CHƯƠNG
III/-
Đường
lưỡi bò
I/-
Tại sao có đường lưỡi bò:
Câu trả lời thật
đơn giản. Tại đây, cũng cần nêu rõ,mọi chuyện khởi đầu cũng do cái tên “tàu khựa”
họ Tưởng.Khi bị thua trong cuộc kháng chiến chống ... nhau với Tàu Mao, họ Tưởng
gom tàn quân và mọi thứ có thể mang theo chạy sang Đài Loan,nhưng hắn ta vẫn sợ
họ Mao truy quét, nên đã lém lĩnh vẽ ngoằn nghoèo cái đường lưõi bò, với hàm ý
là muốn Mao nên lo tìm cách lấn xuống biển Đông, “liếm” biển Đông, đừng liếm
qua eo biển Đài Loan. Bọn Tàu thật khốn
nạn, và họ Mao lúc chưa đủ sức cứ ghi nhận để đó chờ thời. Chuyện đại sự không
phải đùa cợt, nhưng rõ ràng cái đường nầy
không xuất hiện chánh thức trong bất cứ bản đồ nào của Trung Quốc hay thế giới.
Trung Cộng đưa ra những lý lẽ vu vơ, những chứng tích gàn bướng vô lý với ngoa
ngôn hầu nhận vơ hai quần đảo Hoàng và Trường Sa, gọi là lảnh thổ của mình. Năm
1982, Trung Hoa đã ký vào Luật Biển (và VN cùng Phi Luật Tân cũng ký). Đã ký thì phải theo, nhưng rồi
Tàu Cộng lại tự thấy mình đã hố. Không phải với đầu óc gian manh, họ không thấy
trước sự đuối lý nầy, nhưng có lẽ họ đã quá ỷ lại vào “văn thư Phạm văn Đồng 1958”, hay quá ỷ lại là đàn em Việt Nam không dám
“hó hé” gì, hay là họ ỷ vào sức mạnh kinh tế quân sự. Càng về sau, họ càng thấy mình đuối lý,nên đã
tự động đưa ra thuyết “Biển Lịch Sử”, với
quái thai “Đường
Lưỡi Bò”.
Đường lưỡi
bò do Trung Cộng tự vẽ.
II/-Đường
lưỡi bò là gì:
Đường
nầy-còn gọi là đường chín đoạn- vì nó giống như cái lưỡi bò liếm xuống gần như
toàn bộ biển Đông, do Trung Cộng tự động đưa ra để chứng tỏ chủ quyền không
tranh cải của họ.(?). Đây là đường tưởng tượng mà trong sử sách của thế giới
chưa bao giờ được nêu lên. Riêng đối với Trung Hoa, cái lưỡi nầy (do họ Tưởng
tự vẽ) hình thành trong đầu tên Mao Trạch Đông từ lâu, và xuất hiện trong
tài liệu của họ vào năm 1954. Trong cuốn “Lược Sử Tân Trung Hoa”, họ Mao đã
ngang ngược tuyên bố: “tất cả các lảnh thổ
và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Hoa ,đã bị phe đế quốc Tây phương
và Nhựt chiếm đoạt sẽ phải được giao hoàn cho Trung Hoa. Những lãnh thổ nầy sẽ
vĩnh viễn thuộc về Trung Hoa do sự chinh phục và khai hoá của văn minh chống
man di”. Thật vô cùng ngang ngược và ngạo mạn, Trung Hoa luôn tự nhận là
văn minh, và các dân tộc xung quanh là man di cả. ( Tay họ Mao ngụ ý nói,
các dân tộc xung quanh họ là man di, Trung Hoa có công khai sáng, giáo dục, nên
họ có quyền làm chủ). Xét về khía cạnh
nào đó,lời tuyên bố của Mao cũng có lý lẽ, dù chỉ rất ít.Cái gì mà khi Trung Hoa
còn yếu bị chiếm cứ (như Hồng Kông, Mãn Châu) thi trả lại,nhưng Hoàng Sa và Trường
Sa đâu phải của họ, cũng như Tây Tạng vậy. Nay thì họ ỷ vào sức mạnh mà ngang
ngược chiếm lấy, cũng như chiếm lấy Tây Tạng. Xin hãy nhớ lấy đừng quên.
Thật buồn cười
vì nó hoàn toàn không có cơ sở pháp lý,lịch sử và cả thực tiển. Cụ thể như sau:
1/-Đây là một đòi hỏi hoàn toàn vô
lý, “nó” chiếm đến 80% biển Đông. Tính từ bờ biển Trung Hoa đến nơi Trường Sa,
cách khoản ít nhứt trên 1000 km, khi “đặc quyền kinh tế “chỉ là 200 hải lý(374
km).Đây là qui định nêu rõ trong “Luật Biển 1982” mà Trung Hoa đã tham gia năm
1996.
2/- Vào năm 1958, Trung Hoa đã chánh
thức công bố lảnh hải của họ , cũng như 1992, họ cũng công bố luật lảnh hải và
tiếp giáp năm 1992 cùng đường cơ sở năm 1996, luật đặc quyền và thềm lục địa
năm 1998. Tất cả những văn bản của họ vừa
nêu hoàn toàn không đề cập “có đường lưỡi bò, thì vào năm 2009, họ lại “đẻ” ra
đường lưõi bò.
3/- Yêu sách của Trung Cộng đã xâm
phạm đến đặc quyền kinh tế của các quốc gia như: Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam
Dương, Mã Lai và Bru nây, cũng là những
thành viên của cộng ước 1982.
-4/- Ngay từ căn bản, Trung Quốc
cũng đã lúng túng, bất nhứt trong thời điểm đưa ra “lưõi bò” nầy. Họ tuyên bố
lung tung, lúc thì nói là lưỡi bò có từ
1946, 1948, và có lần họ nói có từ 1914. Về hình vẽ các khúc (đoạn), có lúc 11 đoạn, lúc 9 đoạn và gần đây nhứt
là 10 đoạn (2013). Họ cũng chưa bao giờ xác định được tọa độ.Điều nầy chứng
tỏ họ “nói càng”, chưa chủ động thời giờ và cũng không biết lấy cơ sở nào, chỉ
là cái “cơ sở gàng bướng”côn đồ của họ.
Chuyện đại sự, thế giới mà họ làm như trò khỉ, thì chỉ có Trung Quốc thời Cộng
Sản. Ôi, công lý trên đầu súng và người ta có thể nghĩ, cái tổ chức Liên Hiệp
Quốc nên cải tổ càng sớm càng tốt.
5/- Họ cũng chưa bao giờ (và sẽ
không bao giờ) minh chứng được các chánh quyền mà họ thực thi trong thời gian nào cả .Ngoài
ra, cũng xin ghi ra đây chi tiết, con đường lưõi bò của T.Q đã “đụng” sát :
-đảo Jame Shoal (Tăng Mẫu)
của Mã Lai
-đảo Natune của Indo
-đảo Luzon của Phi
-và có đoạn, nó liếm chỉ
cách bờ biển VN khoản 50-100 km.(và vùng đặc quyền kinh tế-lảnh hải của Việt Nam
đương nhiên phải là 200 hải lý
hay 374 km)
Tóm
lại, Trung Cộng đưa ra “biển lịch sử-đường lưỡi bò” đã bị dư luận cả thế giới
chê trách và phủ nhận. Cụ thể, các luật gia tại Hải Dương Học Đông Tây (Hawaii)
đã phát biểu” Không có nguyên tắc hay điều khoản nào trong Công Pháp Quốc Tế
cho phép Bắc Kinh đòi như vậy.”Và chính
Trung Cộng cũng biết rõ nên từ thập niên 1990, khi công ước Luật Biển ban hành,
họ không bao giờ dám chấp nhận để toà án Trọng Tài Quốc Tế thụ lý những vụ
tranh chấp về chủ quyền ở hai quần đảo. . . Thất bại trong vụ “lưỡi bò”, họ
lại đưa ra “thụ đắc chủ quyền”do khám phá và chiếm cứ:
III/Thuyết thụ đắc chủ quyền:
Theo
Bắc Kinh,từ trên 2000 năm trước, đời Hán Vũ Đế, có 100 ngàn quân Tàu tuần hành
biển Nam Hải, và khám phá ra Hoàng và Trường Sa. Cũng như năm thế kỷ 15, hải
quân của họ đi tuần thám biển Đông đã khám phá và thụ đắc các đảo nầy.(Thật
buồn cười, Hán Vũ Đế tự nhiên dẩn 100 ngàn quân khơi khơi ra biển Đông làm “cái
đ. . . gì chớ)
Cả 2 sự kiện nầy hoàn toàn không có
thực. Sử sách của họ không bao giờ đề cập 2 sự kiện trên. Lịch sử chỉ ghi 100
ngàn quân của Tào Tháo, đi xâm chiếm Đông Ngô và bị Chu Du đánh tan trong trận
Xích Bích năm 207(trong đất liền). Và dưới thời Minh Thành Tổ, trong kế hoạch
xâm lăng Việt Nam, các đội hải quân đã bị Bình Định Vương Lê Lợi (của Việt
Nam) đánh tan cũng trong vùng sông . . Làm gì có chuyện đem cả trăm ngàn
quân ra ngoài khơi thời bấy giờ.Và ra khơi đánh với ai?.
IV/-Hơn thế nữa, khám phá không nhứt
thiết là chiếm hữu(có quyền thụ đắc)
Như trong các thế kỷ trước, các nhà thám hiểm
quốc tế như Vasco de Gama khám phá ra mủi Hão Vọng tại Phi Châu và các đảo
hoang tại Ấn Độ Dương, Magellan(người Bồ Đào Nha) khám phá ra Phi Luật Tân và đảo
Guam, thì nay Bồ Đào Nha có quyền đòi làm chủ các vùng đất nầy sao??? Và đặc biệt,
ông Christophe Colum (người Ý) khám phá ra Mỹ Châu, vậy nay phải giao trả đất
Hoa Kỳ lại cho Ý Đại Lợi ???.
Họ
cũng muốn thụ đắc vì đã chiếm cứ. Điều nầy càng hoàn toàn vô lý, vì họ chưa bao
giờ chiếm cứ đảo nào cả,nếu có chăng thì cũng mới sau nầy, khoản 1945, trong
khi Việt Nam hàng nhiều thế kỷ.. . Và tiếp theo, khi đề cập về lành hải, những
điều quan tọng cần nêu, mà trong đây, là thềm lục địa.
V/-Qui
chế về thềm lục địa:
Đây là
một qui chế vô cùng quan trọng và hợp lý.Như đã nêu, Luật Biển 1982 không phải
đương nhiên hình thành.Đây là kết tinh những qui chế hợp lý, đúc kết từ những
“luật biển” của quốc tế nhiều chục năm qua, đặc biệt từ khi quốc tế biết chấp
nhận theo văn minh, lẽ phải, sau đệ nhị thế chiến 1945. Và chính qui chế nầy đã
như một cái tát làm vở mặt T.Q với sự ngang ngược, điêu ngoa của họ. Chúng ta
không phải nặng lời, nhưng chính vì họ đã không còn chút lương tri, biết suy
nghĩ. Chính điều khoản nầy đã hoàn toàn đánh bại hành vi ngang ngược của T.Q
Theo điều
76 của Luật Biển, các quốc gia duyên hải (như Trung Hoa, Việt Nam, Phi Luật
Tân,Mã Lai, Thái Lan. .) .hoàn toàn và đương nhiên được hưởng qui chế “thềm lục địa 200 hải lý(370 km)-mà
cũng là vùng “đặc quyền kinh tế”. Đây là chủ quyền chuyên biệt “suvereign
exclusive right” Diễn dịch cụ thể hơn, đây là quyền đương nhiên có được (thụ đắc)
mà không cần phải chiếm hữu,khai phá hay tuyên bố minh thị(occupation,
exploration or assertion of right). Mọi sự chiếm cứ dù có võ trang hay không đều
bất hợp pháp, vô giá trị và vô hiệu lực (điều 76 và 81).Luận bàn về điều khoản
nầy, xin được phân tích cụ thể hơn vá áp dụng vào trường hợp hai quần đảo của
Việt Nam thì đã quá rõ, như sau:
1/-Về
phương diện điạ lý:
a/Tai quần đảo Hoàng Sa, đảo Tri Tôn
chỉ cách bờ biển VN (tỉnh Quảng Ngải) 135 hải lý, và đảo Hoàng Sa nói chung chỉ
cách bờ biển Việt Nam 160 hải lý. Như vậy, Hoàng Sa hoàn toàn nằm trong phạm vi
200 hải lý, là thềm lục địa của Việt Nam (Trong
khi đó, đảo Hoàng Sa cách bờ biển Trung Hoa 270 hải lý, hoàn toàn không phải là
thềm lục địa của Trung Hoa)
b/Quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh
472 km (250 hl), Phan Thiết 499 km(270 hl) và Vũng Tàu 564 km.(350 hl). Trong khi đó, từ bờ biển Trung Hoa(không phải
từ bờ biển đảo Hải Nam), cách Trường Sa từ 550 đến 800 hl. Như vậy, hoàn toàn
không có gì gọi là “thềm lục địa” đối
với Trung Hoa cả
Nhà Việt Nam trên Trường Sa
2/- Về phương diện
địa chất:
Đây là một yếu tố,
một chứng lý vô cùng quan trọng, do thiên nhiên, con người không thể “lắp biển
vá trời” được. ( chỉ trừ Trung Cộng bôm cát bồi đắp giả tạo mà quốc tế đều
thấy rõ).Vấn đề nầy có thể trình bày
cụ thể như sau:
a/- Đối với
Hoàng Sa, các nhà khoa học quốc tế đã vô tư xác định như sau: “về mặt địa chất,
các đảo Hoàng Sa là của Việt Nam”. Thêm nữa, căn cứ vào độ sâu, người ta càng
nhận rõ ràng hơn .Độ sâu nhứt tại Hoàng
Sa (từ bờ biển VN ra tới Hoàng Sa) chỉ
khoản 900 mét, nếu nước biển rút xuống, các đảo Hoàng Sa sẽ là một dãy hành
lang thoải thoải, từ dảy Trường Sơn(trong đất liền) qua cù lao Ré, đến đảo Tri
Tôn (phúc trình của tiến sĩ Krempt về Hoàng Sa 1925-1927, hiện lưu tại văn
khố Trường Viễn Đông Bác Cổ -Paris-Pháp quốc). Và vì đáy biển của Hoàng Sa là sự
tiếp nối tự nhiên với lục địa VN, sẽ là căn bản, là cơ sở để được Ủy Ban Về Luật
Biển (của Liên Hiệp Quốc) cho mở rộng thành qui chế “thềm lục điạ mở rộng” đến
350 hải lý.( Trong khi đó, từ Hoàng Sa đến
bờ biển Trung Hoa, có một rảnh sâu đến 2300 mét, Trung Hoa hoàn toàn không có
cơ sở về thềm lục điạ, và “thềm lục địa mở rộng” thì càng vô lý)
b/-Tại Trường Sa
cũng thế, tại bãi Tư Chánh , nơi khai thác dầu khí, độ sâu chỉ trung bình 400
mét, cũng như tại Trường Sa độ sâu chỉ vào khoản 200 mét mà thôi.. Rõ ràng, về
mặt điạ chất, Trường Sa cũng là thềm lục địa nối tiếp (theo quan điểm của Luật
sư Covington, trong bản tường trình mà Việt Nam có trong tay). Trong khi đó, từ Trường Sa về đến Trung Hoa,
có một rảnh sâu đến 4550 mét. Có lẽ cũng vì thấy mình đuối lý, nên trong bản tường
trình của Bắc Kinh gởi choỦy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa _của LHQ, năm
11-5-2009,họ đã “né”, chỉ đề cập “hải phận” (hay biển lịch sử,tức đường lưỡi bò)(Theo luật biển, “biển lịch sử” là nội hải,tức
từ phạm vi 12 hải lý trở vào phiá bên trong)
c/-Về khí hậu và
sinh thực học: tại Hoàng Sa và Trường Sa có các đảo san hô, cũng như cây cỏ và
sinh vật tiêu biểu cho vùng nhiệt đới Việt Nam, hoàn toàn không không thấy có ở
Trung Hoa là vùng ôn đới.
d/- Tại thềm lục
địa Việt Nam, các vùng có dầu khí đều nằm ở vịnh Bắc phần và Nam phần(phía đông
nam Cà Mau). Đây là lớp thủy tra thạch, tích tụ các chất hữu cơ do phù sa sông
Hồng và sông Củu Long đổ ra biển hàng triệu năm . Hoàn toàn không có con sông nào của Trung Hoa trong lục địa hay từ đảo
Hải Nam chảy ra biển Đông.
VI/Công
hàm của Thủ Tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Đây là một văn bản công (công hàm
hay công thư) của ông Phạm văn Đồng,Thủ Tướng nước VNDCCH(tức Cộng Sản Bắc
Việt, nắm quyền cai trị phần đất Việt Nam từ vĩ tuyến 17 về phiá bắc). Từ
nhiều năm, văn bản nầy đã gây tranh cải, từ nhiều phía, và đặc biệt là một
trong những “chứng lý” mà Trung Cộng nêu lên với mục đích chứng minh cho quốc tế
biết “Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng”. Công luận thế giới, và dĩ nhiên
hai phía Việt Nam, Trung Cộng lời qua tiếng lại không ít. Người ta đã cố tìm hiểu phân tích, và trong tài liệu hạn chế,
có thể nêu lên những ý kiến,kết luận từ các phía.(Riêng cá nhân chúng tôi,
nhận xét rõ ràng Việt Nam hầu như hoàn toàn hữu lý.Không phải vì là người Việt Nam, mà vì Việt Nam có những chứng
lý cụ thể, trong khi phía Trung Cộng chỉ lợi dụng thế mạnh, nhận vơ nhận càng,
mà không đưa ra được những sự kiện, chứng lý
đúng theo luật pháp quốc tế,nhứt là Công Ước về Luật Biển 1982).
Sau đây là phần trình bày
vài khía cạnh liên quan”công hàm”, trước tiên là:
1/- Nguyên văn công hàm:
Theo lý giải của Trung Cộng, ngày
4/9/1958, Thủ Tướng của họ đã công khai tuyên bố quyết định “mở rộng hải phận
12 hải lý kể từ đất liền ra các đảo ngoài khơi, bao gồm các quần đảo Tây Sa và
Nam Sa(tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam)... Tiếp theo, ngày 14/9/1958, Thủ
Tướng nước VNDCCH là ông Phạm văn Đồng gởi công hàm đến Chu Ân Lai, nguyên văn
như sau:
“Thưa
đồng chí tổng lý.
Chúng
tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí tổng lý rõ:Chánh phủ nước VNDCCH ghi nhận
và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/ 2958 của chánh phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân
Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính
phủ nước Việt Nam DCCH tôn trọng quyết định ấy, và sẽ chỉ thị cho các cơ quan
nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc
trong mọi quan hệ với nước CHNDTH trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gởi đồng
chí tổng lý lời chào rất trân trọng”. ( Vỏn vẹn chỉ có thế, hoàn toàn không ghi
gì thêm,và nếu có phụ bản đính kèm, phải ghi rõ,vì đây là một sự kiện quan trọng,không
thể có chuyện hiểu ngầm hay suy diễn)
Hãy
thật vô tư và nhận định vì sao có văn bản nầy,hay rõ nét hơn là:
2/- Bối cảnh công hàm ra đời:
Trước tiên, ta thấy chữ “đồng chí”,
chứng minh đây là lối xưng hô của những “người Cộng sản anh em”. Thật vậy,
Trung Cộng và Cộng sản Bắc Việt là “đồng chí” với nhau.Hơn thế nữa, qua bao
nhiêu năm ,cả quốc tế đều thấy rõ Cộng Sản VN có được là đa phần do công sức của Trung Cộng tạo dựng, nuôi dưỡng.Cụ thể hơn, CSVN là
“con”, mà là “con cờ” của TC, vì vậy, “cha” nói gì hay ‘hô” một tiếng, CSVN phải
“ứng” theo ngay. Đây là một sự kiện thật hệ trọng của quốc gia,mà trên nguyên tắc
luật pháp và ngôn ngữ hành chánh, giữa các quốc gia, không có chuyện “đồng chí”
ở đây, chỉ có Thủ Tướng hay Quốc Trưởng, Tổng Thống. Các từ “đồng chí” chỉ có ý nghĩa trong nội bộ
các ông mà thôi.(Căn bản của họ với từ “đồng chí” chỉ là nội bộ của họ mà
thôi, trên công pháp hầu như không có, hay nhẹ nhàng hơn là vô giá trị.Nếu nói
theo “bình dân học vụ”, thì đây chỉ là chuyện trong phòng riêng của đôi vợ chồng
Trung -Việt Cộng mà thôi)
Mặt khác, trong bối cảnh cuối thập
niên 1950, đang xảy ra nhiều biến động không có lợi cho Trung Cộng.Vào thời nầy,
họ cũng chưa đủ mạnh,nhưng tham vọng thì luôn nung nấu trong lòng.Đặc biệt
trong năm nầy, hội nghị công ước về Luật Biển của L.H.Q nhóm họp, phía Mỹ cho rằng
lảnh hải chỉ là 3 hải lý,Trung Quốc nới rộng 12 hải lý(nhằm giới hạn sự tiếp
cận và tấn công của nước ngoài với lảnh thổ của T.Q)Trong bối cảnh như vậy,
họ công bố lảnh hải 12 hải lý,mà chủ yếu là giành lấy các đảo cùng Đài Loan. Đây là tình trạng cấp bách và cần thiết về
phía Trung Cộng, Cộng Sản Bắc Việt lúc nầy chẳng việc gì phải ứng phó. Nhưng nhân cơ hội, mập mờ “đánh lận con đen”,
họ đã đồng thời nhận vơ vào họ 2 quần đảo Hoàng và Trường Sa của Việt Nam (Bản
tuyên bố nầy cũng là bản sao chép đề nghị
của đại diện Liên Sô năm 1951 tại hội nghị San Francisco,và bị nghị hội bác bỏ).
Tuyên bố láo lếu là quyền của họ, vấn đề là VN có “trao” cho họ không. (Sẽ được trình bày sau), Vấn đề cần nói
là VN là “đàn em”, và đang rất cần họ trợ giúp trong âm mưu xâm chiếm luôn miền
Nam, nên phải chiều chuộng đàn anh , vì
“vừa là đồng chí,vừa là anh em”(!).Tuy nhiên có phải vì vậy mà phải
đến nổi “nhường” 2 quần đảo cho TC không. Người ta không cần đề cập đến những
“bí ẩn” bên trong “anh em bầu bạn”, mà chỉ xét trên văn bản chánh thức cùng những
sự kiện, chứng lý cụ thể qua những chặng đường lịch sử, những văn kiện chánh thức
và nhứt là những sự thật cụ thể, rõ nét, mọi người đều thấy rõ, Việt Nam Cộng Sản,
qua công hàm 1958 hoàn toàn không giao 2 quần đảo cho “quan thầy’ bao giờ. Kết
luận nầy căn cứ vào những yếu tố như sau:
a/-Đây
là một vấn đề thật trọng đại, liên quan đến lảnh thổ lảnh hải và mang tầm cở quốc
tế, không thể có sự hiểu ngầm, mà phải chi li từng lời từng chữ.Trong công hàm
, Việt Nam chỉ nêu sự kiện công nhận “lảnh hải 12 hải lý”, không có câu
chữ nào khác. Hơn ai hết, ông Phạm văn Đồng cũng thừa hiểu quyền hạn về “lảnh
thổ” là của quốc hội (cho dù là “quốc hội đảng cử dân bầu” của họ). Giả
dụ nếu có phụ bản đính kèm,thì phải ghi rõ và kèm theo với cả chữ ký con dấu. Chuyện quốc gia đại sự,đâu phải như đùa. Và
cần xác định lại cho rõ một lần nữa, trong quốc thư chánh thức trên xã hội văn
minh thế giới, chữ “đồng chí”, không có ý nghiã gì, và coi như không có.
Từ ngữ “đồng chí” là của riêng của các người Cộng sản,không can hệ gì với thế
giới và công pháp quốc tế.
b/- Trong thời điểm nầy, Hoàng Sa và
Trường Sa là của Việt Nam Cộng Hoà,một quốc gia có chủ quyền được quốc tế công
nhận. Trên trường quốc tế, rõ ràng hiện hữu HAI QUỐC GIA (VIỆT NAM CỘNG HÒA và
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, ông Thủ Tướng nước khác là V.N.D.C.C.H không thể có
quyền tài phán(hay làm chủ) hai quần đảo nêu trên,vố của VIỆT NAM CỘNG HÒA.Công lý không thể chấp nhận, không thể tưởng
tượng nổi một người trao cho ai đó món gì không phải của mình,hoàn toàn không
có trong tay mình. (Đây cũng là lý
lẽ mà các viên chức Cộng sản từng nêu lên nhiều lần sau nầy)
c/-Đối với hành động láo lếu của
Trung Cộng, người ta có thể nêu lên một lý luận vô cùng “bình thường” nhưng rất
căn bản, Việt Nam hoàn toàn không có hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, thì lấy đâu
mà giao(nếu muốn giao) cho Trung Cộng,vì Việt Nam chỉ có “HOÀNG và TRƯỜNG
SA mà thôi.
3/-
Công hàm qua đánh giá, nhận định của quốc tế khách quan:
a/- Trước tiên, về đánh giá của GS
Carl Thayer (nguyên GS học viện quốc phòng Úc, chuyên gia về Việt Nam và
Đông Nam Á). Theo vị GS nầy, công ước quốc tế về luật biển(UNCLOS) không chấp
nhận yêu sách về lịch sử hay sự biện minh lịch sử là yếu tố quyết định trong việc xác định chủ
quyền( TC cứ to mồm nêu “sự kiện lịch sử cả ngàn năm, và đã tự vẽ cái lưõi
bò)Vị nầy cũng nói rõ: “luật pháp quốc tế đòi hỏi một quốc gia yêu sách chủ
quyền phải chứng minh việc chiếm hữu và quản lý liên tục”. Từ đó, ông cũng đã
khẳng định, chánh quyền phong kiến V.N đã xác định và thực thi chủ quyền môt
cách hoà bình và liên tục từ thế kỷ 17-18. Qua thời Pháp thuộc, chánh phủ Pháp
cũng đã thay V.N thực thi chủ quyền và khi Pháp ra đi, trả độc lập lại cho VN,
Pháp cũng đã chánh thức giao quyền quản lý cho V.N hai quần đảo nầy.(Và lúc
nầy,hoàn toàn không có nước nào mang tên Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam cả)
Ông cũng nêu lên lên sự kiện T.C
không có bất cứ bằng chứng cụ thể nào chứng minh họ chiếm hữu 2 hai quần đảo nầy,
trước khi họ dùng võ lực đánh chiếm phi pháp Hoàng Sa tháng 1/1974 và một số
bãi đá ngầm Trường Sa của V.N năm 1988. Đặc biệt, về công hàm 1958, vị GS nầy
đã nêu rõ: “Bức thư của Thủ Tướng Phạm
văn Đồng gửi Trung Quốc không đề cập tới Hoàng Sa hay Trường Sa, cũng như không
hề thừa nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1958, VNDCCH vẫn hy
vọng thống nhứt theo các điều khoản chính trị của Hiệp định Genève, còn VNCH vẫn
duy trì sự hiện diện liên tục ở nhóm Nguyệt Thềm(Hoàng sa từ 1956 đến tháng
1/1974”( thì bị TC dùng vũ lực đánh chiếm).
Vị GS nầy cũng phân tích thêm:” sự phản đối của chánh phủ Cách Mạng Lâm Thời
Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMN), ngay sau khi TCđánh chiếm Hoàng Sa. Chánh phủ LTMNVN cũng là một bên ký trong HĐ Paris trước khi
VN thống nhứt năm 1975 , cùng với VNDCCH(Bắc Việt) trở thành thống nhứt và là
thành viên của LHQ. Sau khi thống nhứt, CHXHCNVN trở thành quốc gia kế thừa và
tiếp tục chánh sách của CPLTMNVN liên quan đến biển Đông”. (tức là thi hành
theo yêu sách cùa Chánh Phủ Lâm Thời). . .
b/-Một nhà nghiên cứu khác, ông
Leszek Buszynski (Đại học quốc gia Úc) đã khẳng định :” Theo các quan điểm hiện đại trên thế giới,biển Đông chưa bao giờ là lảnh
thổ của Trung Quốc.Đó là một khu vực ở rất xa lục địa và thực sự không phải là
một phần của đế chế Trung Quốc”
c/-Nhà nghiên cứu Jean Pierre
Ferrier( Đại Học Paris 2-Pháp) cũng khẳng định như sau: “nghiên cứu về lịch sử chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, cho thấy dưới
cái nhìn của luật pháp quốc tế,Trung Quốc chưa hề thực hiện sự chiếm đóng hiệu quả, liên tục và bình thường,
cho tới khi sau cuộc tấn công quân sự và chiếm đóng trái phép năm 1974.Việc chiếm
đóng và triển khai quân sự của Trung Quốc đã vi phạm trầm trọng luật pháp quốc
tế(xử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp),không thể hợp thức hoá việc Trung
Quốc thay thế chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo nầy.” Nhà nghiên cứu
cũng đã nêu rõ thêm: “ Mặc dù chiếm đóng
kéo dài đã 40 năm , nhưng cơ sở của việc chiếm đóng vẫn không có gì thay đổi. Chiếm
đóng bằng vũ lực chưa đủ để hơp thức hoá. Trung Quốc chưa bao giớ thực hiện bất
cứ hành động chánh thức nào đáp ứng theo quan điểm của luật pháp quốc tế. Nghị định thư cấp tỉnh năm 1921 là không đủ,
bởi vì không phải là chủ thể được luật quốc tế nhìn nhận.” ( năm 1921, thống
đốc của tỉnh Quảng Đông tuyên bố sát nhập
Hoàng Sa vào đảo Hải Nam, nhưng không thực sự chiếm hữu Hoàng Sa. Cũng
có một số ít ngư dân Hải Nam được phép ra khai thác phân chim, thường chi tạt
vào vài giờ.Theo công pháp, tỉnh Quảng Đông chỉ là cấp tỉnh, không thể thay thế
nước Trung Quốc .Chỉ có quốc gia mới là một chủ thể được quốc tế công nhận). .
Riêng đối với công hàm 1958, giáo sư nầy đã nói rõ:” Vào thời điểm đó và cho tới thời điểm thống nhứt Việt Nam năm 1975, ông
Phạm văn Đồng không có quyền tài phán nào đối với quần đảo Hoàng Sa, mà lúc nầy
thuộc Đà Nẳng của Việt Nam Cộng Hoà”
Và còn vài nhà nghiên cứu luật gia
quốc tế, với những luận cứ tương tự . . .
d/- Cuối cùng,đây là một điểm mấu chốt căn bản .Đó là, lời tuyên bố của T.Q chỉ là “lời tuyên bố đơn phương”(unilateral
declaration) nên cần phải có văn kiện pháp lý quốc tế liên hệ giải thích.Đằng
nầy, ngay thời điểm đó ,T.C đã không đưa ra một văn bản nào chứng minh rằng H.T
S là của họ.Mà nguyên tắc hàng đầu theo
điều 8 cuả Luật Q.T thì coi như tuyên bố của TC hoàn toàn không có giá trị. Ta hãy nêu lên “chuyện như đùa”, giả dụ Hoa
Kỳ là một quốc gia yếu kém, Trung Cộng có thể đơn phương tuyên bố rằng Hoa Kỳ
là lảnh thổ của họ, vì trong thế kỷ 19,20, hàng ngàn người Tàu có mặt(qua xứ
nầy làm phu phen đường sắt, rồi chết chôn xác nơi bang Cali), thì đất Hoa kỳ
là của Trung Hoa. !!!
Và rồi, Trung Cộng đã lại đưa ra nguyên tắc”estoppel”.Nguyên
tắc nầy vốn có từ lâu trong luật áp dụng tại Anh quốc, sau nầy được đề cập
trong luật quốc tế. Vậy estoppel là gì?. Là một nguyên tắc theo đó “một quốc
gia không có quyền nói hay hoạt động ngược lại những gì mình đã nói hoặc hoạt động
trước kia”(?). Trung Cộng đã nhận vơ,nhưng rồi thấy mình đuối lý nên đã lại nêu
lên nguyên tắc nầy, với hàm ý,nếu trước đó(1958) Bắc Việt qua công hàm của PVĐ
gởi cho TC, thì nay đã nuốt trọn được miền Nam(có sỡ hữu 2 quần đảo) thì phải
giữ lời hứa, nếu không là vi phạm nguyên tắc estoppel. Thật buồn cười, chỉ toàn
nói suông, vì chưa bao giờ và không bao giờ có một văn bản nào của VN giao 2 đảo
cho TC cả.
Cần phải ghi ra một sự kiện vô cùng quan trọng,nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà(Bắc Việt) trước năm 1975 và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (gồm Bắc
Việt và Việt Nam Công Hoà sát nhập sau 1975)là hai quốc gia hoàn toàn khác biệt
và được quốc tế hoá(được quốc tế công nhận).Và quốc gia C.H.X.H.C.N.V.N(khoản
1976) không nợ nần gì cả, không ràng buộc
gì cả với Trung Cộng. Công hàm của ông Phạm văn Đồng đươc ký kết năm 1958,
trong khi quốc gia sau nầy khai sinh vào năm1976. Thêm một sự kiện quan trọng
khác nữa cần quan tâm. Đó là, trước năm 1975, xuất hiện một chánh phủ gọi là
Chánh phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.Không đi sâu vào phân tích, về khía cạnh nào đó, khi Trung Quốc đánh chiếm
Hoàng Sa, chánh phủ nầy đã phản đối, và ngày 30-4-1975, cũng quốc gia nầy tiếp
quản lảnh thổ VNCH(trong đó có 2 quần đảo H. và T. Sa) Một năm sau đó(1976),chánh phủ V.N.D.C.C.H
“nuốt chủng” miền Nam thành lập nước CHXHCNVN. Rõ ràng quốc gia Cộng Hoà Miền
Nam VN không nợ nần, cam kết gì với Trung Cộng. Sự kiện rõ như ban ngày,được cả
quốc tế công nhận, thế nhưng khi có cơ hội TC luôn lải nhải về nguyên tắc
estoppel.(?) Càng đáng tiếc hơn, người ta cũng thấy một vài “luật gia, nhà
nghiên cứu” tại hải ngoại đã chẳng hiểu do đâu đã đề cập nguyên tắc nầy với hàm
ý VN phải giữ đúng lời cam kết.
4/-/-Về công hàm nầy, chánh phủ V. N Cộng sản dù cả
nể Trung Quốc, cũng đã nhiều lần công bố bạch thư,họp báo nêu lên quan điểm của
mình.
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt, giảng viên Luât quốc tế
(Sài gòn) cho là “công hàm vào thời điểm đó,mà Trung Quốc cũng đã ký vào Hiệp Định
Genève,cũng thừa hiểu và công nhận về pháp lý,Thủ Tướng Phạm văn Đồng(Băc Việt)
không có trách nhiệm quản lý phần lảnh thổ phía Nam(dưới vĩ tuyến 17) –(www.wikipedia.org/wiki/cong
ham).
Về tiếng nói chánh thức ,cũng không thiếu,như trong
cuộc họp báo ngày 23/5/2014,Bộ ngoại giao VN Cộng Sản lần đầu tiên chánh thức
tuyên bố: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư, chứ không đề
cập tới Hoàng Sa, Trường Sa, vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với
Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công
thư gởi Trung Quốc lúc đó Hoàng và Trường Sa thuộc quyền quản lý của VNCH. Trung
Quốc cũng là một bên tham gia ký kết
trong hiệp định Genève 1954. Rõ ràng không thể cho người khác cái gì mà bạn
chưa có được(Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới,Bộ Ngoại Giao VN)-
www.vi,rf.f/vietnam
VII/-Về
phán quyết của toà trọng tài quốc tế:
Cùng liên quan vấn đề Hoàng Sa và
Trường Sa, vừa qua trong năm 2016, một sự kiện vô cùng quan trọng là quốc gia
Phi Luật Tân đã kiện T.C ra toà án quốc tế.Kết quả,Toà Trọng Tài Thường Trực
Q.T La Haye ra phán quyết nói rõ :
-T.Q đã xâm phạm chủ quyền của
Philippines tại vùng đặc quyền kinh tế .Toà án nầy cũng nói rõ,Trung Quốc không
có vùng đặc quyền kinh tế nào ở Trường Sa (mà đa phần các đảo là của VN thụ
đắc làm chủ từ bao trăm năm),ngay cả đảo Ba Bình mà Đài Loan đang tạm kiểm
soát, cũng không phải là đặc quyền kinh tế của T.Q.
-Phán quyết cũng nêu rõ T.Q đã gây
nhiều tác hại không thể khắc phục đối với các rặng san hô ở Trưòng Sa, tạo nguy
cơ gây căng thẳng.
-Phán quyết cũng chỉ trích T.Q,xây dựng
các đảo nhân tạo là điều không phù hợp với trách nhiệm của môt quốc gia.
Chúng ta đã biết, Toà Trọng Tài Thường
Trực Quốc Tế là cơ quan quốc tế có trách nhiệm phân xử giải quyết các tranh chấp,mà
chính Trung Quốc đã long trọng ký kết. Cần nhắc lại là vào tháng 1/2013 Philippines
đã nạp đơn thưa T.Q ,và mãi đến 3 năm
sau(1/2016),toà nầy đã ra một phán quyết
dài 497 trang nêu những sai trái của T.Q. Nước Phi đã nêu những bằng chứng cùng
lý luận , đặc biệt cho rằng “cái lưỡi bò” do T.Q tự vẽ là điều vô cùng phi lý, vô
căn cứ không phù hợp với công ước quốc tế về Luật Biển(UNCLOS). Tiếc thay, phán
quyết của Toà lại không có tính cưởng hành, và cũng không có cơ quan nào trừng
phạt nếu quốc gia bị thua kiện không thi hành.Và dĩ nhiên,T.Q muối mặt “không
chấp nhận” phán quyết nầy,cũng như không đưa ra những phản biện như thể lệ cho
phép. Và cũng đáng tiếc thay, công lao của chánh phủ Phi trước, lại bị chính
ông T.T sau nầy của họ là Duterte sổ toẹt.Vụ việc không thể trình bày chi tiết
hơn, có điều cho dù phán quyết không có tính cưởng hành,nhưng đã là một cái tát
đau cho T.Q,là một vết nhơ cho một quốc gia tự nhận có nền kinh tế đứng thứ hai
toàn cầu. Vế phiá VN, đây là một điều quá tốt, có thể nói đây là một án lệ hoàn
toàn có lợi cho VN.Tiếc thay, và cũng đau đớn thay cho đất nước VN, đã “không
thèm” đâm đơn kiện như Phi,vì nếu kiện đương nhiên sẽ thắng lợi. Cũng còn may,
phát ngôn viên Bộ ngoại giao VN đã cho hay “Việt Nam hoan nghênh phán quyết
của Tòa và chánh phủ VN sẽ ra tuyên bố chánh thức về nội dung phán quyết nầy”.
Cũng
cần nhắc lại, Toà Trọng Tài là cơ quan với các luật gia tài giỏi công minh (mà
T.Q không dễ gì mua chuộc bằng tiền hay thủ đoạn nào), và phán quyết sẽ đi vào
lịch sử. Hiện nay,thì hầu như tất cả các
quốc gia văn minh.dân chủ đã biểu lộ sự đồng tình,cụ thể như chánh phủ Nhựt đã
gọi: “phán quyết của toà là chung cuộc,mang tính ràng buộc về pháp lý đòi hỏi tất
cả các quốc gia phải tuân thủ”. Cũng như ông Chủ Tịch Hội Đồng Âu Châu Donald
Tusk nói rằng: “ tất cả các quốc gia đều có bổn phận phải bảo vệ điều nầy” (www.rfa.org ) ngày 12/7/2016.
Sau đây là một vài sự kiện vô cùng
quan trong, để chứng tỏ Hoàng Trường Sa là của Việt Nam, bởi vì chính TRUNG HOA
TỰ NHẬN điều nầy.
****** Sách của Trung Quốc khẳng định
Hoàng,Trường Sa là của Viêt Nam.(https://mail.google)
Đây
là một tài liệu vô cùng quý giá,được in vào đời vua Đức Tông(Tải Điềm nhà
Thanh,niên hiệu Quang Tự 1875-1909). Sách có tên “danh hoàn chí lược”(sách
ghi chép về địa lý thế giới),in thạch bản bằng chữ Hán.Sách cở khổ 20cm
x14.5 cm , gồm nhiều tập, biên sọạn từ năm 1849 và đến 1894 mới được in.Đây là
những chi tiết liên quan khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nơi quyển một (gồm
3 tập) có ghi các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.Kèm theo có bản đồ mang tên “Hoàng Thanh nhứt thống dư địa toàn đồ”( bản
đồ toàn quốc thống nhứt đời nhà Thanh),trên bản đồ nầy có vẽ các nước cùng
có chung biên giới với Trung Quốc như:Việt Nam, Mộng Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên.Nơi
phần biển đảo,Trung Quốc chỉ vẽ tới đảo Quỳnh Châu(Hải Nam) ,đảo Đài Loan( Trung Quốc và kế tiếp là biển,hoàn toàn
không có vẽ hay ghi chú đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Điểm cuối lảnh thổ của Trung
Quốc là Hải Nam mà thôi). Nơi trang 41
và 41,có vẽ eo biển Quảng Nam (có ghi rõ Nam Việt-tức Việt Nam),bên cạnh eo biển
nầy có vẽ đảo Thất Châu Dương,tức Hoàng Trường Sa-Vạn Lý Trường Sa.Trên bản đồ
có ghi rõ Thât Dương Châu thuộc địa phận biển Việt Nam.Nơi trang 55 và 56,có vẽ
và chú thích về Ấn Độ Dương và có ghi rõ : “biển và đảo Thất Dương Châu (của Việt Nam) giáp với Quỳnh Châu( Hải Nam )
của Trung Quốc.
VIII/-
Những sự kiện quan trong liên quan:
Sau đây là một vài sự kiện liên quan:
1/-Bà
Thủ Tướng Đức tặng bản đồ cho Tập Cẩm Bình (lảnh tụ Trung Hoa).
.
Trong chuyến viếng thăm Đức Quốc, vào buổi tiệc tối ngày 28/3/2014,bà
Thủ Tướng quốc gia nầy đã tặng cho họ Tập tấm bản đồ vẽ năm 1735, in tại Đức.Trong
tấm bản đồ có chú thích bằng chữ Latin”
Trung Quốc Chuẩn” cho thấy vùng dân cư người Hán ,không có Tây Tạng, Tân Cương,
Mông Cổ hay Mãn Châu.Biên giới tận
cùng của Trung Quốc về phiá nam kéo dài đến đảo Hải Nam là hết (và đương nhiên
không có 2 đảo Hoàng và Trường Sa của Việt
Nam.)
Đây
là một động tác vô cùng ý nghiã, mà theo tin tức, họ Tập rất xấu hổ khi khám
phá ra sự thật.Trong ngọai giao, mọi động tác đều được nghiên cứu kỹ,và bà Thủ
Tướng không phải vô tình tặng tấm bản đồ.Thật ra nếu là một bản đồ bình thường
thì chắc bà Thủ Tướng “không quỡn” làm cử chỉ nầy.Về giá trị, đây là bản đồ in
hàng vaì trăm năm trước, không có tên các nước nêu trên, Như vậy chỉ về
sau,chính Trung Quốc đã lần lượt xâm lăng các quốc gia đó. Riêng về đối với Việt
Nam, hẳn bà Thủ Tướng và tất cả các quốc gia văn minh tiến bộ (chỉ trừ Nga
Sô vì lợi ích riêng tu đã lấp lửng) đều biết rõ Hoàng Sa và Trưòng Sa là của
Việt Nam,mà từ 1974 Trung Hoa đã dùng vũ lực lấn chiếm. Sự chiếm giữ bằng vữ
lưc của Trung Cộng cả thế giới đều biết,thì
coi như vô giá trị.
Thật vô cùng đau đớn cho tổ quốc Việt
Nam, ngày nay Trung Quốc đã ỷ thế “sức mạnh trên đầu súng” và “công lý trên đầu
súng”, mưu toan chiếm tất cả biển đảo của Việt Nam.Niềm đau nầy vô cùng tận,nhưng
còn một niềm đau vô cùng nữa là người
dân Việt biểu tình phản đối Trung Quốc thì bị chính chánh quyền Viêt Nam đàn áp
thẳng tay. Thật là một điều lạ lùng không hiểu nổi. (Sự thật cần nêu lên, là
trong nước và các nước C.S khác cũng thế,họ hoàn toàn không chấp nhận biểu tình, cho dù mục
tiêu cuộc biểu tình là gì)Và tiếp theo là:
2/-Một thanh niên ,một nghiên cứu
sinh Trần Thắng chứng minh Hoàng Trường
Sa là của Việt Nam(http://mail.google.com.mail)
Tại
đại học Yale (Hoa Kỳ) đã tổ chức triễn lãm “Hội thảo quốc tế về sự xung đột
trong biển Đông”.Nơi đây, có xuất hiện một tài liệu triễn lãm vô cùng giá trị
do anh Trần Thắng sưu tập, sau nhiều năm tìm tòi và mua lại với chính tiền túi
của anh.
Tài
liệu gồm có:
-20 bản đồ Hoàng Sa
-20 bản đồ cổ Trung Quốc
-và 2 sách Atlas.
Trong số tư liệu nầy có dữ kiện
chính xác và đáng ghi nhận như sau
-20 bản đồ Hoàng Sa do các nước
phương Tây và Việt Nam vẽ từ 1618-1859, cho thấy Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt
Nam.
-20 bản đồ từ 1626-1980, cho thấy
phía nam tận cùng của Trung Quốc là đảo Hải Nam
3/-Tài
liệu Trung Cộng tự nhận:
Trong
triễn lãm nầy của Ông Trần Thắng cũng gồm có- hai sách bản đồ Atlas,một cuốn do
nhà nước Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh (1933) và một cuốn do Bộ Giao Thông
Trung Hoa Dân Quốc in năm 1919 tại Nam Kinh.Ấn bản do nhà nước Trung Hoa phát
hành bằng 3 ngôn ngữ:Trung Hoa, Anh,Pháp.
Những tư liệu chánh thức do chánh
phủ Trung Hoa Dân Quốc in ra không thể có sự lầm lẫn được.Người ta được biết,
sau nầy Trung Cộng đã cho thu hồi thiêu hủy hầu hết các tư liệu nêu trên,nhưng
tại các nước khác, trong thư viện các nước khác, Trung Cộng không thể.Và sự thật
đã quá rõ.
Còn thật nhiều tài liệu chứng tích,vì sự thật mãi mãi là sự thật ,rất
tiếc không cập nhựt đầy đủ nơi đây.Hy vọng những góp nhặt,tóm lược phần nào góp
phần vào những gì người Việt mọi nơi,mọi miền,mọi chánh kiến cần muốn biết về
hai quần đảo thân yêu của Việt Nam.
Hùng
Việt
Tài
liệu tham khảo:
_ http://nghiencưbiendong.vn/tổng quan
-http://
thuvienphapluat.vn/tintuc
-wikipedia.org/wiki/haichienhoangsa
-web.archive.org
Hoàng
Trường Sa”, LS Nguyễn Hữu Thống(Nhựt báo Người Việt số 8070 ngày 11/1/2008)
“Hoàng
Trường Sa dưới khía cạnh pháp lý và lịch sử”,LS Nguyễn Hữu Thống(NB/Người Việt
số 8069 ngày 10/1/2008)
-“Thêm
những đều cần nói về Hoàng Trưòng sa”,LS Đổ Thái Nhiên,NB Người Việt ,ngày
28/1/2008
_”Cộng
sản Việt Nam và vấn đề Hoàng Trường Sa”,NB Viễn Đông ngày 29/12/2007
-Trận
Chiến Hoàng Sa, Đại tá Hà văn Ngạc,dài Little Sài gòn ngày 21tháng 12/2007
Phụ đính: Tài liệu
trong kho lưu trữ của Pháp:
Hai tài Liệu tại kho lưu trử Pháp khẳng
định Hoàng Sa là của Việt Nam
(Năm 1938, khi còn bảo hộ Việt Nam, Chính phủ Pháp nhiều lần khẳng định
chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Tài liệu được lưu trữ tại Trung
Tâm Lưu Trữ Của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Marseille, Pháp: Kí Hiệu Hồ Sơ
số: MQ28/02.)
Việt Nam xây dựng
Trạm khí tượng tại Hoàng Sa
Ở tài liệu thứ nhất,
với đề tài: “Pháp có chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hay không?” đã
khẳng định: “Ngày xưa, quần đảo Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam. Vương triều
An Nam (nhà Nguyễn – người dịch) đã đóng quân trên đảo này từ đầu thế kỉ XIX.
Quần đảo này là vùng thuộc chủ quyền của An Nam (Đại Nam tức Việt Nam – người
dịch). Pháp chỉ làm cái việc là khẳng định tất cả các quyền không thể chối cãi
đối với quần đảo này. Vấn đề này là thực tế”.
Tư liệu lưu trữ
(1938) khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa
Năm 1932, dưới thời
Toàn quyền Pasquier, một tàu Pháp đã đổ bộ lên và cắm cờ Pháp trên quần đảo
này.
Tài liệu cho biết
thêm: “Để bảo đảm an toàn hàng hải trên vùng biển này, chính quyền Đông
Dương đã thiết lập trên quần đảo này hai ngọn hải đăng và một trạm khí tượng.
Một vài biệt đội vùng với lực lượng đông đảo cảnh sát người Việt cũng đã được
cử đến quần đảo này để bảo vệ những công trình này. Trong năm 1937, một quan
chức hành chính của chính quyền Đông Dương cùng 6 lính bảo an đã thực hiện cuộc
kiểm tra trên quần đảo này nhằm duy trì hai ngọn hải đăng và bảo đảm cho trạm
khí tượng đặt trên quần đảo này được hoạt động tốt”.
Hoàng Sa thuộc chủ
quyền Việt Nam từ thế kỷ XIX
Tài liệu thứ hai
trong Hồ sơ lưu trữ cho biết: “Theo luận điểm của Pháp, quần đảo Hoàng Sa
đã được sáp nhập vào Việt Nam bởi Vua An Nam (Vua Nguyễn) vào năm 1816, sau đó
là bởi Courbet vào năm 1885. Vào năm này, Trung Cộng đã thừa nhận rằng, Pháp
thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này”.
Tài liệu cũng nêu
rõ, lối vào quần đảo Hoàng Sa là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không
thể.
“Quần đảo này được
tạo bởi 36 đảo nhô lên hoặc đảo chìm. Yếu tố này thực sự nguy hiểm đối với giao
thông hàng hải. Những đảo lớn của quần đảo này bao gồm các đảo: Tri Tôn,
Pyramide, Lincoln, Boiseé, Rocheuse, Roberts, Pattle, Amphitrite,…”.
Một số hải đội người
Việt đã đóng trên quần đảo này, nằm giữa đảo Hải Nam và cảng Đà Nẵng. Tuy
nhiên, khi Chính phủ bảo hộ Pháp và triều đình Việt Nam thiết lập trên quần đảo
Hoàng Sa một vài ngọn hải đăng và trạm khí tượng để kiểm soát bão, thì Bộ Ngoại
Giao Trung Cộng lại kiến nghị với Bộ Trưởng Pháp rằng, quần đảo này là của
Trung Cộng.
Chính phủ Pháp khẳng
định, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam năm 1816. Đến năm 1885,
Trung Cộng cũng đã thừa nhận, Pháp thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối
với quần đảo Hoàng Sa.
Trung Tâm Lưu Trữ
Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Marseille (CCIMP) ở số 9 đường La Canebìere,
13001, thành phố Marseille, nước Pháp. Trung tâm này chủ yếu lưu trữ những tài
liệu liên quan tới thương mại giữa Pháp và các nước trên thế giới cũng như với
thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam. Nguồn tài liệu ở đây được chính thức
thu thập và lưu trữ từ thế kỷ XVII. Các hồ sơ lưu trữ ở đây phản ánh những
thông tin liên quan tới chính sách thương mại, quan hệ thương mại, thuế từ thế
kỉ XIII đến nay. Nguồn lưu trữ ở đây được chia thành 3 phông chủ yếu: Phông cũ
là những hồ sơ chứa đựng thông tin từ năm 1801 trở về trước, gồm các tư liệu từ
A đến K. Phông hiện đại là những hồ sơ chứa đựng thông tin từ năm 1801 đến nay,
gồm các tài liệu nối tiếp: MA, MB, MC, MD, MÉTROPOLE, MF, MG, MH, MJ, MK, ML,
MM, MN, MP, MQ, MR, AC. Phông đính kèm là những hồ sơ liên quan tới các công ty
thương mại, những nhân vật, quan chức thương mại của Pháp và các thuộc địa
Pháp. Tài liệu liên quan tới Hoàng Sa mà chúng tôi đề cập nằm lẫn trong Hồ sơ
série MQ thuộc phông hiện đại.