TẠI SAO CON NGƯỜI LÃNG PHÍ THỰC PHẨM


 Ảnh: Internet

Trong khi hàng chục triệu người ở các quốc gia nghèo khó luôn sống trong tình trạng thiếu lương thực thì ở nhiều nơi trên thế giới như Âu châu và bắc Mỹ, mỗi năm con người lại lãng phí tới 50% thực phẩm. Đây là kết quả báo cáo mới được công bố bởi một Học viện của Anh.
Chúng ta đã ném vào thùng rác phân nửa số thực phẩm của mình: các chương trình khuyến mại giá rẻ và các thời hạn sử dụng khó hiểu làm các gia đình ở Anh quốc phải chi thêm 600 đô một năm cho các món hàng mà họ không bao giờ ăn. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại các nước khác trên thế giới.
Hàng tỉ tấn lương thực bị lãng phí mỗi năm, trong khi số người nghèo đói ngày càng gia tăng.
Thông thường mỗi buổi chiều trong các chợ rau quả khắp nơi trên thế giới, chúng ta thấy những túi lớn đựng chuối, nho, dưa hấu, khoai tây và cà rốt được vứt la liệt trên mặt đất để chờ công nhân vệ sinh dọn đi vào buổi chiều. Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong số hàng triệu tấn thức ăn bị bỏ đi mỗi năm. Kết quả nghiên cứu mới do Viện kỹ sư cơ khí Anh công bố cho thấy, mỗi năm thế giới sản xuất ra khoảng 4 tỷ tấn lương thực, nhưng trong đó có đến 1.2 đến 2 tỷ tấn lương thực bị lãng phí. Như vậy mỗi năm người ta bỏ đi từ 30-50% thực phẩm.
Đồng thời các công ty sản xuất cung cấp trà trên thế giới có cùng một một vấn đề chung là gần như một phần sản phẩm trà bị vứt đi vì không hội đủ tiêu chuẩn đòi hỏi của người tiêu thụ. Dân thưởng thức trà chuyên nghiệp yêu chuộng trà hoàn hảo đầy đủ để làm một tách trà tuyệt vời. Hkhông chấp nhận cặn bả hay bụi lá trà khi đặt hàng. Vì vậy các kỹ sư nghĩ ra một giải pháp độc đáo là làm túi trà, trong đó có cặn bả, bụi trà dư lượng còn xót lại. Đây là một trong những kiến thức khôn khéo mà thế giới rất cần ngày nay. Theo một báo cáo mới về lãng phí thực phẩm đã kết luận rằng khoảng một nửa trong số bốn tỷ tấn thực phẩm được sản xuất trên thế giới mỗi năm bị lãng phí và kết thúc như là chất thải.
Viện Kỹ sư Cơ khí Anh quốc đã đổ lỗi tất cả các chất thải là do các tầng lớp từ nông dân đến những chuỗi siêu thị đặt tiêu chuẩn quá cao cộng với người tiêu dùng khó tính. "Chúng tôi muốn công nhận đây một vấn đề chung cho các quốc gia phát triển chậm tiến nghiệm ra rằng các kỹ sư có thể giúp làm giảm các chất thải, bằng cách lưu trữ tốt hơn nâng cấp hệ thống cây trồng trọt và sản xuất," theo lời của ông Colin Brown thuộc tổ chức giám đốc kỹ thuật. Tại Canada và các nước phát triển khác, gần một phần ba rau cải bị thải không đủ tiêu chuẩn hấp dẫn cho siêu thị, nhóm kỹ thuật xác định, và gần một nửa số thực phẩm được mua về nhà rồi cuối cùng cũng bị ném vào thùng rác.
các quốc gia trên đà phát triển như Đông Nam Á và châu Phi, các vấn đề liên quan đến thực phẩm có thể nhìn thấy trong cánh đồng và việc phân phối ra các thị trường. Tại Ấn Độ hầu như 40% sản phẩm (bao gồm 21 triệu tấn lúa mì) như trái cây, rau và lúa mì chưa bao giờ được đưa ra thị trường vì vấn đề thiếu sót trong việc bảo quản và phân phối vận chuyển sản phẩm. Đất nước này lãng phí lượng sản xuất lúa mì nhiều hơn sản xuất toàn cả nước Úc, lãng phí nhiều trái cây và rau quả hơn so với lượng tiêu thụ cả Vương quốc Anh. "Thất thoát trong việc thu hoạch, thiếu sót trong phương diện giao thông vận tải địa phương và hạ tầng cơ sở yếu kém đồng nghĩa với các sản phẩm thường xuyên được xử lý không phù hợp và việc lưu trữ trong nông trại không phù hợp", báo cáo cho biết.
Các thiết bị vận chuyển thực phẩm chính trong trạm bốc hàng ở New Delhi là một terminal nhộn nhịp nhất của Ấn. Bất kỳ ngày nào, hàng hàng lớp lớp đoàn xe tải vận chuyển hàng đến từ miền nam Ấn Độ sau một chuyến đường dài gần 2 500 km. Với nhiệt độ gần 500 C, dứa, xoài và các loại trái cây khác và rau nhét vào đống rơm lưng xe tải được ném vào sót rác vì hư thối. Nếu Ấn Độ có một dịch vụ vận chuyển và bảo quản tốt hơn với hệ thống điện lạnh tốt sẽ giúp làm giảm sự hư hỏng đó, vài công ty sẵn sàng đầu tư vào nghành vẫn còn e dè vì hệ thống cung cấp điện Ấn Độ chưa được tin cậy lắm. "Không có vấn đề cải thiện tình thế nào mà không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư", ông Brown nói.
Tham nhũng cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong ngôi làng Fazilka ở Ấn Độ, là một cộng đồng nhỏ ở phía tây Punjab, du khách được thấy một đóng cột (pile) hạt hèm lúa mì cao ba mét bị lưu trữ trong một cơ sở nhà nước năm ngoái. Lúa mì bị bỏ lại mục nát bên ngoài trên các palette (kệ bằng ván) được phát hiện ít nhất vài năm sau. Một nhà báo địa phương cho báo Star biết trong một tour tham quan các thiết bị nhà máy biarượu lậu chính các quan chức chính quyền làm sở hữu chủ gần khu vực. Khi hạt hèm lúa bắt đầu thối rữa và lên men, họ tịch thu miễn phí, ông Kapil Trikha là một phóng viên của tuần báo Day and Night và kênh tin tức cable Punjabi.
Trong khi đó ở các nước đang phát triển kể cả Canada, tập thể các nhà bán lẻ gây nên 1.6 triệu tấn chất thải thực phẩm mỗi năm họ từ chối chất lượng trái cây và rau quả phân phối, theo một báo cáo. Ông Brown cho rằng xu hướng bắt đầu sau thế chiến thứ II, khi thế hệ baby boomer nổi lên từ việc phân phối. "Chúng tôi quen ăn những thực phẩm có bề ngoài trông  thẩm mỹ và khi mời khách vào nhà chúng tôi phải dự bị rất nhiều thức ăn đã trở thành một tiêu chuẩn.".  Các chuỗi siêu thị cần tìm ra cách "xử sản phẩm không hấp dẫn như cà chua đốm hoặc dưa chuột cong", ông Brown nói. Ví dụ như khoai tây không hoàn hảo phải được cắt nhỏ trước khi bán.
"Chúng ta cần nhìn vào cách gói gém sản phẩm", ông nói. "Tại sao chúng ta sử dụng nhựa để trình bày trái cây và rau quả trong khi chúng ta biết rằng nhựa làm chúng thối mốc nhanh hơn?" theo ông Ralph Martin, một giáo sư tại Đại học Guelph Canada của bộ phận nông nghiệp cho biết nhiều siêu thị muốn bề ngòai thực phẩm phải hấp dẫn bởi vì đó là điều mà khách hàng mong đợi." Tuy nhiên một trong những xu hướng khích lệ chúng ta cho thấy rằng khách hàng càng ngày càng đòi hỏi trái cây và rau quả được chứng nhận hữu cơ (organic) thay vì sản phẩm phát triển bằng thuốc trừ sâu", ông nói.
Trong khi các nước phát triển như Ấn Độ đang gặp khó khăn về phương tiện vận chuyển vì lý do đường xấu, hệ thống phân phối của Canada cũng có thể được cải thiện, theo ông Reg Noble, một chuyên gia về an ninh lương thực tại Đại học Ryerson. Điều trớ trêu là "Táo thường được vận chuyển từ khu vực sản xuất ở Niagara đến một trung tâm phân phối xa cách đó 100 km rồi sau đó được di chuyển lại siêu thị tại đây Niagara để được bán ", theo ông Noble. Hơn phân nửa số thực phẩm chưa được chuyển đến các kệ siêu thị phải đã bị vứt bỏ bởi khách hàng"đã hết hạn", mặc dù thực phẩm thường vẫn còn ăn được, mặc dù nó có thể bị giảm ít hương vị. Người tiêu dùng đổ lỗi cho sự nhầm lẫn về thời hạn sử dụng và các chương trình khuyến mại kiểu “mua một tặng một” đã cám dỗ làm họ mua nhiều hàng hơn nhu cầu.
Theo một báo cáo Canada cho biết 7 triệu tấn thực phẩm, trị giá hơn $ 16 tỷ đồng, được vứt bỏ mỗi năm tương đương với $763 lãng phí cho mỗi gia đình trung bình. Tuy nhiên, với dân số thế giới dự kiến ​​sẽ tăng từ 7 tỷ đến 9.5 tỷ đến năm 2075 theo Liên Hiệp Quốc, có một số lý do cần phải quan tâm. Ở vùng cận Sahara châu Phi, báo cáo cho biết, Đại học Columbia đã làm việc với nông dân để làm gia tăng năng xuất gấp ba lần sản lượng các loại hạt ngũ cốc hay tương đương với 3 tấn cho mỗi hectare bằng cách cải thiện việc gieo hạt và việc sử dụng phân bón một cách hiệu quả hơn. Báo cáo cũng cho rằng, nếu con người có ý thức hơn trong việc gìn giữ, bảo quản lương thực, thực phẩm, giảm tối đa số hàng bị lãng phí trên thế giới, sẽ có thêm hàng triệu người không bị đói. Ngoài ra, thực phẩm bị lãng phí ở các nước phát triển có thể là nguồn thức ăn nuôi sống nhiều người ở các quốc gia khác.[2]
Các nhà nghiên cứu Canada nói rằng việc đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp cần được mở rộng ra ngoài việc xử chất thải thực phẩm. Một giáo sư của Đại học Guelph cho biết nông dân Ontario đang bắt đầu thử nghiệm việc chuyển đổi ngô trấu rơm lúa mì thành bột viên có thể được bán cho các nhà máy điện chạy bằng than đá được sử dụng như là một nguồn nhiên liệu bổ sung cho than đá. Một số giáo sư cho biết các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đang phát triển đổi mới để giải quyết vấn đề hư hỏng thực phẩm. Trong tháng Tám, một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố việc nghĩ ra cách phủ lên lớp vỏ chuối bằng vỏ tôm nghiền. Lớp sơn đặt biệt này được phun lên trong hình thức của một loại gel mỏng, có thể giữ chuối từ từ chín trong ít nhất hai tuần, theo các nhà nghiên cứu trên.
Người ta hay biện luận rằng: “đôi khi tôi không thể ăn hết phần ăn của mình hoặc quên sữa và yogourt lâu trong tủ lạnh chẳng hạn, vì vậy chúng ta phải cẩn thận trong các mua sắm và xử lý thực phẩm để không bị lãng phí”.  Ngày nay chúng ta nên thận trọng xem xét những thức ăn còn lại trong tủ lạnh, làm một cái list cần mua sắm trước khi bước ra khỏi nhà để đi chợ.
Thông thường ở các nước đang phát triển, nơi có tỷ lệ đói nghèo cao thì người ta ít lãng phí thực phẩm, còn ở các nước phát triển như châu Âu và Bắc Mỹ, lượng thực phẩm lãng phí bởi người tiêu dùng là khoảng hơn 100kg/người/năm, cao gấp 10 lần ở các nước đang phát triển.
Một trong những vấn đề dẫn đến tình trạng lãng phí là cách mà các siêu thị bán lẻ áp dụng. Người tiêu dùng đã mua sản phẩm với số lượng nhiều hơn nhu cầu thực sự của họ. Nhiều mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn, vì vậy chúng sẽ bị bỏ đi.


Các nước tân tiến như Anh Pháp, Đức, Úc, Hoa Kỳ, Canada thường  tiêu thụ nhiều loại trái cây tươi được nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới, do vậy các loại trái cây này không thể có thời hạn sử dụng dài như các loại được sản xuất trong nước vì chúng đã trải qua một chuyến hành trình dài. Bên cạnh đó còn có sự nhầm lẫn trên nhãn mác và thời hạn sử dụng, do vậy nhiều người đã vứt bỏ cả những thực phẩm còn tốt.
Các gia đình trung bình chỉ dành 11% ngân sách của họ để chi tiêu cho thực phẩm, đó là lý do giải thích tại sao lượng thực phẩm bị thải bỏ không có giá trị cao hơn. Các nông sản có hình dạng méo mó, không đẹp mắt, hoặc sẽ bị lãng quên cho đến thối rữa, hoặc được dùng để sản xuất các sản phẩm như món súp, làm thức ăn gia súc hoặc đưa vào ủ. Tuy nhiên, một khi người tiêu dùng lãng phí là một yếu tố, một phần ba số rau xanh sẽ không bao giờ có thể xuất hiện trên đĩa trong các bữa ăn của các gia đình. Việc chuẩn bị quá nhiều thức ăn cho các bữa ăn cũng là một trong những lý do gây ra nhiều chất thải.
Theo các bản tham luận của Viện Nước Quốc tế Stockholm, Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) và Viện Quản lý nước Quốc tế (IWMI – International Water Management Institute), cuộc khủng hoảng lương thực gần đây không chỉ là cuộc khủng hoảng về sản xuất mà còn là cuộc khủng hoảng về chất thải thực phẩm. “Lượng lương thực, thực phẩm mà chúng ta sản xuất ra thừa đủ để nuôi sống dân số thế giới. Nhưng sự phân phối và quyền sử dụng chúng mới là vấn đề đáng bàn. Trên thế giới hiện vẫn còn rất nhiều người bị đói, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều người bị thừa cân”. Bản tham luận cũng nêu lên một thực tế là hiện nay chúng ta sản xuất lương thực không phải chỉ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà còn là phục vụ thói quen lãng phí thực phẩm.
Tiến sĩ Charlotte de Fraiture, một nhà nghiên cứu tại Viện Quản lý nước Quốc tế (IWMI) cho biết: “Khoảng một nửa lượng nước dùng để sản xuất lương thực, thực phẩm đang từng ngày bị mất đi hay trở thành chất thải do thói quen lãng phí của con người. Việc hạn chế tối đa sự lãng phí, đồng thời cải thiện hệ thống cung cấp nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp cũng như cải thiện tình trạng hiện nay của các hệ sinh thái và những người dân đang bị đói trên toàn thế giới”.
Các nghiên cứu cho thấy, lương thực có thể bị lãng phí trước hoặc sau khi đến tay người tiêu dùng. Ở các nước nghèo, phần lớn lương thực bị mất mát trước khi nó được sử dụng. Khoảng 15 – 35 % lương thực bị thất thoát trên các cánh đồng, khoảng 10 – 15 % bị mất mát trong quá trong chế biến, vận chuyển và lưu giữ. Còn ở các nước giàu, quá trình sản xuất hiệu quả và năng suất cao hơn. Vì vậy, lương thực, thực phẩm ít bị thất thoát hơn, nhưng ngược lại, chúng lại bị sử dụng lãng phí nhiều hơn. Người ta sử dụng thức ăn một cách lãng phí mà không biết rằng họ đang lãng phí tiền bạc của chính mình, lãng phí các nguồn tài nguyên đã được sử dụng để sản xuất, vận chuyển, chế biến số lương thực đó, trong đó có tài nguyên nước.
Hoa Kỳ là một ví dụ cho thấy sự lãng phí lương thực, thực phẩm ở các nước giàu. Hàng năm hơn 30% lượng lương thực, trị giá khoảng 48.3 tỷ USD bị lãng phí. Điều này cũng giống như việc chúng ta đang đổ đi 40 nghìn tỷ lít nước – lượng nước có thể cung cấp cho hơn 500 triệu người.
Thông qua thương mại quốc tế, việc tiết kiệm lương thực ở quốc gia này có thể đem lại lợi ích cho những cộng đồng quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia nghèo. Tiến sĩ Pasquale Steduto của FAO cũng cho biết: “Trong tương lai nước sẽ là yếu tố hạn chế chính đối với việc sản xuất lương thực nếu chúng ta không chịu thay đổi các thói quen lãng phí của mình”. Không chỉ gây lãng phí nước, lãng phí lương thực, thực phẩm còn tạo ra lượng lớn chất thải thực phẩm, một nguồn sinh ra khí methane, góp phần vào biến đổi khí hậu gấp 21 lần khí CO2.[4]
Trái cây và rau quả vẫn còn thở ngay cả sau đã được được lấy ra khỏi lòng đất, ra khỏi thân cây hay nhánh cây như nho. Nói chung, tốc độ ấm nhanh làm hô hấp cũng nhanh lên và việc làm lạnh làm chậm hơi thở xuống - vì thế việc làm lạnh làm cho một số thực phẩm duy trì sự tươi được lâu hơn. Lời khuyên thực tế cho mỗi gia đình:
1.       Đem thức ăn như trái cây hay thịt ra khỏi túi nhựa khi mua từ siêu thị về. Giữ kín bao bì sẽ làm nghẹt thở sản phẩm tươi sống đẩy nhanh quá trình phân hủy.
2.       Không rửa thức ăn cho đến khi bạn đã sẵn sàng ăn. Độ ẩm khuyến khích việc phân hủy và sự phát triển của nấm mốc. Giảm độ ẩm.
3.       Không tách trái cây ra khỏi nhánh. Một khi các tế bào sống bị phá vỡ, vi sinh vật bắt đầu phát triển. Giữ thức ăn càng nguyên vẹn càng tốt. Trong những dịp Tết Nguyên Đán, người dân Việt hay mua sắm những quả táo, dưa hay cam quít với nhánh và lá nguyên vẹn vừa trông đẹp mắt mà còn giữ được trên bàn thờ lâu dài hơn.
4.       Ăn các sản phẩm dễ hư hỏng nhất trước tiên như quả rasberries, blackberry , sữa tươi hay yaourt vì những thức ăn này chỉ tươi được vài ngày trong khi khoai tây, táo, cà rốt thể lưu giữ khoảng một tháng.
5.       Có thể làm tăng quá trình chín mùi trái cây bằng cách đặt trái cây như trái đào, trong một túi giấy với chuối.
6.       Chúng ta tránh vào những nhà hàng loại buffet hay All You Can Eat. Vì đây là những nơi khuyến khích người tiêu thụ lãng phí thực phẩm nhiều nhất và dễ gây bệnh béo phì. Hơn nữa thức ăn trong những nhà hàng như thế ít dùng thức ăn có chất lượng. Họ chỉ mua hàng rẻ tiền kém chất lượng để thỏa mãn nhu cầu ẩm thực của khách hàng mà thôi. Những quốc gia chậm tiến hay những vùng ấm áp quanh năm, con người có khuynh hướng đi chợ hàng ngày cho việc ẩm thực. Cho nên việc lãng phí thực phẩm ít hơn so với những quốc gia tân tiến và nhất là những xứ bắc cực. Nơi đây người tiêu thụ có khuynh hướng dự trữ thức ăn đầy ắp trong tủ lạnh để phòng hờ những nguy cơ như những ngày quá lạnh hay bảo tuyết hay những lý do bận rộn trong công việc và con cái nên không có thì giờ đi chợ búa mỗi ngày.
7.       Làm thức ăn vừa đủ cho mỗi bữa ăn. Nếu còn thừa (leftover) cho vào hộp đậy kín để đem vào sở ăn trưa hôm sau.
8.       Lấy một ít thì giờ sau mỗi buổi ăn chiều hay tối, check thường xuyên cái tủ lạnh xem thức ăn dư thừa ra sao hay thiếu sót thế nào. Nhớ xem xét kỹ dưới đáy tủ lạnh. Những thức ăn hay hoa quả quá date cần được thanh toán sớm để tránh tình trạng thúi mốc…Mỗi khi bước ra khỏi nhà để đi đi chợ búa chúng ta cần làm một cái list kiểm điểm những món ăn cần thiết với lượng đủ dùng cho gia đình.
Qua những thông tin vừa kể trên và nhận định của người viết hy vọng từ đó, mỗi người trong chúng ta tự rút ra được những kinh nghiệm trong việc ăn uống cho chính mình và những người thân trong gia đình. Mỗi cá nhân hay mỗi gia đình chúng ta cần quan tâm việc quản lý ăn uống nên để ý chịu khó tránh lãng phí lương thực, vừa tiết kiệm ngân quỹ lương thực mà còn tiếp tay làm giảm ô nhiễm môi trường.

Nguyễn Hồng Phúc – sưu tầm & nghiên cứu

References/Tham khảo:
[1] http://www.thestar.com/news/world/2013/01/10/up_to_half_of_worlds_food_goes_to_waste_report_says.html
 [2] http://www.baomoi.com/Home/ThiTruong/vtv.vn/Luong-thuc-Noi-thieu-noi-lang-phi/10172643.epi
[3] http://www.tuvansetupnhahang.com/index.php?option=com_content&view=article&id=110:5-cach-tranh-lang-phi-thuc-pham&catid=75:quan-ly-thuc-pham&Itemid=76
[4] http://www.climategis.com/2011/05/lang-phi-luong-thuc-thuc-pham-la-lang.html
[5] http://www.worldvision.ca/Education-and-Justice/advocacy-in-action/Pages/what-a-waste-the-food-we-throw-away.aspx
[6] http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/43994_Con-nguoi-dang-qua-lang-phi-thuc-pham.aspx
PHỤ LỤC
5  CÁCH TRÁNH LÃNG PHÍ THỰC PHẨM – Theo tuvansetupnhahang.com
Theo web site Tuvansetupnhahang.com thì họ đề nghị năm cách để tránh việc lãng phí thực phẩm sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhà hàng và khách sạn. Sau đây là 5 cách tránh lãng phí thực phẩm hiệu quả:
Lên thực đơn
Hầu hết các nhà hàng sẽ thay đổi thực đơn từ hai đến ba lần trong năm, chưa kể đến việc lên thực đơn cho những dịp đặc biệt trong năm; do đó, khi thay đổi thực đơn, cần chú ý những điểm như sau:
-   Chọn món ăn mới phù hợp với hầu hết các món còn lại trong thực đơn: thành phần của các món ăn trong thực đơn có thể sử dụng hỗ trợ cho nhau. Việc lựa chọn thành phần phù hợp với mùa trong năm hoặc vị trí địa lý của nhà hàng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực bất ngờ.
-   Chọn một loại nguyên liệu linh hoạt với nhiều ứng dụng: ví dụ, không cần dùng couscous (bột mì nấu với thịt hay nước thịt) cho một món ăn, quinoa (hạt Diêm Mạch) cho một món khác, và khoai tây nghiền cho một món khác nữa, v.v… như vậy sẽ gây phức tạp cho việc lưu trữ và chuẩn bị. Bạn có thể chọn một loại tinh bột phổ biến thay thế, ví dụ như khoai tây, có thể nghiền, làm gratin (rắc vỏ bánh mì vụn bỏ lò), galettes (bánh khoai tây nghiền rồi rán) và nhiều công dụng khác.
-   Cẩn thận khi chọn lựa thực phẩm protein như thịt hay cá. Cân nhắc việc sử dụng loại thực phẩm này dựa vào hai yếu tố: nguồn cung có sẵn hay không và tính đa dụng của thực phẩm. Việc thứ nhất, cần đảm bảo rằng món cá cần sử dụng trong thực đơn luôn có nguồn cung cấp sẵn, ổn định, và giá phải chăng. Điều thứ hai, cần xem xét khả năng ứng dụng một loại thực phẩm cho nhiều món. Ví dụ, thay vì mua chỉ mua ức gà, có thể mua nguyên con, được nấu thành nhiều món luộc, nướng, chiên, v.v…và xương dùng để nấu nước dùng. Ngoài ra, vịt có thể được chế biến thành nhiều món như: leg confit, cassoulet hoặc upscale salad.
Mua thực phẩm
Trước khi mua thực phẩm, bộ phận bếp có trách nhiệm kiểm hàng cẩn thận. Mức mua hàng cần phải được kiểm soát chặt chẽ bởi hai yếu tố:
-   Không gian lưu trữ trong kho lạnh luôn cao hơn mức quy định: Không được để hàng hóa đầy, không đủ chỗ, nằm ngổn ngang không đúng vị trí. Một bếp trưởng thông minh sẽ biết cách mua thực phẩm để tránh dự trữ hàng hóa quá nhiều và không cần thiết.
-   Số thực phẩm tươi bị hư hỏng: Mua hàng quá nhiều làm tăng khả năng hư hỏng một số lượng lớn các thực phẩm tươi, dẫn đến việc lãng phí thực phẩm.
Sau khi đã đặt hàng, bạn đừng ngại việc cập nhật hoặc thay đổi đơn đặt hàng (có thể nhiều lần cho một hóa đơn trong một tuần) vì đấy không phải là vấn đề lớn khi điều đó là cần thiết.
Kiểm hàng

Một khi hàng hóa, thực phẩm được giao đến, điều tiên quyết và bắt buộc phải làm là kiểm hàng dù có mất thời gian và bất tiện cách mấy. Cần kiểm tra thật kỹ thực phẩm, thịt, cá, và các loại sản phẩm khác trước khi nhận hàng và lưu trữ. Không thể chấp nhận những mặt hàng hư hỏng, không đủ chất lượng hoặc những mặt hàng thay thế, điều này có thể gây ra hàng triệu vấn đề. Có thể ban đầu bạn mất thời gian kiểm hàng hóa nhưng sẽ tiết kiệm được thời gian giải quyết vấn đề phát sinh và tránh lãng phí.
Việc kiểm hàng, như đã đề cập ở phần trên, không chỉ dành cho hàng hóa lúc mới được giao đến mà còn là một bước quan trọng trước khi đặt hàng. Hai thao tác ở hai giai đoạn khác nhau nhưng có cùng một tác dụng trong việc hỗ trợ kiểm soát lãng phí thực phẩm.
Chuẩn bị

Sau khi hàng hóa đã được kiểm duyệt cẩn thận, thao tác tiếp theo cần phải thực hiện ngay là phải chuyển đến khu lưu trữ thích hợp được quy định. Thời gian và nhiệt độ là “kẻ thù” của bạn khi bạn đang cố gắng để tránh mất mát, do đó, cần phải lưu trữ ngay lập tức hoặc đưa vào chế biến ngay. Ví dụ, rau dùng cho bữa tối có thể được rửa ngay để chuẩn bị cho món salad buổi tối và để tiết kiệm không gian lưu trữ cũng như tránh thối rữa. [3]

 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual