HUYẾT MẠCH LÀM TRẺ HÓA


Trong máu chúng ta gồm 3 thành phần chính - hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Thành phần phụ có trong máu chính là huyết tương (plasma). Theo y học, huyết tương là một loại chất lỏng trong máu, có màu vàng nhạt. Không như những chất khác, huyết tương đa phần là nước (90%) và 7% còn lại là những chất khác như protein với thành phần gồm: albumin, globulin, prothrombin, fibrinogen. Theo nghiên cứu của y học thì huyết thanh thực chất chính là huyết tương đã loại bỏ những chất chống đông ra bên ngoài. Đôi khi bác sĩ có thể dùng khái niệm huyết thanh để ám chỉ những loại dung dịch có thể truyền được vào máu nhằm bù một số loại dưỡng chất mà máu thiếu hụt. Chẳng hạn: Huyết thanh ngọt là đang muốn nói tới dung dịch glucose 5% hay 20%. Huyết thanh mặn được dùng để bù lượng muối mà cơ thể thiếu trong trường hợp cơ thể bị tiêu chảy chính là Natriclorua 0.9%,  trong tình huống cần bù vào số lượng lớn các nguyên tố vi lượng thì các bác sĩ sẽ dùng dung dịch Lactate ringer... Trường hợp máu bị nhiễm trùng sẽ được gọi là nhiễm trùng huyết bởi cụm từ này trong đó đã bao hàm cả huyết tương lẫn huyết thanh. Nếu bác sĩ cho ra kết quả nhiễm trùng huyết thanh thì đồng nghĩa với chai dịch truyền ấy đã bị nhiễm trùng, không được phép tiếp tục truyền vào cơ thể. Trong y tế, khi nhắc tới huyết thanh, người ta sẽ mặc định rằng đó là một thành phần có trong máu. Còn với lĩnh vực làm đẹp thì huyết thanh được xem như một thành phẩm dưỡng da.

Xét theo góc độ y học, thực chất huyết tương và huyết thanh cũng không khác gì nhau quá nhiều. Tuy nhiên để hiểu rõ ràng ta cũng cần tìm hiểu một số thông tin nhất định để đảm bảo có thể phân biệt được đâu là huyết tương và đâu là huyết thanh.

Ngoài ra, trong huyết tương còn có chứa một số loại muối có thể hòa tan như: natriclorure, bicarbonate, phosphate..., đồng thời trong huyết tương còn có chứa độ kiềm nhẹ với độ PH trung bình là 7.3. Có thể nói, huyết tương chính là nơi giúp hoàn tan những chất dinh dưỡng, đồng thời vận chuyển các chất cần thiết từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể.

Theo Wikipedia thì huyết tương (plasma) là một trong hai thành phần chính của mô máu, là dịch chứa các thành phần vô hình và hòa tan rất nhiều proteinhormone và các chất khác. Huyết tương có chức năng duy trì máu ở thể lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch máu. Tham gia vẫn chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và chất thải.[1]
Huyết tương chứa 90% chất lượng nước và 10% phần còn lại như protein hòa tan chiếm 7% về thể tích, trong đó các protein quan trọng nhất là:
·       Albumin: Là loại protein huyết tương phổ biến nhất (3.5-5g/dL máu) và là yếu tố chính gây ra áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) của máu. Các chất chỉ hòa tan một phần hoặc không hòa tan trong nước được vận chuyển trong huyết tương bằng cách liên kết với Albumin.
·       Globulin: Alpha, beta, gamma là những protein hình cầu hòa tan trong huyết tương. Gamma protein gồm có các kháng thể hay immonuglobulin được tổng hợp bởi tương bào.
·       Fibrinogen: Protein này được biến đổi thành fibrin bởi các enzyme liên kết với máu trong quá trình cầm máu. Fibrinogen được tổng hợp và chế tiết ở gan.

Huyết tương có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, ôxy, hormon, protein... Mỗi lít huyết tương chứa khoảng 75g protein. Hợp chất này được chia thành 2 loại chính: albumin và globulin. Protein toàn phần tham gia tạo thành một phần của áp suất thẩm thấu. Albumin là nguyên liệu xây dựng các tế bào. Các globulin lại có nhiệm vụ như những kháng thể chống nhiễm khuẩn, tham gia vận chuyển lipid. Hiện nay, với kỹ thuật và máy móc hiện đại, người ta có thể tách các thành phần của máu ra để truyền cho bệnh nhân, do vậy huyết tương cũng được tách ra để truyền riêng biệt.

Với ý tưởng mới làm cân bằng máu trong cơ thể chúng ta để làm sao ta cảm thấy trẻ lại như 35 tuổi khi tuổi thật ta là 65.

Khách hàng ngồi lúc lắc trên ghế  chăm chú xem phim video hay đang truy vào mạng internet trong lúc truyền máu huyết tương từ những người trẻ vào mạch máu họ.

Việc truyền máu huyết tương không đòi hỏi sự chuẩn bị đặc biệt nào cả. Nó chỉ cần 2 giờ đồng hồ để bơm vào 2 lít huyết tương, một chất hay thành phần quan trọng để giữ hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu lơ lững trong máu. Cách trị liệu này không làm bệnh nhân đau đớn ngoại trừ túi tiền. Giá tiền cho việc trị liệu lâm sàn là 8 ngàn đô cho mỗi lần vô máu huyết tương do hãng Ambrosia vừa sáng chế.

Nhưng dần dần theo thời gian số tiền đầu tư ấy sẽ mang lại cho chúng ta hiệu quả tuyệt vời với hy vọng sẽ làm bệnh nhân trẻ lại. Huyết tương được trích từ người trẻ tuổi như 40 hay từ 16 đến 25 tuổi, niềm hy vọng làm trẻ lại các tế bào lão hóa cho các người già.
Theo lời diễn giải của người sáng tạo hãng Ambrosia tên Jesse Karmazin thì việc truyền máu lâm sàn đã tạo ra hiệu ứng tương tự như Methuselah-like (làm kéo dài nhân thọ): người già vào hàng 6 tóc bạc trở nên đen hơn, người 55 tuổi với căn bệnh Alzheimer cải thiện một cách rỏ rệt chỉ sau 1 lần truyền huyết tương.

Nếu hiệu quả việc làm trẻ hóa không hợp lý của hãng Ambrosia ở vùng San Francisco thì tại sao ông tỷ phú của hãng PayPal tên Peter Thiel, người có tư tưởng chống đối “con người sống vĩnh cữu” lại đang đầu tư hàng triệu bạc vào việc thí nghiệm làm trẻ con người như việc thay đổi gene hay thay đổi bộ phận con người bằng công nghệ 3D. Hay hãng Calico tách ra từ Google đang đầu tư 1.5 tỷ đô vào thí nghiệm một loại thuốc mới có thể kéo dài tuổi thọ con người, v.v...   

Trên thế giới không chỉ có hãng Ambrosia khai thác huyết tương trẻ. Hãng Alkahest, một đơn vị nghiên cứu sinh học (biotech) cũng đầu tư 37.5 triệu đô để phụ giúp sáng tạo ra plasma trẻ hóa, đã thí nghiệm trên một số bệnh nhân Alzheimer với những liều plasma trẻ hóa. Họ dự định dùng sản phẩm trích từ plasma để thí nghiệm việc làm trẻ trung hóa thay vì dùng túi plasma bơm vào máu.

Cũng theo nhà khoa học về thần kinh Tony Wyss-Coray từ đại học Stanford đã liên tục trích plasma từ rốn thai nhi để chích vào các con chuột già thí nghiệm thì thấy rằng trí nhớ của chuột già cải thiện đáng kể theo một thông tin của hội khoa học. Trong bộ não dẻo dai của chuột làm thí nghiệm trẻ hóa dễ dàng hơn theo một buổi nói chuyện của ông năm 2015.[3]

Không giống như hãng Alkahest của Wyss-Coray và các hãng mới khác, hãng Ambrosia đang tìm người đầu tư tài chính. Ông Karmazin tốt nghiệp y khoa trường Stanford đang làm việc tại viện nghiên cứu về lão hóa (US National Institute on Aging) với niềm đam mê là làm sao không chỉ trì hoãn sự lão hóa bộ não mà cả thân thể nữa...

Cái ý tưởng làm trì hoãn lão hóa, không chỉ là phương pháp của Karmazin được sự ủng hộ của giới khoa học. Gần đây các nhà Sinh vật học của đại học McGill Montreal cho rằng việc kéo dài tuổi thọ con người đến 150 sẽ không là ảo tưởng nữa. Trong một bài bình luận của tạp chí khoa học Nature gần đây về lời phổ biến của các chuyên gia và vài khoa học gia về lão hóa khác đã bác bỏ biện luận trên và cho rằng tuổi thọ con người không thể kéo dài quá 115 tuổi. Con người không thể sống vĩnh cửu theo quan điểm của tạp chí và họ biện hộ rằng không có bằng chứng cụ thể nào có thể kết luận là chúng ta sẽ đạt đến tuổi cao nhất là bao nhiêu.

Mặc dù không có sự khám phá nào của hãng Ambrosia được tạp chí Nature nhắc nhở đến nhưng trong một cuôc phỏng vấn của tạp chí New Scientist thì Karmazin nói rằng từ khi équipe họ làm thí nghiệm việc truyền huyết tương từ tháng 9 năm nay thì khám phá ra rằng plasma có hiệu nghiệm làm giảm 10% lượng cholesterol trong máu bệnh nhân, làm giảm 20% lượng protein trong máu nạn nhân đang mắc bệnh ung thư, làm giảm 20% chất amyloids, là một chất đạm tạo ra màng bám các mô thần kinh gây ra bệnh Alzheimer hay các phần tử sinh học gây việc lão hóa. “Chúng tôi đã thử nghiệm máu 1 tháng trước khi truyền chất plasma vào bệnh nhân”, theo lời Karmazin. “Chỉ cần một lượng plasma thì sắc thái con người sẽ chuyển đổi một cách nhanh chóng phi thường, ngay cả trí minh mẫn, trí nhớ và sức lực của con người. Đây là cách hiệu quả nhất để làm trẻ lại”. Karmazin biện hộ rằng khi giới đầu tư bỏ tiền cho ông thí nghiệm không thể ngu xuẩn chỉ nghĩ đây chỉ có 50%-50%  may rủi cho chất plasma màu vàng óng ánh. Cũng theo lời Karmazin thì Cơ quan quản trị thuốc men FDA (Food Drugs Administration) của Hoa kỳ đã phê chuẩn cho phép ông tiếp tục việc thí nghiệm chất plasma làm trẻ hóa này. Nhưng không có một cơ quan nào chống đối thành quả khoa học của ông. Karmazin định lên kế hoạch là sẽ thí nghiệm trên hơn 100 người nữa trước khi trình bày chính thức việc thử nghiệm của ông ta. Bây giờ còn quá sớm để sáng chế chất plasma mầu nhiệm nhưng chúng ta không thể đợi mãi.

Một nhà đạo đức sinh học nổi tiếng ở New-York tên Arthur Caplan cho rằng ngay trong trạng thái hiện nay của nghiên cứu Karmazin chỉ có mục đích là nhắm vào việc vận động quyên tiền đầu tư cho việc ông làm (go-fund-me) và ông có vài lo ngại.

Một trong những nguồn plasma, theo ông nghĩ có sự phản bội về lòng tin “chúng ta nghĩ là lấy huyết tương người trẻ để cứu vãn người khác nhưng chúng ta đang làm một việc hoang đường hầu mong làm trì hoãn sự lão hóa con người trong khi họ không cần đến việc ấy.”

Còn việc gì nữa đây theo cô Irina Conboy, một nữ giáo sư tại đại học Berkeley thuộc bang California cũng đang lên kế hoạch nghiên cứu về trào lưu làm trẻ hóa cho rằng công việc của Karmazin và các nghiên cứu gia khác hiểu lầm về nghiên cứu của cô ta. Cô biện hộ rằng máu của người trẻ không thể biến đổi sự lão hóa của nhân loại ngay trên chuột thí nghiệm.

Theo một bài tường trình của Conboy trên tạp chí Nature năm 2005, cô ta và các đồng nghiệp thí nghiệm việc trì hoãn lão hóa trên 2 con chuột, một già một trẻ. Cô ta khâu 2 con chuột lại bằng phẩu thuật để xét nghiệm xem có sự chuyển hóa trẻ trên màng mô hay không. Kết quả sau 5 tuần lễ thí nghiệm thì bắp thịt và tế bào gan của con chuột già có cải thiện đáng kể.

Theo cô Conboy vấn đề chính ở đây là khi 2 con chuột bị khâu lại thì chúng không những chia sẽ máu với nhau mà con chuột già còn chia sẽ các bộ phận khác như phổi, tim, gan và thận. Trong một thí nghiệm gần đây nhất cô Conboy không khâu 2 con chuột già và trẻ như trước đây nữa mà chỉ dùng một dụng cụ đặc biệt để truyền máu giữa 2 con chuột. Từ sự di chuyển máu này cô thấy rằng con chuột già biểu hiệu bắp thịt khỏe hơn, và bộ gan cải thiện nhiều, tuy nhiên cô không thấy sự tiến triển nào về bộ não hay việc sản xuất ra tế bào óc mới nào. Ngược lại cố thấy rằng có sự thay đổi lớn trên con chuột trẻ như các mô tế bào và các nội tạng trở nên già hơn bình thường. Máu chuột già thống trị mạnh mẽ trong việc thí nghiệm của cô.

Cô Conboy nghĩ rằng chúng ta phải tìm cách nào ức chế được máu chuột già. Có nghĩa là, theo cô ta thì máu chuột non không đủ chất lượng hay dung tích để trì hoãn sự lão hóa. Hiện thời cô Conboy đang hợp tác với các đồng nghiệp khác để thí nghiệm với một dụng cụ mới như việc lọc thận làm sạch máu để loại bỏ tế bào ức chế độc hại. Mục đích việc thí nghiệm mới này nhằm hiệu chỉnh lại máu trở nên trẻ hóa và trì hoãn lão hóa “như vậy ta sẽ cảm thấy trẻ như 35 tuổi khi tuổi thật ta là 65”. Nhưng điều chưa sáng tỏ lắm là ta sẽ phải chịu việc lọc máu trong thời gian bao lâu. Tạp chí Nature hỏi ông Karmazin nghĩ thế nào công trình nghiên cứu mới của cô Conboy thì ông ta gửi email trả lời rằng nghiên cứu của cô ta chứng tỏ “máu chuột trẻ có khả năng làm trẻ hóa chuột già”. Ông ta kết án “cộng đồng khoa học rất ích kỷ, người ta chỉ muốn dành tiếng riêng cho mình về việc làm trẻ hoá và đấy chính là một sự cạnh tranh mảnh liệt”.

Về phương pháp riêng biệt, ông Karmazin nói rằng ông ta nhận được nhiều phản ứng trung lập (blank reaction) khi ông ta đi tìm mua máu trẻ cho công trình thí nghiệm của ông. Chỉ có một cơ quan cho ông huyết tương để thí nghiệm với điều kiện là ông ký kết cam đoan là chỉ dùng huyết tương vào công việc thí nghiệm mà thôi.

Ông Karmazin khẳng định rằng ông không thiếu khách hàng sẳn sàng mua huyết tương của ông ta, nhất là 2 phần 3 đàn ông có tuổi đang tìm cách trì hoãn lão hóa với phương pháp của ông. Ông cho biết rằng hãng mới của ông ta đã truyền máu huyết tương cho nhiều vị giám đốc điều hành nhiều công ty lớn vùng Silicon Valley, California vì họ tin tưởng là việc trị liệu lão hóa phải dùng phương pháp ngoài khuôn khổ truyền thống mới có hiệu quả. Chúng ta cần đến một phương pháp chuyển đổi mô hình và còn rất nhiều vị giám đốc vùng vịnh (Silicon Valley) đều nghĩ như vậy.


Karmazin nghĩ rằng sẽ cần đầu tư rất nhiều tiền vào việc trì hoãn lão hóa...

Nhân loại đang chi hàng tỷ tỷ đô la mỗi năm cho việc chống lão hóa như kem thoa mặt, phấn son, kỷ nghệ 3D giải phẫu nội tạng, khám phá thuốc tiên, nghiên cứu thuốc chống lão hóa, v.v...nhưng người ta đang quên rằng nếu ta duy trì được một lối sống tốt với một chế độ ăn uống lành mạnh, siêng năng tập thể dục, luôn có những hoạt động thể xác và tinh thần giúp bộ não luôn làm việc tốt, sống vui vẻ với người thân và bạn bè thì việc trì hoãn lão hóa có thể chưa cần thiết lắm...

Nguyễn Hồng Phúc
December 2017.  



Tham khảo:
2.    TheLifeblood of Staying Young? National Post – edition of  November 4, 2017



 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual