ĂN GÌ ĐỂ TRẺ MÃI KHÔNG GIÀ –PHẦN 2




Bài thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và bệnh gút
Uống nước đậu bắp trị tiểu đường?
Gần đây có một tài liệu phổ biến trên internet chỉ dẫn một bài thuốc như sau: lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm.
Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ. Thực hư về bài thuốc này?
Nghiên cứu khoa học về công dụng đậu bắp:
Chất nhầy trong đậu bắp chứa thành phần chất xơ hoà tan và những hoạt chất quan trọng khác nên có thể đã cho tác dụng ổn định đường huyết.
Đậu bắp còn gọi là mướp tây, bắp chà, tên khoa học Abelmoschus esculentus, thuộc họ Malvaceae.
 Đậu bắp là một loại rau quả phổ biến có nhiều chất bổ dưỡng như: hợp chất polyphenol, chất chống ôxy hoá, các sinh tố C, A, B1, B2, B6, khoáng chất kẽm, sắt, canxi và nhiều chất xơ, chất nhầy.
Hạt đậu bắp cũng là nguồn cung cấp chất đạm và chất béo tốt. Từ lâu, dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng thân, lá và quả non đậu bắp để trị các chứng tiểu khó, bệnh lậu; rễ và lá non chữa ho khan, viêm họng...
Gần đây, những thí nghiệm tại khoa y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM đã cho thấy cao lỏng được chế từ thân và lá cây đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm.
Các nhà khoa học đã xác định liều từ 10g đến 40g/kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Liều có tác dụng hạ đường huyết ổn định nhất là 30g/kg thể trọng. Ở liều này, cao lỏng đậu bắp hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 40 phút và kéo dài đến 90 phút.
 Sau 90 phút, đậu bắp làm hạ 47,34% nồng độ đường huyết so với nhóm đối chứng không điều trị. Qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp không mạnh bằng insulin, không gây hạ đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.
Có thể uống nhưng phải thận trọng.
Trong những năm gần đây khi số người mắc bệnh tiểu đường tăng cao và phong trào sử dụng thảo dược để trị bệnh trở nên phổ biến, đã xuất hiện nhiều bài thuốc dùng đậu bắp, hoặc độc vị hoặc phối hợp với một số thảo dược khác, để ổn định đường huyết.
 Có người ăn nhiều đậu bắp hàng ngày hoặc dùng thân, lá hoặc quả đậu bắp phơi khô rồi phối hợp với một số thảo dược như mướp đắng, lá ổi, lá sakê… sắc uống để chữa tiểu đường. Chưa có nghiên cứu khoa học nào kết luận hiệu quả điều trị của những trường hợp này, nhưng nhiều bệnh nhân đã khẳng định có tác dụng ổn định đường huyết rất tốt.
Trở lại bài thuốc chỉ dẫn uống nước ngâm của hai trái đậu bắp, như đã nói ở trên, chất nhầy trong đậu bắp chứa thành phần chất xơ hoà tan và những hoạt chất quan trọng khác nên có thể đã cho tác dụng ổn định đường huyết.
Một số tài liệu y khoa cũng đã kết luận chất xơ hoà tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết. Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường.
Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hoà tan vào nước biểu thị rõ bằng độ sánh trong nước tăng lên. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá.
Dù sao, đậu bắp vẫn là loại rau quả bổ dưỡng, dùng nhiều hơn số cần thiết vẫn không gây độc hại nên bà con có thể dùng thử bài thuốc đó.
Tuy nhiên, để bảo đảm vệ sinh, có thể ngâm bằng nước sôi rồi để nguội dần. Ngoài ra, cần theo dõi lượng đường huyết hàng ngày để đối chiếu kết quả và tìm ra liều lượng tối thiểu phù hợp với bản thân. Riêng việc phối hợp và gia giảm với các loại thuốc tân dược hay đông dược khác, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Không nên ảo tưởng chữa dứt tiểu đường. Hiện nay, bên cạnh những yếu tố về môi trường, chế độ ăn uống thực phẩm công nghiệp nhiều chất béo, ít chất xơ và lối sống tĩnh tại, ít vận động là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ bệnh tiểu đường. Tất cả các loại thuốc dù thuốc bắc, thuốc tây hay thảo dược đều chỉ có giá trị giúp ổn định đường huyết trong nhất thời. Thuốc không thể chữa dứt điểm căn bệnh. Chúng khác nhau ở chỗ có phản ứng phụ hay không hoặc có thêm tác dụng giúp cải thiện chức năng các cơ quan hoặc tăng cường thêm sức đề kháng của cơ thể hay không.  Do đó, không nên có ảo tưởng về một loại thực phẩm chức năng, thảo dược hoặc một bài thuốc gia truyền nào có thể chữa dứt căn bệnh này trong điều kiện y học hiện nay.
Rau má (Centella asiatica )hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo  là một loài cây một năm thân thảo trong họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Nó được sử dụng như một loại rau cũng như trong y học Ayurveda và y học cổ truyền Trung Hoa. Tên khoa học đồng nghĩa là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.

Trái cây tốt cho sức khỏe:

Chúng ta thường nghĩ rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.  Ăn trái cây như thế nào mới đúng?
v Không ăn trái cây sau bữa ăn! Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.
v Trái cây là thức ăn quan trọng nhất. Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản. Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít.  Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa. Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v... Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng. Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.  Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì. Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây.  Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.
v Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng…
Đu đủ (papaya) - Đặc biệt trong đu đủ lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2 100 mcg beta caroten. Tuy nhiên nhu cầu beta caroten cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da. Hiện tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng beta caroten ăn vào. Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74-80 mg vitamin C. Ở Ấn Độ người ta đã chiết xuất vitamin A từ quả đu đủ để sản xuất ra thuốc chống lại bệnh quáng gà ở trẻ em. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đu đủ rất giàu enzyme tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da giúp đẹp da, mau lành các tổn thương trên da. Đu đủ cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết, hồi phục sự tươi trẻ cho làn da. Trong đu đủ có chứa rất nhiều loại enzim, ví như enzyme papain rất tốt cho tiêu hoá, giúp tiêu hoá các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh celiac (một loại bệnh mà không thể tiêu hoá protein trong lúa mì, hay gliandin) thì có thể ăn đu đủ xanh để chữa căn bệnh này. Ở Ấn Độ, Srilanka và Malaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng phá thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Chất này khi vào cơ thể sẽ phá huỷ progesterol là một trợ thai tố. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng này nữa. Ở Mỹ người ta đã chứng minh rằng quả đu đủ có thể chế biến thuốc để chữa bệnh lệch khớp xương hay có thể chế ra thuốc tiêm, có công dụng làm giảm đau do các dây thần kinh gây nên.

Trái bơ (avocado) tốt cho sức khỏe của da. Acid oleic, một chất béo không bảo hoà giúp hạ mức cholesterol toàn phần và tăng mức cholesterol tốt HDL. Trái bơ cỏn chứa nhiều chất sơ. Một lát trái bơ chứa 81 calori, 6g chất béo và 3g chất sơ. Khi ăn burger bạn hãy thay thế sốt mayonnaise bằng vài lát trái bơ.

Trái mơ: Beta-carotene giúp chống lại các gốc tự do và bảo vệ mắt. Cơ thể cũng biến beta carotene thành vitamin A có tính cách ngăn chặn ung thư đặc biệt là ung thư da. Một trái mơ chứa 17 calori, 0g chất béo, 1g chất sơ.

Ăn trái mơ phơi khô, hoặc nếu thích ăn tươi thì mua trái mơ hãy còn cứng vì khi đã mềm trái mơ mất nhiểu chất dinh dưỡng
Cam đỏ (blood orange) giúp bảo vệ da chống tia cực tím UV nơi ánh mặt trời.

Dưa hấu có chứa nguồn lycopene, giúp bảo vệ da khỏi bị tia cực tím UV của ánh nắng mặt trời hủy hoại. Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu nhờ có nhiều chất lycopene nên có khả năng chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).

Dâu rừng (Raspberries): Acid ellagic chặn đứng sự tăng trưởng các tế bào ung thư. Các trái raspberries cỏn chứa nhiều vitamin C và nhiều chất sơ nên có khả năng ngăn ngừa cholesterol cao vả bệnh tim. Một cóng raspberries chứa 60 calori, 1 g chất béo và 8 g chất sơ. Bạn hãy dùng yogurt ít chất béo hoặc lúa mạch oatmeal với raspberries tươi.

Blueberry. Một khẩu phần của loại siêu thực phẩm này mang lại cho cơ thể của bạn nhiều chất chống ốc xít hóa hơn bất kỳ rau trái nào khác. Giúp bảo vệ da khỏi bị nhăn nheo.

Dưa tây (Cantaloupe): Nửa trái dưa tây chứa 117g vitamin C (gấp đôi liểu lương cẩn thiết mỗi ngày) và beta carotene, cả hai đều là chất chống oxy-hóa có khả năng bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra nửa trái dưa tây chứa 853g potassium (nhiểu gấp hai lẩn một trái chuối) có công dụng hạ huyêt áp. Nửa trái dưa hấu tây chứa 97 calori, 1g chất béo và 2 g chất sơ. Cắt thành miếng vuông rổi đông lạnh để làm nước trái cây pha trộn với đá (ice smoothie).

Kiwi: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.

Trái Nham Lê (Cranberry): Giúp chống nhiễm khuẩn bàng quang bằng cách ngăn chặn sư phát triển của các vi khuẩn có hại. Một ly nuớc ép cranberry chứa 144 calori, 0 g chất béo và 0g chất sơ. Bạn có thể mua nước ép nguyên chất và pha vào nước uống trong ngày không cẩn cho đường.

Xoài (mango) cung cấp 96% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày và giúp ngăn ngừa bệnh nớu răng. Một trái xoài trung bình chứa 57mg vitamin C, gần bẳng phân lượng cần thiết mỗi ngày. Chất chống oxi hoá này giúp phòng ngừa bệnh viêm khớp, thúc đẩy vết thương chóng lành và tăng cường hệ miễn dịch. Trái xoài còn chứa tới hơn 8,000IU vitamin A (dưới dạng beta carotene). Một trái xoài chứa 135 calori, 1 g chất béo và 4g chất sơ. Cắt lát và ăn với rau lá xanh.

Nho (Raisins): nho khô là môt nguổn cung cấp chất sắt giúp máu chuyển oxygen (Nhiều phụ nữ bị thiếu chất này). Một nửa chén nho khô chứa 218 calori, 0g chất béo vả 0g chất sơ. Rắc nho khô lên bột lúa mạch hay các ngũ cốc, rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ thấy kinh.

Ổi hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt. Ổi cũng có chứa nhiều vitamin C giúp làm mướt da. Hai tách nước ổi mỗi tuần là đủ đô để giúp chống lão hóa.

Chuối: Theo một giáo sư đại học, chuối là một trái cây mang lại nhiều ích lợi nhất trong các loại trái cây. Chuối chứa ba thứ đường (sucrose, fructose, glucose) phối hợp với chất sơ. Quả chuối đem lại năng lượng tức thì và lâu dài. Một tài liệu nghiên cứu cho thấy chỉ hai quả chuối là đủ cho một lần tập luyện 90 phút. Đó là nguyên nhân tại sao các nhà thể thao thường hay dùng chuối. Nhưng năng lượng đến từ chuối không phải là điều duy nhất mà người ta quan tâm. Chuối còn chữa được nhiều thứ bệnh nữa như:

Ø Bệnh căng thẳng: Theo một nghiên cứu gần đây giữa những người bị bệnh căng thẳng, rất nhiều người cảm thấy thư giãn sau khi ăn chuối. Điều đó xẩy ra là vì chuối có chất "trytophan", một loại "prôtêin" mà cơ thể sẽ chuyển sang dạng "serotonin", có tính chất làm cho người ta thư giãn, tăng cường sự hưng phấn, và thường làm cho người ta cảm thấy hạnh phúc. Ngoài ra, sinh tố B trong chuối sẽ điều hòa lượng đường trong máu, làm cho ta khoan khoái hơn..
Ø Bệnh thiếu máu: Có nhiều chất sắt, chuối có thể kích thích tăng cường huyết cầu trong máu và giúp trị bệnh thiếu máu.
Ø Bệnh cao huyết áp: Loại trái cây nhiệt đới này lại rất cao trong "potassium" trong khi lại thấp chất muối, cho nên thành ra thuốc trị bện cao huyết áp rất tốt. Cơ quan quản trị Thực Phẩm và Thuốc Hoa Kỳ đã cho phép kỹ nghệ chuối được chính thức loan báo điều này cho những người mắc bệnh cao máu. Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuối để làm hạ áp huyết cao. Gần đây, nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau ở trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như trường đại học John Hopskin, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết qủa này. Ăn chuối chín có thể làm hạ áp huyết cao mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp. Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng Potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng Potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong một 100gram thịt chuối có đến 396 mg khoáng chất này, trong khi chỉ có 1mg Sodium. Sự tương quan giữa muối Sodium và Potassium có liên quan đến việc duy trì độ PH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi Sodium – thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày – có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất định tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì Potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt Sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối Potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng áp huyết. Vào tháng 10 năm 2000, FDA (Cơ Quan Quản Trị Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ) đã chính thức công nhận 'những loại thực phẩm giàu Potassium và ít Sodium có khả năng làm giảm nguy cơ máu cao và đột quị.' Cơ quan này cũng đánh giá chuối thuộc nhóm thực phẩm ưu tiên cho yêu cầu này vì chuối không những có hàm lượng Potassium cao, mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng khác. Có lẽ đây là lý do khiến gần đây ở phương Tây người ta đã phổ biến tiêu ngữ 'A banana a day keeps the doctor away' (Ăn một trái chuối mỗi ngày để không cần đến thầy thuốc). Căn cứ vào những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Mỹ cho rằng nhu cầu Potassium trung bình cho một người để hạn chế hoặc ngăn ngừa nguy cơ đột quị là 3gram mỗi ngày.
Ø Sức mạnh Trí não: 200 học sinh tại trường Twickenham (Middlesex) được thử nghiệm cho ăn chuối vào buổi sáng và buổi trưa để kích thích hoạt động não bộ. Kết quả cho thấy chuối đã giúp học sinh tỉnh táo hơn.
Ø Bệnh táo bón và tránh ung thư ruột già: Giầu chất sơ, nên nếu cho chuối vào trong thực phẩm ăn kiêng có thể khôi phục lại hoạt động của ruột già, giúp vượt qua cơn bệnh táo bón mà không cần đến thuốc xổ. Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất xơ không hoà tan. Chất xơ không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất xơ còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già.
Ø Nhức đầu, chóng mặt vì uống nhiều ruợu: Một trong những phương pháp trị cơn nhức đầu, chóng mặt vì ruợu là làm một ly kem chuối, sữa "xóc" (xay) và mật ong. Chuối sẽ làm cho dịu bao tử, và với sự trợ giúp của mật ong, sẽ tạo nên một lượng đường tan trong máu, trong khi sữa vừa làm dịu cơn đau vừa tái tạo nước trong cơ thể.
Ø Đau bao tử: Chuối có tác dụng chống acít một cách tự nhiên trong cơ thể, nên nếu bạn bị lên cơn đau, cố ăn thêm chuối để dịu đau.
Ø Thần kinh yếu: Chuối có nhiều Sinh tố B nên có thể giúp tăng cường cho hệ thần kinh.
Ø Bệnh mập phì tại sở làm: Khảo cứu tứ Viện Tâm Lý học tại Úc cho thấy rằng áp lực tại công việc thường dẫn tới sự ăn nhiều nhất là Chôcôlate và bánh. Theo dõi hơn 5000 bệnh nhân ở bệnh viện, các chuyên gia thấy rằng đa số bị mập phì vì sức ép của công việc. Khảo cứu cũng cho thấy rằng để tránh việc quá lo lắng mà trở thành ăn nhiều, người ta phải kiểm soát độ đường trong máu bằng cách ăn những thức ăn có nhiều chất carbohydrate (có nhiều trong chuối) mỗi hai giờ để cân bằng lượng đường trong máu.
Ø Loét bao tử /dạ dày: Chuối được dùng như là một thực phẩm ăn kiêng chống lại sự bất bình thường của cơ quan tiêu hóa vì chất sơ và sự mềm mại của chuối. Đó là một món ăn sống duy nhất có thể ăn mà không gây căng thẳng cho các vết loét. Chuối cũng cân bằng sự tiết quá nhiều acid đồng thời làm giảm sự kích thích phía trong bao tử bằng một lớp bao lại. Nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loài chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính năng này. Kết quả trên cũng phù hợp với kinh nghiệm dân gian Việt Nam và Trung Quốc dùng chuối xanh phơi khô tán bột để trị bệnh loét dạ dày. Chuối phải phơi khô ở nhiệt độ thấp tức kỹ thuật phơi âm can (phơi trong bóng râm) của Y Học Cổ Truyền. Cách phơi khô trực tiếp dưới ánh mặt trời hoặc sấy ở nhiệt độ cao sẽ làm chuối mất đi tác dụng chữa bệnh này. Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn của mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ăn chính, cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn chính.
Ø Xuất huyết não (Stroke): Theo nghiên cứu của tập san The New England Journal of Medicine, ăn nhiều chuối sẽ giảm được 40% số tử vong vì xuất huyết não.
Ø Lời tác giả: Dù cho kết quả thế nào chăng nữa, chuối vừa rẻ vừa ngon, có lười đến mấy cũng chỉ cần giơ tay, bóc một cái, là trái chuối hấp dẫn hiện ra liền, tại sao không ăn?
  Bưởi vừa là loại trái cây được nhiều người ưa thích, vừa có tác dụng trong việc phòng bệnh và đôi khi chữa bệnh nữa như:
Ø Trước hết, bưởi là nguồn cung cấp sinh tố C rất phong phú mà sinh tố này có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Kết quả nhiều nghiên cứu cho biết sinh tố C.
Ø Tăng cường hệ thống miễn nhiễm giảm rủi ro cảm cúm do nhiễm vi khuẩn, virus; là chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp làm chậm sự hóa già và tổn thương của tế bào; giảm cholesterol nhờ đó ít nguy cơ bệnh tim mạch.
Ø Giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt, làm vết thương mau lành
Ø Tránh khỏi bệnh hoại huyết vì thiếu sinh tố này.
Ø Những trái bưởi có màu hồng hoặc đỏ là nhờ có chất lycopene, thuộc nhóm carotenoid. Lycopene làm giảm nguy cơ cơn suy tim (heart attack) và ung thư nhiếp tuyến.
Ø Nhiều nghiên cứu cho biết ăn bưởi trái tim sẽ tốt hơn, cholesterol xuống thấp, làm giảm nguy cơ ung thư, tránh được các bệnh nghẽn tắc động mạch. Thực vậy, bưởi có nhiều chất xơ hòa tan pectin. Mà các chất xơ thì có công dụng làm giảm cholesterol trong máu, do đó làm giảm nguy cơ vữa xơ động mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất pectin còn công hiệu hơn thuốc cholestyramine vẫn được dùng để làm giảm cholesterol trong máu.
Bác sĩ James Ceda quan sát một nhóm người ăn bưởi đều đặn mỗi ngày thì thấy cholesterol giảm xuống tới 8%.
Ø Bưởi với ung thư: Kết quả nghiên cứu ở Hà Lan cho hay bưởi giảm nguy cơ ung thư bao tử, còn kết quả bên Thụy Điển nói bưởi giảm nguy cơ ung thư tụy tạng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard theo dõi sự dinh dưỡng của hơn 48,000 bác sĩ và nhân viên y tế, thấy rằng những người tiêu thụ thực phẩm có nhiều lycopene sẽ giảm nguy cơ bị ung thư nhiếp tuyến tới 50%. Lycopene có rất nhiều trong bưởi. Ngoài ra, các hóa chất khác trong bưởi như phenolic acid, limonoid, bioflavonoid cũng có tác dụng ức chế với sự tăng trưởng của tế bào ung thư
Dâu (strawberries) Những phụ nữ ăn nhiều trái cây dòng họ dâu, như dâu tây và việt quất, ít bị suy giảm trí nhớ do tuổi tác so với nhóm người chẳng mấy khi đụng đến loại quả giàu chất flavonoid này. Đây là kết quả rút ra từ cuộc khảo sát thói quen ăn uống của hơn 16 000 phụ nữ từ năm 1976 đến 2001. Theo đó, những người ăn nhiều họ dâu đẩy lùi được tình trạng suy giảm trí nhớ đến 2 năm rưỡi so với người hấp thu ít hoặc không ăn. Cứ cách hai năm trong giai đoạn 1995 - 2001, các nhà nghiên cứu tiến hành đo chức năng trí não với những đối tượng trên 70 tuổi, theo báo cáo đăng trên chuyên san Annals of Neurology.

Những người ăn dâu nhiều cũng không bị đột quỵ lần nào từ năm 1995 - 2001.
“Chúng tôi cung cấp chứng cứ dịch tễ học đầu tiên cho thấy họ dâu có thể làm
chậm quá trình suy giảm chức năng nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi”, theo Reuters dẫn lời tiến sĩ Elizabeth Devore, hiện công tác tại Trường Y thuộc Đại học Harvard. Các chuyên gia cho biết, những thực phẩm khác chứa nhiều flavonoid như trà, hành cũng rất tốt cho trí nhớ.
Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não.

Các loại Đậu:
Đậu phọng, tào phớ, sữa đậu nành và các chế phậm từ đậu, là những thức ăn ngốn, dễ tiêu, điều quan trọng là đậu tương rất giàu chất dinh dưỡng. Theo các chuyên gia, trong đậu tương chứa nhiều phytohorenme, có khả năng ức chế sự tạo thành estrin trong cơ thể. Nếu estrin trong cơ thể vượt quá mức sẽ dễ gây ra ung thư vú, vì thế các thức ăn từ đậu có hiệu quả rất tốt giúp chị em phụ nữ phòng ngừa bệnh ung thư do ảnh hưởng của estrin gây ra, đặc biệt là ung thư vú. Các chuyên gia còn cho biết trong các chế phẩm từ đậu có 5 chất ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Thường xuyên ăn đậu phụ có thể giảm bớt một nửa nguy cơ mắc bệnh ung thư kết tràng.
Hạt đậu (bean) có giàu chất protein, kích thích tóc mọc và giúp tế bào tóc dày thêm bằng cách làm cho các chất sợi mạnh hơn.
Đậu Phộng (Peanuts): Đậu phọng chứa hầu hết chất béo tốt (không bão hoà) nên có thể giảm rủi ro bị bệnh tim tới 20 phần trăm. Một ounce đậu phọng có calori, 14g chất béo và 2g chất sơ. Nên mang theo môt gói đậu phong để ăn sau khi tập thể dục hay ăn lai rai vào buổi chiều đễ đỡ đói bụng trước bữa ăn tối.

Đậu Lăng-Tin (Lentils): Đậu lăng-tin có chứa isoflavone ngăn ngừa bệnh ung thư vú do estrogen, chất sơ tốt cho tim và một lượng khả quan 9 g protein cho mỗi nửa cóng. Một nửa cóng đậu lăng-tin nấu chín chứa 115 calori, 0g chất béo và 8g chất sơ. Isoflavone không bị phân hủy trong tiến trỉnh biến chế, nên có thể mua đậu lăng tin đóng hộp, phơi khô hay đã trộn vào súp.
Hạnh Nhân (Almond): Các nhà khoa học phát hiện thấy rằng 90 đến 95%  những người có chế độ ăn giàu quả hạnh đã cải thiện đáng kể tình trạng thiếu insulin và giảm lượng cholesterol có hại so với những người không ăn loại này. Thiếu insulin và nồng độ cholesterol trong máu cao là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch. Nghiên cứu được tiến hành với 65 người tình nguyện đang trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường. Kết quả cho thấy phần lớn những bệnh nhân áp dụng chế độ ăn kiêng giàu quả hạnh đã cải thiện đáng kể lượng insulin và đồng thời giảm lượng LDL-cholesterol có hại trong máu. Kết quả nghiên cứu cho thấy quả hạnh có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch. Ngoài ra, loại quả lại cũng giúp giảm triệu chứng của các bệnh tiểu đường một cách hiệu quả”, tiến sĩ Michelle Wien, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện thấy rằng quả hạnh còn có tác dụng đối với những người béo phì và ít vận động, làm hạn chế mắc bệnh tim mạch. Theo các nghiên cứu khoa học, khoảng 55 triệu người tại châu Âu đang mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hàng triệu người tại các châu lục khác cũng đang mắc căn bệnh này. Fiji là một quốc gia không có ai mắc bệnh ung thư.  Fiji là một quốc đảo gồm 800 đảo nhỏ có dân số hơn 60 vạn người. Ở quốc gia này chưa từng có ai mắc bệnh ung thư. Sau khi nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện ra rằng người dân Fiji không bị mắc bệnh ung thư là do họ ăn nhiều quả hạnh nhân khô - một loại quả hàm lượng vitamin phong phú, có tác dụng chống ung thư.

Pistachio (Hột hồ trăn): Quả hồ trăn là một trong những nguồn phong phú chất xơ và protein (chất đạm). Bạn có thể ăn ít mà vẫn cảm thấy no lâu. Một phần quả hồ trăn 25 g chứa 2,6 g chất xơ, nhiều hơn các loại hạt khác”, chuyên gia dinh dưỡng Naini Setalvad nói. Ngoài ra, 25 g hồ trăn cung cấp hơn 260 ml kali và nhiều khoáng chất khác giúp duy trì huyết áp. Ăn hạt cười (quả hồ trăn) có thể chống được béo phì, thừa cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và các hội Page | 19chứng trao đổi chất, hạt cười có hàm lượng HDL-C, folate, protein C-reactive và homocysteine thấp, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch[2] và ung thư, hiệu quả đặc biệt của quả hồ trăn trong việc giảm chất béo và lipoprotein, tác nhân gây bệnh tim mạch.

Walnuts đậu dẻ là một trong những nguồn phong phú chất xơ và protein (chất đạm). Cứ mỗi 100 grams đậu dẻ có chứa 15.2 gram protein, 65.2 gram chất béo bảo hòa và 6.7 gram chất xơ. Chất đạm (protein) trong  đậu dẻ  cho ta rất nhiều lượng amino acids.

Hạt dẻ Brazil có chứa selenium, một khoáng chất có năng lực giúp sản xuất chất chống ốc xít hóa glutathione, giúp phục hồi các tế bào bị hư hại, đồng thời làm chậm lại tiến trình lão hóa của da. Chỉ hai hạt mỗi ngày cũng đủ giúp bạn chận đứng tiến trình lão hóa.

Bột yến mạch (oatmeal) có giàu chất sợi dễ hòa tan, giúp làm giảm cholesterol LDL xấu.
Thực phẩm vùng Ðịa Trung Hải như thì là (fennel) giúp chống viêm; bạch tuộc có giàu axít béo omega-3, B12, chất sắt và kẽm.
Đậu nành – xin đọc bài viết của cùng tác giả
ĐỒ BIỂN (SEAFOOD), THỊT VÀ TRỨNG
Trứng có chứa nhiều chất sắt và biotin.
Phó mát ít chất béo làm từ sữa đã gạn kem (lowfat cottage cheese) có chứa nhiều protein, nhờ vậy làm tóc được mạnh khỏe (vì thành phần của tóc hầu hết là protein).

Cá hồi (salmon) nằm trong loại cá có chứa nhiều omega-3 nhất, nên chọn ăn để có được làn da mạnh khỏe. Khi chúng ta già, da thay chậm đi, khiến tích tụ những vết sần sùi và da khô; da chúng ta bắt đầu sản xuất ít chất dầu hơn làm mất đi vẻ sáng tự nhiên. Axít béo omega-3 giúp làn da của bạn sáng trở lại. Hãy gắng ăn cá salmon hai lần mỗi tuần.

Cá tuyết (cod) có chứa chất selenium giúp bảo vệ da khỏi hư hại do ánh nắng và ngừa cả ung thư.

Cá ngừ (tuna) có chứa axít béo omega-3 giúp chống tia cực tím UV gây hư hại da, và cũng giàu nguồn niacin, thiếu chất này làm cho da bị phát ban.

Cá mòi (sardine) chứa nhiều axít béo omega-3, kích thích tóc mọc và óng ả khiến trông trẻ trung hơn.

Sò hàu (oyster) giàu chất kẽm giúp cơ thể tổng hợp protein.

Cua (Crab): Cua là nguổn cung cấp nhiều vitamin B12 và chất kẽm (zinc) giúp tăng cường hệ miễn dịch. Môt phẩn ăn 3 ounce cua có 84 calori, 1 g chất béo và 0g chất sơ.

Lươn (eels/anguillidae) [4]

Lươn là món ăn đặc sản của người việt nam. Ở miền nam có nhiều phương thức chế biến từ đơn giản đến cầu kỳ như lươn xào lăn, lươn xé phay, lẩu lươn... tại miền bắc, món ăn nổi tiếng nhất có lẽ là miến lươn.
Trên thế giới, lươn cũng được xếp vào hạng “sơn hào hải vị” dành riêng cho thượng khách, cho các vị nguyên thủ quốc gia… nhưng lươn còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Lươn thuộc họ Anguillidae. Lươn đồng hay lươn nước ngọt có tên khoa học là Fluta alba; lươn biển hay cá chình tên khoa học là Anguilla anguilla (Việt Nam, châu Âu) và Anguilla Rostrata (Bắc Mỹ).
Lươn đồng - rất phổ biến tại Việt Nam, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu long. Lươn sống ở mương, lạch, nơi đồng lầy, ruộng lúa. Trước nay lươn được đánh bắt trong thiên nhiên nhưng không đủ để cung cấp cho thị trường tiêu thụ, hiện nay lươn đã được nuôi với quy mô lớn.
Lươn đồng thường được xếp vào loài cá, hình dạng như rắn, thân tròn, đường kính từ 2-3cm, thân dài từ 30-60cm, da trơn không có vẩy, thường sống dưới bùn. Lươn thuộc loài sinh sản lưỡng tính: trong tuyến sinh dục có cả tinh nang lẫn noãn sào. Ở Việt Nam, lươn nhỏ hơn 20cm thường là lươn cái; dài khoảng 35-45cm thuộc loại lưỡng tính và dài hơn 55cm là lươn đực. Lươn sinh sản rất nhanh và rất mạnh, thường đẻ trứng vào khoảng tháng 5-6. Lươn đực có nhiệm vụ làm hang tại bờ ruộng, bờ mương để cho lươn cái đến sinh đẻ. Trước khi lươn cái đẻ trứng, lươn đực phun bọt đầy ổ. Lươn cái đẻ trứng trên đám bọt này. Mỗi lần lươn cái có thể đẻ từ 100-600 trứng và trứng nở sau 7 ngày ở nhiệt độ khoảng 300C. Lươn tăng trưởng khá nhanh, sau khi trứng nở chừng 10 ngày, lươn có thể dài đến 2cm. Sau một năm, lươn đã trưởng thành, dài khoảng 25cm, nặng chừng 40-60g. Lươn tại miền Tây Nam bộ có thể nặng đến 1,5kg. Lươn đồng và lươn biển đều thuộc loài cá với thành phần dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt lươn chứa:
* Chất đạm: 12,7g.
* Chất béo tổng cộng: 25,6g trong đó cholesterol: 0,05g.
* Năng lượng: 285 calo.
* Vitamin: Vitamin A và betacaroten: 2000 IU, Vitamin B1: 0,15mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg.
* Khoáng chất: Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Phosphor: 160mg. Theo Đông y, lươn hay thiện ngư có tác dụng bồi bổ khí huyết, trừ được phong thấp. Theo y dược Trung Hoa, lươn có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức xương sống, phong thấp, trĩ nội, bệnh huyết trắng của phụ nữ. Phụ nữ có thai không nên dùng lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn (thiện ngư huyết) có khả năng tăng cường “dương khí”, giúp máu huyết lưu thông, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục. Theo dinh dưỡng của y học Trung Quốc hiện đại, lươn cũng được chia làm 2 loại:
- Lươn có vi hay lươn biển (Anguilla Japonica) sống tại các con sông Dương Tử Giang, Minh Giang, đảo Hải Nam: có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh mạch thuộc can và thận, có khả năng bổ dương, chữa được các chứng phong thấp.
- Lươn không vi hay lươn nước ngọt (Monopterus Albus): vị ngọt, tính ấm, tác dụng vào kinh mạch thuộc tỳ và thận, có khả năng tăng cường khí huyết, bổ gan, bổ xương và trị được phong thấp.
- Để chữa tiêu chảy với phân có đàm nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi mổ bỏ ruột gan và tạng phủ. Sau đó rang với 10g đường vàng, tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê.
- Để chữa bệnh trĩ: ăn thịt lươn (lươn biển hay lươn nước ngọt) để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi đất vì lươn kỵ kim khí và nồi đất làm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn với kim loại.
- Để trị chứng suy nhược do lạm dụng tình dục: đun lươn (lươn biển) với rượu chát đỏ đến khi cạn (1 con dùng 250ml rượu). Sau đó nướng lươn đã nấu chín (cả da lẫn xương), xong tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7-10g với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.
- Để chữa trị phong thấp: nên dùng lươn um (hầm) chung với sả và rau ngổ.
Cũng có thể nấu cháo lươn với đỗ trọng, lá dâu tằm và ngũ gia bì.
Để chữa trị chứng bất lực: lươn được hầm chung với hà thủ ô, hạt sen, mộc nhĩ (nấm mèo) hay nấm linh chi. Có thể thêm lá lốt.


Xin mời xem tiếp phần cuối
Nguyễn Hồng Phúc



(tổng hợp từ Internet)

Tham khảo:
[1]  Người Việt. Tác Giả: Triệu Phong/ Thứ Tư, 21 Tháng 3 Năm 2012 18:54
[2]  Saigon Echo  sưu tầm   Thứ Ba, 20 Tháng 3 Năm 2012 23:22
[3]  Saigon Echo sưu tầm   Thứ Bảy, 24 Tháng 12 Năm 2011 10:36
[4] http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/baiviet/29_317.htm
[5] http://www.thuvienhoasen.org/ac-thucanchayphongchongungthu.htm

 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual