Sau khi
anh Tri lấy vợ lần thứ ba ở Việt Nam, chị Chi đề nghị mua một căn hộ
(townhouse) trong khu Phú Mỹ Hưng cho hợp phần nào với cuộc sống phong độ của
một Việt kiều. Anh Tri bác bỏ ngay ý định mua nhà khu Phú Mỹ Hưng và viện cớ
rằng “anh bán nhà bên Canada về đây muốn tìm một nơi đồng quê nhàn hạ và yên
tỉnh. Bây giờ mua nhà trong khu Phú Mỹ Hưng với hàng xóm toàn ông tây bà đầm.
Như vậy thà chúng mình giữ nhà bên Canada và sống ở đó còn hơn”.
Chị Chi tiếp “nhưng nhà bên Canada giá ba bốn trăm ngàn đô trong khi đó một căn
hộ trong khu Phú Mỹ Hưng chỉ đáng giá 150 ngàn đô thôi”.
“Thôi tôi đã quyết định, mình đi tìm một căn nhà vùng đồng quê để hưởng nhàn.
Chả thèm đua đòi mà mua nhà khu Phú Mỹ Hưng nữa”...
Thế là anh Tri tìm được một căn nhà “theo kiểu đồng quê” trong hẻm ở Long An.
Căn nhà nhỏ cũ kỹ ở trong hẻm xâu và khó tìm nhưng lại vừa túi tiền anh Tri. Vì
anh dự định không chi quá 50 ngàn đô cho một căn nhà ở Việt Nam.
Mua xong
căn nhà vùng Long An, chị Chi lại đề nghị mua một chiếc xe ô tô bốn bánh đi cho
thoải mái và xứng đáng với chức giảng viên đại học của anh Tri. Anh cũng biện
hộ:”bên Canada tôi lái hơi xe nhiều và chán quá rồi, về Việt Nam tôi chỉ muốn
sống đồng hòa với lối sống mới của dân Việt Nam. Thế là anh chậu hai chiếc xe
Honda Dream để tiện việc đi lại trong Sài gòn và Long An.
Hàng xóm
của anh Tri biết anh là Việt kiều Canada mà lại là giảng sư đại học nên họ hay
thì thầm về lối sống bề ngoài bết bát của anh chị. Một ngày nào đó tiếng xì xào
đến tai anh chị. Vì hiểu mọi chuyện nên chị Chi đề nghị với anh:
-
Anh à mình sống trong xóm toàn là dân trí thức. Vã lại anh là một Việt kiều và
là giảng sư đại học. Chúng ta phải xem xét lại lối sống vật chất anh nhé. Mình
cũng nên sắm sửa một ít bàn ghế và trang trí nội thất đàng hoàng hơn, anh nhé.
-
Mình sống như thế đã tạm ổn. Mình cảm thấy sống thoải mái là được. Cần gì nghe
lời đồn đãi hàng xóm hay đua đòi với họ cho mất công.
-
Nhưng những thứ ấy chỉ tốn kém có là bao. Năm mười ngàn US là cùng. Vã lại mình
còn sống được bao lâu mà khăng khăng giữ lấy tiền trong ngân hàng làm gì cho
nhiều. Một khi ra đi anh có đem theo tiền về bên kia thế giới không?
-
Đấy là của cải để lại cho con cái về sau, một khi mình mất đi.
-
Nhưng mà con cái của anh bây giờ đã lớn hết cả rồi. Chúng nó đã ra trường và đi
làm đàng hoàng. Chúng đâu cần tiền anh để lại...
Thế là vợ
chồng lục đục cãi vả từ đó, từ những chuyện không đâu đến lối sống hẹp hòi của
anh.
Chị Chi
giận không ngủ với anh hết mấy tháng. Hè 2010 anh Tri về lại Montreal nghỉ hè,
không mang chị theo lấy cớ là anh vẫn còn là công dân Canada nên tất cả chi phí
về sức khỏe là free. Anh đi nhà thương làm đủ loại test vì anh hút thuốc lá
nhiều sợ nhiễm ung thư phổi, cộng với bệnh huyết áp cao. Anh e ngại nếu có
chuyện gì xãy ra sẽ không còn ai chăm sóc anh. Chị Chi bây giờ tỏ ra chán nản
về tính keo kiệt của anh Tri và không thể nào thuyết phục được anh nữa. Trong
khi đó anh Tri cho rằng chị Chi hay đua đòi với hàng xóm để nở mặt nở mày với dòng
họ về người chồng Việt kiều. Chị tỏ ra rất thất vọng.
Mỗi khi
vào nhà hàng Montreal chúng tôi hỏi han chuyện tình cảm cũng như đời sống của
anh chị như thế nào. Anh Tri vẫn một lòng đổ lỗi cho chị Chi là hay đua đòi chứ
không có yêu thương gì anh. Chị ấy chỉ muốn có tiếng với bạn bè hàng xóm là có
chồng Việt kiều để nở mày nở mặt mà thôi. Chúng tôi rặn hỏi thêm:
-
Anh nghĩ chị ấy còn thương anh không?
-
Tôi nghĩ bà chỉ muốn có tiếng là có chồng Việt kiều mà thôi. Trước khi về
Canada tôi nói cho bả biết là tôi cho bả cần 6 tháng để đổi tính và rút lại
những đòi hỏi đã làm phiền tôi không ít. Nếu không có gì thay đổi tôi sẽ làm
đơn xin ly dị bà ấy.
-
Tôi nghĩ anh nên nhường nhịn bà xã và chiều bã đi để cho gia đình vợ chồng già
đầm ấm. Bây giờ anh Tri có tuổi có còn sống được bao lâu nữa. Mà nếu anh khăng
khăng không chìu lòng bà xã, sau này còn ai chịu lấy anh nữa nhỉ?. Như cổ nhân
ta có câu “nhịn một chút gió lành sóng lắng, lùi một bước biển lặng trời yên”.
Và anh Tri nên hiểu rằng “quen biết đầy thiên hạ, tri âm được mấy người”...Ngoài
cha mẹ anh ra, không còn ai yêu thương anh bằng bà xã anh đâu nhé. Sáng sớm
thức dậy, đầu óc yên tịnh anh hãy nằm suy nghĩ kỹ lại xem cuộc đời còn lại của
anh. Anh có cần một người thật tình thương yêu và lo lắng cho anh trong lúc
tuổi già nghiêng hay tiền bạc mà quên đi chuyện sống còn.
-
Tôi sẽ suy nghĩ thêm những gì anh khuyên...
Một ngày
đẹp trời nào đó anh Tri và chị Chi dẫn nhau vào văn phòng luật sư ở Sài gòn làm
thủ tục ly dị.
Lúc đầu
ông luật sư vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy anh Tri đã 70 tuổi mà nói chuyện
ly dị. Nhưng dần dà sau đó ông mới hiểu được câu chuyện. Hai vợ chồng sống với
nhau gần 8 năm và không có con nên không có sự ràng buộc vô tận như những cặp
có con. Hai vợ chồng này luôn cãi vả với nhau và hầu như chưa bao giờ đi đến
quyết định chính chắn. Họ chịu đựng được đến bây giờ vì anh Tri đã 2 lần ly dị
vì tính ích kỷ. Lúc đầu anh lo sợ chuyện ly dị vì không còn ai chăm sóc lúc
bệnh hoạn và lúc về già. Tưởng đã trải qua bao đắng cay bây giờ anh Tri muốn
làm lại cuộc đời với chị Chi ở Việt nam. Bây giờ anh lại muốn có tự do khi đã
biết mình không mắc phải ung thư phổi sau vài lần khám bệnh ở Canada.
Hoàn tất
thủ tục xong vị luật sư vẫn không hiểu rỏ tại sao anh Tri đã hai lần ly dị và
chung sống với người vợ thứ ba hết lòng thương yêu và lo lắng cho anh. Chị Chi trả
lời:
-
Tôi thực sự thương chồng tôi. Nhưng tôi không thể chịu đựng được sự áp bức và
tính tần tiện ông ấy nữa. Chúng tôi cãi vả hằng ngày...
-
Không sao tôi cảm thông với bà...Tôi cứ nghĩ là càng già thì người càng yêu
thương đậm đà hơn chứ đâu ai biết được chữ ngờ nhỉ!
Hè năm
2011 anh trở lại Montreal lần nữa. Anh cho chúng tôi biết là thủ tục ly dị đã
làm xong. Và anh cũng không quên đi khám bác sỹ về tình trạng sức khỏe của anh.
Anh đang mắc bệnh tim trầm trọng.
Chị Chi
gọi điện thoại cho cô Yến, là bà con họ hàng, cũng là vợ của bạn anh Tri tên
Thực hiện cư ngụ ở Montreal để tâm sự và giải bài.
-
Phải công nhận là đôi khi tôi hơi nóng nảy với anh Tri cũng vì muốn nở mặt nở
mày với dòng họ và hàng xóm. Vấn đề chúng tôi là ở chỗ anh Tri quá ư keo kiệt.
Anh lúc nào cũng độc đoán tự quyết định một mình. Anh ấy lấy tôi và đối xử như
một người ở. Năm 2007 năm đầu tiên anh lấy tôi và đưa tôi về Montreal, nói là
để nghỉ hè và thăm viếng Canada. Nhưng chị Yến xem, hai tháng ở Montreal ngày
nào ảnh cũng bắt tôi dọn dẹp nhà cửa trong ngoài, sân trước sân sau, mệt ứ hơi
nên đâu còn thời gian thăm bạn bè hay du lịch đây đó cho biết Canada. Sau vài
tuần ở Montreal tôi mới hiểu ra rằng anh ấy muốn tự tân trang nhà cửa sạch sẽ
để bán phắt căn nhà ở Montreal rồi đem trọn số tiền về Việt Nam sinh sống dưỡng
già. Tiền bán nhà gần nửa triệu Mỹ kim có ít chi đâu mà tôi xin ổng có vài ngàn
để sắm lại đồ đạc trong nhà mà ổng cũng bắt bẻ tôi là thế nầy thế nọ. Yến xem
có bực tức không!
-
Nhưng trong thâm tâm chị còn thương anh Tri không?
-
Dĩ nhiên là còn thương chứ. Bây giờ tôi ở lứa tuổi 50, còn anh ấy sắp vào 70
rồi. Không thương anh ấy chứ còn thương ai nữa...Ảnh có nhược điểm không sửa
được là luôn áp đảo đời sống của ảnh lên vợ con. Giấu giếm tiền bạc không cho
ai biết. Ở Việt nam tôi làm giáo viên trung học Sài Gòn và dạy riêng ở nhà cộng
với tiền lương dạy đại học bán thời gian của ảnh thì chúng tôi thừa tiền bạc để
sống thoải mái tại Việt nam. Như vậy vốn luyến của anh Tri mang từ Canada về
tôi chưa bao giờ thấy ảnh xài đồng nào cả. Nếu không may có chuyện gì xảy ra
cho anh ấy tôi biết xoay sở như thế nào khi không biết tiền bạc ảnh có bao
nhiêu và để ở đâu...
-
Tôi rất thông cảm với chị.
Sau khi
ký đơn ly dị hai anh chị mỗi người sống mỗi người một nơi. Anh Tri nhường lại
căn nhà ở Long An mua năm 2006 cho chị Chi. Anh trở về Montreal sinh sống với
đứa cháu gái để dưỡng già.
Một hôm
chị Chi điện thoại từ Việt nam sang cho anh Thực nói là anh Tri vừa được người
hàng xóm phát giác và đưa vào nhà thương Montreal về bệnh tim của anh. Anh ở
nhà một mình không có ai chăm sóc bệnh tình. Đứa cháu gái thì luôn bận chuyện
sinh kế nên ít ở nhà thường xuyên để chăm sóc ảnh. Sau đó anh Tri đã ra đi vĩnh
viễn.
Chị
Chi im lặng trong telephone, nước mắt chị tuôn chảy. Chị cảm thấy thương anh
Tri hơn bao giờ hết. Chị muốn nói lời xin lỗi, muốn nói “tôi thương ông
nhiều lắm”. Nhưng đã quá muộn vì anh Tri đã không thể nghe được nữa...
Nguyễn Hồng Phúc
(Nếu có sự trùng hợp ngoài
đời là do ngoài ý muốn của người viết)