Thực phẩm biến đổi gene (tiếng Anh: Genetically
Modified Organism Food được gọi tắt là GMO) được dùng để chỉ các loại thực phẩm
có thành phần từ cây trồng, động vật chuyển gene – hay còn gọi là thực phẩm GMO,
thực phẩm công nghệ sinh học (CNSH).
Thuật ngữ thực phẩm biến đổi gene ban đầu dùng để chỉ
những loại cây
trồng dành
cho con người hoặc gia súc được tạo ra nhờ công nghệ sinh học để cho những phẩm chất
mong muốn như tăng khả năng chống cỏ dại, chống sâu bệnh hay
tăng hàm lượng dưỡng chất. Việc nâng cao chất lượng giống cây trồng thường được
thực hiện nhờ phương pháp nhân giống, song phương pháp này tốn nhiều thời gian
lại cho kết quả không chính xác. Ngược lại, kỹ thuật biến đổi gene có thể tạo
ra giống cây trồng như mong muốn, tốn ít thời gian và có độ chính xác cao.
Thí dụ gạo vàng là
một loại thực phẩm biến đổi gene có nhiều ưu điểm.
Trong kỹ thuật biến đổi này, người ta có thể thêm hoặc bỏ
bớt gene. Nếu thêm gene vào một sinh vật nào đó, người ta thường chọn gene từ
loài khác. Để làm được việc đó người ta có thể cấy gene ngoại lai vào như DNA
ngoại lai vào nhân của tế bào bằng ống tiêm. Một số chủng vi khuẩn cũng có thể
chuyển gene vào tế bào và giới khoa học đã tận dụng chúng để tạo ra GMO.[2]
Về mặt nguyên tắc, người ta chỉ làm biến đổi gene mang
tính có lợi. Nghĩa là chỉ tiến hành biến đổi ở những gene không liên quan
gì đến thành phần giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, hoặc nếu có thì sẽ làm động
tác theo hướng tăng cường hàm lượng mà không làm thay đổi theo chiều hướng
ngược lại. Do đó, giá trị dinh dưỡng của thành phẩm không hề bị suy giảm cho
nên bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng thì thực phẩm biến đổi gene còn cho chúng
ta những vụ mùa bội thu, giảm tổn thất mùa màn vì sâu bệnh và khí hậu khắc
nghiệt.
Thực phẩm biến đổi gene thông dụng hiện nay là cây trồng
biến đổi gene là những cây mà vật liệu di truyền của chúng được biến đổi theo ý
muốn chủ quan của con người nhờ những công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi
là công nghệ gene. Cây trồng biến đổi gene đã phát triển nhiều năm trên thế
giới và việc sử dụng đang theo xu hướng gia tăng, trong đó có hai cường
quốc nông nghiệp châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.
Cây thuốc lá biến đổi gene là GMO đầu tiên được trồng thử nghiệm
trên đồng ruộng. Các nhà khoa học gây biến đổi gene ở cây thuốc lá để chúng
kháng thuốc diệt cỏ, rồi trồng thử nghiệm tại Mỹ và Pháp vào năm 1986. Một thập
kỷ sau đó cây trồng biến đổi gene bắt đầu được trồng đại trà với mục đích
thương mại.
Do
thực tế, dân số tăng lên mà lương thực thì có nguy cơ thiếu do đó nhân loại muốn
có những giống cây trồng vật nuôi có một đặc tính ưu việt nào đó có khả năng
cung cấp đủ thực phẩm ăn, người ta muốn có những thực vật có khả năng chịu hạn
tốt, những cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh cao nhằm làm tăng năng suất
mùa màng, từ đó thúc đẩy nghiên cứu chế tạo ra loại thực phẩm này, người ta còn
sử dụng thực phẩm chuyển gen nhằm tạo ra những thực phẩm có một đặc tính dinh
dưỡng ưu việt nào đó. Hoặc cũng có khi là nhằm tổng hợp ra các chế phẩm sinh học
hay các thuốc dùng trong điều trị bệnh.
Diện
tích canh tác cây trồng CNSH (Công Nghệ Sinh Học) trên toàn cầu đã tăng từ 1.7
triệu ha năm 1996 lên hơn 200 triệu ha trong năm 2015. Theo báo cáo của Tổ chức
quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA)
vào tháng 2 năm 2014 năm 2013 đã có trên 18 triệu nông dân ở 27 nước trồng cây
công nghệ sinh học, tăng 5 triệu ha, tương đương 3% diện tích canh tác cây trồng
CNSH toàn cầu. Năm 2013 cũng đánh dấu việc đưa vào canh tác đại trà lần đầu
tiên đối với ngô chịu hạn tại Hoa Kỳ.
Từ
năm 1996 đến năm 2014, cây bông CNSH ở Trung Quốc đã đem lại lợi ích kinh tế
trên 15 tỷ USD, riêng năm 2014 đã đạt 2,2 tỷ USD. Cây trồng CNSH cũng đem lại
những lợi ích quan trọng cho nông dân và môi trường ở Trung Quốc với việc sử dụng
thuốc trừ sâu giảm 50% và nhiều hơn thế đối với cây bông CNSH. Lợi ích kinh tế
ròng ở cấp độ trang trại trong năm 2011 là 19.8 tỷ USD, tương đương với mức
tăng trung bình 133 USD/ha. Trong vòng 16 năm (1996 - 2011), tổng mức tăng lên
của thu nhập trang trại toàn cầu nhờ ứng dụng cây trồng GMO là 98.2 tỷ USD.
Bên
cạnh đó cũng từ năm 1996 đến năm 2015 cây trồng CNSH đã có những đóng góp tích
cực thông qua: giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất ước tính khoảng 377 triệu
tấn trị giá 117 tỷ USD; đem lại lợi ích cho môi trường bằng cách loại bỏ 497
triệu kg thuốc trừ sâu, giảm 27 tỷ kg CO2 phát thải chỉ trong năm 2014 tương
đương với việc loại bỏ 12 triệu xe ô tô trên đường trong một năm; bảo tồn đa dạng
sinh học bằng cách tiết kiệm 123 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp trong giai
đoạn 1996-2014 và giúp xóa đói giảm nghèo bằng cách giúp đỡ cho 16.5 triệu nông
dân nhỏ và gia đình họ với tổng số hơn 65 triệu người.
Thực
phẩm biến đổi gene trở thành chủ đề gây tranh cãi trên phạm vi toàn cầu. Một bộ
phận giới khoa học lo ngại thực phẩm biến đổi gen có thể gây ra một số bất lợi
như tăng nguy cơ dị ứng, làm nhờn kháng sinh, gây độc cho cơ thể người. Trên thực
tế vẫn có khả năng tồn tại độc tố trong thực phẩm biến đổi gene, bởi vì cây trồng
truyền thống và cây trồng chuyển gen chỉ khác nhau về gen quy định tính trạng
mong muốn, lượng độc tố tự nhiên (nếu có) tồn tại trong cây trồng truyền thống
cũng sẽ có mặt trong cây trồng chuyển gene. Tuy nhiên có một thực tế là trong
thực phẩm chúng ta ăn từ xưa đến nay đều tồn tại độc tố ở hàm lượng nhất định,
hầu hết ở mức độ an toàn cho người sử dụng.
Hiện
nay có một nhóm các chuyên gia đã lên tiếng bảo vệ thực phẩm biến đổi gene, cụ
thể như: Thực phẩm công nghệ sinh học ít có khả năng gây dị ứng hơn so với các
loại thực phẩm thông thường khác bởi chúng thường được sàng lọc trước để bảo đảm
không chứa DNA tương tự như trình tự để mã hóa cho các protein gây dị ứng. Hơn
nữa, các nhà nghiên cứu đang theo đuổi một loạt các phương pháp tiếp cận nhằm
loại bỏ tác nhân gây dị ứng thực phẩm phổ biến hiện nay đã đe dọa người tiêu
dùng. Ngoài việc nghiên cứu phương pháp này trên đậu nành thì còn đang tiến
hành mở rộng ở nhiều loại thực phẩm khác như đậu phộng, sữa … Cây trồng công
nghệ sinh học cũng đang làm cho thực phẩm an toàn hơn bằng cách giảm dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật và giảm khả năng nhiễm độc tố nấm mốc với trường hợp của
cây bắp.
Theo
một tường trình của Financial Post số phát hành ngày 9 tháng 10 năm 2018 cho biết
là nông trại của ông Pete Zimmerman ở Minnesota đang tiến hành trồng loại đậu
soya biến đổi gene GEP (Gene-Edited Plants khác với GMO – trường hợp mới này chỉ
làm biến đổi gene chứ không cấy gene từ giống cây khác vào hạt đậu như GMO). Nông
trại của ông Zimmerman này là một trong những nông trại tiêu biểu của 3 tiểu
bang Hoa Kỳ thí nghiệm trồng trọt và sản xuất 16 ngàn mẫu đậu soya biến đổi
gene để đưa vào công nghệ chế biến dầu ăn, làm thanh kẹo granola bars sẽ đến
tay người tiêu kể từ năm 2019. Đây là vụ mùa đầu tiên với kỹ thuật hiện đại có
thể sẽ làm thay đổi nghành nông nghiệp Hoa Kỳ. Từ tháng 3 năm nay các cơ quan
hàng đầu Mỹ không bắt buộc các thương hiệu phải để rõ nhãn hiệu GMO trên bìa gói
ghém vì viện cớ rằng họ không cho gene mới lạ nào vào thực phẩm cả. Các enzym
hoạt động như cây kéo được sử dụng để điều chỉnh hệ việc di truyền của cây để
ngăn ngừa sản xuất những chất độc như trường hợp này là làm giảm chất béo xấu. Hãng
công nghệ sinh học Calyxt Inc có trụ sở ở Minnesota sẽ phát triển, thương mại
hóa giống đậu soya GEP (gene-edited plant) đầu tiên sẽ nhanh thu hoạch và rẽ
hơn giống đậu đổi gene GMO như trước đây. Loại đậu soya biến gene này sẽ đưa
vào thị trường trong vòng 5 năm tới với kỹ thuật nghiên cứu từ năm 2012 bởi nhà
khoa học Dan Voytas của đại học Minnesota bằng cách thay đổi DNA của hạt đậu
soya với enzyme có cái tên TALEN mà ông nghiên cứu trong phòng lab của đại học.
Sau mùa gặt hái loại đậu soya, người ta sẽ đưa vào máy nghiền trích dầu ăn để
bán cho các hãng chế biến thức ăn. Như vậy người tiêu dùng sẽ an tâm khi mua thức
ăn làm từ dầu trích từ hạt đậu biến gene này vì nó chứa ít chất béo hơn. Khi
đóng gói thức ăn dùng dầu ăn này không bắt buộc phải để nhãn GMO mà họ có thể đề
Zero Trans Fats. Theo nhà tư vấn kỹ nghệ StraightRow - ông Zach Luttrel nhìn nhận
việc biến đổi gene hay Gene-editing là phương án hay nhất trong tương lai để giảm
chi phí sản xuất nông nghiệp. Trước đây nghành kỹ nghệ nông nghiệp bị thống trị
bởi vài đại danh nghiệp lớn nhưng ngày nay các hãng nhỏ hơn đang nổi lên và
nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp mới. Quyết định trồng giống đậu biến gene của
Zimmerman hoàn toàn dựa vào lợi tức kinh tế. Các nông trại trồng giống đậu biến
đổi gene sẽ giảm chi phí nông nghiệp từ 40% đến 80%. Tuy nhiên loại giống đậu biến đổi gene này sẽ
cần thuốc trừ sâu khác và phải được tồn kho dự trữ riêng biệt. Máy móc để gặt
cũng như dụng cụ để chứa và xe máy cầy phải được lau chùi duy trì sạch sẽ hơn để
tránh bị nhiễm trùng. Đây là thực phẩm của tương lai chúng ta và với sự nghiên
cứu tiến triển không ngừng để hoàn thiện loại thức ăn tốt và an toàn cho sức khỏe
nhân loại [4].
Top 8
giống cây thực vật thay đổi gene ở Bắc Mỹ:
Bắp /
Corn
Củ Sắn
/ Sugar Beets
Khoai
tây / Potatoe
Zucchini
Dầu
ăn / Canola oil
Đậu
nành / Soybean
Cà
chua / Tomatoe
Sữa /
Milk – người ta tiêm chất rBGH (recombinant Bovine Growth Hormone) vào con bò.
Thực
phẩm biến đổi gene cũng không phải là nguyên nhân làm tăng khả năng kháng thuốc
kháng sinh. Các nghiên cứu về sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
trong cơ thể người bằng "gene chỉ thị" được sử dụng trong một số giống
cây trồng công nghệ sinh học thương mại hóa đầu tiên, chứng minh một cách thuyết
phục rằng căn nguyên của vấn đề này chính là do sử dụng quá liều một loại thuốc
kháng sinh thương mại riêng biệt. Hơn nữa, một nghiên cứu thực hiện vào năm
2010 cho thấy những người trồng bắp truyền thống bên cạnh bắp GMO được hưởng lợi
từ việc giảm áp lực sâu đục thân bắp giống châu Âu.
Đặc
biệt thực phẩm biến đổi gene là thực phẩm giàu đạm hơn so với thực phẩm truyền
thống. Các chất đạm lại đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và
các loại vật nói chung. Những cây trồng có giá trị dinh dưỡng được cải thiện gồm
giống Gạo vàng 2 (cung cấp tiền sinh tố A để khắc phục tình trạng thiếu vitamin
A ở nhóm dân số tiêu dùng gạo), bắp ngô Lysine (cung cấp chất lyzine chức năng
cho thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm), và đậu nành SDA có chứa dầu đậu này bổ
sung hàm lượng acid béo Omega-3 tốt cho tim mạch.
Thực
phẩm biến đổi gene cũng giúp phần nào bảo vệ được môi trường do giảm nhu cầu đất
dùng cho nông nghiệp cũng như giảm số lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thực phẩm biến
đổi gene GMO hay thay đổi gene GEP đã được trồng và có mặt ở thị trường Bắc Mỹ
từ nhiều năm nay và càng ngày càng tăng.
Cho
đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguy cơ gây hại với sức khỏe con người của
thực phẩm biến đổi gene ngoại trừ các suy đoán chưa đủ cơ sở khoa học của một số
nhóm người chống thực phẩm biến đổi gene. Tuy nhiên, thực phẩm biến đổi gene
cũng có khả năng gây hại cho môi trường bởi nguy cơ làm thay đổi hệ sinh thái,
làm xuất hiện các loài sâu bệnh kháng thuốc, xuất hiện những loài virus mới có
hại...
Nguyễn Hồng Phúc – sưu tầm & nghiên cứu
November
2018
Tham khảo:
1. https://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/what-gmo-food
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2y_tr%E1%BB%93ng_bi%E1%BA%BFn_%C4%91%E1%BB%95i_gen
3. https://www.vox.com/cards/genetically-modified-foods/how-do-you-genetically-modify-food-exactly
4. Financial
Post – We will be able to fine-tune food – by Linda Mulvany October 9 2018 –
Bloomberg
5. http://soha.vn/khong-phai-ung-thu-day-moi-la-nguy-co-lon-nhat-tu-thuc-pham-bien-doi-gen-20170516233205442.htm