Hoàng,
Trường Sa, một phần lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam từ bao đời. Ngày nay hai quần
đảo đã, đang và sẽ bị Trung Cộng ngang ngược xâm lấn. Sự kiện nầy đã được người
Việt Nam khắp năm châu, cũng như các nhà nghiên cứu quốc tế, các luật gia đề
cập đến quá nhiều, với tài liệu dài ngắn khác nhau.Đặc biệt, trong những năm gần
đây, các nhà nghiên cứu” “bên lề trái và phải” trong nước, và các nhà nghiên cứu,
các người trong cuộc đã dày công biên soạn về đề tài nầy. Chúng tôi, dùng từ
“người trong cuộc” để chỉ những vị sĩ
quan, binh sĩ trong quân lực VNCH đã anh dũng trực diện chiến đấu, chỉ huy chiến
đấu chống lại sự lấn chiếm ngang ngược, vô cùng dã man của Tàu. Trong tài liệu
nầy, chúng tôi cố gắng ghi ra “đôi điều”, với ý hướng muốn trình bày một số nét căn bản,
cốt lõi để khẳng định, chúng ta cần khẳng định, hai quần đảo nầy là của Việt
Nam. Vấn đề nầy, thật không phải mới lạ, mà đã có quá nhiều khía cạnh cần đề cập,
phân tích, trong đó nổi bật nhứt có lẽ là vấn đề chủ quyền, hình thức thụ đắc.
. . Sự xâm lấn của bọn bá quyền T.Q đã diển ra hàng ngàn năm trên đất liền, lãnh
thổ “núi liền núi, sông liền sông”. Ôi, thật là một oan khiên. Riêng trên biển Đông, vấn đề chỉ rộ lên, biển
Đông chỉ dậy sóng từ khoản thập niên 1950, và đặc biệt từ khi Cộng sản VN làm
chủ nửa phần đất nước. Gần đây, chỉ trên dưới 10 năm, thế giới và người V.N mới
nghe xuất hiện “cái lưỡi bò” do T.C nêu lên, cái lưỡi gớm ghiết hôi tanh nầy
chưa từng xuất hiện trong sử sách của thế
giới, và nhứt là trong tài liệu sách vở cuả Trung Cộng. Tại sao có cái lưỡi kỳ dị
như vậy. Điều vô cùng quan trọng là vào năm 2016, quốc gia Phi Luật Tân khởi kiện, và toà án quốc tế và toà La Haye đã ra phán quyết bác bỏ hoàn toàn lý luận của
Trung Cộng, và rằng Trung Cộng không có chút mải mai nào về chủ quyền trên hai
quần đảo Hoàng và Trường Sa, cũng như phần lảnh hải của Phi.
Với tài liệu khiêm nhường nầy, chúng tôi chỉ bỏ
công sưu tập, hệ thống những văn bản và sự kiện liên quan, và luôn không muốn phê
phán, xin để lịch sử nhận lấy phần việc nầy. . . Trước khi đề cập vài nội dung
chính, cần sơ lược lại đôi điều về hai quần đảo vốn thuộc Việt Nam từ nhiều thế
kỷ. Tài liệu nầy dùng chữ “Đội điều. . .”, vì vụ việc như đã nói, phải hàng nhiều
trăm trang, không phải chỉ tóm gọn như tài liệu sau đây.
CHƯƠNG MỘT:
Quần đảo Hoàng và Trường Sa
I/-
Sơ Lược:
1/-Hoàng Sa:
Theo từ tiếng Anh,Hoàng Sa là Paracel
Islands và theo Việt Nam, Hoàng Sa là “bãi cát vàng” hay “cát vàng”. Theo tài liệu,
về lý lịch cái tên, vì nơi đây có lần tàu mang tên Paracels đụng phải đảo nầy
nên mang tên nầy luôn, và cũng có thuyết nói rằng Paracel là tiếng Bồ Đào
Nha, nghiã là đá ngầm.Đây là một nhóm đảo san hô, nằm về phía đông của Việt Nam,
ngang từ khoản giữa từ phía nam của
Trung Phần Việt Nam. Quần đảo có khoản 30 đảo, nhưng nếu tính cả, bải đá nổi và
chìm (chỉ nổi khi nước xuống và chìm khi nước dâng lên) có tài liệu ghi
nhận khoản 130. Cần phải nói ngay là quần đảo nầy chỉ cách miền Trung VN bằng
1/3 so với khoản cách với Philippines. Đảo H.S chỉ cách đảo Lý Sơn (cù lao
Chàm) của VN 200 hải lý, và cách đảo Hải Nam của Tàu Cộng 230 hải lý. ( Xin
lưu ý, trong tài liệu nầy, vài con số về sự kiện khoảng cách, có nêu lại vài ba
lần, không phải là sơ sót dư thừa, mà theo thiển nghĩ, càng nhiều lần càng tốt, để
dễ nhập tâm mà thôi.). Điều kế tiếp cần ghi nhận Việt Nam là quốc gia chiếm hữu lâu dài, một
cách hoà bình, trước khi hoàn toàn không một quốc gia nào tranh cãi. Hoạt động của Việt Nam với mật độ lâu, dầy và thường
xuyên, nhứt là từ các năm 1803, 1821, 1836, 1837, 1838, 1845, 1846, 1856... Công tác
không phải chỉ chớp nhoáng rồi về,mà hoạt động cấp nhà nước gồm:đo đạc thuỷ
trình, vẽ bản đồ, cấm biển chủ quyền, cứu hộ hàng hải quốc tế. . Trung Quốc cũng
có vài hành động tương tợ nhưng mãi đến 1937(sau Việt Nam khoản 100 năm).
2/-Trường Sa:
Mãi đến thế kỷ 17, người ta nghĩ chỉ có
một nhóm đảo mà thôi,đến năm 1788 mới xác định được có hai quần đảo, phía trên(bắc)
là Hoàng Sa, và dưới (nam) là Trường Sa. Tên của cụm đảo được giải thích vì trải dài nhiều trăm km,
nên gọi là Trường Sa. (Spratley Islands). Quần đảo chiếm một diện tích khá rộng,nhưng
phần nổi lên khỏi mặt nước chỉ khoản 11 km vuông mà thôi. Về vị trí, Trường Sa
cách Vũng Tàu 305 hải lý (564km), cách Cam Ranh 250 hải lý(460 km) và cách Phan Thiết 270 hải lý,(499km), trong
khi đó cách đảo Hải Nam của Trung Cộng 1150 km.
II/-Tài liệu Việt Nam Thực Thi Chủ Quyền:
Từ
nhiều thế kỷ qua, Việt Nam đã hành xử chủ quyền một cách chính thống, liên tục và
hoàn toàn không một quốc gia nào khác đứng ra tranh cản. Đặc biệt Trung Hoa, với dã tâm và “thói quen” chinh
phục cũng không bao giờ chứng tỏ “chủ quyền” đ/v hai quần đảo nầy. Lý do tại
sao, chúng ta hãy tìm hiều sau.
Tiếp
theo, là phần trình bày về Việt Nam hành xử chủ quyền:
1/-Ngay
từ thời vua Lê T. Tông(1460-1497)
Bộ
Hồng Đức bản đồ đã được in ra, có ghi rõ:
“ . . giữa biển có bãi cát vàng, với khoản 400x200 dậm nổi giữa biển và vào thế kỷ 17, chúa Nguyễn
sai 18 thuyền ra thu nhặt các thứ của quí, cả những vàng bạc, tiền tệ do các tàu
đi ngang bị chìm. Thuyền đi ra thuận gió chỉ khoản 1 ngày rưởi mà thôi”.
Bia chủ quyền do chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa
thực hiện tại quần đảo Trường Sa
Trong thời nầy, người ta không thấy
bóng dáng “một chú chệt” nào xuất hiện.Theo tài liệu nghiên cứu quốc tế thì
“ngườì Trung Hoa có giỏi về nghề cướp cạn trên đất liền, và rất ít dùng tàu
thuyền đi xa bờ. Các chú chệt chỉ mon men theo bờ biển, đôi lần vào sông Bặch Đằng (trên
lảnh thổ Việt Nam) và đều bị tổ tiên ta đánh tan tành. Sau nầy để phụ họa
cho ý đồ gian trá, họ đã ngụy tạo ra những chuyện “người Tàu viễn du đây đó”, nhưng
đã bị quốc tế lật tẩy.
2/- Trong bộ sách “Phũ Biên Tạp Lục” của ông Lê Quí Đôn(1726-1784), có ghi rõ về đảo
Hoàng Sa như sau: “. . . Ngày xưa,chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất,
chọn người xã An Vĩnh sung vào. . . Hàng năm, vào tháng giêng, đi ròng rả 6 tháng ra đảo thu hoạch đồi mồi, hải sản, só ốc về nộp cho
thành Phú Xuân”.
3/-Đến thế kỷ 18, ông Phan Huy Chú (17820-1840) có viết trong bộ “Hoàng Việt Địa
Dư Chí”,in bản đồ nước VN dưới tên Đại Nam và quần đảo
Trường Sa được ghi là “Vạn Lý Trường Sa”
4/-Cuối thế kỷ thứ 19, ta có bộ “Đại Nam Nhất Thống Chí”, và bộ “Đại Nam
Thực Lực Chánh Biên” và nhiều sách khác, có ghi rõ :“Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng
Ngải, Trường Sa thuộc Phan Thiết.Ngay từ thời vua Gia Long đã cử quan cai quản, dựng bia tại hai Q. Đ nầy, ngày nay vẫn còn dấu vết.
( Vào thời điểm đó, nếu có “tàu lạ”
của chú Chệt lò mò ra đây,chắc họ đã dựng bia và về “hỏi tội” V.N, chớ không im
lặng, nhứt là lúc nầy giữa VN và T.H “chẳng có mấy cái chữ vàng và mấy tốt”
đâu.). Đặc biệt, dưới dây là văn bản nội các trình lên vua Bảo Đại (năm
1939), xin ban thưởng cho người có công lập đồn phòng thủ trên Hoàng Sa, và được
vua Bảo Đại phê “chuẩn y”.
5/-Trong thời Pháp thuộc, nước Pháp đã thay mặt Việt Nam và đã trực tiếp thực
thi nhiều động thái chứng tỏ chủ quyền, được liệt kê như sau:
-Năm 1920, sở Thương Chánh ra đặt trụ sở
vùng biển Hoàng Trường Sa để ngăn chặn buôn lậu và bắt bọn hải tặc.
-Ngày 15/6/1932 toàn quyền Pháp đã ký
Nghị Định thành lập “đại lý hành chánh”(tương
tự như đặc phái viên HC thời quốc gia VN).Cũng trong giai đoạn nầy, phía Nam
triều (vua Bảo Đại) đã ban hành dụ số 10,qui định Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
-Củng trong thời Pháp thuộc, trong những
năm 1927,1930,1933 có ba chiếc tàu ra đo đạc,khảo sát cấm cờ chủ quyền, và toàn
quyền Đông Dương ban hành N. Đ đặt Trường Sa
vào tỉnh Bà Rịa.
- Năm 1935, Nhà Khí Tượng Đông Dương
đã thiết lập một đài khí tượng để quan sát thời tiết vùng duyên hải Việt Nam
(Cũng nên nhắc lại, những công việc
trên là thể hiện chủ quyền theo luật pháp quốc tế về biển và hải đảo)
6/-
Đến thời kỳ Việt Nam Cộng Hoà:
Quốc
gia V.N đã minh thị xác định chủ quyền theo luật pháp quốc tế như: chiếm hữu
hơp pháp và lâu dài một cách hoà bình, không phải đánh chiếm của từ một quốc gia
làm chủ trước đó (như sau nầy 1974 Trung Cộng đánh chiếm từ tay VNCH). Thực
sự khai thác và có đặt cơ quan hành chánh cụ thể như : vào ngày 22/10/1956
Tổng Thống VNCH ban hành sắc lệnh số
143NV, theo đây Bà Rịa,Vũng Tàu và Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy.
Ngày 13/7/1971, TT/VNCH ban hành sắc lệnh số 174, qui định trước đó Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc
tỉnh Quảng Nam, toàn bộ Hoàng Sa thuộc xã Định Hải, Hoà Vang và có một phái
viên HC. Đồng thời có cử một trung đội đồn trú tại nơi nầy,
Trên
đây chỉ là ngắn gọn,nhưng rất căn bản
vài tài liệu của Việt Nam, liên
quan đến Hoàng Trường Sa. Tiếp theo à một số tài liệu quốc tế liên quan đến
Hoàng và Trường Sa, với kết luận rõ nét, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên
hai quần đảo nầy.
CHƯƠNG II
Những văn bản quốc tế
đề cập đến Hoàng và Trường Sa
Đây là những văn bản quốc tế,mà
các quốc gia có liên quan đã ký kết.Đặc biệt trong đây có Trung Hoa ,Pháp và
các quốc gia trong phe Đồng Minh ,cùng cả Nhựt Bản(phe trục) sau khi thế
chiến thứ hai kết thúc.Trở lại, hai quần đảo Hoàng và Trường Sa của Việt Nam,
cho mãi đến 1945 hầu như không có những tranh chấp. Đó là nhìn từ bên ngoài,
thật sự ngấm ngầm bên trong, Trung Quốc lúc nào cũng nuôi trong đầu mộng bá quyền
gian manh,ngang ngược.Họ ví như con hổ đói, chực chờ khi đủ sức và cơ hội sẽ
vươn mống vuốt vồ lấy con mồi Việt Nam vốn nhỏ bé và ốm yếu hơn họ. Cơ hội đã đến,
thời cơ cũng đã đến và chúng đã ra tay, cụ thể từ 1967, 1974 và sau nầy( Việt
Nam Cộng Hoà trước 1975, đang phải dùng toàn lực chống lại mưu đồ “giải phóng” của
miền Bắc.Và miền Bắc là “em út” của
Trung Cộng, được họ chu cấp viện trợ mọi thứ và dĩ nhiên họ là ông chủ của Bắc Việt.
Đàn em , dĩ nhiên phải vâng lời hay ít ra ngó lơ để ông chủ dở trò áp bức ). Về
sau, từ khi Việt Nam doúi quyền cai trị củaCộng Sản, thì Trung Cộng ngang nhiên
đánh và chiếm hai đảo nầy như chỗ không người. Trong khi đó, cả thế giới văn
minh luôn mưu tìm những luât pháp quốc tế khả dĩ ngăn chăn hành động ngang ngược, côn đồ của bọn bá quyền. Riêng trong lãnh vực biển và hải đảo, năm 1982 một
công ước đã ra đời, và cũng chính vì công ước nầy, càng khiến Trung Cộng lồng lộn,
ngang ngược hơn vì về pháp lý, và địa dư, đã minh chứng sự thua kém và đuối lý
của họ.
Và cũng cần nêu ra đây,
công ước là một đúc kết tỉ mỉ, hợp lý những lẽ phải của xã hội văn minh.Để có
được những nhận định vô tư, căn bản, người ta cần sưu tập những nét căn bản
trong hàng thế kỷ qua, gọi chung là “Các hiệp ước quốc tế” (về Việt Nam )
tuần tự như sau đây:
I/- Các hiệp ước Việt-Pháp-Hoa
Vào năm 1862, Pháp chiếm VN làm thuộc
địa, và vào năm 1884 bằng hiệp ước Patenôtre, Pháp là chánh phủ bảo hộ và đại
diện VN về mặt ngoại giao, cam kết bảo vệ an ninh và chủ quyền của VN.
Tiếp
theo, hiệp ước Thiên Tân 1885 ra đời, mà theo đây Trung Hoa từ bỏ chủ quyền đối
với VN. Đến năm 1887, Pháp ký với Trung Hoa hiệp ước Bắc Kinh, nội dung phân
ranh vịnh Bắc Phần, theo đây VN được 63% và Trung Hoa được 37 %. Điều cần nói,
có thể trong giai đoạn nầy,Trung Hoa cũng là quốc gia bị thua kém, yếu thế phải chấp nhận thua thiệt nếu có.
Sau đây là một số tư liệu cuả Pháp còn
lưu trong văn khố, đã ghi rõ chủ quyền củaViệt Nam, và đặc biệt chính
Trung Hoa công khai nhìn nhận. Riêng về phía Việt Nam, đã chứng tỏ công khai
chủ quyền,cũng như trong một tài liệu, vua Bảo Đại đã có châu phê khen thưởng
người có công trong việc lập đồn trên
Hoàng Sa(đã nêu phần trên)
II/- Tuyên cáo Cairo
Vào
ngày 27/11/1943 phe Đồng Minh ,mà đại diện Hoa Kỳ là Tổng Thống Rosevelt, Thủ Tướng Anh
Churchill và Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch ký tuyên cáo ,tước
bỏ quyền của Nhựt Bản(phe trục)trên các lảnh thổ và hải đảo ở Thái Bình
Dương, giao hoàn Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ cho Trung Hoa. Họ Tưởng đã không đòi giao Hoàng và
Trưòng Sa cho Trung Hoa, vì hơn ai hết ông nầy biết rõ hai quần đảo là của Việt
Nam.
Cần
lưu ý là trong giai đọan nầy, Trung Hoa dù gì cũng ngang hàng với Hoa Kỳ,Anh quốc.
. (cùng là phe thắng trận) nếu đòi được thì họ Tưởng đã lên tiếng. Xin đừng
quên, “tàu nào cũng là tàu cả”, họ chẳng bao giờ thay máu tham tàn ngang ngược,
bá quyền trong con người họ. (Người Việt Nam đừng bao giờ quên điều nầy).
III/- Tuyên ngôn Postdam 1945
Đệ nhị thế chiến kêt thúc, theo tuyên
ngôn Postdam, phe thắng trận chia VN thành 2 khu vực để giải giới:Trung Hoa Quốc
Gia giải giới quân Nhựt tại vùng bắc vĩ tuyến 16(Đà Nẳng), trong đó có quần đảo
Hoàng Sa.Và quân Anh giải giới quân Nhựt từ vĩ tuyến 16 vào Nam, có quần đảo
Trường Sa.
Nên
nhớ rằng “giải giới không phải là tiếp thu.”, Anh quốc không tiếp thu, không có
chủ quyền tại Trường Sa, thì Trung Hoa cũng không có quyền tiếp thu Hoàng Sa
(nhưng Trung Hoa Dân Quốc đã nhân cơ hội chiếm đảo Ba Bình ,và hiện đang cố giữ,
có đặt cơ sở)
IV/-Hiệp định Élysée
Theo hiệp định nầy, Anh Quốc trả độc lập
cho Ấn Độ và Đại Hồi (Hồi Quốc ngày nay). Đây là giai đoạn sau thế chiến,các
quốc gia bị chiếm làm thuộc địa phải được
trả lại độc lập,mà không cần phải giải phóng, tốn hao xương máu.Riêng
trường hợp Việt Nam, năm 1948, Pháp và Việt Nam ra thông cáo chung vịnh Hạ
Long, thừa nhận chủ quyền VN.Vào tháng 3/1949 Tổng Thống Pháp ký hiệp định
Élysée trao trả độc lập cho “quốc gia Việt Nam”, mà ngài Bảo Đại là Quốc Trưởng, đương nhiên thụ đắc quyền chánh thống. Và vào tháng
4/19, Nam Kỳ tự trị, giải thể sát nhập vào lảnh thổ “Quốc Gia Việt Nam” độc lập
và thống nhứt. Từ đây, Việt Nam trên căn bản là một quốc gia, từ ải Nam Quan đến
mủi Cà Mau, kể cả hải phận với hai quần đảo Hoàng và Trường Sa. Và cũng nhân
đây, phải xác định cho rõ một lần nữa, sau đệ nhị thế chiến, các thuộc địa
đã tuần tự và đương nhiên được trả độc lập, không cần phải “giải phóng” gì cả
( Đây là giai đoạn tương đối ngắn
ngủi, và trên thực tế, Việt Nam chưa phải hoàn toàn thanh bình thạnh trị, vì
bên cạnh chánh phủ do Quốc Trưởng Bảo Đại cầm đầu, một số nơi do Việt Minh Cộng
Sản chiếm giữ, dùng chiêu bài “giải phóng”, theo lệnh Cộng sản quốc tế , gây
nên cuộc nội chiến kéo dài 20 năm, từ 1955 đến 1975). Tài liệu không đi vào
chi tiết vì không thuộc nội dung chính trong
tài liệu nầy.
V/- Hiệp ước hoà bình San Francisco 1951
Có
thể nói, đây là một sự kiện thật quan trọng.
Vào mùa Xuân năm 1945, các quốc gia Đồng
Minh họp hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc . Năm 1951, 51 quốc gia hội viên
sáng lập họp tại San Francisco (California,Hoa Kỳ), ký hiệp ước hoà bình
ngày 8/9/1951. Nộị dung và diễn biến của hội nghị nầy thật quan trọng, mà một
phần liên quan đến Việt Nam như sau:
-Nhựt Bản khước từ chủ quyền tại các đảo
Hoàng và Trường Sa (mà họ áp đặt ngày 30-3-1939 khi họ đang thắng thế tại Á
Đông), và giao hoàn cho Việt Nam.
Đây là một quyết định hợp lý, vì khi
Nhựt tuyên bố chủ quyền tại 2 đảo nầy, Trung Hoa đã không lên tiếng,chỉ có
chánh phủ Pháp(đại diện cho VN) phản đối. Vì vậy khi Nhựt từ bỏ chủ quyền, các quốc gia dự hội đã minh thị bác bỏ chủ quyền của Trung Hoa và mặc nhiên
chấp nhận chủ quyền cho VN.
Trong hội nghị nầy, một sự kiện vô cùng hệ trọng, đáng lưu ý là trước đó
ngày 5/9/1951 ,ngoại trưởng Liên Sô (Cộng Sản), đệ trình một tu chánh án yêu cầu
trao Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ Đông Sa(Pratas Islands), Trung Sa(Macclesfield
bank),Tây Sa(Hoàng Sa) và Nam Sa(Trường Sa) cho Trung Hoa(Cộng Sản),tuy
nhiên tu chánh án nầy đã bị bác bỏ với số phiếu 46/3(chỉ có 3 phiếu thuận
theo tu chánh án của Liên Sô). (www.diendantheky.net)
-Ngày 7/9/1954, ,trong hội nghị tại
San Fransisco,Thủ Tướng của Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàn công bố chủ quyền của
VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà không gặp phải bất cứ sự chống đối
nào, kể cả Nga Sô (Đây cũng là một sự kiện người Việt Nam phải ghi nhớ.
Quốc gia Việt Nam là một thực thể được quốc tế công nhận,nếu không thì Thủ Tướng
Trần văn Hữu không thể hiện diện, dù là với tư cách quan sát viên. Và lúc nầy,
rõ ràng Cộng Sản V.N không có mặt)
VI/Công ước quốc tế về luật biển
Đây là một “văn bản pháp lý quốc tế có
ý nghĩa nhứt của thế kỷ nầy”(lời ông Tổng Thư Ký /Liên Hiệp Quốc) được
ban hành năm 1982. Luật nầy bao gồm 17 phần, 320 điều khoản và 9 phụ lục với 100
điều khoản, 4 nghi quyết kèm theo. Nguyên văn tiếng Anh là “United Nations Convention on the Law of
the Sea”.Công ước được ký kết ngày
10/12/1982, có hiệu lực ngày 16/11/1994. với 107 quốc gia ký và đến nay có 162
quốc gia phê chuẩn(đồng thuận). Điều cần nhấn mạnh là nội dung công ước, đa phần là đúc kết những điều luật hợp lý ,văn minh
của con người. Vì quá dài, chỉ tóm lược trình bày những điều thiết yếu mà thôi,
các điều luật khác chỉ ghi ra không đi vào chi tiết.
Nội dung của công ước nầy,như đã nêu gồm
17 phần. (Từ ngữ “phần” trong đây chỉ
gói gọn trong đoạn VI mà thôi). Nội dung tóm tắt như sau:
-Phần I/- đề cập về các thuật
ngữ, phạm vi áp dụng.
-Phần
II/ (phần I và II thuộc về chuyên môn, không cần thiết nên không ghi ra và vì quá dài), chỉ đề cập
về lảnh hải và vùng tiêp cận
“-qui
định ranh giới 12 hải lý, các mỏm đá(recifs), đường cơ sở thẳng, bãi cạn lúc nổi
lúc chìm(điều 13).Điều qui định đáng lưu ý là “bãi cạn lúc nổi
lúc chìm hoàn toàn ở cách lục địa hoặc một khoản cách vượt quá chiều rộng lảnh
hải(12 hải lý), thì không có lãnh hải riêng( như vậy, dù Trung Cộng có bồi đắp
các đảo nhân tạo, thì hoàn toàn không được công nhận , vì các đảo bồi đắp nầy cách xa bờ biển Trung Cộng nhiều
trăm hải lý.)
-Phần III/-
Qui định về eo biển dùng cho lảnh hải, quyền tự do hàng hải, các quốc gia được
quyền đi lại,với những qui định căn bản : “ đi qua không gây hại trong các eo
biển thì sẽ không bị đình chỉ cản ngăn”
-Phần IV/- Nói về
các quốc gia quần đảo(Cụ thể như quốc gia Nhựt Bản, Phi Luật Tân. . v..v…)
(Cần lưu ý, vì tài liệu quá dài, những phần không cần thiết chủ đề chỉ ngắn
gọn mà thôi)
-Phần V/- Vùng đặc quyền kinh tế
-Căn
bản vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý. Vùng Đ.Q.K.T (đặc quyền kinh tế)là
một “ quyền đương nhiên”, nói rõ hơn, đây là đương nhiên có được,mà không cần chiếm hữu, và không một
quốc gia trong cộng đồng thế giới có quyền phủ nhận hay xâm phạm.Quốc gia ven
biển có quyền khai thác tài nguyên dầu khí, hải sản, tiến hành xây dựng khai
thác các đảo nhân tạo,nhưng không gây trở ngại hành hải tự do của cá quốc gia
khác(như trường hợp Bãi Tư Chính cuả Việt Nam,mà tư lâu nay Trung Cộng ngang
ngưọc muốn xí phần,tạo không thành có. . ). Tuy nhiên các đảo nhân tạo
không là cơ sở để qui định ranh giới lảnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm
lục địa.
-Phần VI/- Thềm lục địa
Cũng
là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Quyền hạn các quốc gia ven biển, tự do
hàng hải, đặt giây cáp của các quốc gia.
-Phần VII/-
Biển cả
-Phần
biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế, tự do hàng hải các nước,hàng không, đánh
bắt cá(các quốc gia khác cũng có quyền đánh bắt ngoài phạm vi “đặc quyền kinh tế” của các quốc
gia ven biển. . . )
-Nêu
rõ những nghiã vụ giúp đỡ cho tàu thuyền gặp nạn, trấn áp cướp biển, khám xét,
truy đuổi (xin mở ngoặc nói thêm, Trung Cộng đã tàn nhẫn, đã đánh cướp tàu thuyền
của VN, mà còn ngăn cản không cho tàu thuyền VN cứu giúp ngưòi VN).
-Phần VIII/- Chế độ các đảo
Định
nghiã đảo là vùng đất có nước bao quanh và luôn nổi lên .Các hòn đảo
không thích hợp. . không có đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa (Thời gian qua, Trung Cộng cố bồi đắp các đá
ngầm nửa nổi nửa chìm, để chúng tỏ đó là các đảo)
-Phần IX
Một trang trong cuốn “Địa dư đồ khảo” của Trung Hoa,
đời vua Quang Tự (1875-1908).Trên trang nầy, bên
phía phải có hình đảo Quỳnh Châu (Hải Nam)
là điểm cuối của Trung Hoa
-Phần XII/- Bảo vệ và gìn giữ mội trường ( không ghi chi
tiết dù tóm lược)
-Phần XIII/- Việc nghiên cứu
khoa học biển( không ghi chi tiết)
-Phần XIV/- Phát triển và
chuyển giao kỷ thuật, (không ghi chi tiết )
- Phần XV:-
Giải quyết các tranh chấp.
Hai
nguyên tắc căn bản là:
-các quốc
gia ven biển có quyền đánh cá và khai thác dầu khí trong phạm vi 200 hải lý (là
vùng đặc quyền kinh tế)
- quyền
tự do hàng hải và tự do khai thác hải sản tại biển sâu.Cũng có những những qui
định căn bản như:
-Biển lảnh thổ(territorial sea) rộng 12 hải
lý
-vùng
đặc quyền kinh tế 200 hải lý để đánh cá ,cũng trùng điệp với thềm lục địa 200 hảlý để khai thác dầu khí.
-
các quần đảo Phi Luật Tân hay Nhựt Bản có quyền hưởng qui chế vừa nêu.Các tiểu
đảo không có dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế (như Hoàng Sa và Trường
Sa) không được hưởng qui chế nầy.
-
Toà án quốc tế La Hague và công ước LHQ cũng qui định biển Nam Hải(Southern
Sea) là vùng biển ven bờ chạy từ
“eo biển Đài Loan tới Quảng Đông’. Biển Nam Hoa (South China Sea) thuộc
chủ quyền của 5 quốc gia là: Trung Hoa, Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân , Đài Loan.
Quyền thụ đắc:
Theo nguyên tắc, đã được qui định trong công ước nêu
trên, gồm có 3 trường hợp, tóm tắt như sau:
-Quyền thụ đắc theo nguyên tắc “quyền phát hiện” tức
ưu tiên phát hiện và chiếm hữu mà trước đó không quốc gia nào có lực lượng
chánh quyền đồn trú
-Quyền thụ đắc theo nguyên tác: “thực sự chiếm hữu”,
tức có làm chủ và khai thác
-Quyền thụ đắc theo nguyên tắc: “kế cận địa lý”
(Tất
cả những PHẦN. . . thuộc trong công ước
về luật biển)
Trên
đây là những qui định căn bản được diển dịch đã ghi tỉ mỉ, chi tiết và những ràng buộc cụ thể hơn. Và theo như
trên đây, Việt Nam hoàn toàn đáp ứng đầy đủ nguyên tắc thụ đắc hai quần đảo
Hoàng và Trường Sa, nhưng mãi sau nầy, Trung Cộng tự tiện (không theo bất cứ
nguyên tắc nào (như đã ghi trên) vẽ ra cái lưỡi bò. Ta hãy ngắn gọn trình
bày như sau( hết phần một)
Hoài Việt