VỀ GIÀ TA SẼ SỐNG Ở ĐÂU… PHẦN 2


5. Cơ sở y tế ra sao: Ashville, North Carolina, được nhiều báo chí Mỹ xếp vào một trong mười thành phố lý tưởng nhất trên nước Mỹ để về hưu, tôi đã có dịp đến đây khảo sát khi tôi 10 tuổi để tìm nơi lý tưởng khi về già. Một trong những lý do lý tưởng là vì Ashville có nhiều nhà thương và cơ sở y tế. Khi mình về già, sức khoẻ không còn là Tarzan, chiều lòng vợ một đêm hai lần rất có thể là vượt quá chỉ tiêu y tế, bị tai biến mạch máu mông cần vào nhà thương cấp cứu đột xuất. Nếu ông ở Ashville thì với cơ sở y tế đầy dẫy, ông sẽ được cứu sống kịp thời. Còn ở Việt Nam, ông có bao giờ vào bệnh viện ở SàiGòn chưa? Ông phải lo tiền bồi dưỡng thì mới được ưu tiên khám nghiệm, nằm trên giường thay vì dưới đất. Thậm chí lên cầu thang máy phải trả tiền. Ấy là chưa nói về máy móc lạc hậu, môi trường nhà thương ô nhiễm, kiến thức bác sĩ, y tá giới hạn không như bên Mỹ. Chính vì thế mà ở Việt Nam ai chết cũng là tại vì… trúng gió, một cơn bệnh rất thông thường. Ở Mỹ có bao giờ ông biết ai chết vì trúng gió không?

6. Tuổi thọ trung bình là bao nhiêu: Ở Mỹ thức ăn hay thuốc men cái gì cũng có quy củ, trật tự, sạch sẽ. Ông không để ý vì ông cứ tưởng tự nhiên nó được như vậy. Thật ra là tất cả phải theo luật lệ của cơ quan chính phủ, FDA, và vì như thế, dân chúng ít bệnh hoạn, sống lâu. Ông về Việt Nam thì biết bao nhiêu là chuyện thức ăn sản xuất hay gặt hái trong môi trường ô nhiễm, và rồi cuối cùng vào bụng người tiêu thụ. Nếu được chết sớm thì không nói gì, nằm bệnh lây lất trong nhà thương ở SàiGòn mà không chết thì tiền đâu ông lo chạy chọt để được nằm trên giường? Đây là tin tức từ đài truyền hình Việt Nam:   

http://www.youtube.com/watch?v=luHjTWdX8As&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=VljykrxFDNE&feature=email
7. Cướp bóc có đáng lo ngại? Ở Mỹ ông muốn biết thành phố nào tỷ lệ trộm cướp là bao nhiêu thì có rất nhiều trang web cung cấp tin đó, chẳng hạn như  http://www.areaconnect.com/ (click tên thành phố, rồi click Crime Level bên phải ở giữa). Việt Nam không giữ tỷ lệ trộm cướp nên yếu tố này không biết được. Thế nhưng ở Mỹ ít ra ông chỉ lo có một loại cướp, trong khi ở Việt Nam thì ông phải lo đến hai loại cướp:
             Ông ơi hãy nhớ điều này:
       Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Chắc ông còn nhớ ông Trần Văn Trường, một thương gia làm chủ tiệm sang băng video trên đường Bolsa, miền Nam California? Vào năm 1999, ông Trường  có tinh thần yêu nước nên đã lập bàn thờ ông  Hồ trong nhà, treo cờ đỏ sao vàng, thách thức Việt Kiều ở Mỹ,  biết rằng không ai có thể làm gì được anh ta vì nước Mỹ bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến. Cộng đồng Việt Nam  tổ chức biểu tình ngày qua ngày, đến một lúc số người quá đông, cảnh sát phải đến can thiệp để giữ gìn trật tự. Rồi không biết ai tố cáo mà cảnh sát vào tiệm anh ta, khám phá trong nhà có trăm máy video sang băng để bán. Ngu xuẩn chuốc hại vào thân, cảnh sát tịch thu máy video, bắt anh ta vì tội sang băng bất hợp pháp. http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-73460/
Anh ta đóng cửa tiệm, dọn về tỉnh Đồng Tháp ở Việt Nam hợp vốn làm ăn nuôi cá rồi không hiểu thế nào vào năm 2006,  nhà chức trách tỉnh Đồng Tháp phong tỏa doanh nghiệp, tịch biên tiền bán cá một tỷ đồng:

http://www.datviet.com/threads/99005-Tr%E1%BA%A7n-Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-B%E1%BB%8B-T%E1%BB%8Bch-Bi%C3%AAn-T%C3%A0i-S%E1%BA%A3n-Kh%E1%BA%A9n-%E1%BB%9E-VN
Trần Trường tức tối, đã về Việt Nam làm ăn mà gặp phải tình người làm khó dễ chuyện tiền bạc nên giận  như hỏa diệm sơn phun lửa trong video sau đây:
http://www.youtube.com/watch?v=kTEEGRLq9vs&feature=related
Tôi hy vọng là ông không lâm vào tình trạng của ông Trần Trường khi về hưu ở Việt Nam.

8. Văn hóa, tập quán có phù hợp với mình? Khác với tất cả các nước trên thế giới, nước Mỹ là xứ hỗn tạp, quy tụ hơn 150 sắc dân ngoại quốc. Nơi nào cũng có cộng đồng người Mỹ nhưng gốc quốc gia khác như người Mỹ gốc Việt chẳng hạn. Do đó, chọn nơi phù hợp với tập quán của mình là quan trọng. Ông không muốn dọn vào ở với khu người Ấn-Độ vì hôm nào cũng phải ngửi mùi cà-ri, không muốn dọn vào khu Mỹ đen vì lúc nào cũng phải ngửi mùi hôi nách, không muốn dọn vào khu người Mễ vì em nào hơn 35 tuổi là bắp đùi bắt đầu trổ mã như cột đèn đường.

Ông dĩ nhiên không phù hợp với đời sống bên Mỹ nên muốn về Việt Nam (“Tôi cần tình người, ở Việt Nam tình người đậm đà hơn ở Mỹ. Tôi cần bạn bè, hàng xóm người Việt Nam, tôi ít bạn Việt Nam ở Mỹ, hàng xóm người Mỹ để hàn huyên tâm sự”). Thư ông cho biết là ông sẵn sàng về Việt Nam một mình, bỏ vợ lại bên Mỹ, và tuy rằng ông còn ba người con ở đây. Nếu một người nhẫn tâm bỏ vợ sau mấy mươi năm chung sống, nếu một người có con tim lạnh lùng không cần gặp thăm con cháu mình thường xuyên, thì người không có tình thương đậm đà là ông, chứ chẳng phải người Mỹ. Ông về Việt Nam hàng xóm bạn bè nói chuyện với ông vì họ không biết quá khứ của ông ấy thôi; hoặc nếu họ biết, không quan tâm đến vì ông tung tiền mua chuộc họ. Ở bên Mỹ này không khác gì Việt Nam: ông tung tiền ra là sẽ có bạn, có gái. Sự khác biệt ở Mỹ là ông phải thành công, giầu có mới có thể mua chuộc “em” hay  mua chuộc bạn bè bên này. “Em” đòi mua cái ví Chanel $2500 dollars, ông chỉ lãnh $2000 một tháng thì làm gì ông có tiền mua cho em? Vì thế, ông phải sửa mình, tề gia rồi mới trị quốc được. Tất cả bắt đầu từ ở nhà: Ông phải tỏ tình thuơng cho vợ, cho con. Nơi nào có gia đình là nơi ấy có tình thương, ông không cần phải về Việt Nam tìm kiếm làm gì cho xa xôi.

Điểm cuối cùng ông nêu ra là  “Tôi muốn chính tôi sẽ giúp đỡ những người nghèo, những người đã không may mắn trong cuộc đời”.  Thứ nhất, người nghèo ở đâu cũng có, nếu giúp thì tại sao chỉ Việt Nam? Nếu ông theo Công Giáo hay Tin Lành, tôi sẽ phê bình ông thẳng tay: tất cả mọi người Phi, Âu, Mỹ, Úc, Á, đều là anh chị em ruột thịt vì tất cả đều là con cháu của ông Adam và bà Ê-Va. Chỉ giúp người nghèo Việt Nam mà không giúp người nghèo khác trên thế giới là ông có đầu óc kỳ thị. Thứ hai, tôi đọc bao nhiêu email thấy viên chức chính phủ và những người giầu ở Việt Nam. Để cho họ giúp người nghèo trước đã (bấm vào bảng NGƯỜI GIẦU ở bên dưới trang web để xem danh sách những người giầu) http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2007/01/3b9f294c/ . Thứ ba, điểm  này quan trọng nhất: Nước Mỹ đã bỏ bao nhiêu tiền mang ông sang đây, ông đã trả cái ơn đó cho  họ chưa mà ông đã đi lo chuyện trời ơi đất hỡi? Tại sao ông không giúp người nghèo ở Mỹ? 13% cho đến 17% dân số Mỹ sống dưới mức độ nghèo khó, tiêu chuẩn do Liên Bang ấn định, $22,350 đô-la  một năm, gia đình bốn người. http://en.wikipedia.org/wiki/Poverty_in_the_United_States . Tiền về hưu của ông $24,000/ một năm/ một người, ông sống phong phú hơn họ. Tại sao ông không trả ơn chính phủ Mỹ bằng cách giúp lại người Mỹ?

Tiền mặt tôi dùng hàng tuần là do vợ tôi cấp phát. Tuần nào vợ tôi quên bỏ tiền vào ví  là tuần đó đi làm tôi đói nhăn răng. Nếu ông nói ông muốn giúp người nghèo ở SàiGòn vì họ là người Việt thì thay vì cho họ, ông nên giúp tôi, cũng là người Việt. Ông sẽ được mang tiếng vẻ vang là giúp người nghèo ở Mỹ, mà tôi thì cũng được lợi không còn phải lo sợ  nhồi máu cơ tim không tiền ăn trưa vì vợ quên bỏ tiền vào ví của mình.
Nguyễn Tài Ngọc

http://hoiquanphidung.com/showthread.php?8490-Về-hưu-Việt-nam-hay-hải-ngoại
Trước tiên tôi xin kể lại trường hợp anh bạn thân tên Tri du học bên Canada hơn 45 năm và năm 2007 anh trở về Việt Nam để nghỉ hưu để bạn đọc hiểu thêm về những tâm trạng của người Việt ở hải ngoại khi về hưu.

Chúng ta là những người đang ở tuổi trên 50, nhiều người sinh ra lớn lên ở Hà Nội lẫn Sài Gòn và miền Trung tính ra tổng cộng tới nay thì thời gian sống ở nước ngoài đã nhiều hơn ở Việt Nam nên khi trở về Việt Nam ở đâu cũng cảm thấy lạc lõng và bỡ ngỡ. Sau mấy chục năm học hành, quen làm việc ở nước ngoài giờ về VN chơi nhìn lại thấy bạn bè ở VN hầu như không có ai, nhiều khi sáng dậy muốn làm quen một ai đó ở lứa tuổi mình để rủ nhau ra quán cà phê ngồi chơi ngắm phố nói chuyện cũng khó. Đến bữa cơm trưa tối nhiều khi không muốn nhờ nhà nghỉ gọi cơm hộp cho ăn thì cũng không biết đi đâu tìm chỗ ăn mới cả. Có nhiều khi thấy nhà hàng khi bước vào thì thấy bàn nào cũng bia rượu tràn trề ồn ào, mà ở cái tuổi của mình thì lại đang phải ăn uống chừng mực nên nhiều khi càng cảm thấy thêm lạc lõng.

Đôi khi đi một mình vào quán gọi thức ăn xào nấu theo thực đơn mang lên thì không sao mà ăn hết được nhất là không gọi thêm rượu bia thì nhà hàng nhìn mình cũng thấy kỳ quá. Đó là chưa nói tới chỗ ngủ, có đêm bị người ta gọi nhầm phòng mà không dậy thì cũng sợ vì nhỡ có hỏa hoạn hay làm sao thì không biết, mà dậy ra mở cửa gập người gọi thì cũng ngại. Người ở tuổi về hưu cần có chỗ sống theo nhu cầu và cuộc sống phù hợp với họ.

Chúng tôi nghĩ ở các thành phố của VN chưa nghĩ đến việc phát triển mô hình "Homestay" giống như ở nước ngoài, tức là các bạn VN đã về hưu ở các địa phương có điều kiện nhà cửa rộng rãi còn phòng bỏ trống, con cái đã lớn ở cùng hay đã ra ở riêng thì có thể cho các du khách như Việt kiều chúng ta ở thuê vài tháng trong 1 năm, ăn uống theo kiểu gia đình và thanh toán theo thị trường sòng phẳng. Làm dịch vụ này các bạn ở VN cũng có thêm thu nhập vào lương hưu và có thêm bạn mới cho mình và với chúng ta thì cũng là điều kiện gặp quen thêm bạn mới cũng như có địa chỉ tin cậy để con cái ở nước ngoài yên tâm là bố hay mẹ nó đang ở đâu, có ai biết khi cần tìm.

Người già ở hải ngoại hầu như ai cũng muốn về bên nhà nghỉ ngơi và du lịch khi họ có thời giờ 2-3 tháng trong năm, họ cũng có rất nhiều nhu cầu về y tế, tham quan du lịch khi đến 1 địa phương mới nên rất cần có chỗ tin cậy để hỏi han tư vấn thêm mà nhiều khi chỉ có những người nghỉ hưu mới hiểu nhau được. Theo chúng ta dịch vụ "Homestay" này rất cần có và phát triển.

Sau bao năm ở xứ người, đa số chúng ta đã thành công khá nhiều trên đường đời và có được một khả năng kinh tế và 1 công việc có lợi tức khấm khá so với đồng hương tại Việt Nam, nhất là trong thời buổi khó khăn này. Thêm vào đó con cái chúng ta đều thành đạt và có thể đã ra riêng. Vào gần tuổi về hưu, chúng ta cảm thấy tâm hồn trống rỗng, không có một người bạn tri kỷ mà chúng ta có thể chia sẻ một phần những tâm sự trong đáy lòng tuy rằng bạn bè chơi thể thao, đồng nghiệp để đi ăn trưa và tán gẫu có rất nhiều. Chúng ta tự hỏi những sự thành công của mình có giá trị gì không?. 

Anh Tri, sang Canada du học những năm 62 và cũng đã trải qua 2 đời vợ và có 4 con. Người vợ đầu cùng hai đứa con gái hiện sinh sống bên Pháp. Người vợ thứ nhì cùng 2 con hiện sống ở Canada, một gái một trai. Cuộc sống vật chất độc thân của anh Tri gọi là tạm ổn sau 2 lần tan vỡ. Tuy nhiên những cuộc tình bất trắc nào cũng có cái giá của nó. Vì đã có 2 đời con cho nên tình nghĩa cha con xem ra có vẻ nhạt nhẽo quá. Hai đứa con gái của vợ đầu là Phương và Liên đã có gia đình riêng hiện sống ở Pháp với chồng con êm ấm mặc dù không gần gũi với cha chúng ở Canada. Hai người con dòng vợ kế, trai tên Phát và gái tên Mai ở tuổi 24 và 26 đều ra trường và làm việc tạm ổn sau vài năm anh chị chia tay. Nói chung anh Tri bây giờ rảnh rổi không còn vướng bận trách nhiệm làm cha ở cái tuổi ngoài 60.

Làm việc đã hơn 40 năm và bây giờ anh đang dự định về nghỉ hưu với lương hưu hàng tháng trên dưới 3,000 đô. Ở Bắc Mỹ với số lương hưu như thế thì vừa đủ sống. Nói là vừa đủ sống chứ không thể cho là dư giả được. Anh Tri lại có mộng giang hồ muốn đi khắp nơi cho biết đó biết đây. Ngày xưa khi làm việc bên Ả Rập anh đi du lịch nhiều Âu Châu và làm quen chị Anh, người Tàu gốc Indo và anh chị quyết định lấy nhau rồi trở về Canada sinh sống được hơn 20 năm sau đó với hai mặt con Phát và Mai.

Anh Tri ở khá lâu bên Canada, anh có lắm bạn bè cho nên cuộc sống không đến đổi nhàm chán sau khi chia tay với người vợ thứ nhì.

Hằng đêm, anh đều mơ về thăm gia đình dòng họ vui vẻ nơi chôn nhau cắt rốn, tìm lại chốn xưa với những bữa cơm gia đình với bố mẹ em út và bà con xa gần đầy đủ. Anh luôn muốn đi tìm lại bà con dòng họ mà mấy chục năm qua anh không có dịp tiếp xúc. Anh đón xe đi Phụng Hiệp, một làng lớn thuộc Thị xã Cần Thơ để thăm đa số bà con thuở xưa. Đến nơi anh nhìn thấy bà con đầy đủ hội họp và dự lễ ở ngôi chùa quen thuộc. Anh bước vào thì hình như mọi người vẫn vui vẻ trò chuyện huyên thuyên ngày tết, kẻ cầm nhang xá lạy, người ngồi bệt xuống đất nhưng không ai để ý đến sự hiện hữu của anh Tri.

Anh bước lại gần chị Ba, người chị họ con bác Ba mà 50 năm trước anh rất thân với chị. Vì chị cùng tuổi và đến nhà anh Tri ở trọ để học Trung học trường tỉnh ngày xưa. Thế mà 50 năm sau gặp lại chị Ba không thể nhận ra anh là ai nữa, lại thêm con cháu đầy dẫy. Một lúc sau chị Ba tiến về phía anh Tri và rạng hỏi:
“Thằng Tri con chú Năm đấy hả, ối cha trông mày lạ hoắc vì thế không ai buồn để ý đến người lạ trong lúc lễ lộc vui vẻ cả, tệ thật…”

Thế rồi chị Ba lần lượt giới thiệu từng người, nào anh em của chị và cháu nội cháu ngoại đến những hơn 20 đứa. Thế là anh Tri đành móc túi ra lì xì tờ 50,000 đồng cho mỗi đứa con cháu của chị…Thế là 1 triệu bạc VN ra đi trong chớp nhoáng. Những đứa cháu vui vẻ đón nhận tiền nhưng chúng nó chỉ biết là có một người chú Việt kiều luôn sẵn sàng móc tiền túi ra khi chúng cần để chơi bầu cua cá cọp, v.v.v… Trong thâm tâm anh cảm thấy vui vui vì dầu sao cũng thỏa nguyện vì tìm lại được một phần cuộc sống thời ấu thơ…

Khi giật mình thức giấc và trở về với hiện tại anh mới cảm thấy lạc lõng không có ai chung quanh mình mặc dù con cái và gia đình ruột của chính anh cũng không ít đang ở Canada và Pháp.

Thế rồi để cho cuộc sống đỡ buồn tẻ anh quyết định quay về VN làm lại cuộc đời với chị Chi, 47 tuổi tức kém hơn anh đến những 18. Chồng già vợ trẻ là tiên ba đời mà lị…
Cuộc tình mới với người vợ trẻ bắt đầu với anh như trăm hoa đua nở. Nhờ chị làm giáo viên một trường trung học ở Thủ Đức cho nên chị tìm cách giới thiệu anh vào dạy trường Sunderland University vừa mới mở ở Thủ Đức. Trường đại học trực thuộc Sunderland University bên Anh quốc dạy bằng sinh ngữ. Thế là anh Tri may mắn nhận ngay việc dạy ngành điện Truyền thông (Telecom) vì khi còn ở Canada anh có 30 năm kinh nghiệm về hãng điện thoại và truyền thông (Telecom) sau đó anh ra ngoài dạy đại học Concordia University ở Montreal về truyền thông hơn 10 năm trước khi anh về hưu.

Vợ chồng anh Tri mua một căn nhà nhỏ ở ngoại ô Sài gòn, ở Thủ Đức thì đúng hơn.  Vì nghỉ hưu nên anh chỉ nhận dạy 2 cours để rảnh rang có thì giờ hưởng cuộc sống nhàn hạ với cô vợ trẻ. Anh Tri bắt đầu có thêm bạn mới, mà đa số là giáo sư đồng nghiệp dạy cùng trường.

Thời gian rảnh rỗi anh đi du lịch trong và ngoài nước VN. Buổi chiều sau giờ dạy học anh chơi tennis miễn phí tại trường với bạn đồng nghiệp.

Nguyễn Hồng Phúc
Mời xem tiếp phần 2


 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual