Tây phương khi gặp người châu Á chỉ có nhận xét chung
là người' chinois' (Chinese), theo họ thì người châu Á mình khó phân biệt vì nhỏ
con, mắt nhỏ, mũi cũng nhỏ.
Ngược lại, chúng ta nhìn Tây phương thì không phân biệt
được Tây Âu, Đông Âu hay Bắc Âu hay lai Âu. Họ có điểm khác biệt đó chứ, nhưng
do chỉ nhìn vài lần không thể phân biệt được, Tây Âu thuần chủng, dáng cao, mắt sâu đẹp, mũi cao, tóc
và mắt màu nâu hay sáng. Cách ăn mặc Tây, Bắc Âu sang trọng hơn Đông Âu hay Thổ
Nhĩ Kỷ, Nga...
Hình ảnh đại diện minh họa
Người Bỉ (trái)- Người Bỉ (gốc Ma Rốc-thứ 2 trái qua)
Người Nga- người Bỉ- người Nga
Người
Bỉ (gốc Ma Rốc) - người Pháp (hai đời trước là
Việt Nam -Pháp)
Người Armeni
Hầu hết người Nga nhỏ hơn và mũi dài hơn, người Bỉ gốc Maroc trắng
tóc đen nhỏ con (không ít người nhuộm cho tóc thành nâu hay sáng hơn) cho
giống dân bản xứ, nhưng vẫn nhận ra dễ dàng. Đông Âu ăn mặc không sang trọng như Tây Âu hay Bắc Âu và cũng không đẹp cao ráo như Tây, Bắc Âu.
Thói quen quan tâm người Tây phương là hỏi về con cái,
họ quan trọng về điều này, khi gặp nhau chào hỏi nếu lần đầu là hỏi con cái bao
nhiêu đứa, rồi tên là gì, mấy tuổi, và hàng ngày khi gặp nhau hay có dịp gặp
nhau thì họ hỏi về những đứa con của bạn hay đồng nghiệp lúc nào cũng thế và
tên con cái mình là điều họ gọi ra đầu tiên, học hành sức khỏe vv là điều họ rất
quan tâm và họ nhớ tên con cái của bạn bè hay đồng nghiệp... rất rõ, không có
gì là thắc mắc trong việc hỏi thăm về con cái và không cần phải dấu giếm hay
khó chịu về điều này.
Tên mẹ và con giống nhau là điều bình thường, vì họ muốn
tên này được giữ lại cho đời sau, sau khi người đó qua đời, họ cứ nhắc mãi cái
tên này, đa số là tên con giống mẹ cũng ít thấy tên con giống cha, mà điều này phong
tục người Việt Nam chưa thay đổi trong con cháu anh chị em mình không được tên
giống nhau.
Văn hoá Âu châu lâu đời nên phân biệt đối xử
là chắc chắn, nếu muốn ngang hàng họ thì điều đầu tiên phải học hỏi nhiều hơn họ,
dù họ có kính nễ trước mặt thì đằng sau ấy vẫn còn ít đàm tiếu, do ngôn ngữ là
cản trở đầu tiên, nếu là người từ nơi khác đến.
Suy nghĩ Tây phương phóng khoán hơn người Việt Nam, tự
do ít va chạm nhau và ít quan tâm đời tư người khác ngoại trừ con cái. Đối với
họ không có sự kiêng cữ, chỉ ít người tin vào thứ 6 ngày 13 mà thôi. Chỉ có một số người Việt suy nghĩ và lập luận theo ngõ
hẹp hơn, do môi trường tiếp xúc gói gọn trong phạm vi mình biết mà thôi, ít tự tìm
tòi học hỏi thêm thế giới bên ngoài với những tài liệu quí báu của thế giới xung
quanh ngoài những tư liệu đã được dịch sẵn.
Không thể nói suy nghĩ mình rồi bắt người khác phải
theo, nếu lập trường vững chắc thì điều chắc chắn rằng chúng ta không theo những
suy nghĩ hạn chế này.
Những thông tin về bạn bè, đó là điều cần thiết vì khi
mình nói mình thân thiết ai đó, mà con cái họ mình còn không biết rõ tên thì
cũng là việc đáng buồn. Tình cảnh con người khác nhau, lẽ tất nhiên, không nghiã
là mình không đầy đủ so với người khác. Hạnh phúc là hiện tại mà ta có được. Điều
quan trọng là bồi bỗ cho mình kiến thức rộng hơn, nó có thể mang ra sử dụng với
thế giới bên ngoài, còn suy nghĩ nhỏ hẹp thì nó sẽ hạn chế sự học hỏi của mình
mà thôi, mà đó là cái mình đánh mất và giá trị của nó chẳng thể nào sử dụng bất
cứ nơi đâu mà chỉ trong ngõ hẹp ấy.
Snowynguyen L'automne 2013
Tham khảo thêm vài tư liệu biên dịch trên blog http://nguyensnowy.blogspot.be/