SỐNG LÂU SỐNG KHỎE…P 2



Trong một ngày máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định, buổi sáng từ 4 - 8 giờ là lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng ra, đến khoảng 12 giờ đêm là thời điểm loãng nhất rồi dần dần đặc lại, và đến buổi sáng hôm sau lại lên đến đỉnh cao.  Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh, nhưng ít nhiều có thể khẳng định, tạo cho mình thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.

Trà xanh (green tea) đặc biệt chứa nhiều các chất flavonoid hỗ trợ sức khỏe (chiếm 30% trọng lượng khô của một lá trà), bao gồm các chất catechin và các chất dẫn xuất của catechin.  Loại chất catechin chiếm đa số trong trà xanh là epigallocatechin-3-gallate (EGCG), mà được tin rằng đóng một vài trò quan trọng trong các tính năng chống ung thư và chống oxy hóa của trà xanh.  Các chất catechin nên được xem, cùng với các chất chống oxy hóa phổ biến khác như vitamin E và C, là những chất có tác dụng phá hủy các gốc tự do và hỗ trợ cho sức khỏe vì lý do này. Đa số nghiên cứu cho thấy lợi ích sức khỏe của trà xanh dựa trên số lượng trà xanh thường được tiêu thụ ở các nước Châu Á – khoảng 3 ly (tách, cốc) mỗi ngày (cung cấp khoảng 240 – 320 mg các chất polyphenol).  Một ly trà xanh cung cấp 20 – 35 mg chất EGCG, và chất này có nhiều tính năng chống oxy hóa nhất trong số các chất catechin trong trà xanh.

Các lợi ích sức khỏe của trà xanh đã được nghiên cứu rất nhiều, và khi sự nhận thức của cộng đồng khoa học về các lợi ích tiềm năng của trà xanh gia tăng, thì số lượng các nghiên cứu mới cũng tăng lên.  Vào tháng 11 năm 2004, cơ sở dữ liệu của Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ (PubMed) đã có hơn 1000 nghiên cứu về trà xanh, với hơn 400 nghiên cứu được đăng tải vào năm 2004.  Những người uống trà xanh xem ra có ít nguy cơ bị một loạt các chứng bệnh, từ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut nhẹ đến các bệnh mãn tính làm suy kiệt sức khỏe bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, đột quỵ (tai biến mạch máu não) và bệnh loãng xương (osteoporosis).  Các nghiên cứu mới đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức trà xanh  Vào tháng 8 năm 2006, một nghiên cứu ở Châu Âu, được đăng trên Tạp Chí Dinh Dưỡng Lâm Sàng Châu Âu (European Journal of Clinical Nutrition), đã tìm thấy rằng trà là một chọn lựa có lợi cho sức khỏe hơn so với hầu như bất kỳ loại thức uống nào, bao gồm nước tinh khiết, bởi vì trà không chỉ có tác dụng tái bổ sung chất lỏng như nước, mà còn cung cấp một nguồn dồi dào các chất polyphenol có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim.

Một nghiên cứu ở Nhật được đăng trên tạp chí JAMA (Journal of the American Medical Association) số ra tháng 9 năm 2006 cho thấy rằng uống trà xanh giúp hạ giảm nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân, bao gồm bệnh tim mạch.

Tiến sĩ y khoa Shinichi Kuriyama của trường Đại Học Tohoku Khoa Chính Sách Công Cộng (Tohoku University School of Public Policy), ở Sendai, Nhật Bản, và các đồng nghiệp đã nghiên cứu mối liên hệ giữa việc tiêu thụ trà xanh và nguy cơ tử vong từ mọi nguyên nhân, bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Nghiên cứu này, bắt đầu vào năm 1994, đã theo dõi 40 530 người thành niên, có độ tuổi từ 40 – 79, ở vùng đông bắc Nhật, kéo dài lên đến 11 năm.  Trong khu vực này, 80% dân số uống trà xanh với hơn một nửa tiêu thụ ít nhất 3 ly (tách, cốc) một ngày.

Bệnh tiểu đường

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khoa học về lợi hại của đường về sức khỏe con người. Theo các nghiên cứu này thì đường có liên quan từ tiểu đường đến Alzheimer. Có nhiều ý kiến ngược chiều lắm. Có vị tiến sỹ tên Lustig – University of California cho đường là chất độc hại. Ông cho rằng đường được tạo thành từ những phân tử glucose và fructose – là những chất độc hại cho sức khỏe.  Những tiến sỹ khác như ông John Sievenpiper thuộc bệnh viện St Michael Toronto và bà TS Phyllis Tanaka trưởng Hiệp hội kỹ nghệ thực phẩm Canada (Food and Consumer Products of Canada) đều nghi ngờ phương pháp của ông Lustig kết án đường là “yếu tố làm tăng tiểu đường trên thế giới”. Ông John Sievenpiper đề nghị nên cẩn thận khi nói fructose chịu trách nhiệm về vấn đề sức khỏe. Ông thêm rằng fructose không làm tăng năng lượng nhiều hơn bất cứ hình thức khác của carbohydrate như tinh bột và glucose. Hai TS này không đồng quan điểm vối ông ts Lustig khuyên nên tìm cách giúp người tiêu thụ ăn số lượng đường phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh là hay nhất. Nhưng ăn uống bao nhiêu đường là phù hợp?. Tuy nghành Y Tế Canada và chính phủ Hoa Kỳ không có khuyến cáo về lượng tiêu thụ đường trên nhãn hiệu thương mại thức phẩm, nhưng Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ cho biết nam giới không nên tiêu thụ quá 9 muỗng cá phê đường mỗi ngày và phụ nữ là 6 muỗng.

Trái Mướp Đắng (khổ qua) màu xanh có bề ngoài gồ ghề ngộ nghĩnh đã được ghi trên sáu con tem biểu tượng cho sáu loại cây thuốc thiên nhiên có dược tính trị bệnh cao mà Liên Hiệp Quốc phát hành vào năm 1980. Mướp đắng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng căn bản như nước, đạm, carbohydrat, béo, sinh tố và một số khoáng chất với tỷ lệ khác nhau. Mướp đắng được coi như có khả năng làm hạ đường huyết, hạ huyết áp, chữa ho, giảm đau nhức và sát trùng ngoài da. Trên thị trường hiện nay có bán trà khổ qua, được giới thiệu là có thể giúp ngủ ngon, đại tiện dễ dàng, mát gan, bổ mật, giải nhiệt, giải độc trong cơ thể và khi dùng thường xuyên sẽ ngừa được các biến chứng của bệnh tiểu đường, sỏi thận, mật...

Tập thể dục: Các hướng dẫn của Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association) đề xuất 2 tiếng rưỡi tập thể dục vận động tim mạch mỗi tuần, bác sĩ Steinbaum nói.  Tập thể dục có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ (tai biến mạch máu não), bệnh tiểu đường (đái tháo đường), béo phì và các tình trạng bệnh lý khác.

Bệnh ung thư – ruột, phổi, ngực, tuyến tiền liệt, v.v…

Nói đến ung thư ai cũng đều khiếp sợ. Đây là một căn bệnh không hẳn nan y nhưng dù có chữa trị được cũng tốn kém rất nhiều thì giờ tiền bạc và sức khỏe một cách trầm trọng. Chúng ta thấy càng ngày con người chết nhiều về ung thư. Đây là yếu tố may rủi có tỷ lệ rất cao. Nhưng theo nhiều nghiên cứu khoa học thì chế độ ăn uống ảnh hưởng quan trọng không kém trong việc ngăn ngừa ung thư. Vì thế con người phải tìm cách ngăn ngừa căn bệnh này bằng cách sống khỏe mạnh và sự dinh dưỡng hợp lý. Có một số dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong việc phòng bệnh ung thư. Người ta đã tổng kết sau 170 công trình nghiên cứu tại 17 quốc gia và đi đến kết luận những ai ăn uống nhiều rau quả đã tránh được bệnh ung thư hơn những người ăn ít rau quả.

Người ta thấy rằng các anti-oxydant chứa trong rau quả thì chất beta carotene được nghiên cứu kỹ càng nhất về khả năng phòng vệ của nó. Qua các cuộc thí nghiệm các nhà khoa học thấy rằng beta-carotene có vai trò tác động trực tiếp hủy hoại các khối u ác tính. Chất beta carotene còn giảm thiểu sự tăng trưởng các tế bào ung thư phổi. Vì thế nếu ta thiếu Beta carotene có thể gây ra ung thư phổi. Ung thư phổi có tỷ lệ phát bệnh cao nhất. Ngoài nhân tố hút thuốc dẫn đến ung thư phổi ra, nếu cơ thể thiếu beta carotene cũng có thể dẫn đến bệnh này. Để đề phòng ta nên nhiều khoai lang, cà rốt, cà chua, rau chân vịt, đu đủ, xoài, đậu nành, hạt đậu hướng dương, dưa chuột, v.v…

Thiếu protein có thể dẫn đến ung thư dạ dày.  Người Á châu thường mắc phải ung thư dạ dày hơn vì ta hay ăn quá mặn như khô cá mặn, mắm đủ loại, rau dưa muối trong đó có chứa nhiều chất nitrosamine gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Vì vậy để tránh nguy cơ ung thư này chúng ta nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều protein như tôm, cá biển, đậu nành, lòng đỏ trứng gà, thịt nạt (lượng ít vừa phải). Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới thì nhu cầu bổ xung muối trung bình hàng ngày là 6g/người/ngày. Do đó những người có thói quen ăn nhiều muối nên chỉnh lại.

Thiếu chất xơ có nguy cơ gây ung thư kết tràng và ruột. Những bữa ăn hằng ngày tỉ lệ thực phẩm giàu chất béo và protein thì lượng chất xơ càng thấp đi. Thực phẩm giàu chất béo cao sau khi phân giải trong cơ thể sẽ sinh ra nhiều chất gây ung thư. Trong trường hợp thiếu chất xơ, những chất gây ung thư sẽ lưu lại lâu trong niêm mạc kết tràng, từ đó dẫn đến ung thư kết tràng. Ở phương tây chính phủ thường khuyến cáo người dân nên ăn 500 g rau quả mỗi ngày thì tỷ lệ bệnh giảm đáng kể. Khi vào ruột chất xơ kích thích nhu động ruột co bóp, giúp phòng táo bón, tống xuất các chất gây ung thư và vi khuẩn có hại ra ngoài. Ngoài ra chất xơ cũng ngăn cản hấp thu các chất béo độc hại.

Thiếu vitamine D có thể đưa tới ung thư ngực/tuyến sữa. Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng vitamine D trong cơ thể của người ung thư ngực thường khá thấp. Ta nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều vitamine D như cá, thịt bò (lượng vừa phải), lòng đỏ trứng gà và tắm nắng.


Hành hẹ củ kiệu và tỏi – đều có đủ các hoạt chất mang đặc tính cản trở ung thư. Thí nghiệm trên các loài vật người ta thấy các hoạt chất này đều vô hiệu hóa các tác nhân gây ung thư dạ dày, phổi, đường ruột và gan. Ở Đức các nhà nghiên cứu đã phát hiện ajoene có trong tỏi được xem là độc tố với những tế bào ác tính.

Đậu nành – được coi như siêu thực phẩm vì nó có khả năng ngăn ngừa ung thư ngực. Xem cái link sau đây để biết thêm về lợi ích đậu nành: http://www.chshoangdieu.us/pdfFiles/Soya_Health.pdf

Vì vậy để đề phòng chống bệnh ung thư người ta nên ăn nhiều rau quả sống là tốt nhất. Nếu có qua chế biến cũng nên không nấu chín quá vì như thế sẽ phân hủy các hợp chất có ích trong việc bảo vệ cơ thể trước đại họa ung thư.

Căng thẳng (stress) – căn bệnh thời đại này làm đảo lộn cơ thể và cuộc sống con người. Căng thẳng trong gia đình, trong công việc, cải cọ với hàng xóm, v.v….Lo âu cũng là một loại căng thẳng. Bệnh nhân có cảm giác lo sợ rất mạnh, kèm theo nhiều thay đổi về tâm trạng về sự suy nghĩ và về các hành vi của mình. Nếu không được điều trị, bệnh trở nên trầm trọng và gây khó khăn cho đời sống. Bệnh nhân sẽ liên tục bị những cơn hoảng sợ ám ảnh, hành hạ, có những ý nghĩ không hợp lý, những hành vi kỳ quặc, những cơn ác mộng, hồi tưởng cũng như nhiều dấu hiệu thể chất đáng ngại. Cơn hoảng sợ có thể đi đôi với nhiều bệnh cấp tính như cơn đau tim, cơn suyễn, cơn kinh phong, giảm đường huyết hoặc cường chức năng tuyến giáp... Trong đời sống văn minh thời nay với nền kinh tế thị trường cạnh tranh dữ dội cộng với nhu cầu vật chất gia tăng không ngừng buộc người nhân công  phải làm việc cực nhọc hơn với nhiều căng thẳng hơn. Nhưng dựa theo những nhân chứng dưới đây chúng tôi nghĩ rằng sự căng thẳng tột độ cộng với chế độ ăn uống kém lành mạnh bất thường và thiếu thì giờ để tập thể dục làm đảo lộn sự tuần hoàn của cơ thể, là yếu tố quan trọng hàng đầu đưa đến nguy cơ ung thư.


Một anh đồng nghiệp tên Yvan Frechette, chức vụ sếp trung cấp (Regional Sale Manager ) khoảng 31 tuổi có gia đình và một con nhỏ. Tôi làm việc chung với anh trên vài dự án thầu 15 năm về trước. Dưới anh có khoảng 20 nhân viên về sale managers. Anh là một thanh niên trẻ đầy nghị lực và đầy tham vọng. Anh làm việc ăn uống bất thường và bất kể giờ giấc. Hình như đời sống cá nhân anh lúc nào cũng căng thẳng cực độ. Nhiều khi anh điện thoại về nhà chúng tôi ban đêm để hỏi vài chi tiết về việc làm. Anh có nhiều nhân viên dưới quyền nên cũng có nhiều vấn đề nhân dụng phải giải quyết. Năm sáu năm sau tôi thuyên chuyển nhiều khâu khác nhau nên không để ý về anh nữa. Bất ngờ một hôm hãng cho biết là anh đã ra người thiên cổ ở cái tuổi 36 vì ung thư bao tử. Hiện nay chưa có bằng chứng chính xác khẳng mối liên hệ giữa căng thẳng và ung thư. Một anh hàng xóm tên Dany Laurenzen, là viên chức trung cấp về IT (Head of IT department), làm cùng hãng điện thoại với tôi. Anh Dany hơn tôi 5 tuổi. Cách đây 10 năm hãng điện thoại chúng tôi bán IT department cho một công ty cố vấn về IT (CGI). Anh có 16 nhân viên chuyên môn IT (IT specialists) khi còn ở hãng cũ, anh qua hãng mới phải lãnh thêm 6 nhân viên nữa. Vị chi là 25. Mỗi sáng lúc 7 giờ anh và tôi cùng bắt xe bus đi làm. Thông thường tôi về đến nhà lúc 5 giờ chiều. Anh Dany chưa bao giờ về đến nhà trước 7 giờ tối. Nay làm hãng mới anh cho biết trách nhiệm quản trị nhiều hơn và nhân viên cũng đông hơn. Vì thế anh ăn uống bất thường vì có quá nhiều buổi họp và nhiều vấn đề về nhân lực phải giải quyết hơn xưa. Mức độ stress vượt lên tột điểm và hầu như liên tục hằng ngày. Ba năm sau anh bị đưa vào nhà thương để phẩu thuật về lở loái bao tử (stomach ulcer). Từ đó anh đệ đơn từ chức để dưỡng bệnh. Sau đó anh tìm một việc tay chân hoàn toàn không có trách nhiệm, nhất định không dùng đầu óc và chỉ hưởng 1 phần ba số lương lúc trước. Có lần tôi trò chuyện với anh trước cổng nhà, anh cho biết bệnh tình và đồng thời có nói thêm “khi lúc hiện chức chúng ta hy sinh cả cuộc sống riêng tư gia đình để cống hiến cho công việc. Khi mình bị chuyện chi hay chết đi không ai màn xỉa đến ta “You dedicated so much for the company. When you get sick or die nobody cares about you. You have to take care yourself…”. Câu nói này thật quí giá vô cùng vì nó nhắc nhở chúng ta hãy luôn nghĩ đến sức khỏe mình trước khi nghĩ đến công việc…

Nguyễn Hồng Phúc 

Mời xem tiếp phần 3

 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual