ĐÓN XUÂN NẦY NHỚ XUÂN XƯA


                  
Mặc dù không khí TẾT đã qua rồi nhưng dư âm vẫn còn vang đọng mãi  cho đến hết tháng giêng vì " tháng giêng là tháng ăn chơi " tháng nghỉ ngơi hưởng thụ hoà theo tiết xuân nồng thắm nên câu chuyện về xuân kaeso dài không dứt : ĐÓN XUÂN NẦY NHỚ XUÂN XƯA " tựa đề của bài nầy đủ nói lên sự khác biệt giửa hai mùa xuân ở hai quốc gia khác nhau, nếu như ở quê nhà thì xuân nào cũng giống xuân nào không gợi cho ta liên tưởng đến mùa xuân cũ nhưng nơi đất khách quê người phong tục tập quán khác biệt làm cho tâm hồn ta quay về dĩ vãng luyến tiếc mùa xuân quê hương nếu như cụ NGUYỄN DU có hai câu thơ tả cảnh sắc xuân : 

                 " Cỏ non xanh rợn chân trời "
                " Cành lê trắng điểm một vài bông hoa "
  Thì ngày nay ông bà ta có câu :
                  " Tháng giêng ăn TẾT ỏ nhà "
                " Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè "
Đó là câu chuyện vui chơi của ông bà chúng ta suốt mùa xuân, còn ngày nay thì sao? 

Là người VIỆT tha hương chúng ta mang thân phận " sống lê đất khách, thác chôn quê người " làm sao không khỏi nao nao trong lòng mỗi khi xuân về trên đất khách và nhất là thấy cuốn lịch TAM TÔNG MIẾU treo trên tường sắp hết như thầm nhắc " ngày hết TẾT đến ". Thật vậy làm sao quên được những kỷ niệm êm đềm mấy ngày xuân nơi quê hương chốn cũ, mặc dù lớp bụi thời gian đã làm nhạt phai đi phần nào ký ức đó, nhưng nó vẫn sống mãi trong lòng của đứa con viễn xứ khi xa rời đất mẹ mến yêu.

Mỗi một dân tộc có một loại hoa biểu hiện cho ngày TẾT. Nếu hoa mai hoa đào được bày bán trên khắp các chợ ở nước ta vào dịp TẾT thì ngay ở các nước BẮC ÂU và cả ANH, PHÁP, ÁI NHĨ LAN, ÚC ngày TẾT người ta thường chưng bày một loại hoa có tên là " hoa chùm gởi " ( misletoe) và họ tin rằng loại hoa nầy đem lại sụ may mắn suốt năm. Loại hoa nầy tự nó có cái tên ăn nhờ ở đậu vì nó chỉ mọc ở các vỏ cây già như : thông, sồi, dâu v.v... và nó còn có cái tên khoa học là VISCUM APBUM và nó không bao giờ mọc trên mặt đất ngay tại ANH và các nước BẮC ÂU vào dịp TẾT các thanh niên và các thiếu nữ vẫn giử tục lệ là vào dịp đầu năm họ dẫn nhau đến một tàn cây có nhiều hoa chùm gởi và họ đứng dưới một nhành hoa chùm gởi của cây đó để hôn một nụ hôn đầu năm và họ tin tưởng rằng họ sẽ được may mắn suốt năm nếu đã thành vợ chồng thì họ tin rằng con cái của họ sẽ được xinh đẹp.

Đó là câu chuyện đầu xuân ở xứ tây còn ở xứ ta thì sao ? Mọi nhà ai nấy đề chưng một bó mai vàng hoặc một chậu mai điều nầy có nghĩa là sẽ được may mắn quanh năm tưởng cũng nên nói sơ qua về cây mai, cây nầy thuộc họ hoàng mai vốn là một loại cây rừng, cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa đông hoa có màu vàng hương thơm  thoang thoảng e ấp mai vàng có loại gọi là mai tứ quý nở bốn mùa, còn một loại mai khác gọi là nhị độ mai là mai nở hai lần trong một năm, khác với mai thường chỉ nở một lần trong năm, và trên bàn thờ tổ tiên họ thường chưng mâm ngũ quả gồm năm thứ trái cây : mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Khi chưng mâm ngũ quả như thế người dân miền tây muốn bày tỏ ước mong suốt cả năm cuộc sống gia đình sẽ luôn luôn sung túc bởi vì tên gọi của năm loại trái cây nầy nếu sắp xếp và đọc theo tiếng miền nam sẽ trùng với câu:  "cầu, vừa, đủ, xài ", đó cũng là một đòi hỏi khiêm nhường có lẽ xuất phát từ người dân quê chất phác dùng cây nhà lá vườn để tạo nên bình hoa mâm quả trong ba ngày TẾT, và cũng có khi họ không dùng trái đu đủ trong ngày TẾT vì sợ không hay và cũng lắm khi họ không dùng trái sung vì một số dân miền nam họ cho rằng âm của " sung " không chỉ trùng với âm của " sung túc " mà trùng với âm " xung " của " xung khắc " nên không chưng sung trong mâm ngũ quả mà thay vào đó là thơm ( trái khóm ) ngụ ý là "thơm tho " và đối với dân miền nam họ cũng  không thích chưng trái cam trong mấy ngày TẾT vì chữ cam hàm ý " cam khổ " hoặc  " cam chịu " với số phận. Và ngày nay còn khôi hài hơn nữa họ còn bày ra câu " chôm vừa đủ xài "có nghĩa là chưng trái chôm chôm, trái dừa, trái đu đủ, trái xoài nhưng hiểu theo nghĩa bóng khôi hài là " CHÔM VỪA ĐỦ XÀI " mà thôi chữ CHÔM đây có nghĩa là " CHÔM CHỈA " nghĩ ra cũng hơi tếu thật.

Người ta thường nói " vui như TẾT " câu nói ấy phát xuất từ đầu môi chót lưỡi của tất cả mọi người. Thật vậy không vui sao được khi con người rũ hết mọi ưu phiền ngưng hẳn các hoạt động thường nhật để hoà mình vào cuộc sống lý tưởng cuộc sống mà người đời thường mơ ước mà chỉ có ba ngày TẾT mới thực hiện được. Các phong tục ăn TẾT mỗi miền mỗi khác , như vùng thượng du miền bắc chúng ta thấy các người thượng như : TÀY, NÙNG, THỔ nước da trắng như bông bưởi, họ chính là gốc người THÁI TRẮNG  họ mặc quần áo may bằng vải chàm đầu họ vấn khăn nhung màu đen họ rủ nhau vài chục cô gái ra bãi cỏ xanh để chơi một trò chơi gọi là tung cầu, họ đứng cách xa hàng mấy chục thước tung những trái cầu ngũ sắc bay vút cao lên bầu trời xanh và họ đón bắt trái cầu đó. Quay ngược về phương nam đến vùng THANH HOÁ HÀ TĨNH có dân tộc MƯỜNG  họ mặc áo màu sặc sỡ và những thanh niên họ mang cồng vào làng họ đến từng nhà sàn để hát điệu " sắc bùa " đó là một lối hát xuân của đồng bào THƯỢNG đó là một lối hát chúc mừng năm mới vang lên cả núi rừng âmm u và chúng ta cũng đừng quên quay về miền châu thổ sông HỒNG thì lại có phong tục đặc thù của nó là các tranh TẾT được bày bán ở khắp các chợ. Ngoài bắc theo quan niệm xưa thì mùa xuân là mùa ca hát, còn mùa thu vẫn là mùa cổ điển của trai gái mùa xa xưa của ái ân, thì tiếng hát của các cô càng véo von bất tận mang theo bao nhung nhớ của mùa xuân trước và sang đến mùa hạ là mùa của ruộng đồng gặt hái và người dân quê phải cần cù kiên nhẫn để có được hạt gạo trắng ngần nên những tiếng hát lời ca đó thật cần thiết để xoá đi nỗi nhọc nhằn khổ cực tay làm hàm nhai.

Cũng đừng quên ghé vùng tây nguyên sẽ thấy hoa "loong rang " nở rộ trắng rừng núi và các bạn sẽ được mời vào nhà rong cùng quây quần bên nhau quanh bếp lửa hồng để uống rượu cần và sẽ nghe các tù trưởng kể chuyện cổ tích về sắc tộc của họ. Thử làm một chuyến xuôi nam qua cầu MỸ THUẬN  xuyên qua cầu CẦN THƠ xuôi về miệt SÓC TRĂNG, TRÀ VINH, BẠC LIÊU, CÀ MAU thăm các đồng bào MIÊN ( KHMER ) bàn sẽ đi vào các " sóc " nghĩa là các xóm  MIÊN bàn sẽ thấy các ngôi chùa có các mái ngói cong vút lên trời, có các cây cột chạm hình các vũ công mặc xà rong tay uốn éo trông thật là mỹ thuật và các bạn sẽ say mê với các vũ điệu " lam thôn " tình tứ nồng nàn hoà theo tiếng nhạc ngũ âm của người MIÊN, âm thanh có lúc tràm như dòng CỬU LONG chảy lững lờ. Ở miền tây có tục tảo mộ ngày TẾT còn ở miệt SÓC TRĂNG, BẠC LIÊU, CÀ MAU, TRÀ VINH họ tảo mộ vào tháng ba âm lịch cho nên trong truyện KIỀU cụ NGUYỄN DU có viết :


                 " THANH MINH trong tiết tháng ba "
                  "Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh "
                  " Gần xa nô nức yến anh "
                  "Chị em sắm sửa bộ hành du xuân "

Sau đó trở lại thành phố SÀI GÒN nơi đây được biểu hiện cho TẾT của miền nam mộc mạc đơn giản không như miền bắc. Trong nam không khí TẾT bắt đầu nhộn nhịp vào đầu tháng chạp cho đến đêm giao thừa và cũng đừng quên ghé  vô CHỢ LỚN thăm các người HOA họ là những người lâu đời gắn bó với người VIỆT hằng bao thế kỷ đi xem những đoàn lân râu bạc, râu đen, họ thường đến các cơ sở thương mại  múa lấy hên và cũng đừng quên ghé LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU xin một quẻ xăm đầu năm. Có thể nói ngày TẾT là dịp để thoả mãn ước vọng mà suốt năm hằng mong đợi, kẻ sĩ thì cho đó là dịp để khai bút, khai khẩu, người nông dân thì cho đó là phần thưởng xứng đáng để hưởng thuáu bao ngày dầm mưa dãi nắng cực khổ, còn giới thương gia thì đó là dịp mua may bán đắt, một năm chỉ có một lần thôi, người già thì được săn sóc an ủi dưới hình thức mừng tuổi ông bà, con người rũ bỏ tất cả cái gì cũ kỹ nhà cửa cũng phải sơn phết lại nợ nần phải được trả trước giờ giao thừa đừng để cái cảnh thiếu nợ hai năm ân nghĩa phải lo đáp đền trẻ con được quần áo mới như vậy giống như một xã hội lý tưởng mà mọi người hằng mơ ước, lời ăn tiếng nói phải lịch sự nhã nhặn để ta có được sự hên suốt nămcofn ở nhà quê thì người dân nuôi gia cầm họ trông cho đến ngày TẾT họ mới xẻ thịt trước cúng ông bà sau sau quây quần ăn nhậu vui vẻ bù lại sưốt năm làm lụng vất vả và ngày TẾT cũng là dịp se duyên  chồng vợ thường đám cưới xảy ra vào dịp TẾT, họ đến chùa hoặc nhà thờ cầu nguyện vào dịp TẾT

Ngày nay phong tục về TẾT cũng đổi thay khá nhiều thật đơn giản nhưng căn bản họ vẫn giủ nguyên, đó là truyền thống văn hoá lâu đời của nước ta mong sao thế hệ trẻ hải ngoại cố giử gìn đó là niềm hảnh diện vô cùng.
 
Trịnh Quang Chiếu
               



 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual