Hàng đứng: Lâm Thị Phượng - Trịnh Ngọc Thủy – Hồng Thị Minh
Nguyệt - Trịnh Lạc
Hàng ngồi: Hoàng Trung - Nguyễn
Tuyết - Nguyễn Trung – Thái Lương Thành
Thông
thường mỗi năm vào tháng 9 thì tôi lại có những chuyến đi công tác xa, thường
thì là những vùng nông thôn chung quanh thủ phủ Canberra của nước
Úc. Canberra vào mùa nầy có nhiều hoa Anh Đào bắt đầu nở rộ khoe
màu tươi thắm, như trêu chọc với những cành cây trơ trọi khác vì lá đã rụng hết
do mùa đông vừa lướt qua. Vì là thủ đô của nước Úc cho nên chỗ nào người
ta cũng trồng hoa và cây cỏ, không khí trong lành và phong cảnh rất đẹp.
Năm nay chuyến công tác của tôi có phần đặc biệt hơn vì có dịp được các
anh Thái Lương Thành (63-70) và chị Phó Ban Lâm Thị Phượng (69-76) cho
thưởng thức một buổi tối họp mặt “ấn tượng”. Đến nỗi chị Hồng Thị Minh Nguyệt
(68-75) người nổi tiếng ít khi viết email, thế mà ngay sáng hôm sau đã
phải viết email gửi cho mọi người vì quá xúc động với dư âm của buổi họp mặt
tối qua.
“Toi hom
qua dung la ngay dac biet, khong ngo gap lai nguoi o vung Thom va chau
thiet la thiet cua 'HoangDieu' nua.
lau lam
roi MN moi co mot ngay vua an ngon va vui nhu vay”.
Lúc đầu
tôi dự trù sẽ đi công tác vào 2 ngày gần cuối tuần như vậy tối thứ sáu sẽ dự
họp mặt. Dù đang bận rộn chuẩn bị cho buổi trình diễn của ban nhạc “Sóng Thần”
(cưụ binh chủng Thủy Quân Lục Chiến ) gây quỹ giúp thương phế binh ở Việt
Nam , chàng Lâm Văn Khoa nhà ta cũng sẽ lái xe đưa bà xã và các anh chị
CHS ở Sydney xuống Canberra tham dự.
Tuy nhiên
vào giờ cuối, sở tôi thay đổi chương trình nên tôi đành phải đi
Canberra vào ngày thứ hai đầu tuần. Thế nên Khoa đành xin hẹn đến lần
sau, tuy nhiên anh chàng Trưởng Ban Nội Vụ rất “dễ thương” nầy (theo lời nói
của chị Minh nguyệt) dù không đi được cũng đã chuẩn bị sẳn 2 giỏ quà, gửi
tặng các anh chị tham dự tối đó với những bịch ‘cóc muối ” cùng 3 chai
rượu (chắc Khoa định cho các anh chị nhậu họp mặt với cóc muối và rượu
tây).
Mặc dù đã
báo tin là đến hơn 5 giờ chiều tôi mới làm việc xong và hẹn 6 giờ sẽ gặp nhau
tại nhà hàng. Nhưng chị Minh Nguyệt có lẽ vì nôn nóng để gặp mặt đồng môn cho
nên khoảng gần 1 giờ trưa đã phone xem tôi đã đến Canberra chưa, khi tôi còn
đang làm việc tại thành phố Gouburn cách Canberra khoàng 120 km. Sau nầy còn
được biết anh Thái Lương Thành đã chu đáo hỏi chị Phượng xem ai sẽ đi đón tôi.
Ngoài sự
hiện diện của anh chị Nguyễn Trung - Phượng, anh Trịnh Lạc (Nguyên) (CHS
Dục Anh 63-70), chị Minh Nguyệt, anh Thành và tôi ( Ngọc Thủy – Úc Châu). Còn
có sự góp mặt đặc biệt của anh chị Hoàng Trung- Tuyết là em rễ và em gái của
ông xã chị Phượng.
Trong bàn tiệc mọi người vui cười
không ngớt khi nhắc đến các kỷ niệm ngày xưa ở quê nhà, của thời áo trắng. Anh
Thành cho biết 4 con đường đi đến cột cờ ngày xưa ở trường Hoàng Diệu là do
nhóm anh Thành kéo đất đấp vào mỗi buổi trưa phải ở lại trường vì nhà xa quá,
và được thầy hiệu trưởng thưởng công với 2 quyển tạp chí tự do. Chị
Nguyệt “rất vô tư” tưởng là tôi nói đùa khi bảo “miệng của anh Hoàng Trung có
nét giống ngài Hoàng Diệu”. Mãi ăn đến gần nửa buổi chị ấy mới buộc miệng bảo “
mọi người im lặng, rồi hỏi tôi nãy giờ tôi chọc anh Hoàng Trung phải không? Khi
được biết anh Trung là tằng tôn (cháu 4 đời) của ngài Hoàng Diệu thì chị rất
sửng sốt”.
Dưới đây
là hình anh Hoàng Trung và Tổng đốc Hoàng Diệu.
Qua những
câu chuyện anh Hoàng Trung kể lại, có giả thiết họ Hoàng
từ họ Mạc mà ra . Vì cái chuyện Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê nên
sau đó họ Mạc bị tru di tam tộc mà họ Mạc nhà nầy không
dính dáng gì tới Mạc Đăng Dung nên mới đổi họ Mạc sang họ Hoàng
vì trong chữ Hán, chữ "Mạc" chỉ cần thêm dấu phẩy
là thành chữ "Hoàng" .
Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng như vậy dù chồng làm quan nhưng liêm khiết nên nhà bà vẫn nghèo phải ra đồng làm ruộng. Gia đình ông có 7 anh em trai (không phải 8 người như nhiều sách viết) và có một người đỗ phó bảng, ba người đỗ cử nhân. Năm 20 tuổi ông đã đồng đỗ cử nhân với anh trai Hoàng Kim Giám, bài viết của hai ông có những điểm giống nhau nên bị ngờ vực. Vua Tự Đức phải cho tổ chức phúc hạch riêng hai anh em, mỗi người ngồi một phòng. Sau khi xét duyệt, Tự Đức nói hành văn là việc chung, cốt để chọn nhân tài và anh em đỗ đồng khoa là việc tốt đẹp. Nhà thờ ngài Hoàng Diệu bấy lâu nay được thờ chung với ngài Nguyễn Tri Phương, nhưng hiện nay gia tộc họ Hoàng đang xây nhà thờ cho ngài tại quê hương Quảng Nam . Anh Hoàng Trung sẽ cho tôi xem hình ảnh chụp được khi có dịp, điều thú vị nữa là anh Trung còn là trưởng tộc của họ Hoàng tại Úc.
Nói đến
đây anh Nguyễn Trung (ông xã chị Phượng) nói với chị Nguyệt: phải là người chân
chính mới được làm “tộc trưởng” mà chân là cái chân của mình còn chính là chính
thức. Câu nói đùa của anh Nguyễn Trung làm cả bàn cười muốn bể bụng "vì
nét mặt ngây thơ " của chị Nguyệt tin lời anh.
Còn
chuyện không ngờ của anh Nguyễn Trung là cách đây vài tháng, anh có về
Việt Nam đi làm từ thiện và trên đường đi nhóm anh cảm thấy mệt nên
tấp vô để nghỉ chân. Không ngờ lại đúng ngay lăng của Tổng đốc Hoàng Diệu, cho
nên anh đã chụp hình lăng mộ của ngài và về cho anh Hoàng Trung xem bia đá bị
tróc hết nét sơn. Đến đây tôi nghĩ đến câu chuyện “ Hồn thiêng của ngài Hoàng
Diệu do chị Ngọc Ánh viết cách đây không lâu”.
Dưới đây
là hình lăng và bia tưởng niệm ngài Hoàng Diệu do tằng tôn Hoàng Dũng chụp năm
2001 và gia huấn của cụ Hoàng Diệu đã để lại cho các đời sau trong
tộc:
“Lời
truyền con cháu ráng nghe ta,
Chớ có đa
đoan, lỗi đạo nhà.
Trung
hiếu một niềm, lo giữ vẹn,
Cho tròn
muôn thuở nếp danh gia”.
Bốn câu
ấy đã khắc trên một tấm bảng đặt trong nhà thờ họ Hoàng ở Xuân Đài.
Lăng ngài
đã được trùng tu lại vào năm 1982 nhân kỷ niệm 100 năm ngày ông tuẫn
tiết, chứ hồi trước thì như lời tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút ký
“Đứa con phù sa”như sau:
…Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng xuân đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư ...
…Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng xuân đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư ...
Đúng một
trăm năm sau ngày Hoàng Diệu tuẫn tiết, xã đã trùng tu lại nơi yên nghỉ của cụ,
quy cách khiêm tốn như nó vốn thế. Tường lăng sơn trắng phơn phớt hồng nỗi lên
màu lá xanh, bát ngát và trong sáng, đúng là giấc ngủ của người anh
hùng.
Không chỉ
có tướng quân Hoàng Diệu, nhiều con cháu trong gia tộc của cụ cũng là người
trung liệt, anh tài và có nhiều đóng góp cho đất nước. Một trong những hậu
duệ của ông hiện tại là nhà toán học Hoàng Tụy. Trong dòng họ sau cụ
Hoàng Diệu, nhiều người đều đi dạy hoặc làm nghề y để phụng sự xã hội, điễn
hình là anh Hoàng Trung cũng là thầy dạy toán và BS Hoàng Dũng từng làm
việc ở Sóc Trăng.
Đến đây
tôi cảm thấy câu anh Phan Trường Ân viết là đúng: mình gần với ngài Hoàng Diệu
hơn. Vì anh Nguyễn Trung là “rễ” của Hoàng Diệu mà em gái của anh lại là
cháu dâu 4 đời của ngài Hoàng Diệu. Chúng ta là gia đình Hoàng Diệu ở xứ người.
Tối
ngày 3/9/12 vừa qua, bao nhiêu tiếng cuời rộn rã chen lẫn tiếng
cụng ly hòa cùng niềm vui lâu ngày có dịp ngồi lại bên nhau. Ôn lại những kỷ
niệm thời đi học, nhứt là chị Nguyệt, anh Thành và anh Trịnh Lạc
(Nguyên) ở cùng xứ Vũng Thơm cho nên nhiều kỷ niệm xa xưa ở quê nhà được
nhắc đến. Mọi người cười không ngớt vì quá vui mà cũng vì đồ ăn quá ngon do anh
Thành “đi chợ” với món cá hấp quá hấp dẫn vì thịt cá tươi hấp vừa chín tới. Món
trừu Mông Cổ với nước sốt đặc biệt cùng bò thiết bảng và vịt tay cầm bát bửu,
món đậu hũ non xào cải rất béo thơm cùng cua sốt mì làm mọi người ăn hoài không
biết no. Gỏi sứa nhâm nhi cùng rượu ngon của Khoa Lâm uống mãi chẳng thấy
‘say”, có lẽ mọi người đã ‘say” tình bằng hữu mất rồi.
Bao kỷ
niệm với bao niềm thương nhớ quê hương ở ngôi trường Hoàng Diệu kể hoài không
hết, chúng tôi ngồi đến khi nhà hàng lục đục đóng cửa mới chiụ ra về. Tháng 9
mùa xuân nhưng khí hậu về đêm của Canberra vẫn còn lạnh đôi khi dưới 0 độ C,
nhưng đêm ấy tôi không cảm thấy lạnh chút nào, có lẽ vì lòng đã được sưởi ấm
với tình đồng môn. Giờ chia tay mọi người bịn rịn nắm tay nhau chẳng muốn về,
hẹn sẽ gặp lại vào kỳ họp mặt thường niên tại Sydney vào cuối tháng
10 - đầu tháng 11 tới đây.
Trịnh Ngọc Thủy (71-78) CHSHD Úc châu