VỀ BỨC TƯỢNG “THƯƠNG TIẾC”

                    Hoài Việt

Đề cập đến tỉnh Biên Hoà, người ta không thể nào không nhớ đến nghiã trang quân đội, với trên 15 ngàn ngôi mộ của các chiến sĩ VNCH nằm xuống vì quê hương. Buồn thay sau ngày 30-4-1975, nhà cầm quyền mới đã cố tình tìm cách triệt hạ, phá huỷ nơi yên nghỉ của những người đã chết, cũng như xóa sạch những gì do Việt Nam Cộng Hoà tạo dựng. Sau cùng nhứt, họ đã “dân sự hoá” nghĩa trang nầy (có nghĩa là muốn xoá bỏ hẳn hay rồi sẽ tìm cách san bằng, giao lại cho chánh quyền làm kinh tế)

 



Nghĩa trang Biên Hoà, nơi yên nghĩ của hàng chục ngàn

 tử sĩ Việt Nam Cộng Hoà.Trước cổng sừng sửng bức tượng.

 “Thương Tiếc”

Người dân miền Nam xuôi ngược trên miền đất nước thương yêu, hay ít ra môt lần bon bon trên xa lộ Biên Hoà,từ xa hẳn phải nhận thấy sừng sửng bức tượng.Trong phần kế tiếp, là những góp nhặt,sưu tập đôi điều “bí ẩn” đầy thích thú về bức tượng ,tuy không còn hiện hữu ngoài nhân thế,nhưng sẽ tồn tại mãi trong lòng chúng ta.

Tác giả bức tượng là điêu khắc gia Nguyễn Thành Thu. Ông sanh năm 1934 tại xã Bình Hoà, Gò Vấp(Gia Định),tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.Ông được động viên vào quân đội, và cấp bậc sau cùng là đại uý.Những tác phẩm nghệ thuật của ông khá nhiều,nhưng phải kể những tác phẩm của ông thiên về quân đội nhiều hơn, như:Ngày Về, Chiến Sĩ Vô Danh, Trung Liệt. . và đặc biệt là bức tượng Thương Tiếc đặt trước cổng nghĩa trang quân đội Biên Hoà.Một bức tượng với nhiều kỳ tích, huyền thoại và phải gánh chịu bao nhục nhả oan khiên như chính tác giả và cả “bên thua cuộc”. 

. . .Khởi đầu, theo ý tưởng và mệnh lệnh của TT Nguyễn văn Thiệu, điêu khắc gia N.T.T  phải thực hiện một bức tương đặt trước nghiã trang quân đội Biên Hoà. Theo ý của T.T,bức tượng phải là cái”nhưn” của nghĩa trang.Nhận được lệnh, trong suốt mấy tuần lễ nghĩ suy và ngày nào ông Thu cũng có mặt nơi nghiã trang quân đội Hạnh Thông Tây,và luôn chứng kiến cảnh trực thăng mang những thi hài các quân nhân VNCH tử nạn từ chiến trường.Một hôm, ông vào quán uống nước ,chợt nhìn thấy cảnh một quân nhân binh chủng Dù, ngồi uống bia, miệng luôn to nhỏ tâm sự với một ly thứ hai trên bàn(mà không có ai ngồi).Anh lính dù như bất cần đời, chẳng quan tâm đến ai,ngay cả khi viên đại úy Thu muốn đến làm quen. Ông Thu vì thấy lạ, và hình ảnh anh lính dù như có gì khác thường, kỳ lạ lắm. Cuối cùng thì Ô. Thu cũng biết tên và đơn vị. Anh lính dù là hạ sĩ Vỏ văn Hai, người mẫu của bức tượng “ Thương Tiếc”.

Qua thời gian, Đ.K.G Thu đã nghĩ ra 6 đề án, và chưa có ý tưởng phác thảo hình ảnh anh Võ văn Hai, cho dù hình ảnh anh hạ sĩ Hai như luôn ám ảnh, gây ấn tượng vô cùng. Và rồi vào một ngày được lệnh, 




          Hình ảnh tượng “Thương Tiếc”(cận ảnh)

Trong khi chờ diện kiến T.T Thiệu, ông Thu lại nghĩ ra ý tưởng và ngay tại dinh TT, ông đã vội lấy bao thuốc lá (bên trong) phác thảo hình ảnh anh Hai,lại là hình ảnh phát thảo ông Thu ưng ý nhứt.Tuy nhiên,nếu trình mảnh giấy là bao thuốc lá cho T.T là điều “vô phép”.Nhưng như một phép lạ, một điều kỳ diệu là khi ông Thu mạo muội trình ra mãnh vẻ trên bao thuốc lá là: “có hồn” nhứt và T.T Thiệu lại chấp nhận. Thế là, ngay tại dinh T.T, ông Thu được  yêu cầu vẽ một phác thảo lớn hơn và  viên Đ.Tá  Cẩm, CVP/TT lạị là nguời mẫu bất đắc dĩ , với cả cây súng Garant đặt ngang đùi . Trong một phút xuất thần, hình ảnh Vỏ văn Hai hiện ra trong đầu, ông Thu đã vẽ xong hình ảnh phác thảo và được TT Thiệu ký tên vào. Phần kế  tiếp là đặt tên  cho bức tượng , ông Thu đề nghị các tên như:Khóc Bạn, Tình Đồng Đội, Nhớ Nhung, Thương Tiếc và Tiếc Thương.Cuối cùng TT Thiệu đã chọn tên “THƯƠNG TIẾC”.Thật buồn cười, hình ảnh viên đại tá với quân phục lắng cóong không phải là hình ảnh gây ấn tượng.Thế là ông Thu liên hệ với vị Tiểu Đòan Trưởng của Hai, và có tất cả 4 quân nhân(có vóc dáng cao ráo) được hưởng 3 tháng nghỉ phép, cho dù ông Thu chỉ để ý đến Võ văn Hai( cao khoản 1,60)mà thôi.(viên T. Đ.T thích thú và hãnh diện, đã tỏ ra hào phóng) Và rồi hàng ngày, anh hạ sĩ Hai mặc đồ dân sự đến làm người mẫu. Có những lúc, ĐKG Thu để anh Hai ngồi một mình, âm thầm “lén” nhìn   vào đôi mắt, chính đôi mắt đã hiện lên nét buồn ray rứt. Qua thời gian, ông Thu đã hoàn tất bức ảnh ưng ý nhứt, mà như đã nêu trên, căn bản chính là bức ảnh trên bao thuốc lá, chỉ khác lần nầy người mẫu là hạ sĩ Võ văn Hai(chớ không phải là đại tá Cẩm,chánh văn phòng của T.T Thiệu)

          Và cuối cùng sau 3 tháng, bức tượng bằng xi măng thành hình, được đặt trước nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà từ 1967 . Đến 1969, bức tượng được đúc bằng đồng, với hình tượng người chiến sĩ ngồi ngơi nghỉ cùng cây súng garant đặt trên đùi, đôi mắt xa xâm nhìn những đồng đội ra đi với lòng THƯƠNG TIẾC vô cùng(bức tượng đồng cao 6 mét,nặng 10 tấn)

Thật khá nhiều lời đồn đại về sự hiển linh của bức tưng như: đến nhà dân xin nước uống (sáng hôm sau nhìn thấy đôi giày trên bức tượng dính bùn). Nhảy xuống giải cứu những người bị cướp chận đường ,những tên cướp bỗng chết đứng. Có lúc đẩy tiếp xe rau cải từ Đà Lạt về bổng chết máy ngay tại nơi có bức tượng. Hỏi mua nhiều bánh mì ,nhưng sáng ra chủ bán bánh nhận ra toàn tiền vàng mã, trong khi mỗi nấm mồ trong nghĩa trang đều có một ổ bánh. Và còn nhiều chuyện nữa. . .Chuyện như thế nào, chẳng biết thực hư, riêng viên thiếu tá chỉ huy ĐĐ/hậu sự bán chánh thức nhìn nhận: “Chính ổng chớ chẳng ai” (Ổng đây là “người” ngồi trên bệ,là Võ văn Hai đấy).Sau đây là những mẫu chyện hoàn toàn có thật.

          Ngay sau ngày “đại thắng”, bức tượng đồng THƯƠNG TIẾC nơi nghĩa trang Biên Hoà đã bị kéo sập một cách KHÔNG THƯƠNG TIẾC, là lẽ đương nhiên. Riêng bức tượng bằng xi măng được mang về để sau gốc nhà ĐKG đã bị mấy mươi người kéo đến dập phá tan tành. Có lời đồn người mẫu Võ văn Hai bị tử nạn tại Quảng Trị, nhưng thật sự ông không chết. Hạ sĩ Hai bấy giờ đã là một ông già, đã từng đến tư gia ông Thu thăm 2 lần (trong khi ông còn “đi” cải tạo) và sau đó biệt tâm, vì e ngai bị truy tìm???.

          Riêng cá nhân ĐKG Nguyễn Thành Thu, sau khi cải tạo về, đã từng qua định cư tại Hoa Kỳ, nhưng vì lý do nào đó lại trở về quê nhà, lê kiếp đời nghiệt ngả, vụn vỡ với nổi THƯƠNG TIẾC đến hơi thở cuối cùng những bức tượng, những đứa con oan khiên năm nao cuà ông. (www.baotiengdan.com/2019 , http://batkhuatnet. . ) – Hoài Việt.

         

 

 


 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual