BỆNH CƠN ĐỘT QUỴ/TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO - CÁCH ĐỀ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ KHẨN CẤP




Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ là hiện tượng tắc mạch máu tới não, gây thiếu máu cục bộ. Đây là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất hiện nay, có mức độ nghiêm trọng thay đổi từ những cơn yếu ớt thoáng qua, cảm giác kiến bò tứ chi cho đến liệt sâu, hôn mê và cuối cùng là tử vong. Tai biến mạch máu não là một tai nạn xảy ra không hẹn trước và có thể tái phát trong vòng 5 năm sau khi thoát khỏi cơn tai biến (theo BS Nguyễn Ý Đức – Houston Texas). Theo điều tra của Tổ Chức y tế Thế Giới (WHO) thì đột quỵ là một trong 10 nguyên gây tử vong hàng đầu.

Trên tạp chí Stroke của Hiệp hội tim mạch Mỹ, tiến sĩ Jakovljevic Dimitrije, Viện Sức khỏe cộng đồng Phần Lan, cho rằng có quy luật thời gian về sự dao động trong nguy cơ đột quỵ. Trong vòng 10 năm (1982- 1992), nhóm nghiên cứu của Dimitrije đã ghi nhận được 12 801 cơn đột quỵ và tìm hiểu sự biến đổi hàng tuần của chúng. Các yếu tố kinh tế xã hội được tính đến trong quá trình nghiên cứu.

Kết quả cho thấy, số cơn đột quỵ thấp nhất rơi vào các ngày chủ nhật, bất chấp tuổi tác, giới tính hay địa vị xã hội của người bệnh. Hiện tượng dao động mạnh trong tuần diễn ra rõ nhất ở nhóm người trong độ tuổi 60-74, có thu nhập và trình độ văn hóa thấp.

Nếu chỉ xét riêng những người có thu nhập kém, tỷ lệ bị đột quỵ vào các ngày chủ nhật giảm 14% so với mức trung bình của các ngày trong tuần, và tăng 18% vào ngày thứ hai. Tuy nhiên, hiện tượng "đột quỵ Thứ Hai" lại không xảy ra ở nhóm có địa vị kinh tế xã hội cao.

Theo Dimitrije, kết quả nghiên cứu trên có thể sẽ mở ra một số giải pháp phòng tránh chứng bệnh đột quỵ trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch máu trong não thường gây ra bởi cục máu đông) hoặc xuất huyết não (do vỡ mạch máu trong não). Trong đó 80% đột quỵ là do nhồi máu não. Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay. Tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, tăng chất béo trong máu, lạm dụng thức uống có cồn như rượu và bia, rối loạn chức năng đông máu.

Những cơn đột quị - xẩy ra khi máu chảy lên bộ óc bị bế tắc - có thể làm liệt bại những mô trong óc và là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới, hoặc khiến cho các bệnh nhân trở thành tàn phế vĩnh viễn. Những phương pháp ngăn ngừa và điều trị gồm có sự sử dụng những dược chất làm loãng máu và tìm cách làm giảm chất cholesterol trong máu.

Tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể dự đoán trước, với các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tránh bị xảy ra đột quỵ. Mọi người trên 50 tuổi, và có yếu tố nguy cơ đột quỵ cần kiểm tra định kỳ chuyên khoa để biết trước nguy cơ gần xảy ra đột quỵ như sau:

-       Làm điện tim, siêu âm tim để xác định xem có bị hẹp van hai lá, rung nhĩ, loạn nhịp tim, cục máu quẩn trong tim hay không. - Siêu âm động mạch chủ, động mạch cảnh; siêu âm xuyên sọ để tìm mảng vữa xơ động mạch, phình động mạch, hẹp động mạch.

-       Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRI), chụp CT scanner đa lớp cắt dựng mạch máu não hoặc chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để xác định xem có hẹp mạch máu, phình mạch, dị dạng mạch máu não hay không.

-       Phòng ngừa cấp 1: kiểm soát các yếu tố nguy cơ; điều trị huyết áp, kiểm soát đường huyết, lipid máu; bỏ thuốc lá; dùng thuốc kháng đông trọn đời ở những người bị thấp tim hoặc mang van tim nhân tạo ở bên tim trái. Cân nhắc khả năng dùng thuốc kháng đông ở người bị rung nhĩ mạn tính. Tiến hành đặt stent động mạch cảnh khi hẹp trên 75%, hoặc mổ bóc nội mạc động mạch cảnh, nút coils phình mạch, nút ổ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) để tránh nguy cơ nhồi máu não hoặc chảy máu não.

-       Phòng ngừa cấp 2: Tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Nếu là tắc mạch máu hoặc rung nhĩ mạn tính, có thể dùng aspirin hoặc warfarin. Tiến hành can thiệp mạch thần kinh khi có hẹp động trên 50%, hoặc phình động mạch não.
    Công nghệ dự báo chuỗi thời gian bằng mạng nơ-ron nhân tạo còn cho phép dự báo huyết áp của bệnh nhân trong một số ngày tiếp theo căn cứ và số liệu huyết áp của bệnh nhân đó trong quá khứ.

Ngủ ngáy thường không gây một tác hại đáng kể nào (theo YKhoanet.com ). Nhưng trong một số trường hợp, ngáy lại là biểu hiện của một bệnh lý gọi là Hội chứng ngưng thở khi ngủ. Về lâu dài, ngáy có thể dẫn đến giảm khoái cảm tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và làm tăng huyết áp, gây biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim...[1]

Theo các cuộc điều tra tại Mỹ và châu Âu, có khoảng 24% nam và 14% nữ tự biết mình ngáy khi ngủ. Tuy nhiên khi được hỏi, có đến 71% bà vợ và 51% ông chồng khẳng định bạn đời của mình ngáy khi ngủ. Một số người có tiếng ngáy vượt quá 65 dB, vượt quá ngưỡng cho phép trong môi trường lao động an toàn.

Vì sao bạn ngáy?  Khi thức, các cơ của vùng hầu họng luôn giữ cho hầu họng mở ra. Vì vậy, lúc thở, khí từ mũi qua miệng vào phổi dễ dàng. Khi ngủ, các cơ này giãn ra, làm cho vùng hầu họng chật hẹp. Lúc thở, khí sẽ gặp các trở lực và tạo ra luồng xoáy, từ đó làm rung khẩu cái mềm và đáy lưỡi tạo ra tiếng ngáy.
Ngáy thường xuất hiện ở những đối tượng sau:

-       Người có cằm nhỏ, hầu họng hẹp. Người có vòm khẩu cái mềm và đáy lưỡi to.
-       Uống rượu trước khi ngủ hoặc uống các thuốc gây ngủ.

-       Người béo phì, ở tư thế nằm, bụng mỡ sẽ tỳ vào cơ hoành gây trở ngại hô hấp, mỡ của vùng cổ tỳ vào các cơ hầu họng làm vùng này dễ bị hẹp hơn khi ngủ.
-       Người có thói quen thở bằng miệng.

-       Hút thuốc lá làm cho vùng hầu họng thường xuyên bị viêm nhiễm, tạo các mô hạt, gây hẹp hầu họng.
-       Ăn no trước khi đi ngủ.
-       Ngủ nằm ngửa.
-       Ngáy mang tính di truyền.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ - Ngáy sinh ra chủ yếu do đường thở vùng hầu họng bị hẹp lại khi ngủ. Ngủ càng sâu thì đường thở càng hẹp, tiếng ngáy càng to và lưu lượng khí vào phổi càng thấp, vì vậy lượng ôxy trong máu cũng xuống thấp. Đến một giới hạn nhất định, người bệnh sẽ không thở được do đường thở đã quá hẹp.

Thường bạn đời của người bệnh có thể để ý thấy chồng hoặc vợ mình khi ngủ ngáy từ nhỏ đến to, rồi đột ngột ngưng ngáy một lúc (hiệu chứng Apnea). Sau đó là một nhịp thở ra dài để lấy lại tình trạng hô hấp bình thường, rồi lại ngáy tiếp. Hội chứng ngưng thở khi ngủ được xác định khi có những cơn ngừng thở quá 10 giây và có hơn 20 cơn trong một giờ. Những cơn ngừng thở này làm giảm mạnh lượng ôxy trong máu. Não bộ bị đánh thức dậy để điều khiển lại hệ hô hấp. Do đó, người bệnh không thể ngủ sâu.

Hậu quả nghiêm trọng - Do không thể có được một giấc ngủ đủ chất lượng nên trong ngày, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải hay buồn ngủ. Họ có thể ngủ bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu như khi ngồi xem tivi, đọc báo, ngồi học, đi xe, thậm chí cả khi đang làm việc hay lái xe. Vì vậy, họ dễ bị tai nạn lao động hay tai nạn giao thông hơn. Ngoài ra mất ngủ còn làm giảm khả năng tập trung, làm giảm thành tích học tập và hiệu suất lao động.

Ngáy đặc biệt nguy hiểm đối với người mắc bệnh tim mạch. Do ôxy trong máu giảm nên những người này hay bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ hơn.
Một số biện pháp giảm ngáy. Bạn hãy thử thực hiện các biện pháp sau:
-       Khi ngủ tránh nằm ngửa, nên để cao đầu.
-       Giảm cân.
-       Ngừng hút thuốc.
-       Tránh uống rượu và ăn quá no trước khi ngủ ít nhất 4 tiếng.
-       Điều trị tích cực các bệnh nhiễm trùng hoặc dị ứng vùng tai mũi họng.
-   Đối với trẻ em, nên điều trị chỉnh hình răng hàm mặt, nếu có biểu hiện bất thường.

Việc điều trị đặc hiệu rất tốn kém và phức tạp, đôi khi không hiệu quả:
-       Phẫu thuật tạo hình lại vùng hầu họng.
-       Dùng máy thở với áp lực dương liên tục trợ giúp trong khi ngủ.

Các nhà khoa học Anh cho rằng nam giới ở tuổi trung niên có thể quan hệ tình dục bao nhiều lần tùy ý thích mà không lo làm tăng nguy cơ đột quỵ. Hơn thế nữa, việc "hành sự" thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ tử vong vì cơn đau tim.

Kết luận này được giáo sư Shah Ebrahim và nhóm nghiên cứu tại Đại học Tổng hợp Bristol đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trong vòng 20 năm, trên 3 000 nam giới tuổi 45-59 ở Caerphilly (xứ Wales).

Trong số 914 người đã khai báo chuyện chăn gối:
-       1/5 có quan hệ dưới 1 lần/tháng.
-       1/4 làm việc này ít nhất 2 lần/tuần.
-       Hơn 1/2 nằm ở khoảng giữa.

Trong thời gian nghiên cứu, 65 người đã bị đột quỵ. Kết quả so sánh cho thấy, tuy nguy cơ bị tai biến này thấp hơn một chút ở những người quan hệ ít, nhưng không có mối liên hệ rõ rệt giữa việc sinh hoạt tình dục thường xuyên và khả năng bị đột quỵ.  Nguy cơ đột quỵ là cao nhất ở những người không chịu tiết lộ về tần suất quan hệ của mình.

Nghiên cứu cũng cho thấy hiện tượng chết đột ngột vì bệnh tim hay xảy ra ở những người khai rằng họ hoạt động tình dục ở mức trung bình hoặc thấp.

Sự trùng hợp - theo Eoin Redahan, giám đốc Hội đột quỵ Anh, rất có thể mối liên hệ giữa tình dục và đột quỵ chỉ là sự trùng hợp. Ông nói: "Đột quỵ thường xuất hiện về đêm và sáng sớm. Hoạt động tình dục cũng thường cao hơn vào thời gian này. Sự trùng hợp khiến một số người suy ra mối liên hệ giữa hai chuyện".

Theo các chuyên gia, nam giới đứng tuổi, kể cả những bệnh nhân bị cơn đau tim, cần ghi nhớ rằng người quan hệ thường xuyên sẽ ít bị bệnh mạch vành. Đó là do ở những người này, huyết áp khi "hành sự" tăng nhưng huyết áp cơ bản lại giảm. 

Theo Hiệp hội Đột quỵ, tai biến này là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tàn phế nghiêm trọng. Khi đột quỵ xảy ra, một phần của não đột nhiên bị tổn thương và bị tiêu hủy. Người ta phân biệt hai loại đột quỵ:

-    Đột quỵ do thiếu máu: Khối máu đông hình thành trong mạch máu sẽ chặn đứng nguồn máu tới não.

-       Đột quỵ do xuất huyết: Một mạch máu của não bị tổn thương, vỡ ra và gây chảy máu. (Theo BBC)

Đề phòng đột qụy
Các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nam giới chính là hậu quả của sự thiếu chăm sóc bản thân ngay từ thời thanh niên và phần lớn đều có thể phòng ngừa:
-       Cần giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch: Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch.

-       Điều trị rối loạn nhịp tim. Giảm cholesterol trong máu, ăn ít chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau và hoa quả.
-       Phát hiện và điều trị tiểu đường.
-       Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.
-       Không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.
-       Thường xuyên vận động và tập luyện.

-       Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê), hạn chế dùng muối.
Ngoài ra cần chú ý:
-       Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, đặc biệt với người cao huyết áp.
-       Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ
-       Tránh táo bón, đặc biệt với người già.
-       Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chơi thể thao quá sức.
Có những điều tưởng chừng rất đơn giản, dễ bị bỏ qua nhưng lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.
Xin trích dẫn một phương pháp đề phòng đột quỵ đăng trên mạng Sức khỏe & Đời sống thì kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy, nếu trước khi đi ngủ uống một cốc nước, có thể giúp phòng ngừa một phần nào chứng tai biến mạch máu não.

Trong thực tế, những tai biến mạch máu não thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu trở nên đặc hơn, và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não.

Trong một ngày máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định, buổi sáng từ 4 - 8 giờ là lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng ra, đến khoảng 12 giờ đêm là thời điểm loãng nhất rồi dần dần đặc lại, và đến buổi sáng hôm sau lại lên đến đỉnh cao.

Chính vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200ml nước (khoảng 1 cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc, mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não.

Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh, nhưng ít nhiều có thể khẳng định, tạo cho mình thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.

Các điều trị khẩn cấp và dài hạn:
1.             Trong các chứng tai biến về não, việc chờ đợi người có chuyên môn cũng như việc di chuyển, xê dịch người bệnh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết hoặc tốn kém thời gian làm cho phần não thiếu dưỡng khí bị tổn thương không thể hồi phục được.  Do đó, việc xử lý cấp cứu kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi hoàn toàn tình trạng của người bệnh sau nầy.  Phương pháp sau đây được phổ biến theo kinh nghiệm của ông Ha bu Jing, một Bác sĩ người Trung quốc.  Đặc điểm của phương pháp là đơn giản, dễ nhớ, dễ làm, không bao gồm những phương huyệt phức tạp hoặc dụng cụ chuyên môn gì để mọi người đều có thể thực hành được ở bất cứ nơi đâu.  Theo phương pháp nầy, mỗi khi nhận ra một người đang có dấu hiệu đột quỵ, dù người đó đang còn ngồi, đứng hay đã quỵ xuống, đã hôn mê hay còn ý thức, người bên cạnh hãy bình tĩnh và thực hành lần lượt các bước sau đây trước khi chuyển họ đến cơ sở chuyên môn cần thiết:
·              Đặt bệnh nhân nằm xuống nhẹ nhàng.  Tránh tối đa việc xê dịch người bệnh để không làm trầm trọng thêm tình trạng xuất huyết.
·              Tìm ngay một cây kim khâu.  Hơ đầu kim vào lửa để sát trùng.
·              Lần lượt chích lễ 10 đầu ngón tay của người bệnh.  Dùng bàn tay trái giữ lấy  lóng  cuối chỗ gần đầu ngón tay  của người bệnh, dùng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải cầm kim chích nhanh vào chỗ cao nhất của đầu ngón tay.  Rút kim ra và nặn nhẹ từ chỗ đã chích ra một hay hai giọt máu.  Những đầu ngón tay là vị trí của Thập tuyên huyệt, nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh rất nhạy cảm.  Theo thuyết phản xạ thần kinh cũng như thuyết toàn đồ, đầu ngón tay tương ứng với phần đầu của cơ thể và đỉnh nhọn của ngón tay ứng với huyệt Bách hội ở đỉnh đầu.  Ngoài ra, động tác chích lễ lại có tính “tả” và kích thích rất mạnh.   Do đó, có thể nói chích lể các đầu ngón tay là biện pháp đặc hiệu để kích thích tĩnh thần và khu phong hoá ứ ở khu vực đầu cũng như nảo bộ.  Động tác nầy vừa có thể ngăn chận hoặc phục hồi não từ tình trạng hôn mê lại vừa có thể loại bỏ tức thời yếu tố “phong”, nguyên nhân trực tiếp gây ra tai biến.  Mặt khác, tác động vào các đầu ngón tay cũng là gián tiếp tác động vào huyệt Bách hội nên có ý nghĩa kích hoạt sự thăng giáng cúa các đường kinh  dẫn đến thông kinh hoạt lạc, tiêu trệ hoá ứ, giúp giải quyết việc ứ huyết và điều hoà kinh khí toàn thân.
·              Đợi vài phút sau người bệnh sẽ tĩnh lại.
·              Nếu miệng hoặc mắt người bệnh còn méo lệch sang một bên hãy dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của 2 bàn tay vuốt cùng lúc cả 2 vành tay của người bệnh.  Vuốt từ trên xuống dưới. Vuốt nhẹ và vuốt liên tục nhiều lần cho đến khi 2 vành tay hồng đỏ lên..
·              Dùng bàn tay trái bóp nhẹ vào phần trên của vành tai người bệnh và chích vào chỗ cao nhất của vành tai (huyệt Nhĩ tiêm).  Nặn ra một vài giọt máu.

Đến đây chúng ta có thể an tâm chuyển người bệnh đến cơ sở chuyên môn để được kiếm soát và chăm sóc các bước tiếp theo cho việc ổn định sức khoẻ lâu dài.  Hầu hết các trường hợp tai biến não được xử lý cấp cứu kịp thời theo phương pháp nầy đều trở lại bình thường.  Vấn đề còn lại là tuân thủ một chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập hợp lý để tăng cường sức đề kháng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể gây ra đột quỵ như cao huyết áp, cholesterol máu cao, béo phì, tiểu đường . .

2.             Trên thị trường hiện nay mới xuất hiện sản phẩm Nattospes, ở bắc Mỹ tên Natto K. rất hệu quà trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh đột quỵ và các di chứng của nó. Nattospes được giới chuyên khoa và bệnh nhân đánh giá là một phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ và điều trị bệnh quỵ rất tốt.Đây là sản phẩm có thành phần Nattokinase, được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản. Nattokinase là loại enzyme duy nhất trong tự nhiên có tác dụng làm tiêu hủy sợi huyết Fibrin, tiêu cục máu đông – tác nhân cơ bản của sự đột quỵ.  Nattospes có khả năng tiêu hủy  sợi huyết mạnh gấp 4 lần Plasmin, nhờ vậy giảm thiểu được các điều kiện  gây ra huyết khối, các tai biến về mạch máu não, tim như tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não và mạch vành… Nattospes có thể được dùng trước để phòng ngừa, trong hỗ trợ điều trị lâu dài sau khi xuất hiện cơn đột quỵ vừa nhằm phục hồi các di chứng tai biến tiếp theo như liệt, méo miệng, nói ngọng…

3.           Hiện nay trong Cộng đồng người Việt chúng ta (trên toàn thế giới) có khá nhiều người bị nạn “tai biến mạch máu não”, đưa đến đột quỵ, bất toại, và có người còn mất cả mạng sống. Gần đây nhất là trường hợp tài tử Ðơn Dương ở Mỹ, và gần hơn nữa là nguyên Chủ bút Hồ Ông của Văn Nghệ tuần báo (đang phải ngồi xe lăn), phu quân của nữ sĩ Lệ Hằng cũng bị tương tự... Sau đây là toa thuốc của cụ Ái Miêu, Sydney:
 Thuốc chống tai biến (xin làm liền kẻo trễ):
a.             Hạnh nhân:              10g
b.            Chi tử:                      10g
c.             Ðào nhân:                10g
d.            Nếp:                         10 hột
e.            Tiêu:                         10 hột
f.             Lòng trắng trứng gà: 1 quả
  *Cách làm: Tất cả đâm nhuyễn, trộn đều, tối đi ngủ trộn thêm lòng trắng trứng gà:
-Nam đắp lòng bàn chân trái -Nữ đắp lòng bàn chân phải. (lấy vải bó lại cho khỏi rớt).
Ðắp ngủ qua đêm, nếu ra màu xanh Cửu Long (xanh biển) là bệnh hết. Chú ý: Chỉ đắp một lần trong đời.
 *Lưu ý:
-Nếu tai biến giật méo miệng, lưỡi co rút không nói chuyện được, thì lấy kim châm hai dái tai (dưới lỗ tai), nặn máu ra liền sẽ trở lại bình thường.
-Nếu bị tai biến xụi chân tay thì lấy kim châm mười đầu ngón tay, nặn máu ra liền và kịp thời sẽ trở lại bình thường.
Bạn nên truyền bản thuốc này cho người khác để làm phước. Ở Việt Nam quý vị có thể đến mua tại tiệm thuốc Bắc: Hải Thượng Lãng Ông, Chợ Lớn.
4.             Điều trị trong nhà thương - một cuộc nghiên cứu ở Phần Lan được phổ biến hôm 20 Tháng Hai cho thấy rằng âm nhạc giúp các bệnh nhân đột quị sớm bình phục, vì khi nghe những nhạc khúc mà họ ưa thích mỗi ngày bộ óc của họ được bồi dưỡng.
Ngoài ra, những bệnh nhân nghe nhạc vài giờ mỗi ngày sau khi trải qua một cơn đột quị thì cũng cải thiện trí nhớ của họ về ngôn ngữ và có trạng thái tâm thần thư giãn hơn, so với những bệnh nhân không nghe nhạc hoặc chỉ nghe đọc sách thu thanh (audio book) thay vì nghe nhạc, theo lời các nhà nghiên cứu.
Phương pháp trị liệu bằng âm nhạc từ lâu đã được dùng trong một số cách chữa bệnh, nhưng cuộc nghiên cứu được đăng trong đặc san BRAIN (Óc), do Đại Học Oxford ở Anh Quốc xuất bản, là lần đầu tiên cho thấy rõ hiệu ứng của âm nhạc đối với người nghe, toán nghiên cứu nói thêm.
“Những kết quả tìm thấy này chứng tỏ lần đầu tiên rằng nghe nhạc trong thời gian sớm sau khi bị đột quị có thể giúp tăng cường sự hồi phục khả năng nhận thức và tránh rơi vào tâm trạng buồn bã,” các nhà nghiên cứu viết trong phúc trình.
Cuộc nghiên cứu trên đây gồm có 60 người mới trải qua một cơn đột quị tại động mạch não ở phía bên trái hoặc bên phải của bộ óc. Đây là loại đột quị thông thường nhất và có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động thể chất, khả năng nói, và một loạt những chức năng nhận thức khác.
Những người tham gia được chia thành ba nhóm:
* nhóm thứ 1 hàng ngày được nghe những bản nhạc mà họ ưa thích ít nhất hai tiếng đồng hồ,
* nhóm thứ 2 được nghe những sách thu thanh;
* nhóm thứ ba không nghe nhạc hoạc sách thu thanh. Đồng thời, tất cả những người này cũng nhận được sự điều trị phục hồi hậu đột quị theo tiêu chuẩn Ba tháng sau khi xẩy ra đột quị, những người được nghe nhạc cho thấy họ cải thiện được 60% trí nhớ thuộc về lời nói, so với 18% cải thiện nơi những người được nghe sách thu thanh, và 29% nơi những người không được nghe cả hai thứ đó.
Khả năng tập trung chú ý cũng cải thiện 17% nơi những người nghe nhạc, theo lời ông Teppo Sarkamo, một nhà tâm lý học thuộc Ngành Nghiên Cứu Óc Nhận Thức tại Đại Học Helsinki, người cầm đầu toán nghiên cứu.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi không thể giải thích điều gì xẩy ra trong óc, nhưng căn cứ vào những cuộc nghiên cứu trước đây và vào lý thuyết, sự nghe nhạc có thể kích động những vùng trong óc trong khi chúng đang hồi phục.”
Âm nhạc cũng có thể kích động một số cơ năng khác giúp sửa chữa và làm hồi sinh những mạng lưới thần kinh của bộ óc sau cơn đột quị, theo lời ông Sarkano.
Ông nói rằng cần thi hành thêm những cuộc nghiên cứu qui mô để tìm hiểu những gì thực sự diễn biến; nhưng những điều tìm thấy này chứng tỏ rằng âm nhạc có thể ban cho chúng ta.

5.   Hy vọng những trích dẫn tài liệu của bài viết sẽ đóng góp phần nào hữu hiệu cho mọi người về việc lưu ý và đề phòng cơn bệnh thời đại hiểm nghèo này…

    Thiết bị khôi phục dòng chảy Solitaire dùng để loại bỏ các huyết khối, có tiềm năng gây đột quỵ khỏi các động mạch não có thể đem hy vọng mới cho những người có nguy cơ mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này.  Solitaire có thiết kế hình ống và có thể tự mở rộng khi vào trong động mạch. Một khi đã được đưa vào động mạch bị tắc nghẽn, thiết bị sẽ ép và giữ chặt các cục máu. Sau đó các huyết khối sẽ bị loại bỏ bằng cách làm thông trở lại phần mạch máu bị tắc nghẽn trước đó. Kết quả thử nghiệm lâm sàng đối với Solitaire, đăng trên tạp chí y học Lancet, cho thấy thiết bị này giúp làm thông trở lại các đoạn mạch bị tắc mà không gây ra triệu chứng xuất huyết trong hoặc ngoài não bộ trên 61% bệnh nhân được điều trị. Hãng tin BBC Anh quốc cho biết ở những cuộc thử nghiệm đầu tiên trên 113 bệnh nhân đột quỵ thì 58% bệnh nhân đã cải thiện chức năng não bộ sau 3 tháng, so với chỉ 33% ở nhóm dùng vòng xoắn kim loại (coils) hiện hành, đồng thời tỷ lệ tử vong cũng giảm đi. T.S Jeffrey Saver thuộc viện Đại Học California USA khẳng định: “thiết bị mới này có thể làm thông trở lại từ 70-90% các động mạch bị tắc”. Ngoài ra Solitaire đã được Cục Quản lý Dược phẩm Mỹ FDA cấp phép lưu hành cũng có thể được dùng cho những bệnh nhân không thể uống thuốc làm tan huyết khối. (Theo Tuần Tin Montreal số phát hành ngày Sept 7, 2012 – 7montreal7@gmail.com)



Nguyễn Hồng Phúc (sưu tầm khoa học)
Tham khảo:
[1] http://www.ykhoanet.com/yhocphothong/taimuihong/17_001.htm
[2] Tuần Tin Montreal – số phát hành ngày 7-09-2012 – Solitaire – Đột phá mới trong điều trị đột quỵ. (7montreal7@gmail.com)
[3] YKhoanet.com

 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual