Năm 2015 tôi có tìm hiểu và viết một bài về việc xin kết thúc sự sống theo yêu cầu bên Canada.
Ít lâu sau đó dự luật được ban hành vào cuối năm 2016 cho phép các BS ở Quebec được thực hiện chích thuốc gây tử vong cho bệnh
nhân với tâm thần bị đầy đọa bởi căn bệnh nan
y hay sự đau đớn dầy vò thể xác hoặc tinh
thần liên tục và không thể chịu nổi được nữa.
Năm 2019 giới truyền thông và y khoa bên Canada bàn tán
nhiều về việc cống hiến nội tạng trước khi mất với nhiều tranh cãi.
Theo dự
luật mới của Canada thì bệnh nhân xin kết thúc sự sống theo
yêu cầu hay gọi là MAID (Medical Assisted In Dying) cần phải thấu hiểu rõ ràng quyết định của họ không thể được đảo ngược. "Đây không
phải là cái chết êm ái theo nhu cầu", theo tổng thư ký
Hiệp hội các bác sỹ Quebec, BS Yves Robert. Sự tiên phong của tỉnh bang Quebec có thể trở
thành một mô hình cho cả Canada sau khi Tòa án
Tối cao phán quyết có hiệu lực vào tháng 10 năm 2016. Công
thức này rập theo mô hình được sử dụng ở Hà Lan, phương
thức mới của Quebec được gọi là giải pháp “ba giai
đoạn để kết thúc cuộc sống được hỗ trợ bằng thuốc
độc”. Đầu tiên một loại thuốc an thần benzodiazepine sẽ
được tiêm vào bệnh nhân để giúp kiểm soát sự lo lắng và
hoang man và "giúp làm dịu bệnh
nhân", Robert nói. Tiếp theo, một loại
thuốc gây hôn mê barbiturat sẽ được tiêm. Bước thứ
ba sẽ là một chiết xuất từ nhựa cây độc có tác động làm
ngừng cơ hô hấp gây "ngừng tim và phổi." Toàn bộ quá
trình từ đầu đến cuối "có lẽ sẽ cần khoảng
15 phút," dẫn theo lời BS Yves Robert.
Quyết định của bệnh nhân yêu cầu được chết một
cách êm dịu có thể ngừng lại bất cứ lúc nào trước khi đến giây
phút cuối cùng, trước khi ngất
sĩu, Robert nói. "Đây là lý do tại
sao nó rất quan trọng trước khi bắt đầu giải
pháp ba giai đoạn. BS phải kiểm tra, xác nhận quyết định chính
chắn của bệnh nhân". Dưới sự hướng dẫn, việc kết thúc cuộc
sống có thể được thực hiện tại một bệnh viện, một nhà tế
bần hoặc nơi chăm sóc giai đoạn cuối của bệnh nhân (Palliative
Care Unit).
Đến nay
50 phần trăm bác sỹ Quebec không áp dụng và ngần ngại chấp nhận các trường hợp
MAID. Các BS này phần vì còn nặng lòng nhân đạo nên áp dụng một cách triệt để
gắt gao đối với bệnh nhân xin hỗ trợ chết bằng thuốc. Mặc dù đã có nhiều sự
tiến bộ về việc xin hỗ trợ chết bằng thuốc để bệnh nhân ra đi bằng nhân phẩm
nhưng vẫn còn nhiều BS từ chối các ca MAID ở Quebec. Vì quyền quyết định cho
bệnh nhân ra đi tùy thuộc vào BS cho nên ngay trong một thành phố như Montreal,
miền đông có nhiều trường hợp MAID cao hơn gấp 7 lần miền tây của thành phố. Lý
do vì có thể là vấn đề đạo đức và tôn giáo của các BS. Một cách tổng quát thì
đơn xin hỗ trợ sự chết bằng thuốc để bệnh nhân ra đi đang tăng dần mỗi năm kể
từ tháng 10 năm 2016. Bệnh nhân phải trên 18 tuổi, chịu đựng không nỗi sự đau
đớn của căn bệnh hiểm nghèo, hay những bệnh nhân mà BS xác định ở giai đoạn
cuối của việc chữa bệnh...Từ 28 tháng trôi qua của dự luật đã có 2,462 bệnh
nhân ở Quebec đã nợp đơn xin MAID. Trong đó có 830 trường hợp hay 20% ca bị từ
chối vì những lý do như 5% bệnh nhân mất trước khi đơn được duyệt, 5% đổi ý
kiến vào giờ chót và10% khác chưa đủ tiêu chuẩn theo dự luật được xét MAID và BS
có quyền từ chối. Những tháng đầu áp dụng dự luật cho phép bệnh nhân xin hỗ trợ
sự chết bằng thuốc đã có nhiều BS rất do dự và ngần ngại vì đa số họ được huấn
luyện ở nhà trường để cứu người nên họ chưa quen với việc làm cho người ta
chết. 80% bệnh nhân ra đi bằng phương pháp MAID rất đa dạng như giai đoạn cuối
của bệnh ung thư hay các căn bệnh hiểm nghèo. Việc xác nhận căn bệnh ở giai
đoạn cuối còn tùy thuộc rất nhiều vào BS khám xác. Có thể các BS trẻ được
huấn luyện trong tương lai sẽ dễ chấp nhận những ca MAID hơn.
Vấn đề
bàn cãi hiện nay ở Canada là vì có nhiều lập luận cho rằng cần phải thay đổi
luật hiện hành để cho phép bệnh nhân được quyền cống hiến tất cả hay một phần
các nội tạng, nếu còn tốt và cần thiết để cứu sống các bệnh nhân khác vì máu và
oxygen vẫn còn lưu thông trong những giây phút cuối cùng của sự sống. Trong bối
cảnh này bệnh nhân xin kết thúc sự sống hay MAID (Medical Assisted In Dying)
hoàn toàn đồng ý ký tên, sẽ được đưa vào phòng phẫu thuật, sẽ bị gây mê và nội
tạng sẽ được mỗ lấy ra, tùy trường hợp kể cả tim và phổi. Sau đó bệnh nhân sẽ
chết sau khi tim bị lấy đi. Dưới hình thức MAID với cống hiến nội tạng
(Euthanasia by Organ Donation) thì việc lấy đi một hay nhiều phần của nội tạng
sẽ đem đến sự chết thay vì chích thuốc như phương pháp thông thường như hiện
nay.
Việc cống
hiến nội tạng cho bệnh nhân MAID đã xảy ra một cách hợp pháp gần đây bên
Canada. Có khoảng 30 trường hợp bệnh nhân MAID đã đồng ý hiến thận và những nội
tạng khác từ khi dự luật cho phép bên Canada (tháng 10 năm 2016).
Trong khi
đó ở tỉnh bang Ontario từ năm 2016 đến nay đã có 168 vụ cống hiến ác mạc
(cornea), da, mạch máu và gân – bộ phận không cần điều kiện như cống hiến nội
tạng để sống sót và có thể thực hiện việc phẫu thuật 24 giờ sau khi mất. Tuy
nhiên trong dự luật hiện nay thì việc xin cống hiến nội tạng của những bệnh
nhân MAID còn phải chờ khá lâu vì vấn đề thủ tục rườm rà như nội tạng không
được lấy ra khi bệnh nhân MAID chưa được chính thức công bố là đã chết – thông
thường là chỉ sau khi tim ngừng đập. Và không phải việc cống hiến nội tạng mang
đến sự chết. Dự luật mong muốn rằng phải có sự phân chia rõ rệt (firewall), có
nghĩa là phải có hai ê kíp phẫu thuật riêng biệt làm việc – ê kíp lấy đi sự
sống và ê kíp phẫu thuật chờ sự cống hiến nội tạng để ráp cho bệnh nhân đang
chờ trên bàn mỗ để sinh tồn.
Tuy nhiên
theo các BS chuyên khoa Dr Ian Ball thuộc đại học Western University và Dr
Robert Truong thuộc đại học Harvard Medical School thì sự chia ranh giới giữa 2
ê kíp không quan trọng trong những trường hợp MAID cho lắm. Mặc dù hiện nay đã
có vài bệnh nhân MAID muốn việc lấy đi nội tạng không được diễn ra khi họ chưa
chết. Các bệnh nhân khác cũng không muốn việc ra đi quá nhanh, thiếu thanh thản
và trong dự đau đớn hay bị lấy đi quá nhiều nội tạng. Những trường hợp đặc biệt
như vậy cần thông qua việc sửa đổi trong bộ luật hình sự Canada (Criminal Code
of Canada). Hiện thời bộ luật cho phép sự kết thúc sự sống bằng
thuốc men – không hẳn là dâng hiến nội tạng.
Giới y
khoa chống đối viện lý lẽ rằng việc cống hiến nội tạng của bệnh nhân MAID được
xem như một vụ giết người theo Dr E. Wesley Ely thuộc nghành Y khoa đại học
Vancouver.
Thống kê
gần đây tiết lộ rằng các trường hợp cống hiến nội tạng đa số là những ca mà
bộ óc đã chết.
Gần đây
Canada và vài quốc gia trên thế giới tán đồng việc cống hiến nội tạng sau khi
ngừng thở (Donation after Circulatory Death hay DCD). Những trường này thông
thường là các bệnh nhân được máy hỗ trợ khí oxygen và trụ sinh (life support) và thân nhân
họ muốn họ sớm ra đi thay vì kéo dài sự sống bằng thuốc men. Khi life support
được lấy ra thì tim sẽ ngừng đập và sau 5 phút sau nội tạng có thể được mỗ lấy
ra. Tuy nhiên bệnh nhân có thể còn sống đến 5 tiếng sau. Các nội tạng như tim
và phổi sẽ bị nhanh phá hủy khi thiếu sự di chuyển của máu và oxygen.
Đối với
người Á đông chúng ta, việc yêu cầu ra đi cha mẹ chúng ta đã là những ca
MAID rất hiếm hoi nói chi đến việc xin dâng hiến nội tạng dường như được xem
quá mới mẻ và trái với đạo đức đông phương. Dù muốn dù không trong một xã hội
càng văn minh thì con người càng mắc bệnh nan y càng nhiều là điều khó tránh
khỏi – lạm dụng việc ăn uống, thiếu dinh dưỡng tốt và đều độ, căn thẳng trong
công việc, cuộc sống chạy đua trong xã hội, sự đua đòi, v.v.... Nếu không may
người thân chúng ta mắc phải một căn bệnh khó chữa và cần có người có sự dâng
hiến thận, gan hay tim thì lúc ấy chúng ta sẽ cảm nhận được ý nghĩa cao quý của
việc dâng hiến nội tạng là điều cần thiết. Cá nhân tôi đã chứng kiến được vài
ca bạn bè Việt cũng như tây phương đã được các ân nhân Canada hiến thận hay
phổi để sống sót. Các ân nhân đó đều là dân tây phương...
Hiện nay
việc cống hiến nội tạng của bệnh nhân xin kết thúc sự sống vẫn còn gây ra nhiều
tranh cãi và dư luận y khoa mong muốn được hợp thức hóa trong luật pháp. Dù sao
đi nữa pháp luật hiện hành đã cho phép bệnh nhân xin kết thúc sự sống bằng
thuốc men và vấn đề chỉ là thời gian để có cái chết thong thả và nhân phẩm theo
yêu cầu của họ hay thân nhân họ.
Tại sao
dư luận y khoa và xã hội vẫn còn bàn tán dữ dội nhĩ…
Nguyễn
Hồng Phúc – sưu
tầm & nghiên cứu
Tham khảo:
1. The Montreal Gazette
– edition May 23, 2019 – Should organs be taken from Euthanasia patients?
2. End-of-Life Practices in the Netherlands under the Euthanasia Act - https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejmsa071143
2. End-of-Life Practices in the Netherlands under the Euthanasia Act - https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejmsa071143