Yêu thương bao giờ cũng vậy, không thể so đo hay tính
lường. Và yêu thương dù cho đi hay để nhận lại đều có cái giá của nó. Đó không
phải là đổi chác, mà đó là sự dâng tặng tự nguyện và vô điều kiện. Và như thế
ta đi tìm nhau để mong thấy nhau không bằng ánh mắt, không bằng cái nắm tay, mà
bằng một ý nghĩ về nhau. Tìm nhau giữa cõi vô thường, thấy nhau giữa cảnh vô
thường và thương nhau trong tưởng vô thường…
Ta đi tìm nhau trong chiều dài nỗi nhớ
Tháng ngày qua là những giấc
mơ dài…
Để vơi nhớ những tháng
năm chờ đợi.
Ta
đi tìm....Nỗi nhớ ở trong nhau......
(Trích
từ thơ của tác giả Nguyên Nguyên)
Mặc
dù đa số người Việt hải ngoại sống tương đối khá đầy đủ ngày nay - có người
nghèo người giàu. Song ai cũng có khôn nguôi nỗi nhớ về một thuở sống ở quê
hương Việt Nam mến yêu. Hơn 40 năm dài trôi qua chúng ta thấm thía vì có ai ngờ
rằng “một lần đi là một lần vĩnh biệt”;
trong số ấy có những người đã vĩnh viễn nằm yên trong lòng đất lạnh nơi xứ lạ
quê người, họ đã ôm ấp những giấc mơ là được nhìn thấy lại quê hương yêu dấu.
Cũng có người luyến tiếc những mối tình đầu nhẹ nhàng…
Sau
khi trúng tuyển tú tài 2 tháng 6 năm 73 với sổ điểm vượt tiêu chuẩn của bộ Giáo
Dục, Thụy nộp đơn xin du học Canada. Trong lúc chờ đợi bộ Nội Vụ xét đơn anh nộp
đơn thi vào đại học Phú Thọ và Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Gia đình Thụy đề
nghị anh nên lên Đà Lạt học tạm và sống cho quen với khí hậu lạnh trước khi
sang Canada. Thế là Thụy một mình khăn gối lên Đà lạt để bắt đầu cuộc sống của
1 sinh viên đại học. Anh thuê nhà trọ gần chợ Hoà Bình. Ăn uống khá tiện lợi vì
gần giữa phố chính Đà Lạt. Thành phố sương mù lành lạnh rất nên thơ nhưng không
thiếu sự lãng mạn của nó. Khi nói về Đà Lạt người ta liên tưởng ngay đến hồ
Xuân hương, hồ Than thở, đồi thông hai mộ, thác Cam Ly, vườn hoa Đà Lạt, v.v.v…
Từ trường đại học về nhà trọ cũng không xa lắm. Thụy với tính tình có chút lãng
mạn thích bách bộ trên đường đến trường để có dịp ngắm nhìn những nữ sinh Bùi
Thị Xuân với tà áo dài màu áo thiên thanh, má ửng hồng, áo đan khép nép trông
càng trữ tình. Xa xa, hàng hàng lớp lớp sinh viên sỹ quan Đà Lạt oai nghiêm
trong bộ đồng phục trắng đi dạo trên đồi thông Đà Lạt. Trong số các sinh viên đang
học ở trường Vỏ Bị Quốc Gia Đà Lạt TVBQGĐL Thụy có quen vài anh học chung với anh trai. Làm sao quên được những
buổi chiều, ngồi nhìn mặt hồ than thở trong xanh, phẳng lặng, thú vị hơn là thưởng
ngoạn những dòng nước trắng xóa, êm ả,
hiền dịu, thác Cam Ly trắng xóa ào ào giữa lòng thành phố, đã làm rung động xao
xuyến tâm hồn bao nhà thơ, nhạc sĩ. Xung quanh thác Cam Ly là những anh chàng
cho thuê ngựa...giống như những chàng cao bồi Mễ Tây Cơ... Đà Lạt có những chiều
cuối tuần xuôi ngược, nôn nao tìm về một điểm hẹn hò, một giây phút gần gũi yêu
thương, hay ngỡ ngàng trước một lời giã biệt. Đà Lạt bây giờ chỉ còn những nhạt
nhòa, lãng đãng trong tận cùng trí nhớ. Hồ Than Thở, rừng Ái Ân, vườn Bích Câu,
đồi Kỳ Ngộ. Cô sinh viên Đại Học Chính Trị Kinh Doanh hay chàng trai Võ Bị Đà Lạt.
Chiều tím hay thung lũng hồng. Những thoáng ngất ngây nhìn "mắt em dìu dịu
buồn Tây phương" hay mấy lần lạc loài nhìn lại "phố núi cao; phố núi đầy sương; phố núi cây xanh; trời thấp thật buồn..."
Kỷ
niệm Đà Lạt là nơi ghi dấu bao mối tình, cuộc hẹn hò thơ mộng, và cũng là điểm
khởi đầu của …một tình yêu chăng?. Bác sĩ Yersin người khai sinh nó khi tạo dựng
nên thành phố lý tưởng này, cũng đã ngán ngẩm một câu chuyện tình của chính
mình. Chuyện tình giết người trong mộng
bên hồ Than Thở. Đà Lạt trở thành nơi
diễm tình cho khách lãng du khắp bốn phương trời. Không thể nào và không bao giờ
đánh mất thành phố thần kỳ nầy trong niềm thương, nỗi nhớ.
Sau
buổi học về môn kinh tế đầu tiên, cô sinh viên dáng người cao cao da ngâm ngâm xinh
xắn dân Nha Trang gốc Bắc ngồi cạnh Thụy đến hỏi:
‘’Ngân
đến lớp trể hôm nay nên không ghi chép hết note, anh có thể cho Ngân mượn notes
của anh nhé.’’
‘’Ok
sẵn sàng’’. Hơi ngạc nhiên Thụy trả lời.
Từ
dạo đó Ngân tìm cách làm quen, cùng đi học và về nhà trọ ở cùng đường với Thụy.
Họ vẫn vào lớp học và đi đi về về như bạn đồng môn, anh không nghĩ ngợi gì, vì
dầu sao hai người cũng là dân tứ xứ đến đây ăn học không bà con dòng họ ở địa
phương cho nên trao đổi qua lại cho đỡ buồn thì cũng không có gì là quá đáng.
Quen Ngân được vài tuần rồi trở thành thói quen, sáng nào Ngân cũng chờ Thụy trước
cửa nhà trọ để cùng đến trường, nhiều khi anh cố ý lén ra cửa sau nhà trọ để
tránh gặp mặt Ngân. Nhưng sự việc không xảy ra dễ dàng như dự tính. Thỉnh thoảng
cuối tuần Ngân đến mời Thụy đi dạo bờ hồ Xuân Hương tìm một nơi yên lặng để hỏi
bài những chỗ khó hiểu hay đi ăn chè ở tiệm Việt Hưng gần chợ Hòa Bình, nơi đó họ
thường ngồi lặng hàng giờ nhìn ra khu phố chính của thành phố ngắm tà áo bay của
các cô gái Đà Lạt... Lúc đầu vì nể tình đồng môn nên Thụy chấp nhận lời mời để
đi thăm mọi nơi cho biết Đà Lạt thơ mộng đến độ nào và cũng là dịp tốt để ôn
bài. Thỉnh thoảng hai người đem bài học ra vườn thông Đà lạt để ôn bài. Lần đầu
bước chân lên đại học, các cours về kinh tế, kế toán, tâm lý học, cách giãng dạy
của thầy cô cũng như cách hấp thụ bài vỡ cũng hoàn toàn khác với thời trung học.
Đà Lạt xứ sở của các đôi tình nhân. Thụy là dân miền Tây chưa bao giờ thấy cây
thông nên mỗi khi nhìn hàng thông xanh rì thẳng tắp anh lúc nào cũng cảm thấy bâng
khuâng, hồ Xuân Hương, chợ Đà Lạt, những ngôi nhà biệt thự mang dáng dấp kiến
trúc Pháp xưa, những liếp ngô, cải vườn cà phê, dâu... phủ lên cho đồi núi thêm
một màu xanh của sự sống. Nhìn xung quanh như đang đi giữa Châu Âu là mơ ước của
sinh viên Việt Nam lúc đó.
Đến
cuối tuần lễ thứ 4, như thường lệ sau buổi học cùng đi dạo từ trường về nhà trọ,
Ngân nói khẻ:
“Ngân
sẽ thu xếp về Nha Trang Noel này thăm bố mẹ, Ngân mời anh đi cùng thể để ra mắt
bố mẹ được không?”
Thụy
hơi ngạc nhiên về lời đề nghị bất ngờ ấy và anh dè dặt trả lời:
“Để Thụy suy nghĩ lại rồi trả lời Ngân sau nhé.”. Nét mặt Ngân
có vẻ buồn buồn vì câu trả lời hơi thờ ơ của anh, chắc có lẽ Ngân đoán được phần
nào cái tình cảm của Thụy dành cho cô. Tuy lòng cảm thấy vui vui vì có bạn gái
chiếu cố đến mình nhưng thực tâm Thụy không muốn vươn vấn nhiều với các bạn gái
và nhất là gieo hy vọng cho họ. Vã lại
như một sinh viên xa nhà và xa tất cả để lo ăn học ở một phương xa mà làm quen
với bạn mới Thụy nghĩ là chuyện bình thường, có ngờ đâu cô bạn tỏ vẻ nghiêm trọng
(serious) và muốn tiến xa hơn về mối quan hệ tình cảm…
Tuần
sau đó đầu tháng 11, gia đình điện thoại lên Đà Lạt cho biết là hồ sơ du học của
Thụy đã được bộ Nội Vụ chấp nhận và anh phải thu xếp về Sóc Trăng để lo giấy tờ bổ túc làm hộ chiếu, nộp giấy chấp
nhập đại học bên Canada, giấy tờ chứng minh thư nhà băng, v.v….
Thụy
hoang mang không có can đảm đến nhà trọ của Ngân để từ giã cô ấy. Anh nghĩ cô ấy
sẽ rất thất vọng khi không còn nhìn thấy Thụy để cùng mỗi sáng đến đại học Đà Lạt
với cô nữa.
Cuối
tháng 11 năm 73 Thụy hành trang lên đường du học sang Canada, bồi hồi bỏ lại tất
cả những kỹ niệm êm đềm của tuổi thanh niên, kể cả hai cô bạn thời trung học
Hoàng Diệu Sóc Trăng tên Hoàng và Viết Phượng. Hai cô bạn gái vừa quen năm cuối
cùng ở HD Sóc Trăng và Thụy nghĩ rằng họ chưa có đủ thời gian để hiểu nhau.
Trước
khi khăn gói lên đường Thụy lái xe Honda đến từng nhà thăm hai cô bạn gái HD
Sóc Trăng lần cuối. Gặp nhau họ vẫn bình thản trò chuyện dông dài, nào hỏi thăm
về việc ăn học ở Đà Lạt như thế nào, dự định tương lai sẽ làm gì, v.v.v… nhưng Thụy
còn ái ngại chưa dám thố lộ với mấy cô bạn về chuyện đi du học của Thụy cả.
Tính Thụy rất dè dặt, anh chỉ báo tin một chuyện gì khi biết chắc chắn là việc ấy
sẽ xảy ra. Nhà Hoàng ở đối diện nhà thương Sóc Trăng không xa nhà anh lắm. Vậy
mà bây giờ Thụy thấy nó xa thăm thẳm. Anh nhấn ga Honda vừa suy nghĩ miên man,
không biết phải nói làm sao với Hoàng đây? Rồi cuộc đời sẽ ra sao? Không gặp mặt
Hoàng mình sẽ ra sao và Hoàng sẽ sống ở Việt Nam ra sao? Thụy cảm thấy thật
chơi vơi, hình như tất cả sắp vượt khỏi suy luận của mình, không chủ động được
gì hết. Khi Thụy thắng xe trước cổng nhà Hoàng thì vừa gặp anh cô đã hỏi ngay:
“Thụy
mới đi Đà Lạt giữa tháng 9 mà bây giờ mới tháng 11 đã về như vậy chắc là có
chuyện gì không ổn đây”. Thụy nhìn
quanh nhà: nhà vắng teo hình như cả nhà đếu đi vắng. Hoàng mời Thụy vào nhà và anh
trả lời qua loa cho có lệ:
“À
thì lâu lâu nhớ nhà và bạn bè về thăm có sao đâu!”
“Thụy
đã đi thăm Viết Phượng chưa, chắc cô ấy trông tin lắm nhỉ”. Hoàng rặn hỏi với mục
đích tìm hiểu tình cảm của anh nghiên về ai hơn. Cô tiếp: “Hoàng và các bạn vừa
lên lớp 12 hồi tháng 9 rồi, không hiểu tại sao có nhiều bạn trai cùng lớp bỏ ra
ngoài học hoặc trình diện nhập ngũ nữa...”. Mấy cô hỏi rặn. Thụy im lặng trong
khoảnh khắc để cố nhìn dáng dấp Hoàng, có lẽ đây là lần cuối chăng! Tóc Hoàng
dài óng ánh chải ngược về phía sau để lộ khuôn mặt trắng trẻo với đôi mắt ngời
tinh anh. Anh bổng thấy không gian chìm mất mà thấy gương mặt ấy là hiện hữu,
là sinh động, là rạng rỡ…Thấy vầng trán rộng, thấy đôi mày dài. Chỉ tong ngần ấy
ngắn ngủi mà sao anh thâu nhận rõ các chi tiết. Phải chăng đó là hình ảnh của
Hoàng mà Thụy muốn ghi lần cuối cùng vào tim, vào óc?. Anh trả lời:
“Mấy
cô là nữ sinh nên không bị lệnh Tổng động viên, chứ trai tráng như chúng tôi đều
tản mác khắp nơi để đối phó với lệnh TĐV ấy, có người vào quân ngũ, có người ra
ngoài học thêm để thi nhảy tú tài 1, có người đi lính kiển, Hoàng thấy khổ và
thông cảm cho phận làm nam nhi không”.
Hai
người hàn huyên tâm sự liên miên rồi Thụy kể chuyện ăn học ở xứ trữ tình lãng mạn
với khí hậu lạnh lẻo nhưng anh không dám đề cập đến chuyện quen bạn gái mới tên
Ngân, vì nghĩ các cô sẽ hiểu lầm về mình…Nhưng chuyện đi du học anh không thể dấu
mãi với mấy cô được. Nhìn thấy Hoàng vui vẻ hỏi chuyện anh không nở mở miệng
nói lời chia tay. Cuối cùng rồi anh cũng phải bật mí chuyện đi du học trong tuần
tới. Anh nói:
“Có lẻ đây là lần gặp gở cuối cùng Hoàng
à…”
“Sao vậy, Thụy vừa mới về từ Đà Lạt rồi
lên trên ấy có trục trặc gì, mà là lần này là lần cuối cùng…”
“Nói
thật với Hoàng, Thụy có nộp hồ sơ du học Canada nhưng vì không chắc là sẽ được
chấp nhận cho nên Thụy chưa bao giờ mở miệng với bạn bè…Bây giờ hồ sơ du học đã
được chấp nhận và Thụy đang về quê để thu xếp hành trang và từ giã mọi người để
lên đường đây. Bây giờ còn đây với nhau chớ lát nữa đây, rồi ngày mai, rồi mãi
mãi sẽ không có dịp gặp nhau nữa”
“À như thế thì quá tốt chứ sao có vẻ buồn
thế và tương lai sẽ rạng rỡ ra đấy nhé”.
“Không hẳn như thế đâu Hoàng ơi”
“Sao vậy?”
“Hoàng biết đó, gia đình Thụy đâu có khá
giả gì. Gia đình mình đâu phải là con ông cháu cha cũng không phải là đại gia
triệu phú. Nuôi mình ăn học ở đại học Đà Lạt hay Phú Thọ là đã quá tốn kém. Bây
giờ sang Canada tốn kém hơn gấp 10 lần. Thụy không muốn vì mình mà cả nhà với 9
anh em thắt lưng buột bụng để dành dụm nuôi cho Thụy ăn học ở Canada. Thụy thuyết
phục cha mẹ cố gắng gom góp đủ tiền để mua được cái vé cho Thụy đến được Canada
rồi phần còn lại Thụy sẽ tự lo lấy. Thụy thừa biết là mình sẽ phải bương chải
và đương đầu với một cuộc sống mới đầy khó khăn và thử thách ở xứ người, không
một người thân không cha mẹ ngày đêm chăm sóc, việc ăn học cũng như sức khỏe,
v.v.v…. Cha mẹ nghe lời giải thích tạm ổn nhưng vẫn lo lắng cho đứa con vừa mới
đầy 18 tuổi mà một mai này phải xa cha mẹ để tự túc nơi xứ lạ quê người, sẽ ăn ở
và sinh sống ra sao. Ở tình huống ấy Hoàng sẽ rất hiểu trường hợp phiêu lưu của
Thụy đấy...”.
“Thôi mình tạm chia tay ở đây và Thụy nhớ
gửi thơ thường xuyên để tâm sự và chia sẻ với mình về cuộc sống lăn lộn nơi xứ
người, vui cũng như buồn thành công cũng như thất bại nhé. Chúc Thụy đi đường
thượng lộ bình an và gặt hái được nhiều may mắn”.
Yên
lặng, Hoàng rơm rớm nước mắt, anh lặng lẽ ngoảnh mặt bỏ đi trong chốc lát để khỏi
thấy cảnh phải chia tay lần cuối ấy, lòng buồn rười rượi để lại mối tình đầu đời
chưa nói thành câu…”. Thụy đi đường bình an, nhớ gửi thơ cho mình nhé…”
Ngày
đưa tiễn Thụy ra phi trường Tân Sơn Nhất thật đơn giản chỉ có cha mẹ, anh cả và
ba anh bạn của ông anh Thụy tên Trần Hán L., một anh bạn cùng học đại học Minh
Đức và anh Phước đến dự. Buổi chia tay của gia đình Thụy sao mà buồn thế trong
khi đó những gia đình giàu có Sàigòn thì là một họp mặt chuyện trò vui vẻ xem ra
như những cuộc đoàn tụ anh em ở hải ngoại sắp tới. Sau khi làm xong thủ tục hải
quan thì Thụy chuẩn bị bước ra sân bay để lên chiếc Air France B727, anh đại uý
cùng vài cảnh sát chận anh lại tại cổng ra máy bay và bảo trình hộ chiếu. Xem vội
cái hộ chiếu, anh đại uý lắc đầu và nói: “đây
là hộ chiếu giả anh ơi”. Thụy cảm thấy khó chịu về mấy cái trò bẩn thỉu hù
thiên hạ để làm tiền cho đến phút cuối trước khi lìa xa quê hương. Anh nhẹ
nhàng phản lại “thưa đại uý đây là hộ chiếu
được cấp bởi bộ Nội Vụ Việt Nam đàng hoàng, nếu mấy thầy nói là hộ chiếu giả
thì bộ Nội Vụ Việt Nam cũng là bộ Nội Vụ giả chắc”. Mấy anh cảnh sát thấy
giằng co với tôi chẳng đi đến đâu và rốt cuộc các anh cũng để yên cho Thụy lên
máy bay. Thật tình là một sự dọa nạt và hối lộ trắng trợn giữa ban ngày.
Trên máy bay Thụy vẫn còn nhớ nhiều cô nương
du học khóc thút thít khá lâu. Khi đến Paris để đổi máy bay đi Montréal thì đa
số du học sinh Âu châu đã xuống gần hết chỉ còn trơ trọi Thụy và một anh VN
khác. Trong lúc chờ đợi, chuyển đổi máy bay Thụy đến dạm hỏi anh VN mới biết
anh bạn tên Huỳnh Công Hưng đi du học cùng trường với Thụy ở Montréal và Hưng sẽ
có anh ruột đến đón tại phi trường. Thật may vì Thụy sẽ không sợ lạc đường đến
Montréal và từ đó Hưng trở thành bạn thân cùng share phòng với Thụy hai năm đầu
đại học.
Vừa
đặt chân đến Montréal chuyện đầu tiên của Thụy là tìm chổ ở trọ và sau đó bắt đầu
ngơ ngác tham quan Montréal và quan sát tình hình việc làm cho kế sinh nhai. Thụy
tìm thấy 1 quán ăn Việt Nam nằm giữa phố Montreal – Văn Lang. Anh vội vào xin một
việc làm, ông chủ quán còn trẻ tiếp đón anh nồng hậu nói chuyện với Thụy bằng
tiếng Pháp:
Que puis-je vous aider? (tôi giúp gì được cho anh).
Thụy trả lời
ngay: “xin lỗi anh nói được tiếng Việt chứ”
“À chào anh,
nhìn anh từ xa cứ ngỡ anh là người espagnol (Tây ban nha)”.
“Dạ không,
thưa tôi là người Việt Nam chính cống và mới đến Montréal được hai ngày. Và Thụy xin hỏi anh ở đây có cần
người không ạ. Vì Thụy đi du học tự túc cho nên muốn tìm một việc bán thời gian
để lo đủ cho cuộc sống hàng ngày và trang trải học phí, tất cả đều là tự túc….”.
“Vâng tôi hiểu, may cho anh chúng tôi đang cần một bus
boy làm ca đêm. Nếu anh chấp thuận thì từ chiều mai anh có thể bắt đầu từ 18:00
giờ”.
Thế là dịp may cũng vừa đến, vì Thụy sẽ không sợ chết
đói trên xứ người nữa. Đến ngày 20 tháng 5 năm 1974 ông chủ bảo Thụy rằng ngày
đó rất quan trọng và khuyên anh ăn mặc chỉnh tề vì sẽ có nhiều khách quý đến dự.
Đúng như lời ông chủ đã nói trước, có rất nhiều khách diện đồ đặc biệt đến dự
đêm hôm đó, có điều là trên tường có treo lá cờ đỏ với ngôi sao vàng ở giữa và ảnh
Cụ Hồ nằm to tướng giữa phòng ăn. Thụy mới hiểu ra là ngày ấy là ngày sinh viên
yêu nước ăn mừng sinh nhật Cụ Hồ. Và đó cũng là ngày cuối cùng anh làm việc tại
nhà hàng Văn Lang. Sau đó Thụy lại tiếp tục xin làm bồi ở một nhà hàng tây La
Crêpe Bretonne. Hai năm đầu du học với visa student các bạn sinh viên tự túc
không được đi làm nên buộc phải xin việc một cách bất hợp pháp. Nhưng đa số chủ
nhà hàng khá dễ dãi trong việc nhận người vì những job trả lương thấp như thế,
dân địa phương chê không thèm làm, nên họ phải tuyển người từ Ba Lan và Bồ Đào
Nha sang Canada để làm những job thấp nhất của xã hội…
Những người bạn
cùng share phòng 2 năm đầu đại học 73-74 với Thụy ở Montreal gồm – Lê P. Vy (bố
là tham mưu tưởng trường bộ binh Long Thành) và Huỳnh C. Hưng – là hai cựu HS
Pétrus Ký và Tôn T. Q. Tùng- Taberd Terminal C (bố là trung tướng Tôn T.X – tư lệnh vùng 1 chiến thuật trước 75). Các
bạn sinh viên đặt ra luật lệ là mỗi ngày có một người nấu cơm chiều cho 4 người
và thay phiên nhau làm việc lặt vặt khác như rửa bát và dọn phòng sạch sẽ.
Ngoài việc học và làm việc part-time, mỗi tối thứ năm,
thứ sáu và cuối tuần để kiếm tiền ăn học anh du học sinh không còn gì thú bằng
là ngồi rung đùi nghe nhạc Trịnh Côn Sơn với Khánh Ly, nhạc Hoàng Thi Thơ với Sơn Ca và nhạc Phạm Duy với giọng ca truyền cảm
của Lệ Thu mỗi khi xong cơm chiều. Nếu chịu khó hơn nữa thì lội bộ sang câu lạc
bộ công viên đại học để xem tivi, nhất là từ đầu tháng 3 năm 1975 các anh đều
bách bộ mỗi tối đến campus trường để xem tình hình chiến cuộc Việt Nam…. Thụy
nhớ mỗi khi đi học về các anh ùa đến thùng thơ để xem thơ người thân và bạn gái
từ Việt Nam gửi qua như những trẻ thơ trông quà của mẹ mỗi khi mẹ đi chợ về. Đấy
là niềm vui duy nhất của đời sinh viên du học thời ấy…Ngày đó không có
Nintendo, computer game hay PS4 để khây khỏa như ngày nay. Trao đổi thư từ mất
rất nhiều thì giờ chứ không như ngày nay với Yahoo Messenger, Tango, Skype,
Facebook, cellular phone vv chỉ cần vài giây thì đã nói chuyện trực tiếp với bạn
bè thân thuộc. Từ thuở bé đến giờ Thụy chưa bao giờ biết làm bếp là gì. Thế rồi
các anh cũng phải tự biến chế theo khả năng tưởng tượng của từng đứa. Nấu phở
gà ăn với mì sợi spaghetti, kho gà xào gừng với nước mắm nhập từ Hong Kong mặn
như muối…Vì muốn tiết kiệm tiền bạc tối đa nên họ hầu như mua gà và lòng gà on
sale để tiêu thụ…
Từ tháng 11 năm 73 đến tháng 3 năm 75 Thụy và Hoàng vẫn
liên lạc với nhau qua thư từ. Kể cho nhau nghe những vui buồn cũng như những sự
khó khăn trong cuộc sống, việc học hành nơi xứ lạ quê người… Rồi chuyện tình cảm
của Thụy và Hoàng cũng tiến xa hơn trong mối tình thật trong sáng và học trò….
Khi sang Canada Thụy cảm thấy hơi đơn độc vì thời đó
đa số du học sinh là con cái nhà giàu hay quyền thế từ Sàigòn CÔCC (Con Ông
Cháu Cha), đã có anh hay chị du học trước nên không bở ngở như Thụy. Vì thế trong
thâm tâm anh lúc nào cũng có mặc cảm thua xúc bạn bè.
Giửa tháng 3 năm 75 là lúc các sinh viên chuẩn bị thi
Final exams cuối năm thứ 2 đại học Montréal trong lúc quân miền Bắc tràn qua
sông Thạch Hản xuyên qua cầu Hiền Lương để bắt đầu cuộc tổng tấn công miền Nam.
Mỗi ngày nhóm nhỏ sinh viên VN đều theo dỏi tình hình thời sự nóng bỏng trên
đài TV, ngày ấy chưa có CNN nhưng là CBS, ABC và BBC London. Mỗi khi tỉnh nào mất
vào quân BV thì họ tô màu đỏ thê lương trên bản đồ hình chữ S...Từ ngày 13
tháng 3 đến 29 tháng 4 chỉ vỏn vẹn hơn 1 tháng rưởi mà vết loan màu đỏ lan dần
xuống tận đồng Bằng sông Cửu Long...Các anh sinh viên không sống trong sự sợ hãi
hay kinh hoàng vì cuộc di tản nhưng các anh tỏ ra rất lo lắng cho số phận người
thân và người thương kẹt lại ở VN. Hơn nửa, các anh lúc nào cũng phập phòng lo
lắng khôn nguôi vì không biết người thân và nhân dân miền Nam sẽ sinh sống ra
sao dưới chế độ mới...và các anh là những sinh viên lưu lạc tha hương trên đất
người sẽ ra sao và làm gì để sống với nguồn tài trợ từ gia đình bị cắt đứt vĩnh
viễn từ đây. Từ khi lên 17 Thụy đã sống xa cha mẹ, ăn học hầu như tự lập cho
nên bi kịch tháng 4 năm 75 không làm sáo trộn cuộc sống du học của anh cho lắm
như những sinh viên khác…
Tháng 3 năm 75 Thụy nhận bức thư cuối cùng của Hoàng. Anh trả lời và tâm sự rằng « có lẽ đây là bức thư cuối cùng Hoàng ạ. Thụy không biết Hoàng nghĩ thế nào về tình cảm của hai ta. Thụy không dám hứa hẹn lung tung. Nếu chuyện gì xảy ra Thụy chỉ xin ơn trên phù hộ cho Hoàng và gia đình luôn được bình an ». Thụy không biết Hoàng có nhận được bức thư cuối cùng ấy chăng !…
Tháng 3 năm 75 Thụy nhận bức thư cuối cùng của Hoàng. Anh trả lời và tâm sự rằng « có lẽ đây là bức thư cuối cùng Hoàng ạ. Thụy không biết Hoàng nghĩ thế nào về tình cảm của hai ta. Thụy không dám hứa hẹn lung tung. Nếu chuyện gì xảy ra Thụy chỉ xin ơn trên phù hộ cho Hoàng và gia đình luôn được bình an ». Thụy không biết Hoàng có nhận được bức thư cuối cùng ấy chăng !…
Rồi biến cố
tháng 4 năm 75 lại đến, Thụy và các anh sinh viên du học mất liên lạc với gia
đình…
Vào những ngày đầu sau biến cố năm 75, Thụy xung phong
làm thiện nguyện để tiếp đón và giúp đở những người đồng hương tị nạn đầu tiên
đến Canada, với niềm hi vọng nhỏ nhoi là gặp lại người thân và người thương.
Sau thời gian dài mà bóng dáng của sự mong đợi vẫn mịt mù, trong sự mong mõi
này Thụy gặp được một cô bạn người Sàigòn gốc Bắc và sau nầy trở thành hiền thê
của Thụy, đây là niềm vui sau sự thất vọng dài không gặp được người thân
thương.
Trong lòng Thụy luôn phiền vì mất tin tức của người bạn
gái, và mất liên lạc với gia đình, người thân. Những người tị nạn đầu tiên đến
Canada theo đường hàng không đa số là người bắc, gia đình có quyền thế khá giả hay gia đình sỹ quan cao cấp trong Quân Đội Việt
Nam Cộng Hoà. Thụy gặp những anh đại tá không quân Nguyễn Văn H – phi trường
Bình Thuỷ, anh trung tá không quân Trần Nhật T – căn cứ Biên Hòa, thiếu tá
không quân Vũ Tất T – huấn luyện viên trường Không Quân Đồng Đế Nha Trang và
trung uý Đinh Vỹ gặp tôi ở trại tạm cư Longue Pointe, Montréal vào những ngày đầu,
họ xầm xì và hỏi ngay Thụy: ” Nhìn anh rất giống tài tử Nguyễn Chánh Tín nhưng
sao anh gầy thế hay là anh là em của tài tử này?”.
Thụy vội trả lời rằng “các anh lầm rồi Thụy không phải
là em mà cũng không phải là tài tử Nguyễn Chánh Tín. Thụy là dân Sóc Trăng thứ thiệt đấy mấy anh ạ”.
Từ đó Thụy làm quen mấy anh sĩ quan không quân đề nghị
các anh về sống chung và share phòng với anh sinh viên nghèo. Các anh dạy Thụy
uống bia để khuây khả và nhậu nhẹt đến khuya mỗi cuối tuần tại apartment, nơi anh
đang ở. Ở chung với các anh không quân hai năm cho nên Thụy biết rất nhiều sĩ
quan không quân và hải quân vùng Montréal.
Những buổi nhậu nhẹt như vậy các anh bàn về những vụ phi hành với những cái chết
nhẹ như đường tơ kẽ tóc hoặc chuyện các anh bay lượng trên không trung rồi bất
thần đâm ù xuống để làm oai với các cô đào đi bộ dưới đất...Và qua sự quen biết
này là mối liên đới cho Thụy biết được nhiều người khác, anh quen rất nhiều các
sỹ quan không quân và hải quân trước 75 như anh Hùng, anh Huê, anh Kiệt, Lập và
Thọ. Qua anh Hùng Thụy cũng làm quen được chị ca sỹ Hà Thanh, có chồng là bác sỹ
Kim, Hùng em trai bác sỹ này là sĩ quan hải quân. Trong ba anh bạn sĩ quan
không quân có một anh gọi ông Nguyễn Tấn Đời bằng cậu. Vì thế Thụy có dịp gặp mặt
và trò chuyện với ông ta ở Montréal...
Cuộc chiến đã qua hơn 40 năm nhưng những đau thương
dân tộc từ đó vẫn tồn tại trong trí nhớ mỗi người chúng ta. Nỗi đau thương xâu
đậm nặng nhẹ tùy thuộc vào hoàn cảnh rời khỏi Việt Nam của từng người. Rất nhiều
người tị nạn sang ngoại quốc dở khóc dở cười vì gia đình ly tán. Theo ấy cũng
có nhiều cuộc tình tan vở. Hình ảnh của những người chiến binh cùng một chiến
tuyến phơi thây nơi trận địa, những người bị đưa đi học tập cải tạo chết trong
tù, những người dân vô tội đã nằm xuống trong rừng xâu hoặc làm mồi cho cá mập
ngoài biển cả trên đường tìm tự do vẫn chưa phai mờ trong trí nhớ chúng ta…
---oOo---
Ba năm gần đây Thụy có dịp trở về Sài gòn thăm gia
đình. Có lần Thụy được một anh bạn hàng xóm ngày xưa, cũng là cựu HSHD mời đi dự
đám cưới con gái anh ấy. Con gái anh ấy cũng vừa học xong ở Úc về VN lấy chồng là
bạn du học ở Canada. Họ sắp xếp cho Thụy ngồi ăn chung với các bạn trẻ mới từng
du học ở Montreal Canada. Họ trò chuyện vui vẻ bỗng nhìn thấy một phụ nữ Việt
kiều trạc tuổi Thụy đang nhìn anh từ bàn đối diện mà không chớp mắt. Thụy cũng
thấy hình như cô ấy có nét quen quen. Thụy
đánh lều dọ dẫm đến hỏi thăm để biết là ai. Nhìn thấy Thụy người phụ nữ nhẹ
nhàng ngỏ lời trước:
« Thưa
có phải anh Thụy đây không ạ.
-
Dạ
vâng sao cô biết tôi.
-
Anh
quên Ngân học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt năm 73 hay sao. Ngân đây.
-
Ồ
Ngân đấy à. Hình như Ngân có gầy hơn xưa nên tôi không nhận ra. Thụy xin lỗi. Đã
gần 40 năm rồi còn gì. Bây giờ già rồi đầu óc có hay lú lẫn một chút, anh xin lỗi
Ngân.
-
Anh
vẫn còn cao ráo phong độ, nước da ngâm ngâm khuôn mặt phúc hậu như ngày xưa và
vẫn đẹp trai… »
Thật quá đổi ngạc nhiên thì ra trái đất tròn. Gặp lại
nhau gần 40 năm trời còn gì, Ngân nửa khóc nửa cười khi gặp lại Thụy. Cô ngặm
ngùi kể lại khi sắp học xong năm thứ 2 ở ĐH Kinh Doanh Đà Lạt thì biến cố 30-04-75
ập đến, cô cùng gia đình di cư sang Úc. Cô tiếp tục trở lại học nghành Kinh
Doanh rồi ra trường làm Kế toán. Một thời gian sau đó cô lấy chồng bên ấy và có
một con trai, hiện cũng đang ngồi chung bàn tiệc với cô. Thụy hỏi Ngân « Thế
ông xã Ngân đâu ». Ngân cúi đầu nghiên nghiên yên lặng vài giây rồi trã lời
anh một cách nghẹn ngào «Tình duyên tụi này không được trọn vẹn và hạnh
phúc lắm anh à. Tụi Ngân đã chia tay hơn 10 năm nay. Bây giờ Ngân ở với đứa con
trai. Nó ra trường và đang đi làm bên Úc. Ngân vừa được phẫu thuật xong. Mẹ con
Ngân về VN trước để dưỡng bệnh đồng thời dự tiệc cưới của cô bạn học cùng lớp với
nó ». Hai người tiếp tục hàn huyên tâm sự qua loa trong phòng ăn ồn ào với
ánh sáng nửa mờ nửa tỏ đến khi khách về gần hết, Thụy xin tạm chia tay Ngân và trao
đổi số phone để liên lạc.
Sáng hôm sau Ngân gọi điện cho anh từ lúc hừng sáng và
hẹn anh đi ăn điểm tâm ở một quán café vườn cho tiện việc tâm sự vì không muốn gặp
ai khác. Gặp Thụy, Ngân chào hỏi và kể lể mọi chuyện từ lúc anh rời nàng ở Đà Lạt
ra đi không một lời từ giã, công việc sinh sống và gia đình bên Úc cho đến bây
giờ. Gần đây nàng mắc chứng bệnh đàn bà nên sức khỏe hơi yếu. Tay cầm tách càfé
nghe nàng kể, trong giọng nói anh cảm nhận có cái gì đó hơi đắng cay và trách
móc. Phải rồi nàng không trách móc anh sao được. Ngày xưa Thụy đã gieo hi vọng
tình cảm vào nàng và « quất ngựa tri phong » không một lời giã từ. Thụy
xin lỗi nàng. Anh dựa vào lý do là gia đình muốn anh đi du học để tương lai được
sáng lạng hơn. Thụy tránh nói ra các chuyện tình cảm khác về các cô bạn gái Hoàng
Diệu ngày xưa vì nghĩ sẽ đem tới nhiều rắc rối chứ chẳng giải quyết được vấn đề
gì.
Những ngày sau đó ở Sàigòn Ngân vẫn gọi điện mời Thụy
đi ăn mục đích để nhìn thấy anh, hết ăn sáng đến ăn trưa và lần cuối cùng nàng
khẻ tai anh nói rằng « Ta biết nhau, hiểu nhau rồi mến nhau và không thể đến
với nhau vì thiếu duyên nợ nên mỗi người chúng ta theo đuổi một con đường cho riêng
mình. Thế nên Ngân chấp nhận ý niệm duyên tan - duyên hợp, dù rằng Ngân tin rằng
duyên hợp là do con người tạo ra, và duyên tan cũng chính do con người đoạn tận
nó. Tuy bây giờ sức khỏe Ngân hơi yếu, nếu sau này anh còn nghĩ đến Ngân thì
khi về hưu anh hãy về Úc sinh sống, Ngân hân hạnh được nấu cơm cho anh…Nếu Ngân
không có cái may mắn ấy thì ta sẽ tìm nhau vào kiếp khác. Ta vẫn cứ tìm nhau, Ngân
tin rằng phía con đường Ngân đi sẽ có một người bước đến. Có chia ly ắt có hội
ngộ phải không anh?»
Nguyễn Hồng Phúc
Montreal
vào cuối năm 2015