TÔI MÃI NHỚ


                                                                      


Tôi mãi nhớ một thời còn non trẻ
Sung sướng nào hơn sống với mẹ cha
Mỗi sáng chợ về đàn con tíu tít
Tề tựu bên nhau chờ được chia quà

Mỗi tối về luôn nghe bà kể chuyện
Miệng vừa nhai trầu bà kể huyên thuyên
Mãi ngủ gật gù nên tôi ít nhớ
Chỉ nhớ nhiều chuyện , con cháu rồng tiên (1)

Lên năm tuổi, tôi vào trường tiểu học
Lắng nghe thầy dạy những bài vỡ lòng
Nước Văn Lang do vua Hùng lập quốc(2)
Bất khuất hiên ngang,nòi giống Lạc Hồng(3)

Từ thế kỷ đầu là Hai Bà Trưng
Quyết vùng lên chống lại quân Nam Hán
Trừ tên thái thú Tô Định hung tàn
Giành độc lập, dù thời gian quá ngắn.(4)

Và tiếp theo là anh thư họ Triệu
Tên Trinh Nương thề không chịu sống hèn
Cùng người anh đồng quyết chí vùng lên
“Thề chém cá kình”, chớ không sống nhục(5)

Thế kỷ thứ mười, (tướng)Ngô Quyền giết giặc
Máu quân Tàu nhuộm đỏ Bạch Đằng Giang
Thắng quân thù, sau khoản một ngàn năm
Và nhờ đó, nước Nam ta đôc lập(6)

Tôi mãi nhớ,vào thời kỳ  nhà Lý
Tướng Lý Thường Kiệt bình Chiêm phá Tống
Chiến thắng lẫy lừng rạng rỡ non sông
Với bài hịch truyền “sơn hà Nam quốc”.(7)

Tôi mãi nhớ từ hơn ngàn năm trước
Cũng nơi sông mang tên Bạch Đằng Giang
Hưng Đạo Vương đã diệt lũ tham tàn
Là bọn Nguyên Mông ba lần đại bại.(8)

Tôi mãi nhớ Bình Định Vương Lê Lợi
Đất Thanh Hoá, mười năm chống quân Minh (9)
Cùng muôn dân bảo vệ giang sơn mình.
Đánh tan lũ giặc không còn manh giáp


Tôi mãi nhớ người anh hùng áo vải
Nơi quê Bình Định,Nguyễn Huệ Quang Trung
Kéo hùng binh thần tốc đến Thăng Long
Giặc Mãn Thanh bất ngờ không kịp chết.(10)

Tôi mãi nhớ trên bước đường dựng nước
Tổ tiên ta cùng mở đất phương Nam
Tận mủi Cà Mau từ hàng trăm năm
Trấn Gia Định nhớ ông Lê văn Duyệt (11)

Nước Nam ta lắm anh hùng hào kiệt.
Thời thực dân.bao chiến sĩ kiên cường
Chiến sĩ Nguyễn Thái Học,một tấm gương(12)
Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân,Trương Định.(13)
                                              
                                               Tôi mãi nhớ và muôn đời mãi nhớ
                                               Quê hương tôi thời Việt Nam Cộng Hoà
                                               Đang phát triển trong dân chủ,tự do,
Bổng sụp đổ bởi chiêu trò bội phản

                       Tàn cuộc chiến, bao anh hùng vị quốc
                       Đã hiên ngang tuẩn tiết, theo tiền nhân
                       Phú, Nam, Hưng, Hai, Vĩ chết theo thành
                       Là những thần tướng, anh linh muôn thuở(14)


Tôi mãi nhớ, như in trong tâm thức
Bút mực nào ghi hết những anh hùng
Và những anh thư,với bao chiến công(15)
Luôn cuộn chảy trong tim dòng máu Việt .

Ta phải nhớ trang sử dài chống giặc
Bọn chúng luôn từ phương bắc tràn qua
Hãy cùng nhau gìn giữ sơn hà
Ai cổng rắn cắn gà nhà (là) đắc tội.
                                                                                                                                   Hùng Việt



(Vì có liên quan đến lịch sử, và vì muốn thế hệ con em có cái nhìn khái lược về những anh hùng liệt nữ của nước ta, xin được phép ghi những dòng chú thích tương đối ngắn gọn, không dài dòng,nếu cần tìm hiểu thêm, nên xem tài liệu trên các phương tiện truyền thông ,sách báo.)
(1)- Con cháu rồng tiên:
Do sự tích vua Đế Minh (cháu ba đời vua Thần Nông)đi tuần thú đến tỉnh Hồ Nam,gặp một nàng tiên ,sinh ra đứa con tên Lộc Tục,và Lộc Tục được làm vua phương nam,lấy con gái là long nữ,sinh ra Sùng Lãm.Sùng Lãm nối ngôi,xưng là Lạc Long Quân.Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ, sinh ra 100 người con.Vì một  nguời là rồng,ngưòi kia là tiên không thể sống đời với nhau,nên chia ra mỗi ngưòi 50 con.Do vậy mà có sự kiện “con cháu rồng tìên”. (Quốc gia nào cũng vậy, luôn có những huyền thoại tốt đẹp về dân tộc mình.Chúng ta càng phải tự hào,không nên dùng nhãn quan hiện nay mà luận bàn chuyện ngày xưa)
(2)-3/-Nước Văn Lang
Lạc Long Quân cho người con trưởng sang làm vua,cai quản vùng đất, đặt tên là nước Văn Lang. Văn Lang là tên đầu tiên của nước ta gồm 15 bộ (gồm hầu hết các tỉnh miền bắc ngày nay) và vua đóng đô ở Phong Châu.Các vì vua Văn Lang đều xưng là Hùng Vương, truyền ngôi 18 đời, tất cả   2622 năm (đến năm 1158 trước tây lịch (T.L)(Cũng vậy, ngoại trừ về tuổi tác của các vua . . , về nưóc Văn Lang là hoàn toàn có thật, mà ngày nay vết tích vẫn còn.)
(4)-Hai Bà Trưng
 Năm 34 sau T.L, vua Quang Vũ bên Tàu sai tên thái thú Tô Định sang cai trị nước ta. Hắn là một tên gian ác, và lại giết Thi Sách, là chồng bà Trưng Trắc (con quan lạc tướng Mê Linh,Phúc Yên). Vào năm 40, bà cùng em là Trưng Nhị nổi lên chống lại ,và đuổi Tô Định chạy về Nam Hải. Hai Bà thu phục được 65 thành, lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Thật là một sự kiện vô cùng quan trọng, vì nhờ chiến thắng nầy,nưóc ta đã thoát được  Bắc thuộc lần thứ nhứt. Sau 3 năm, vua nhà Hán, bên Tàu sai tên Mã Viện sang đánh nước ta, hai bà Trưng bị thua, chạy đến sông Hát Giang và nhảy xuống sông tự sát. Tuy thời gian ngắn ngủi chỉ 3 năm, nhưng thật vô cùng quan trọng, vì trên thế giới, không hề có sự kiện  nữ anh thư đầu tiên đánh thắng ngọai xâm, nhứt là ngoại xâm là bọn nước lớn (giặc Tàu)đầy bạo ngược.

(5)- Bà Triệu:
            Đây cũng là một trang sử oai hùng của dân tộc ta.Vào năm 248 sau T.L, bấy giờ quân nhà Ngô(bên Tàu) cai trị nước ta thật vô cùng tàn ác, dân tình khổ  sở . (quân Tàu thời nào cũng tàn ác, luôn muốn xâm chiếm V.N). Bà Triêu tên thật là Triệu Trinh Nương (người huyện Nông Cống, miền Bắc) đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ các tráng sĩ cả ngàn người,nổi lên chống giặc được hơn 5 tháng.Sau bà bị thua, phải tự sát lúc mới tròn 23 tuổi.Câu nói nổi tiếng của bà như sau: “ Tôi muốn cõi cơn gió mạnh,chém cá kình ở biển Đông. . .”. Thật là một tấm gương sáng, đáng cho thế hệ sau tôn thờ. Tên của bà được đặt cho nhiều con đường tại sài gòn, đường bà Triệu gần bệnh viện Chợ Rẩy

-6 Ngô Quyền:
Lúc bấy giờ, bên Tàu vào thời ”ngũ đại “ hay “ngũ quỉ” gồm các nhà Hâụ Hán, Lương,Tấn,Chu,Đường tranh nhau quyền hành.Vua nhà Đường bên  Tàu sai tên tướng Hoằng Tháo sang đánh nước ta,bấy giờ vào năm 938. Dương Diên Nghệ đang là tiết độ sứ, và Ngô Quyền là bộ tướng, được cử cầm quân chống giặc ngoại xâm. Ông đã chận đánh quân thù  tại sông Bạch Đằng Giang. Ông cho đóng cọc gổ nhọn dưới lòng sông, chiêu dụ bọn Tàu tiến sâu vào, trong khi quân ta mai phục hai bên bờ, Đợi khi thủy triều xuống, quân ta tràn ra, quân Tàu hoảng hốt, thuyền giặc bị cọc nhọn chọc thủng, bọn chúng bị bên ta nỗ lực dùng cung tên hoả pháo tiêu diệt hầu như trọn bộ quân giặc, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Tàu nghe tin khóc òa lên (vì tên Hoằng Tháo là con của hắn ta), và không dám sang đánh ta nữa. Đây cũng là một thời điểm vô cùng quan trọng, vì đã cởi được ách bắc thuộc lần thứ ba. Sau chiến thắng, tại nước ta nhà Ngô lên làm vua từ 939-965.

7/- Lý Thường Kiệt:
            Ông là một danh tướng có nhiều công trang trong thời nhà Lý(phá Tống bình Chiêm).
            Nhà Lý khởi nghiệp do Lý Công Uẩn (từ 1010-1225),là giai đoạn khá sôi động,vì có lúc phiá Việt Nam đã không e sợ, mà còn dám đương cự với Tàu.Lúc nầy bên Tàu do nhà Tống cai trị. Tuy không trực tiếp cai trị, nhưng vẫn lâm le, nhứt là khi Vương An Thạch (bên nhà Tống) đã thực hiện nhiều cải cách. Riêng Chiêm Thành có lúc không chịu thông sứ mà còn gây rối tại vùng biển. Đến năm 1076, quân nhà Tống tiến vào lảnh thổ nước ta, nhà Lý đã cử tướng Lý Thường Kiệt mang quân cự địch (ở Bắc Ninh).Lúc đầu khí thế quân Tống hung hăn, gây nhiều thiệt hại cho quân ta, để cỗ võ tinh thần binh sị, ông đã cho truyền bài hịch:”Nam Quốc sơn hà” như sau:

                        Nam Quốc son hà nam đế cư
                     Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
                     Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
                    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
( Giang sơn Việt Nam của người Việt ở, đã ghi rõ nơi sách trời,nếu quân nghịch sang xâm phạm, sẽ bị đánh tơi bời)
Nhờ vậy, lòng quân lên cao, và cũng vì quân Tống đi xa, gặp chướng khí ,đã bị chết quá nửa trong số 8 vạn quân.Do vậy, Tống đành phải lui binh.Và trước đó,năm 1075, Lý Thưòng Kiệt đã sang “bình Chiêm”, vẽ lấy bản đồ 3 châu mà vua Chiêm đã nhường trưóc đó(vùng Quảng Bình).Thời gian nầy, tướng Lý Thường Kiệt đã ngoài 70, nhưng còn dũng mãnh.Từ đó, phía bắc đưọc yên,phía nam thì bình phục được chiêm Thành,các nước phía nam đều triều cống cho ta. Đây là giai đoạn khá huy hoàng trong  lịch sữ nưóc ta. Cũng cần nói thêm, vấn đề Chiêm Thành và Việt Nam, không hề có chuyện thôn tính hay tiêu diệt, vì rõ ràng đã nhiều lần Chiêm Thành cũng sang đánh phá, có lúc Việt Nam cũng bị thua, quân Chiêm vào kinh đô Huế, bắt đi nhiều ngàn người cùng kho tàng châu báu của  Việt Nam.Trang sữ đã lật qua, nhưng sự thật vẫn còn đó, “quá khứ là quá khứ”,mỗi giai đoạn có luật pháp và công pháp quốc tế riêng..

8/- Hưng Đạo Vương:
Đây là trang sử chiến tranh vệ quốc vô cùng hào hùng cuả Việt Nam ta.Lúc bấy giờ, bên Tàu do nhà Nguyên cai trị, và người ta được biết với cái tên Mông Cổ,vào thế kỷ 13(1284).Trong lịch sử, những tên vua Mông Cổ như  Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt... lừng danh, ai cũng khiếp sợ.Đạo quân của chúng đã từng “dẫm nát Âu Châu”, và “nơi nào quân Mông Cổ đi qua là cỏ không mọc nổi”.Tại Việt Nam chúng ta, bấy giờ vào đời nhà Trần,với những vị vua tài giỏi giàu lòng nhân ái, biết lo cho nước cho dân. Cũng như bao đời qua của bất cứ triều đại nào, bọn giặc Mông Cổ đã 3 lần tràn sang hòng  đánh chiếm nước Nam, với chiến thuật muôn đời “lấy thịt đè người”.Trong 3 lần tiến đánh ta, chúng đã từng huy động đạo quân 50 vạn người(500.000 quân).Nhà vua và một số cận thần nhà Trần muốn cầu hoà, nhưng Trần Hưng Đạo Đại Vương đã dõng dạc thưa: “Đầu tôi chưa rơi khỏi cổ ,xin bệ hạ đừng lo”, và vua nhà Trần cũng đã triệu tập Hội Nghị Diên Hồng, hỏi ý kiến lòng dân,và toàn thể bô lão, đã “thề quyết chiến”. Do vậy, toàn dân quân hết lòng chống giặc,với các tướng tài lưu danh muôn thuở như: Trần Nhựt Duật,Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,Phạm Ngũ Lão,Trần Bình Trọng. Quân Mông Cổ do các tay tướng như: Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Toa Đô. . . tiến sang ba lần đã chịu thua cả ba, với những trận tại Hàm Tử Quan, Vân Đồn,Chương Dưong, Tây Kết, Vạn Kiếp, và đặc biệt trên sông Bạch Đằng(cũng áp dụng chiến thuật như tướng Ngô Quyần năm 938.) Trong lịch sử thế giới, chỉ có Việt Nam là một quốc gia bé nhỏ, nhưng đã đánh bại quân Mông Cổ. Bọn chúng  sau 3 lần đại bại, rất tức tối, lại muốn sang đánh nước ta,nhưng cũng e ngại.Về phía Việt Nam, nhà vua cũng không muốn chiến tranh,nên đã cầu hoà để dân tình không phải khổ sở. . . Qua lịch sử oai hùng như đã ghi, ta biết và nhớ tên những con đường, những bến sông tại khắp mọi miền Việt Nam mang tên những danh tướng nước nhà. Đặc biệt, là Trần Hưng Đạo Đại Vương, được tôn xưng là “thánh tổ “ của hải quân VNCH, hiện còn bức tượng sừng sửng nơi bến  Bạch Đằng(Sài gòn), Riệng tại hải ngoại, tại miền nam Cali(Hoa Kỳ), thành phố Westminster hiện hữu đền thờ và bức tượng đức Thánh Trần trên đường Bolsa,Kính mong chúng ta hãy nhớ lấy và thế hệ con em Việt Nam hãy nhớ đức Thánh Trần (và các tướng khác) đã từng đánh thắng bọn bành trướng từ phiá bắc.
9/- Lê Lợi:
Đây là thời kỳ vào khoản thế kỷ 15, bên Tàu vào thời nhà Minh sang cai trị nưóc ta, dân tình đói khổ.May mắn thay, bấy giờ nước ta xuất hiện anh hùng khởi nghĩa chống quân Minh là ông Lê Lợi trong thời gian khá dài là 10. Thành trì chống giặc là tại tỉnh Thanh Hoá. Lúc đầu vì thế yếu, phải lui binh cố thủ Chí Linh tới 3 lần, có lúc phải xin cầu hoà... Cuối cùng, Bình Định Vương Lê Lợi tiến ra đông đô, hào kiệt khắp nơi nô nức về qui phục,khí thế vô cùng, trong khi đó bọn giặc sau 10 cũng mõi mòn, không thắng nổi cũng tìm cách hoà hoãn.  Cuối cùng,tại trận chiến tại ải Chi Lăng, tướng nhà Minh là Liễu Thăng bị trúng kế,quân ta tiến công tiêu diệt cả vạn quân thù. Đó là vào khoản tháng 9/1427. Ông lê Lợi, sau khi đánh tan quân Minh, lên ngôi hoàng đế, tức Thái Tổ Cao Hoàng Đế.Trong thời gian chống quân Minh, nhiều nhân tài theo phò, như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, và Lê Lai. . . Ông Lê Lai là một tùy tướng vì nghiã cả đã hy sinh tánh mạng, mặc áo long bào giả dạng Lê Lơi, để Lê Lợi thoát khỏi cuộc truy sát của quân Minh. Ông Nguyễn Trãi là một danh tài, văn võ đã soạn bài hịch “Bình Ngô Đại Cáo”, làm nức lòng nghiã sĩ.T rong cuộc chiến chống quân Minh, có những điạ danh như Tuy Động, Bồ Đề và nhứt là Chí Linh... được dùng đặt tên, thành các địa danh, sau nầy chúng ta nên nhớ lấy.
10-Quang Trung:
Trong những chiến thắng chống ngoại xâm, đây là một trang sử vô cùng oai dũng của nước ta. Vào thời nầy, (khoản 1780), nhà Thanh cai trị Trung Hoa, với tay vua khá nổi tiếng là Càn Long.Tại Việt Nam ta, đây vào thời nhà Lê tới hồi mạc vận, lại có cả hai chúa Trịnh Nguyễn phân tranh nắm quyền lấn áp cả vua Lê,và tên vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện nhà Thanh.Trong giai đoạn nầy, anh em nhà Nguyễn Tây Sơn đã dấy nghiệp tại Bình Định từ 1788 (và dựng nghiệp đế đến 1802). Trong ba anh em nhà Nguyễn Tây Sơn, Nguyễn Huệ là một nhân tài quân sự, sức khoẻ vô song, với những chiến công lừng lẫy.Tại miền Nam,vua Quang Trung(khi lên ngôi, Nguyễn Huệ xưng là Quang Trung hoàng đế), đã từng tiêu diệt đạo quân 5 vạn tên quân Xiêm (do Nguyễn Phúc Ánh cầu viện) tại Rạch Gầm (Mỹ Tho).Trở về trận chiến, công cuộc chống quân nhà Thanh thật là vô cùng oanh liệt. Thời nào cũng vậy, Việt Nam có những anh hùng, cũng có những tên  mãi quốc cầu vinh. Đây là tay vua lê Chiêu Thống đã cầu viện nhà Thanh và dĩ nhiện quân xâm lăng đã có được một cơ hội bằng vàng. Tên vua Càn Long đã cử tên tướng là Tôn sĩ Nghị, cùng những tên tướng khác như Hứa Thế Hanh. Trương Sĩ Long, Sầm Nghi Đống. . . đã tiến quân vào tận Thăng Long, coi tên vua Lê như cỏ rác. Nguyễn Huệ được tin, triệu tâp tướng sĩ, nhứt định tiến quân ra Bắc. Ông đã áp dụng một chiến thuật thật tinh vi, đặc biệt với cuộc hành quân thần tốc, người đã áp dụng chiến thuật, vừa đi vừa tuyển mộ binh sĩ, vừa được dân chúng ủng hộ cung cấp thực phẫm dọc đường. Đến Nghệ An, ông cho dừng quân, để binh sĩ ăn Tết trước và hẹn tuần lễ sau tiến đến Thăng Long. Theo sữ sách ghi lại, vua Quang Trung đã huy động đạo quân cả 10 vạn cùng hàng trăm thơt voi, cho áp dụng hình thức “tổ tam tam”( cứ hai tên lính vỏng một tên lính được nghỉ, và cứ thế thay phiên), do vậy đoàn quân cứ tiến không ngưng nghỉ phút nào. Dĩ nhiên ngoài việc bảo mật về phía ta, quân Tàu cứ nghỉ chẳng bao giờ vua Quang Trung có thể tiến ra Bắc, nếu có chăng cũng phải hàng nửa tháng, nên chúng cứ lo ăn chơi phè phỡn, đoàn quân của Nguyễn Huệ ra tới nơi mà chúng chẳng hay biết. Do vậy, quân Nam ta chiến thắng nhanh chóng, khiến các tên tướng giặc không kịp trở tay, và... phải thắt cổ tự tử. Điều đặc biệt là những quân lính nhà Thanh trong thành Thăng Long, chịu qui hàng, vua Quang Trung đã không giết mà còn cấp cho quần áo, lương thực, và thả cho về xứ, không bắt nhốt giam cầm. Đấy là một hành động thật đáng ngơi khen. Điều cần ghi thêm,vào giai đoạn nầy, bên trời Tây cũng có một nhân tài quân sự là vua Nã Phá luân của Pháp..
.
11/- Lê văn Duyệt:
Khởi đầu lãnh thổ Việt Nam đại để là miền Bắc, và tuần tự tiến về phương Nam như sau:
            -Thời Lê Đại Hành(1069), lãnh thổ dài thêm tới Hà Tĩnh,Quảng Bình và bắc Quảng Trị
            -Từ 1306 (đến Quảng Nam, Quảng Ngải)-Từ 1402 (đến Qui Nhơn)-Từ 1471(đến Phú Yên)
            -Từ 1661 (đến Khánh Hoà) -Từ 1653(đến Phan Rang)- Từ 1693(đến tận Phan Thiết) và:
-Năm 1698,chúa Nguyễn cử chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược xứ Nông Nại(Gia Định), phân định ranh giới, vẽ bản đồ và đặt nền móng cai tri. . .
-Và cuối cùng, năm 1757, lãnh thổ Việt Nam dài tận đến mủi Cà Mau như hiện nay.
            Trong công cuộc mở đất phương Nam, công lao của cả triều đình và các quan tướng, nhưng công hàng đầu phải kể đến là đức Tả Quân Lê văn Duyệt. Ông là một công thần theo phò Nguyễn Ánh từ rất sớm và lập nhiều công trận. Ông cũng là tổng trấn (hai lần) đất Gia Định thành. Thời đó, Gia Định thành gồm cả từ Phan Thiết vào tận mủi Cà Mau. Ông được xem như phó vương, cai quản cả miền Nam. Hiện nay đền thờ  và bia mộ của ngài tại Gia Định cũ, được biết với cái tên “Lăng Ông Bà Chiểu”
12/Nguyễn Thái Học:
Ông là đảng trưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng.Đây là một đảng cách mạng chống lại thực dân Pháp, qui tụ nhiều thành phần gồm trí thức, điền chủ trung lưu và cả các quân nhân Việt đang phục vụ trong binh đội Pháp. Đảng thành lập năm 1927, hoạt động trong khoản 2 năm, phát triển khá rộng rãi khắp cả 3 miền. Sau khi bị khám phá, đảng trưởng Nguyễn Thái Học đã quyết định khởi nghiã ngày 10/2/1930.  Cuộc khởi nghĩa bị thất bại,và bị Pháp tàn sát hòng răn đe phong trào kháng chiến Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, rất nhiều phong trào như Đông du của cụ Phan Bôi Châu,Phan Chu Trinh, cũng như các cuộc khởi nghiã cuả của nhiều nhà ái quốc, như Đề Thám. . ., nhưng có lẽ nổi bật nhứt là cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng  năm 1930. Đáng buồn thay,cuộc khởi nghĩa không thành, đảng trưởng Nguyễn Thái Học, cùng 13 đảng viên đã bị thực dân Pháp đưa lên máy chém vào sáng ngày 17/6/1930. Đặc biệt người hôn thê của ông Học là Nguyễn thi Giang đã tự tử vài ngày sau.Sau đó hàng chục người  bị tử hình và Pháp đã mở cuộc tàn sát bằng cách dùng phi cơ ném bom làng Cổ Am(nơi khởi nghĩa)để hòng đe đoạ và tiêu diệt sự chống đối nổi dậy của chúng ta... Nhân cái chết của ông Nguyẫn Thái Học, nhà thơ Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy đã khiến ta thêm ngậm ngùi uất nghen qua những vần thơ:
                                     Gió câm hờn rền rỉ tiếng gào than
                                    Từ lưng trời sương trắng rủ màu tang
                                    . . . . .
                                    Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
                                    Thẳmg tiến đến trước dài danh dự
                                     . . . .
Đảng trưỏngNguyễn Thái Học bị tử hình khi mới vừa  26  tuổi.Câu nói của ông được lưu truyền như sau:”Không thành công thì thành nhân”. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã gây tiếng vang khắp nhiều nơi kể cả tại Pháp, và đã châm ngòi cho nhiều phong trào, mặt trận kháng Pháp sau đó.

13/-Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, rất nhiều vị anh hùng như: Thủ Khoa Huân, Trương Công Định, Thủ Khoa Nghiã,Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực... Về đảng cách mạng, ngoài Quốc Dân Đảng, còn có Đại Việt Quốc Dân Đảng, Dân Xã Đảng và cả đảng Lao Động (cộng sản)nữa. Cũng như các nhà cách mạng như các ông Tạ Thu Thâu, Hồ văn Ngà, Nguyễn an Ninh (Cộng sản đệ tứ) Về đảng phái, có lúc các chánh đảng cùng tập họp trong mặt trận, gọi là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Minh). Đây là giải thích ngắn gọn, không đi sâu vào chi tiết, môt điều cần ghi nhớ là công cuộc chống Tây, gồm nhiều đảng phái, cá nhân. . . không phải của một riêng ai. Để hiểu tường tận, xin hãy xem các tài liệu trên mọi phương tiện thông tin.

14/- 15/- Những anh hùng quân lực Việt Nam Cộng Hoà
            Vào ngày 30/4/1975, miền Nam bị sụp đổ. Hàng nghìn  chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã anh dũng tuẩn tiết vì uất hận, đã không giữ lấy được quê hương. . Không ít những đơn vị chiến sĩ, biết bao binh nhì đến hàng sĩ quan, đã cùng nhau ngồi vòng tròn, nổ lưu đạn cùng tự sát, mà hầu như tên tuổi chẳng còn được nhớ. . . Và rải rác khắp các nơi, hàng trăm chiến sĩ đã tự sát. Đó là những anh hùng vô danh vì qua thời gian, mấy khi còn được nhớ tên Và cũng không ít những vị sĩ quan điềm tĩnh cùng gia đình tự sát. Đặc biệt những vị tướng tự sát vì uất nghẹn  như :
-Thiếu Tướng Phạm văn Phú,tư lệnh quân đoàn 2
 hoặc đang cầm quân, đã ung dung chết theo thành như:
-Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4
-Thiếu tướng Lê văn Hưng, tư lệnh phó quân đoàn 4
-Chuẩn tướng Trần văn Hai, tư lệnh sư đoàn 7 BB (vùng 4 CT),
-Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh sư đoàn 5 BB (Vùng 3 CT). . .
-Cũng như đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tiểu khu trưởng Chương Thiện đã chiến đấu đến giờ phút cuối.      
         -Trung tá Nguyễn văn Long nằm thanh thản tự sát trước tòa nhà quốc hội VNCH (Sài gòn).
Cũng phải ghi ra đây, biết bao anh hùng anh thư, những chiến sĩ thiên nga, biệt kích... đã nằm xuống nơi trận tiền hay phải chịu cảnh đoạ đài trong tù ngục.
Trong lịch sử thế giới, hầu như không xảy ra sự kiện  nhiều chiến sĩ thanh thản tự sát (không phải trong cơn bối rối ... ) như những vị anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Hiện nay,tại khu tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ (thành phố Westminster, Quận Cam-Nam Cali -Hoa Kỳ), hiện hữu một tấm bia tưởng niệm với tên và danh tánh khoản trên 40 sĩ quan tuẩn tiết trong ngày đau buồn 30/4/1975

                    


 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual