MAI VÀNG NGÀY TẾT



Mùa đông năm nay ập đến quá sớm nên tiết trời lạnh buốt và tuyết rơi cũng rất nhiều ở Montreal. Mới đầu mùa đông mà thời tiết đã xuống dưới 20 độ âm.
Trước nhà chúng tôi có trồng một cây mai mà dân Canada gọi là golden apricot thuộc họ Ochnaceae, hoa vàng tương tự giống như hoa mai nhưng lá xanh giống lá anh đào miền bắc. Hoa mai Canada chỉ nở rộ vào xuân tức đầu tháng 5. Vào dịp tết cây mai chúng tôi bị dùi dập trong tuyết trắng…
Đối với dân ly hương chúng tôi mỗi khi nhìn mùa đông đến thì cũng là lúc dân ta đang chuẩn bị đón xuân bên nhà. Những lúc ấy chúng tôi hình dung cây mai vàng nở rộ, bâng khuâng nhớ nhà nhớ quê cha đất tổ như hai câu thơ của Cao Bá Quát:

Mười năm chu du tìm gươm cổ
Cả đời chỉ cúi lạy hoa mai.


Cũng như bài hát của nhạc sỹ Duy Khánh:
Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
Khi thấy mai vàng nở rộ bên sông…”
(“Xuân Này Con Không Về”)

Ở Việt Nam nhất là đồng quê vào dịp Tết, hoa mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam. Hầu như nhà nào cũng có hoa mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.
Nếu như người Nhật tự hào về bonsai thì người Việt ta tự hào về cách chơi hoa mai. Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc, dịu dàng, hoa tươi, rực rỡ. Ở quê tôi người ta thường trồng mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm mới. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Những khi tiết trời lành lạnh, ngồi bên cạnh bếp lửa hồng và nồi bánh tét hương mai thoang thoảng cảm giác ấm áp đến kỳ lạ. 
Mỗi loài hoa đều có một hương sắc riêng, tạo nên vẽ đẹp rạng rở khi mùa xuân về. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh, cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Hoa mai biểu tượng quan trọng trong văn hóa phong tục người Trung quốc từ ngàn năm. Hoa mai cũng là biểu tượng quan trọng trong những bài thơ và các bức họa từ thời nhà Đường, đạt cao điểm vào thời nhà Tống. Dưới ngòi bút của các nhà văn và các nghệ nhân, tinh thần của hoa mai đã được tán dương một cách rộng rãi.
Trong vườn sau hay trước sân mỗi nhà của người dân miền tây thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai. Nhắc đến mai người ta lại nhớ ngay đến Tết miền Nam. Mai có thể nói là một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình bên mâm ngũ quả. Dù nghèo hay giàu, dù ở thành thị hay nông thôn người ta đều kiếm cho bằng được một nhành mai chưng ba ngày Tết. Tết với hoa như duyên tao ngộ, thiếu hoa Tết sẽ trở thành nhạt nhẽo, mà thiếu mai lại càng thêm trống vắng. Nhiều người chơi mai ngày tết cũng vì mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều điều may mắn trong năm mới. Với ý nghĩa đó, cây mai được ưu ái chăm sóc suốt năm để dành sức ra hoa vào ngày đầu năm. Trong lúc đó nhìn cây hoa mai hải ngoại chúng tôi mà thương vì nó nằm chắc gọn trong đám tuyết trắng suốt mùa đông. Hoa chỉ chớm nở nụ vào đầu tháng năm thì tết cũng đã trôi qua...
Cây mai đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ lúc người dân biết khai hoang, lập làng để sinh sống. Dù đất có khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng thì rể mai vẫn bám và đi sâu vào lòng đất mẹ, lấy nước từ nguồn để nuôi thân cây.
          Người Việt tin rằng nhánh mai màu vàng ngày tết còn giúp ta giữ gìn nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc về tri ân, báo hiếu ông bà tổ tiên. Tôi nhớ ngày xưa mỗi độ xuân về, hoa mai vàng chớm nụ chuẩn bị kheo sắc thì cũng là lúc những thành viên trong gia đình đi làm ăn, sinh sống xa quê lại nao nức trở về quê sum hợp, thăm ông bà, cha mẹ... Hoa Mai không ngạt ngào sắc hương như những loài hoa khác nhưng đặc tính sống của loài mai biểu trưng cho những đức tính tốt đẹp của con người. Cành mai ngày tết là hình ảnh tiêu biểu cho sức sống và trí tuệ của con người Việt Nam. Tên gọi của loài hoa này cũng chính là biểu tượng của sự mai mắn, tốt đẹp, một sự khởi đầu hoàn hảo và thịnh vượng cho một năm mới. Hoa mai còn có ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp và cầu cho một năm mới luôn được bình an, hạnh phúc và phát đạt. Và có lẽ vì thế mà hoa mai vàng là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của người dân Việt, đặc biệt là người miền Nam, chọn để thờ cúng và trang trí trong nhà vào dịp Tết  Nguyên Đán. Mỗi độ xuân về, mai vàng làm sắc xuân trở nên tươi đẹp đến lạ kỳ đối với mỗi con người Việt Nam.
Người Việt xưa cho rằng tùng, cúc, trúc, mai có tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người: tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết; trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc; cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao; mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa tinh khiết với màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển và sang quý, là màu của vua chúa ngày xưa.

Nếu như hoa đào là đặc sản của miền bắc vào ngày tết, thì hoa mai vàng lại là đặc sản của miền nam. Mai vàng thuộc họ hoàng mai, là một loại cây rừng. Dần dần cùng với thời gian cũng như những đòi hỏi thưởng ngoạn và gửi gắm tâm linh của con người, mai được người đời phát hiện và đưa về chăm sóc, thuần hóa, cho ra thứ mai vàng rất đẹp.
Mai đặc biệt ở chỗ là nó nở rộ vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, cánh mai vàng rực được người ta ví như ánh vàng tinh khiết chiếu qua vào ngày đầu tiên của năm. Vì vậy, hoa mai đã trở thành nàng xuân may mắn mang đến cho mọi nhà vào năm mới. Người Việt trồng mai rất khéo tay và cả một nghệ thuật đáng nễ. Họ vung trồng cây mai để đến tết đúng lúc hoa mai nở rộ. Hình ảnh cây mai chịu thời tiết khắc nghiệt, để đến cuối đông trút hết những chiếc lá trên cành cho chồi non nảy lộc và hoa mai vàng nở vào đầu xuân để bán được giá, nếu không ra hoa xem như thất bại hoàn toàn, không bán được giá.
Sự rực rỡ của màu hoa mai đang nở rộ trong ba ngày Tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát mới là điềm thịnh vượng, phát lộc, phát tài và nó còn bao hàm ý nghĩa của sự hạnh phúc hay sung túc cho gia đình nhân dịp đầu năm, khởi sự cho một chu kỳ mới của con người. Hoa mai có mặt tại mảnh đất phương Nam, một vùng đất mới với hầu hết là dân lưu cư, mở đất. Trên bước đường mở đất ấy, có phải chăng những tiền nhân chúng ta, khai hoang đất đai đã bắt gặp một loài hoa đẹp nở rộ đúng vào mỗi độ xuân về và mai vàng đã trở thành “sứ giả”, biểu tượng cho mùa xuân phương Nam. Và có phải vì vậy mà người dân phương Nam khi nhắc đến Tết là nhắc đến mai vàng.
Nghệ thuật trồng mai dù để thưởng thức hay kinh doanh đã trở thành một nhu cầu văn hóa trong đời sống người Việt. Mỗi dịp Xuân về, mỗi gia đình, dù nhà cửa chật chội, cũng không thể thiếu một chậu mai hoặc một nhành mai trang hoàng phòng khách, để nhìn ngắm với bạn bè bên chén trà thơm đón chào năm mới.
Ngắm hoa mai làm cho tâm ta an lạc và cũng là nguồn vui cho mọi người mỗi độ xuân về… Dân Viêt ta vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng an khang.

Nguyễn Hồng Phúc
Xuân Đinh Mậu 2017


 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual