Đờn ca tài tử là một hình thức sinh
hoạt văn nghệ bình dân, được phổ biến khắp nơi từ thành thị tới thôn quê, thường
xảy ra vào buổi chiều có khi kéo dài tới sáng tuỳ theo ngẫu hứng sau giờ làm
lụng vất vả.
Nếu ai có dịp đi về miền tây nghỉ đêm ở
các làng xóm nhất là vào đêm trăng rằm vào mùa lúa chín sẽ thấy họ
tụm năm, tụm bảy đờn ca thâu đêm suốt sáng, có khi họ ngồi trên ghe thả trôi
theo con nước trên dòng sông HẬU sông TIỀN ca hát dưới ánh trăng thanh gió mát
bên cạnh các dề lục bình trôi lững lờ.
Vậy đờn ca tài tử xuất phát tù đâu, có
từ bao giờ, do ai đề xướng ra loại nhạc nầy, sau đây chúng ta nên đi về quá khứ
để tìm hiểu.
Đờn ca tài tử là một hình thức sinh
hoạt văn nghệ đặc thù của miền tây, nó bắt nguồn từ truyền thống lâu đời qua
bao thăng trầm, vào thuở xa xưa đoàn người đi mở " đất phương nam "
từ xứ HUẾ xứ QUẢNG họ đi khẩn hoang lập ấp họ mang theo trâu bò và họ còn mang
theo cây đàn mục đích là để tiêu khiển cho đở nhớ nhà nhó quê cha đất tổ, lúc
đầu họ chơi nhạc lễ tức là loại nhạc không lời (nhạc ngũ cung) lâu dần do thổ
nhưỡng đồng ruộng bao la, sông nước hữu tình, tức cảnh sinh tình nên họ mới
sáng tác lời ca và các bậc tiền bối đã biết kết hợp với âm điệu ca dao, điệu hò,
điêu lý v. v... , có thể nói nó là một thể loại âm nhạc tri âm tri điệu,
cho mãi đến năm 1910 mới bắt đầu có phong trào đờn cây chớ họ không dùng trống
phách gõ gạc khác với nhạc lễ các loại nhạc nầy mang tính cách trịnh
trọng thì ngược lại nhạc tài tử mang âm hưởng tình cảm , và họ xử dụng các nhạc
cụ tây phương như guitar , violon v.v... có một thời họ gọi là âm nhạc cải cách.
Người cha đẻ của đờn ca tài tử là ông
TỐNG HỮU ĐỊNH mọt đại điền chủ ở VĨNH LONG tục danh là THẦY PHÓ MƯỜI HAI vì ông
làm chức vụ phó tổng và là đứa con thứ 12 trong gia đình, lần đầu tiên đờn ca tài
tử được tổ chức tại nhà ông, rồi sau đó có ông KINH LỊCH QUỜN là một công chúc
tại toà án VĨNH LONG ông là một người có năng khiếu viết các bài ca và chế biến
các nhạc cụ ,rồi theo phong trào đờn ca tài tử lan dần xuống tới BẠC LIÊU có
ông LÊ TÀI KHỊ (1870 - 1948 )ông có biệt tài một mình xử dụng từ 3 đên 4 nhạc
khí cùng một lúc. Vào giữa thế ky thứ 18 vùng đồng bằng sông CỬU LONG trở thành
trung tâm điểm cho bộ môn đờn ca tài tử.
Đờn ca tài tử xuất phát do nhu cầu giải
trí, hội hè, đình đám, các người ca không phân biệt ca hay ca dở, không phân
biệt nam, phụ, lão, ấu họ không nhận thù lao , đờn ca tài tử không cần sân khấu,
không bán vé vào cửa, các người hát không cần hoá trang giống như cải lương
không đòi hỏi rườm rà, nên hát cải lương ít người xem, và cải lương nó đã biến
thái từ phong cách lẫn âm điệu ,nhạc tài tử trang bị gọn và nhẹ hơn nhạc lễ và
hát bội, nó chỉ cần 2 bộ là đờn cò đờn gáo, violon, đàn tranh đàn bầu, guitar,
mandoline nên nhiệm vụ của dàn nhạc tài tử là đệm theo lời ca với một âm điệu
hài hoà có khi chỉ cần một cây guitar là đủ chơi rồi.
Ngày nay đờn ca tài tử miền tây có phần nào hơi biến dạng cò khi pha tân nhạc
có khi tân nhạc hoàn toàn nhưng chất giọng miền tây vẫn mặn nồng và tiềm
ẩn trong lời ca tiếng hát ngọt ngào, sông nước hữu tình trào dâng lên như con
nước lớn sông TIỀN sông HẬU mang nặng phù sa tràn ngập ruộng đồng miền tây.
Có thể nói nhạc tài tử là một loại nhạc thính phòng, lối chơi tao nhã, phong
cách, loại nhạc tri âm tri điệu, đồng hội đồng thuyền, nhưng nhịp sống con
người luôn luôn cải tiến, nên đờn ca tài tử được biến dạng tức đờn ca ra bộ nó
chính là cải lương sau nầy, cho nên phong cách của cải lương thể hiện kịch tính,
phục vụ cho quần chúng nên đào kép phải kén chọn.
Ngày nào tiếng chim bìm bịp kêu nước lớn trên sông nước miền tây, và ngày nào
tiếng trống đình làng còn âm vang trong làng xóm, thì đờn ca tài tử còn vang
vọng tiếng hát khắp mọi nơi.
Cách đây hơn 3 năm đờn ca tài tử dã
được UNESCO công nhận là di sản văn hoá dân tộc, do đó hội cổ nhạc miền nam hải
ngoại có tổ chức trình diễn để duy trì văn hoá nghệ thuật cổ truyền của dân tộc
VIỆt NAM tại hải ngoại.
Trịnh Quang Chiếu