Lời tựa: Trong những
ngày bị “Con VI cấm cửa”,nằm nhà coi phim đến mờ mắt.Vô tình có xem cuốn phim với
cái tựa hơi lạ :
CÂN MẸ. HV tôi bèn “thêm hành dậm tiêu “, không phải “thêm mấm dậm muối” có
mà bị tăng huyết áp ,mệt lắm.
Có
một bà mẹ,tạm gọi là “bà Tư”, vì bà có 4 đứa con, có thể tương tợ như “Bà Tư bán
hàng có 4 người con. . .” trong lời bài hát của ông nhac sĩ họ Phạm. Thời trước,
bà mẹ có 4 người con là chuyện bình thường,có điều bà lập gia đình khá sớm,vào tuổi đôi mươi. Thật
là một đôi vợ chồng lý tưởng , và cuộc tình của họ vô cùng thơ mộng.Tên khai
sanh của bà là Hạnh,nghe đâu là con gái miệt Nha Mân(Sa Đéc) có tiếng là xinh đẹp,.Người
chồng là một chàng thanh niên, tên Hậu tuổi vừa tròn 22, đã “xếp bút nghiên “
,vào quân trường T. Đ, vì vào
thời loạn lạc, miền Nam đã bị miền Băc mang quân vào nhứt định “giải phóng”.Sau
3 năm từ ngày rời quân trường mẹ thân yêu là Trường BB Thủ Đức, trên ve áo người
chồng đả le lói 3 mai vàng , nhờ những chiến công, được thăng đặc cách. “Ông Tư”
là một sĩ quan can trường nơi chiến trận, mà cũng hùng dũng trong chuyện riêng
tư.Ông Tư vì mãi bận hành quân khắp vùng
4 CT, và những lần về phép ngắn ngủi, đã lập nên “chiến công”,trên dưới 4 năm sống
đời vợ chống , “bà Tư” đã cho ra đời 4 đứa con, có nếp có tẻ.Nhưng than ôi, chiến
cuộc càng khốc liệt, trong một lần chạm trán với địch quân, nơi chiến trường vùng
Kiến Tường, ông Tư đã nằm xuống vĩnh viễn .Thế là người mẹ tuổi vừa 25 đã phải
sống cảnh “single mom”.Vào thời nầy, chánh phủ đã chu cấp đủ tiền tử tuất, tiền
cô nhi quả phụ, nhưng để lo lắng đầy đủ hơn cho các con, bà phải tảo tần kiếm thêm thu nhập hầu nuôi đàn
con dại . Bà Tư không ngại được tiếng là “bà đại uý”, với đôi quang gánh trên vai, chuyên mua bán trái
cây bà dư sức nuôi các con đầy đủ , và cả việc học hành. Miền Nam bấy giờ đời sống
khá sung túc,và những “ông cảnh sát” không quá khó khăn ,rượt đuổi, dân chúng
không bị sách nhiểu.Nhờ vậy 4 đứa con cứ thế phát triển , học hành tấn tới,vào
thời nầy học sinh từ tiểu học đến cả đại học đều không phải đóng học phí.( chỉ
trừ trường tư hoặc các chi phí sinh hoạt khác) .Rồi ba vào tuổi đời dướỉ 30, cho dù phải dải dầu mưa nắng ,nhưng
“bà Tư” vẫn giữ được nét đẹp “ưa nhìn” của con gái miền sông nước.Và dĩ nhiên
khá nhiều người đàn ông muốn “cùngbà đi nốt khoản cuối của cuộc đời”,nhưng chẳng
hiểu sao bà không nhận lời một ai.Bà chỉ tìm vui trong cảnh . . “gà mái nuôi
con”.Hằng ngày, thỉnh thoảng bà thường xem coi con mình lớn lên cở nào, được bao nhiêu ký.Muốn biết bao nhiêu ký thì chỉ
còn cách đem con lên . . . cân . Thời nầy, những cái cân hiện đại, dể xử dụng
khá hiếm,mà bà cũng không thể mang con mình đến nhà máy xay lúa,nhờ cái bàn cân.Bà
bèn nghỉ ra cách treo cái cân lên sà nhà, dưới là cái “dống”(cái rổ khá to),bồng
từng đứa bỏ lên cân,và dĩ nhiên bà lấy cuốn sổ ghi chép sức nặng từng đứa con.
Thời
gian trôi nhanh, các con càng lớn,càng nặng thêm.Có một lần, khi cân đứa đầu lòng
đã trên 8 tuổi, bị té lăn cù,vì sợi dây treo bị đứt. Đứa con yêu đứng dậy, ôm mẹ
ra vẽ lo lắng, riêng bà vừa mừng,vừa cố nén chút lo buồn,vì dường như sức khoẻ
có sa sút đôi phần Các con bà luôn được dạy dỗ, luôn dễ dạy, nhứt là hết sức hiếu
thảo... Và có lẽ vì quá tảo tần, ít
chăm chúc sức khoẻ và sắc đẹp cho riêng mình, trông bà có vẻ già trước tuổi. .
. Chiến tranh càng ngày ác liệt, những đồng bào có điều kiện thường tìm về sống
nơi tỉnh lỵ hay Sài gòn, bà Tư cũng vậy,
sau bao năm tiện tặn, dành được một ít tiền,và đã quyết định mua một căn nhà tại
Saì gòn.Phải xa Sa Đéc, nơi vùng đất thân yêu, nơi có mồ mả cha ông và nhứt là
nơi bà đã gặp gỡ chàng trai tên Hậu, ôi
cái tên Hậu sao mà có vẽ hiền hậu dễ thương vô cùng,bà không khỏi nhuốm những
buồn dau . Nhưng bà đã suy nghĩ kỷ, phải tìm lên Sài gòn để tiện lo tương lai
con cái, bà mong con đứa sẽ thi vào trưòng Y khoa ,ra làm bác sĩ, đứa thì sẽ là
giáo sư, đặc biệt bà
mong có một đứa thi vào trường Võ Bị Đà
Lạt, sẽ là một sĩ quan can trường như ông Tư.Trước mắt bà là cả một niềm vui với
tương lai rực rỡ của đàn con. Thật buồn thay, cuộc chiến càng thêm ác liệt, bao
trân đánh dư dội từ vùng miền Đông, miền cao nguyên đất đỏ, đến cả vùng gần Sài gòn,miệt Bình Dương Hậu
Nghĩa đã diển ra nhiều trận chiến khốc liệt.Riêng tại Sài gòn, thỉnh thoảng người
ta nghe được cả tiếng đại bác dội về từ xa. . .Sài gòn càng ngày dân càng thêm đông,
căn nhà bà mua chỉ là căn nhà trệt nho nhỏ, được
cái nằm trong miếng đất khá rộng, trên 800 mét vuông,xung quanh khá nhiều cây ăn
trái.
Bà Tư dời lên Sài gòn được vài năm thì
kịp đến 1975, miền Nam bị tràn ngập bởi “những người từ Bắc vô Nam nối liền nắm
tay”( đúng như bài hát cổ súy công
khai của một tên nhạc sĩ cà khịa nào đó). Ôi
thôi, biết bao biến chuyển đổi thay,và cuộc sống riêng gia đình bà bị tác động thảm hại, mà nổi bật nhứt là
không còn được nhận tiền cấp dưỡng hàng tháng nữa.Tuy vậy, cũng còn may mắn,căn
nhà bà không phải là phố lầu,và cũng không phải nằm trên con lộ lớn,nên không bị
“khuyến khích “ đi kinh tế mới. Nhưng không hẳn phải thế, với cái lý lịch”vợ đại
úy nguỵ”, bà đã bị nhiều lượt gọi lên Phường “động viên” .May mắn là với tuổi đời
trên 40 ,bà Tư vẫn còn phảng phất nét đẹp con gái miền Tây,và tay chủ tịch Phường
bao lần “liếc dọc liếc ngang”.Thôi thì gặp thời thế thế thời phải thế, bà nghĩ
dùng lời ngọt ngào, đưa đẩy cũng chẳng tội lỗi chi,mà càng khiến tay chủ tịch mê
mệt,hết lòng che chở bà. Tay nầy là dân Sài gòn, chẳng học hành gì nhiều, và đã “biết thời thế”, tham
gia vào “cơ sở”gì đó, khi sau 1975 ông ta được “cơ cấu”, dần lên tới chức chủ Tịch
Phường,nhưng thiệt tình “cái tính người Nam” vẫn còn. . .. Đó là cái tính biết chút nhân nghĩa,lịch lãm ,và
nhờ vậy,bà Tư không phải lo lắng chi nữa, chẳng những không bị về vùng kinh tế
,mà còn được “cơ cấu” làm cửa hàng trưởng hợp tác xã kinh doanh thực phẩm,nhờ vào
trình độ học vấn. Thôi thì cũng phải thế, bà phải lo cuộc sống cho gia đình.Bà
còn được đề nghị vào đoàn , đảng
nhưng bà khéo léo từ chối,vì không thề sớm chiều quên vị thế của mình, đã từng vợ một đại úy VNCH. Thời gian dần trôi,
thấm thoát mà đã tên 20 năm từ ngày “giải phóng”,tay chủ tịch Phường đeo đưổi mãi,
không xong giờ cũng lo tìm mối khác,nhưng được cái là “không hờn giận” chi.Dù gì
cái bản tánh của người Nam là thế như đã nói.
Thời gian cứ thế dần trôi, sau bao
nhiêu năm thất bại trong con đường”tiến nhanh,tiến mạnh. . ..”,người ta phải đổi
mới để tự cứu,và xã hội dể thở hơn với “kinh tế thị trường định hướng”. . chi đó. Vào khoản sau năm 2010, Việt Nam phát triển vô
cùng nhanh, cao ố vài chục tầng mọc lên nhanh như nấm mùa mưa, đất đai tại thành
phố lớn,nhứt là tại Sài gòn giờ biến thành vàng, mỗi mét vuông tùy nơi có giá cả
vài ngàn đô. Ở Việt Nam giờ xử dụng đơn vị tiền tệ bằng đô la tiện và “chắc ăn”
không sợ mất giá,và nhứt là không phải mang nặng cả bao dễ bị ăn cướp.. . Cũng do vậy, căn nhà nằm trên miếng đất gần cả công của
bà Tư giờ “có giá” khá cao, khoản nhiều tỉ, tính ra đô la cũng 500 ngàn . Đáng lẽ không bàn đến chuyện “thiên hạ”,nhưng
phải khá khen nhà nước ta, đúng là “đỉnh cao”.Khi “làm chủ” đưọc nơi nào, thì Cứ
nêu khẩu hiệu” Đất đai là
sỡ hữu toàn dân,nhưg do nhà nước quản lý”. . . cái gì thì mang đi, cất dấu. .chớ
đất đai “nội mẹ” ai đào lên đem dấu đi đâu được.Cao siêu thật. Trở lại chuyện bà
Tư,giờ tóc đã điểm sương,phần bốn người con
đã lập gia đình,có điều chẳng đứa nào thành tài đổ đạc,như mơ ước của bà;mặt
khác các con giờ không còn ngon hiền như trước.Bà hơi buồn,nhưng biết sao hơn,
các con bà phải thích nghi với xã hội, cái xã hội bon chen,lừa đối để sống…Bọn
con bon chen lừa dối chẳng những ngoài xã hội,mà ngay cả trong gia đình.Ba con
lớn ra riêng,còn lại thằng Út đang sống cùng bà trong căn nhà,mà giờ đây theo
thời giá khá cao.Ba đứa con lớn luôn như những tay thợ săn cùng chỉa mủi súng vào
con mồi là căn nhà của mẹ ! Nhứt định không thể để thằng Út hưởng trọn,nên họp
nhau bày “kế sách” đều nhứt loạt đòi bà mẹ bán căn nhà chia tiền cho chúng.Thằng
con lớn “trời đánh” chẳng biết hư thực
ra sao, nhưng vừa òn ỷ, vừa “hâm doạ” là phải bán căn nhà, có tiền trả cho xã hội
đen,nếu không chúng sẽ thủ tiêu không nương tay.Mà vào thời nầy, xã hội đen ,nhứt
là tại “thành phố mang tên bác Hồ” nhiều như nấm mùa mưa.Trước sự năn nỉ gần như” đe doạ”,bà cũng mủi lòng vì bà là mẹ không thể để
con mình bị giết,cho dù giờ đây những đứa con đã chẳng còn dễ dạy ,hiếu thảo như
ngày “xa xưa” nữa, bọn con nhứt định chia phần đầy đủ ,nhưng còn bà mẹ thì ở đâu và ai nuôi?Bọn
con giờ hiếu hạnh thì ít nhưng gian manh có thừa, nhưng cũng tỏ ra hiếu hạnh biết
điều bằng cách là chia tiền bán nhà ra 5 phần ,bà mẹ vẫn được một phần .Phần nầy
đứa nào lảnh nuôi bà mẹ sẽ . . lảnh phần tiền của mẹ luôn.Số tiền theo thời giá
bây giờ gần 2 tỷ (khoản 100.000 đô Mỹ)Và
bọn con nghĩ ra diệu kế là chia ra mỗi đứa nuôi mẹ một tháng,và cứ luân chuyển tuần tự, đứa
nào nuôi mẹ lên cân là thắng cuộc.Do vậy,
cách chính xác và công bằng nhứt
là. . .CÂN MẸ (tức mang mẹ ra cân ký. .
như cân một con heo).
Và rồi, bọn các con nghĩ ra đủ cách,
cho bà mẹ ăn đủ các thức ăn ngon miệng , sơn hào hải vi đều đủ cả, cùng các thứ như gà ác chưng thức bắc,
sâm nhung yến . . . Chúng cứ tưởng các thức ăn quí ,ngon lành sẽ giúp bà mẹ
ngon miệng và lên cân,nhưng không ngờ phản ứng ngược .Bởi vì bà Tư vốn gốc dận
quê, quen với những thức ăn miền sông nưóc miền Tây như canh chua, cá kho tộ, mắm
kho rau sống. . Có một lần , khi sắp bỏ mẹ lên bàn cân, bà mẹ ợ hơi lên, muốn nôn
mửa và suýt ngất xỉu, đứa con đang
nuôi năn nỉ mẹ rán, đừng nôn các thức ăn vừa được nhồi nhét là ngon một con gà
chưng thuốc bắc. Hãy đợi cân xong ,rồi cứ nôn ra .Nôn trước khi cân sẽ bị mất ký .
Rồi cuối cùng tới phiên thằng Út. Đây là đứa con có vẽ hiền lành, ít mưu mô Nó lại tỏ ra hiếu thảo có thừa. Mỗi ngày cho bà mẹ ăn những món đồng quê, nhưng
luôn luôn lén trộn thứ bột “bí mật”. Ăn
xong , nó khuyến khích bà mẹ tập chạy bộ, có sức khoẻ và . . ăn nhiều hơn để
mau . . tăng trọng(nói nôm na là. .lên ký). Ăn
xong và tập thể dục xong ,bà mẹ ngủ li bì như con heo sau khi no nê.Thằng con Út
mừng thầm, cho mình là cao tay nhứt, chẳng tốn tiền mua cao lương mỷ vị,chỉ là
món “dân dả” rau cỏ ,nhưng đặc biêt chỉ tốn 20.000 tiền Việt Nam,mua gói bột đặc
biệt ở chợ Kim Biên . Chưa đầy tháng như qui định, bà đã tăng trọng cả gần chục
ký, tăng nhanh đến muốn nức cả da.).Tới ngày cân, mặt bà mẹ như sưng lên, trông
“mập “ ra, như đã uống loại thuốc giữ nước.Thằng Út ra vẽ hí hửng,nhưng 3 anh
chị đâu phải tay vừa, chúng hè nhau hạch hỏi, vì chẳng phải thương mẹ chi, mà vì
số bạc 2 tỷ không phải nhỏ.Trước áp lực của 3 anh chị, thằng Út có vẻ nao núng,
tìm cách chống chế,khi đó thì cô vợ thằng Út đứng ra khai là đã thấy chồng mình
mỗi ngày bỏ loại bột gì vào thức ăn... Cuối cùng thì không thể dấu, thăng Út phải
lấy phần gói bột còn lại đưa ra. Ba anh chi coi kỷ và khám phá đây là loại thuốc
tăng trọng dùng để nuôi... heo.Thuốc nầy sản xuất từ Trung Cộng,bán thật rẻ, nơi
chợ Kim Biên,cùng như các nơi khắp xứ Việt Nam yêu dấu. Thực tình,các cơ quan
chức năng của nhà nước ta cũng đã cảnh báo,nhưng vô phương ngăn chặn. Các loại hoá chất gì đó,
thật rẻ, ê hề, đại loại như có loại bột cho vào nồi cơm, số cơm
“nở” nhiều gấp đôi bình thường.Loại thì chỉ với 20,000 đồng ,có thể biến thùng
nưóc lèo hủ tiếu 40 lít ngot nước,thơm
ngon mà không cần phải tốn mua xưong hầm chi cho tốn than củi.
(Câu chuyện vui, nhưng xem
xong đôi khi cười đến ra nước mắt. Thôi thì thà cưòi ,còn hơn khóc. . dù cả hai
đều ra nước mắt như nhau.
Hoài Việt, mùa cô VI.)