CUỘC SỐNG VÀ BẢO HIỂM TẠI BỈ



Bỉ, một xã hội an nhàn, ít cạnh tranh, cuộc sống không quá khó khăn nhưng không quá chật vật như những nước tiến bộ khác. Người dân dưới xã hội này, điềm đạm, ít làm nhiều jobs vì khi làm quá nhiều thì mức thuế cũng sẽ tăng theo, cũng chỉ dư hơn chút ít cho mình, ngoại trừ một số ngành nghề nóng hổi của xã hội.

Sống dưới xã hội này, người dân phải mua bảo hiểm y tế khi vừa được thẻ thường trú hay sanh ra tại Bỉ, tùy theo thu nhập mỗi cá nhân mà mức phí khác nhau. Các hãng bảo hiểm nhà nước không bảo hiểm cho một số điều trị như liên quan đến thẩm mỹ như về răng vv.

Các hãng bảo hiểm phải cạnh tranh để tìm khách hàng cho mình, và các bệnh viện phải ký hợp đồng với các hãng bảo hiểm, vì thế chi phí cho bệnh nhân trong các quá trình điều trị là rất rẻ. Khi cá nhân sống tại đất nước này không có bảo hiểm y tế thì thật là rắc rối vì phải trả khoản tiền khá lớn cho các điều trị của mình.

Công dân hưởng trợ cấp xã hội, không cao nhưng cũng có thể nhận vĩnh viễn nếu mình có đủ lý do để cơ quan xã hội họ chấp nhận, các khoản chi trả khác hầu như miễn phí. Nếu công dân sống dưới xã hội này mà có nhiều con từ 3-4 con thì khoản trợ cấp cho mẹ và con có thể là sống khá giả hơn một người lao động bình thường.

Người thất nghiệp thì cũng lãnh tiền trợ cấp khá cao theo thu nhập trong năm đầu khoản 75%, sẽ giảm dần trong những năm còn lại, nhưng vẫn cao hơn người nhận trợ cấp xã hội, đó là mức tối thiểu của người lao động khi thất nghiệp. Các khoản đóng cho bảo hiểm y tế cũng giảm xuống do thu nhập giảm.

Đối với công nhân, viên chức khi xảy ra bệnh sau 2 tuần thì sẽ được bảo hiểm chi trả theo thu nhập khác nhau từng cá nhân từ 40-70% brut (gross).

Thuế do người lao động phải trả khi sống dưới xã hội Bỉ là rất cao, vì các khoản này được trích vào quỹ bảo trợ cho người dân thất nghiệp, xã hội, hưu trí, bệnh tật của xã hội vv là rất lớn. Đây cũng là lý do khu vực có dân cư làm việc nhiều hơn sẽ phải chống trả quyết liệt vì phải trích một khoản thuế quá lớn trong thu nhập của mình nuôi những người công dân này. Sự đấu tranh là vĩnh viễn vì dưới xã hội mà người dân làm nhiều hơn trích thuế cho xã hội quá lớn, cho những người không làm việc ở độ tuổi làm việc là quá cao, làm cho người không làm việc hay không muốn làm việc tính toán thiệt hơn khi họ cho rằng đó là quá đủ để ở vị trí như thế tốt hơn là làm việc, tạo cho họ động lực lười biếng hơn ít cạnh tranh và sống an nhàn.

Khoản cho vay cho sinh viên cũng ít xảy ra, vì nhà nước đã trợ cấp hầu như học phí hay học bổng, phụ cấp cho sinh viên dưới 25 tuổi, sinh viên chỉ đóng một khoản rất nhỏ cho việc học của mình, chỉ có điều phải chi trả cho dụng cụ, nghiên cứu, thực tập xa nhà, thì phải tự túc. Đối với một số ngành còn có thể cha mẹ cung cấp đầy đủ còn những ngành khá đặc biệt về kỹ thuật, y học, khoa học, văn học… là khoản tốn nhiều hơn các ngành còn lại.

Khi mua tài sản cố định, các nhà banks không khuyến khích nhiều cho người thu nhập thấp, tuy nhiên cũng có quỹ do nhà nước giúp cho người có thu nhập không quá cao nhưng chỉ là mua nhà cửa hay các khoản vay liên quan nhà cửa mà thôi. Khi mua nhà, nhà banks cũng yêu cầu người vay mua các khoản bảo hiểm bắt buộc để đảm bảo người mua có thể chi trả hết cho khoản nợ này trong tình trạng thất nghiệp hay bệnh tật, tử vong vv xảy ra mà không có tình trạng khủng hoảng chi trả như các nước tiến bộ khác.

Vấn đề giảm giá cũng được qui định hàng loạt vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm, đó là hai dịp chính thức cho người dân tha hồ chạy mua hàng dự trữ hay sử dụng. Các ngày giảm giá khác không đồng loạt và chẳng với giá hấp dẫn chỉ là những đợt thanh lý hàng mà thôi. Nên không thể kích cung cầu hợp lý cho xã hội phát triển nhiều hơn. Những vấn để này, dẫn đến xã hội ít khuyến khích người dân cạnh tranh làm việc, và mua sắm kích thích cung cầu, làm cho người dân thích cuộc sống an nhàn hưởng thụ không cầu tiến chạy theo vẻ bề ngoài về xe cộ hay nhà cửa như những người xung quanh, tại thủ đô rất phổ biến và rộng khắp mọi nơi nhà ở của xã hội gọi là bâtiments sociaux như mobil homes ta có thể thấy rất nhiều ở một số vùng vậy.

Nhà nước qui định và tác động khá nhiều trong một số lãnh vực như bưu điện, truyền thông, y tế, thương mại vv mặc dù thoáng hơn xã hội đang phát triển nhưng sự canh tranh là quá ít, nhất là viễn thông, cước phí tại xứ này cao nhất trong những nước khu vực châu Âu như Anh, Đức...

Hệ thống giáo dục cũng thế, các trường đại học thì rất nhiều tại thủ đô và các trường đào tạo các ngành nghề cung ứng cho xã hội từ nhà nước cũng thế, sinh viên ra trường từ ĐH cũng không nhiều, và chất lượng cho sinh viên tại ĐH thì nhiều lý thuyết và nghiên cứu, ngược lại thì sinh viên được đào tạo từ các trường do nhà nước đào tạo một số ngành nghề thì đáp ứng ngay cho công việc thực tiễn, vì vậy số thí sinh đậu vào các trường này là giới hạn, do sau khi thực tập sẽ đáp ứng vào công việc ngay tại nơi mình kinh qua, điểm thi vào là rất khó và hội đủ điều kiện để cung ứng cho thực tế, số sinh viên này chiếm tỷ lệ làm việc cao hơn so với các trường ĐH cùng ngành.

Một đứa trẻ sau khi tốt nghiệp trung học vùng thủ đô hay vài vùng Vlaanderen nói ít nhất 3 thứ tiếng Hà Lan, Pháp, Anh lưu loát. Còn sinh viên TNĐH tại thủ đô thì ít nhất 3-4 thứ tiếng như các nước Áo, Thụy sỹ.

Người Bỉ rất chú trọng bề ngoài ăn mặc từ khăn choàng, áo khoác, cà vạt... và cách ăn uống, phong cách sang trọng là thể hiện của các nước phương Tây. Ngày nay, dân nhập cư từ Maroc (Morocco) và Turkey và các nước hồi giáo tăng lên, nên đồ ăn cũng theo thói quen ấy như couscous (món ăn làm từ gạo của người Maroc), mitraillette (bánh mì frites) với sauce pili pili... là phổ biến hầu như ai cũng biết và ăn như món cơm của người Việt Nam.

Đời sống nơi đây là đắt đỏ so với các nước đông âu hay Italy, Spain vv. Những ai thích cuộc sống an nhàn, không thích làm việc căng thẳng chật vật như những nước tiến bộ khác, thì Bỉ hay một số châu Âu là thiên đường như Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan... là những nước thích hợp.

Người dân Bỉ sẽ đón nhận vị vua trẻ của mình vào ngày quốc khánh Bỉ 21/07/2013, trong lịch sử hiện đại sau năm 2000 các Hoàng Gia châu Âu, Bỉ là nước thứ hai sau Hà Lan, nhà vua thoái vị khi còn đương nhiệm. Ngày 21/07 năm nay là ngày rất trọng đại đối với Hoàng Gia Bỉ và người dân tại xứ sở này, một ngày quốc khánh lớn nhất trong lịch sử Hoàng Gia Bỉ gần 100 năm qua, nhà vua Albert II sẽ trao quyền lại cho Hoàng tử Philippe tại cung điện Hoàng Gia Brussels, Bỉ, cùng với sự góp mặt các Hoàng Gia trên thế giới.





Khi sống bất cứ nơi nào trên thế giới, tất cả người dân có trách nhiệm và nghiã vụ của mình với xã hội, hiểu nó tường tận như lòng bàn tay là điều phải có, còn khi ta đi ngang qua nó trong khoảnh khắc nào đó, chỉ là vẻ bề ngoài, khó nhận định chính xác, hiểu rõ nó ngọn ngành là thước đo kiến thức cho mọi người.

Snowynguyen 2013

Tham khảo
http://www.inami.fgov.be/citizen/fr/allowances/PROTH_6_1_2.htm (RIZIV-INAMI 2010)

http://www.emploi.belgique.be/defaulttab.aspx?id=23772

https://en.wikipedia.org/wiki/Abdication

 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual