng hiếu thảo, thương kình ông bà cha mẹ. Thật vô cùng đáng buồn, xã hội ngày càng biến thiên, nhứt là sau những
cơn ba đào của thời cuộc, mấy ai còn nhớ về ca dao tục ngữ, là một KHO TÀNG VÔ
CÙNG QUÝ BÁU của người Việt chúng ta. Thật đáng buồn vô cùng.Cá nhân chúng tôi,
tuy sức cùng lực kiệt, từ lâu đã bỏ công sưu tập, góp nhặt và chỉ ghi lại một phần nào mà thôi. Xin thưa
một phần nào, chỉ một phần nào, vì như đã nói con số 10.000 câu không phải là
ít. Nhân ngày từ phục, xin chỉ ghi một số
ít ca dao liên quan đến người cha.
Trong
thơ văn, hình ảnh ngưòi cha thường chịu số phận hẩm hui, ít được nhắc đến. ít nhưng không phải không có, Trước tiên câu ca dao
quá quen thuộc, đó là:
Công cha như núi
Thái Sơn
Nghiã mẹ như nước
trong nguồn chảy ra.
Đứa con
khôn lớn, hẳn nhiên phải do công lao cha
mẹ, từ khi hình thành trong bụng mẹ,chín tháng cưu mang.. . và rồi được sinh
ra, lớn lên trong sự dưỡng nuôi của đáng sinh thành với biết bao khổ nhọc lẩn
tình thương. Theo lẽ thường tình cảm và sự lo lắng của ngưòi cha không mặn mà,
gần gủi như người mẹ. Cha luôn phải lo sinh kế,mà thời xưa hầu hết phải dải dầu
mưa nắng nơi ruộng đồng
Mẹ yêu con bằng dòng
sữa ngọt
Cha yêu con bằng giọt
mặn mồ hôi.
Và người
cha thường “kín đáo”, cho dù thương con cách mấy,cũng hay dấu kín trong
lòng.Ngoài trừ những lúc con còn nằm nôi, người cha có thể biểu lộ bằng cách nựng
nụi, hoặc hiếm khi ôm hôn. Khi con lên vài tuổi, người cha thương con chỉ biểu
lộ qua ánh mắt mà thôi
Buồn hay vui cha
cũng cam để dạ
Khóc hay cười cha để
cả trong tim
Như đại dương lòng
biển cả lặng im
Trong sâu tẩm tiềm
tàng nhiều bí ẩn
Trong
xã hội, sinh hoạt thời xưa, đa phần sống với nghề nông, người cha thưòng phải
hôm sớm ra đồng, lo kế mưu sinh Tình cảm của người cha không ngọt ngào trìu mến
như tình của mẹ, nhưng chính nguời cha là trụ cột gia đình, đa phần phải cực khổ
nhục nhắn, phải làm lụng vất vả nuôi gia
đình như hình ảnh dưới đây:
Cha tôi tuy đã già rồi
Nhưng còn làm lụng để
nuôi cả nhà
Sớm mai vừa dậy tiếng
gà
Cha tôi đã dậy để ra
đi làm.
Và cho
dù không được khoẻ cũng phải cố sức vì
cuộc sống.
Cha đưa cả tấm thân
gầy
Chở che con được tới
ngày hôm nay
Công
lao cha mẹ không đem ra so sánh ,ai hơn, bởi vì:
Thuyền không bánh
lái thuyền quay
Con không cha mẹ ai
bày con nên
Và cũng
có những câu ca dao, nói lên sự quan trọng của người cha
Còn cha gót đỏ như
son
Đến khi cha mất gót
son đen sì
Hay như:
-Cha tôi như bóng cây cao
Chở che con khỏi lao đao cuộc đời
Cha là bóng mát giữa trời
Cha là điểm tựa muôn đời cho con
Ôi,những
câu ca dao đượm tình sâu lắng,mà trong cuộc sống quá nhiều biến thiên, đa màu đa
sắc,mấy ai còn nhớ:
-Cha là bóng cả ngả che con
Là cả tình thương chẳng xoái mòn
Là cả cuộc đời vô biên quá
Ơn nghĩa tình cha như nước non
hoặc như hình ảnh, ví cha như
ngọn hải đăng:
-Cha già như ngọn hải đăng
Đêm đen, dẩn lối chỉ đàng con đi.
Trong
ca dao, thường thì đều cùng nêu lên “công đức” mẹ cha, chẳng so sánh mà thường
phối hợp hoà quyện cùng nhau:
Ơn cha bóng núi âm
thầm
Nghiã mẹ lặng lẽ nước
sông đầu nguồn
Một đời dảy nắng dầm
sương
Nuôi con khôn lớn
tình thương dạt dào
Hoặc như:
Cha mẹ ơn sâu tợ đất
trời
Nuôi con lao nhọc chẳng
đầy vơi
Mở vòng tay lớn ôm
con trẻ
Dẩn dắt con đi suốt
cuộc đời
Sau nầy
lớn lên, vì hoàn cảnh phải xa mẹ xa cha, như khi phải lên đường phục vụ non
sông hoặc như phải ra đi sống kiếp đời tha phương:
-Nửa đời lưu lạc tha phương
Hình bóng quê mẹ mãi luôn trong lòng.
Mẹ là
người sinh ra ta, mẹ cũng là hình ảnh quê hương, như trong câu ca dao sau đây:
-Mẹ là nguồn suối yêu thương
Mẹ là hình ảnh quê hương xa vời.
Và cũng
vì hoàn cảnh mà biết bao trường hợp chia ly ngoài ý muốn. . Những nghịch cảnh,
người mẹ phải tiển con ra đi tìm “lẽ sống trong cái chết’. Có những trường hợp,
đứa con thân yêu phải vùi mình dưới lòng đại dương, cũng có những trường hợp vượt
thoát thành công,con được nên danh phận nơi xứ người, nhưng phải vò vỏ chờ
mong, nơi quê nhà cha mẹ lại ra đi về miền miên viễn, để lại cho con những đau
buồn không nguôi:
-Thương cha mẹ cả một đời khổ nhọc
Kể từ khi đàn con tuổi còn thơ
Ơn sinh thành chưa một giờ đền đáp
Mà nay âm dương cách trở đôi bờ
Cảnh phân
ly sau càng nhiều, những người con còn biết đạo nghĩa luôn vò võ nhớ hình bóng mẹ cha:
Trông lên thấy đạo
cha già
Lòng con tưởng nhớ xót
xa rầu rầu
Xa cha lòng những quặn
đau
Biết ngày nào mới cùng
nhau quây quần
Trong ca dao miền nam, có lẽ hầu như vào ‘thời xa xưa ấy”, bốn câu sau đây hầu như
thuộc nằm lòng :
Đố ai quét sạch lá rừng
Đố ai đếm được mấy từng
trời cao
Đố ai đếm được vì
sao
Đố ai đếm được công
lao mẫu từ.
Ca dao
về cha mẹ còn nhiều, nhiều vô cùng. Người ta có thể nêu lên con số mà không sợ sai lầm, là vào khoản trên dưới ngàn câu.Tuần
tự chúng tôi sẽ sưu tập, ghi ra. Nay thì, chỉ xin ngắn gởi con em Việt Nam mình
phải nhớ là:
Cha già là Phật Thích Ca
Mẹ già đích thị Phật Bà Quan Âm.
Xin mượn
hai câu ca dao nêu trên để gọi là tạm kết phần trình bày. Ước mong đây là hai
câu “nằm lòng”, trong giây phút nào đó, con em Việt Nam mình chợt nhớ lại “đạo hiếu”, vốn là một trong 14 điều
Phật dạy.
Nhân ngày LỄ CHA-Hoài Việt 2022
PS: Bài viết được trích trong một .
. bài viết khác khá dài, do vậy không ghi “tài liệu tham khảo.