MỒNG MỘT NHÂN GIAN


Mồng một thế gian trôi qua nhanh, hương vị mỗi nơi cũng khác nhau, không khí càng khác biệt. Cái ngọt  ngào của bánh mứt, cái rộn rã của những tiếng pháo và Lân, cái vị ngon miệng của nồi thịt kho, tôm khô, củ kiệu…, cùng hòa quyện vào tiếng nhạc ‘ sến ‘ của anh nhạc sỹ.

Ngày mồng một rơi vào chủ nhật, là một niềm vui, vì được mọi người khắp nơi nghỉ hưởng Tết, dù cái hương vị khác nhau, nhưng có cùng nhau một phong tục, tập quán, ‘Ngày Mồng Một’ 'Mồng một Tết cha', tất cả trong lòng dân Việt nghĩ thế, nghĩ đến bàn thờ ‘ tổ tiên’, cây trái đầy đủ’ cầu dừa đủ xài sung túc’. Cái thay thế cho dân gian quan niệm lúc nào cũng đầy đủ sung túc trong nhà ngày Tết, năm mới Tết đến đầu năm cúng ‘ ngũ quả’ cho cả năm sung túc. Nhưng trái dừa, đu đủ mà không có thì thay thế trái gì đây? Trái bơm, trái lê thay cho trái ‘ dư’ chứ không thể gọi là ‘đủ’, đủ rồi thì cầu dư, nên cho bàn thờ bùng nổ một chút với bơm, mai là không phải bơm nguyên tử, xa xưa nếu ai đó cho nó một cái tên nổ một chút thì không biết nó có được chiễm chệ trên bàn thờ ngày Tết không?!. Trái cây xứ sở Tây phương này thì chịu, ngoại trừ vài nơi như Paris và London…, có những nơi xa xôi tìm không ra mấy loại ngũ quả, thôi thì cũng phải trưng bày một mâm đầy các loại, bơm, nho, xoài, thơm…, nhưng không được trưng bày cam bưởi, tìm ở đâu mà ra đủ loại ‘ ngũ quả’ như thế, chỉ có bay sang Việt Nam hay Nam Cali, Toronto… họa chăng tìm được đầy đủ hy vọng cũng có trái sung.



Chắc ngày xưa ông bà mình ít đi du ngoạn, nên áp đặt cho con cháu cái tên ‘ cầu dừa đủ xài sung’ mà không nghĩ rằng con cháu chít chút chắt sau này, bay xa quá xa ngàn dặm, xa đến nỗi tìm hỗng ra mấy trái này mà để lên bàn thờ cho thỏa nỗi mong muốn của ông bà. Thôi thì ông bà châm chước cho cháu chắt cũng có làm mà chẳng giống cái mà dân hay gọi là ‘ ngũ quả’.


Thủ đô này khoảng 3000 người Việt có hai chùa gọi là ‘ Linh Sơn và Hoa Nghiêm’, chùa cũng chia thành hai phái nhưng ngày Tết hỗng dám nói nhiều, rồi lại được xem múa Lân, vì mai mắn rơi vào ngày chủ nhật. Nên đoàn Lân gồm 4 người: hai người đánh trống và hai người múa Lân. Người múa Lân là Tây thực thụ hỗng lai, mà múa cũng hay, hay nhất là đến nhận tiền và hôn phật tử để cám ơn sau khi nhận. Thấy cũng gần 100 người Việt mà buồn thay cho cái gọi là Thủ đô Âu châu của Tây chứ không phải Ta. Như thế là xong ngày mồng một, hỗng đi được mười kiểng chùa Việt Nam, đi hết cả nước chỉ vỏn vẹn vài chùa mà thôi. Cái khó là ở chỗ quan niệm dân gian cứ theo mỗi con người An Nam chúng ta đi khắp nơi, vì chúng ta mãi mãi vẫn luôn cầm đũa mà chưa buông, rồi chúng ta không thực hiện được tất cả mọi điều nhưng cũng phải làm, làm để giữ lại cái gọi là ‘ phong tục tập quán’ xứ nhà mang sang xứ người.


Ngày mồng một xứ người cũng lạnh lắm và mùng hai tuyết lại rơi, đó là cái khác biệt mà ông bà không nghĩ đến, vì lạnh quá và phải làm việc, ra khỏi nhà tay lạnh, chân cóng, không thể đốt nhang liên tục cho ấm nhà, mà dùng nhang điện cho nó sáng hoài. Nhành mai tết thì thay bằng mai điện mà nó màu trắng xanh chứ không được màu vàng, mai vàng thành mai trắng.

Ngày mồng một được nhận lì xì, đi chơi thăm viếng người thân, cùng bạn bè ca hát, ‘ nhậu nhẹt’ nó thấm vào máu của người dân Việt trong nước và một phần mang ra xứ xa. Là cái hạnh phúc hưởng được những niềm vui mà người xa xứ có cố gắng thì chỉ được một phần vì thế gian xung quanh mình.


Sống hòa nhập, giữ quan niệm dân gian nhưng không thủ cựu và không quá quên nguồn cội, phải thay đổi và chế biến chúng, giống như trái sung thì thay vào trái mận Tây..., nếu như chúng ta cứ ở mãi trong nhà, không ra ngoài thì thế giới sao mà nhỏ bé, và nó sẽ mãi mãi nhỏ bé nếu mình chẳng tiếp nhận bất cứ sự thay đổi nào.


Hình ảnh do anh Khánh Nguyễn và Tâm Quách cung cấp

Snowynguyen Xuân Quý Tỵ 2013


 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual