Phi trường JF Kennedy đây rồi, tên của một vị Tổng thống trẻ tuổi thần
tượng của giới thanh thiếu niên thập niên 60 chẳng những Mỹ mà cả thế giới đều
mê say tôn vinh một thời. Lần nầy sang Cali, chúng tôi được dừng lai gần ba tiếng
đồng hồ ở Nửu Ước. Hi ! Xin chào các bạn ở vùng phía Đông của nước Mỹ
nầy cách Bĩ trên 5 giờ bay.
Lần đầu tiên đến đây tôi tưởng chừng như mình
gần các bạn lắm, thì giờ rảnh rỗi có thừa, tôi vội lấy quyển ghi đia chỉ riêng
của mình ra tìm hết tên của những người thân quen ở vùng nầy hình dung tưởng tượng
nếu bây giờ thình lình gặp lại tại đây chưa chắc đã nhận ra nhau. Dù sao tôi vẫn
cứ bám lấy hy vọng mỏng manh là trái đất tròn tôi sẽ gặp được người đồng hương,
nên đi vòng lượn qua các tiệm ở trong phi trường, nhất là tiệm Á châu, biết đâu
có hiệu mang tên Việt nam.
Thình lình mừng rỡ thấy cách trang trí sang trọng,
mỹ thuật tiệm bán vật kỷ niệm và cả đồ trang sức với mẫu mã hoa văn kiểu Á
Đông, tôi vội nhanh đến ngay. Một bảng hiệu lung linh nhè nhẹ làm nhòe mắt tôi
không có âm vang tiếng mẹ và tôi vừa thấy hiện diện sau quầy hàng một cậu thanh
niên còn trẻ có dóc váng Á châu. Nụ cười đon đả lúc đầu trở thành gắng gượng,
tôi tìm kiếm chỗ ngồi nghỉ chờ.
- Mẹ đừng buồn
không gặp một người nào Việt ở đây, Mỹ rộng quá, ngay cả ở Zaventem Bỉ nhỏ hơn
mà mẹ cũng ít có dịp thấy người Việt đâu, Nhất con trai tôi đoán ý nghĩ tôi, một
thoáng kỷ niệm trôi về quá khứ. Tôi nhìn con chép miệng cảm ơn nhưng bụng cứ lẩm
nhẩm vẫn biết rằng trí óc mình khuyên đừng nhớ mà tim mình cứ rình rình là bắt
thang bay.
Phi cơ trực thẳng
San Francisco lúc 18.45 h. Nhà tôi đã hẹn trước nên chúng tôi về nhà mới ở
Foster City không xa phi trường San Francisco lắm như Danville trước kia. Ngoại cảnh hoàn toàn khác nhau, mỗi nơi đều có vẻ đẹp
thoáng riêng.
Nhà ở Danville nằm trên ngọn đồi cao mây bay lắm lúc như đùa lùa sờ đầu
vuốt tóc, phong cảnh kỳ thú thần tiên thanh tịnh thế mà lại là nơi hội tụ của
những biệt thự lâu đài đồ sộ hiện đại của những cự phách mới nổi tiếng nhất là
trong lĩnh vực thể thao phim ảnh, với cấu trúc tân kỳ, trang bị tiện nghi vật
chất với kỹ mỹ thuật khoa học hàng đầu hiện tại. Thông thường nhà nào cũng có hồ
bơi, sân tennis, sân bóng chuyền, sân bóng rổ, xe hơi đắc tiền đủ loại Porsche,
Mercédès, Roll Royce,...Ra đường thường gặp những chiếc xe đặc biệt chở hành
khách thượng thặng “siêu sao “ trang bị từ đầu đến cuối quần áo mũ đúng thời
trang dụng cụ đi chơi golf. Cuộc sống ở đây sao mà như “lạc lối Thiên thai “.
Bất giác tôi nhớ đến nguồn gốc huyền sử tuyệt đẹp mà cũng chia đôi của
dân mình “Con Rồng Cháu Tiên”, Lạc Long Quân dẫn 50 con về miền biển, 50 con
theo Mẹ Âu Cơ lên non.
Nếu trong một lúc bốc đồng nghĩ quẩn tạm tin rằng tất cả mọi người trên
quả bóng xanh nầy chúng ta đều là con cái của một Đấng Tối Cao không phân biệt
ai là Thiên tử con Trời, hay “quân tử” con vua, dân nước nầy nước nọ thì biết
đâu trên đất Hoa kỳ nầy trước kia cũng từng có dân tộc Việt mình từng cư ngụ?
Tưởng tượng thôi cho đỡ nhớ đất nước mình xa xôi vời vợi cho đến thế kỷ 21 nầy
rồi mà vẫn có kẻ ngó người thèm.
Mà cũng có thể lắm chứ, nhớ lại người Việt nam đặt chân trên Mỹ lần đầu
tiên và sống như một cao bồi chính cống, một nhà thám hiểm đi tìm vàng Ông Trần
Trọng Khiêm (1821-1866) và sau đó trở thành nhà báo Việt đầu tiên Morning Post,
Alta California, Daily Evening, đến Hoa kỳ năm1849. Rồi đến ông Bùi Viện
(1839-1878) nhà ngoại giao Việt thời vua Tự Đức đã hai lần sang Mỹ gặp Tổng thống
Mỹ Ulysses Grant nhiệm kỳ (1868-1876), lần hai năm 1875 để tìm đồng minh giao hữu.
Hơn thế nữa, bằng cớ gần đây nhất là trên hai triệu người Việt ta đã trở
về quê tưởng tượng trên từ thế kỷ thứ 20 sau 30-04-1975, nơi đất hứa mới thành
hình trên ba thế kỷ nay đã đùm bọc nâng đỡ tạo một giàn phóng tốt cho những
“người con lạc loài” và thế hệ kế tiếp thành những thành phần mới có tài hữu
ích.
Ý tưởng lạc quan tin vào tình người vừa bay vút qua lại chạm vào thực tại,
anh em trong gia đình cũng thường bất hòa lắm chứ. Lich sử loài người được lập
đi lập lại chứng minh ta thấy rõ điều bất đoàn kết rồi và đáng sợ hơn là càng văn minh tiến bộ,
đông đúc, con người càng tinh vi nhuần nhuyễn trá hình lột xác quên mất cội nguồn,
hậu quả xấu cho cái ưu thế thượng đẳng của thế nhân trên mọi sinh vật khác trên
địa cầu xanh nầy. Cái mấu chốt vấn đề là sự mâu thuẫn ở trong ta, giữa thân và
tâm, thiện ác, xấu đẹp mà chúng ta khó phân biệt dung hòa cân bằng.
Rồi bấy giờ ngược lại chúng tôi lại đang ở Foster City bao bọc những con
đường nước dài rộng, nhà nhà đều có bến riêng cho tàu ghe xuồng dạo quanh ra đến
vịnh San Francisco. Cảnh vật ở đây hoàn toàn khác hẳn bất giác làm tôi lại nghĩ
đến huyền thoại Sơn tinh Thủy tinh nước mình. Cảnh trí ở đây thật êm đềm thơ mộng
khác hẳn vùng đồi cao thay đổi bất chợt. Tấm thảm nước phản chiếu ánh sáng mặt
trời lung linh kỳ diệu tùy cơn sức gió lồng qua thành những bức tranh thủy mặc
tuyệt vời làm rung động tâm hồn.
Sao lại nhớ quê nhà chằng chịt với những con sông dài đầy thắng cảnh,
thác ghềnh vĩ đại thử thách trí dũng con dân chưa có dịp khai thác đúng mực, kịp thời.
Việt nam ta thường tự hào về nền văn hiến trên 4000 năm, tự lập nuôi dân
qua cách trồng lúa nước, kiên trì mở mang bờ cõi về phía Nam đến tận Cà mau, và
đặc biệt biến miền đất mới với khí hậu nóng bức gió mùa, hoang vu đầy rừng rậm
thú dữ trên bờ dưới nước thành vùng màu mỡ trù phú nhất ba Kỳ.
Sự kiện nầy làm chúng ta liên tưởng đến trường hợp Hoa kỳ, một cường quốc
chỉ được thành hình trên 300 năm như miền
Nam, và cũng được bao di dân đủ màu da từ các nước khác nhau, phần đông phải vượt
cả đại dương mênh mông, sát cánh nhau xây đấp mở mang bờ cõi rộng lớn hạng thứ
ba thế gìới.
So sánh các sử kiện trên ta có thể tự hào ngầm ví nước Việt Nam ta như
là một Hợp Chủng Quốc thu nhỏ lại, mini, bonsai. Mỹ có sông Mississipi dài rộng,
Việt Nam ta có Mékong (sông Cữu Long), Mỹ với dãy núi Rocky Mountains, ta có
dãy Trường Sơn, khí hậu thay đổi tùy vùng như miền Bắc nước ta vói khí hậu tiếp
nhiệt đớị (subtropical) và Trung Nam nhiệt đới...
Di dân đến Mỹ cũng da dạng đủ loại
da màu, nước Việt nhất là miền Nam cũng do công sức của bao dân tôc khác như
Khmer, Chàm, Trung quốc Minh hương...
Mỹ cũng có chiến tranh Nam Bắc (1861-1865) chỉ có 4 năm, Việt nam ta
cũng đã bao lần chia đất nước thành hai, dài nhất là cuộc nội chiến Việt nam
kéo dài 30 năm (1945-1975).
Thế là nước ta cũng hội tụ bao điều kiện căn bản để tiến nhanh vượt bực
nhưng tiếc rằng vị trí của ta rất thuận lợi cho mọi đường giao thông, một bao
lơn rộng lớn cho hàng không hàng hải, tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số
trên 90 triệu cần cù thích ứng nhanh, dễ biến thành một địa bàn tốt đẹp cho thị
trường mới nhất cho thế kỷ 21 nầy mà mọi quốc gia lớn nhỏ đều tìm đến.
Hơn thế nữa, vì chiến tranh bao nhiêu nguồn sinh lực phí phạm, chất xám
chưa biết trân trọng giữ gìn, tình yêu nước chưa được đánh giá trung thực, còn
có bao kẻ hám danh ham tiền đã bán lương tâm linh hồn cho mộng quỹ. Tiếc cho
dân tộc Việt ta thông minh cần cù nhẫn nại luôn cầu tiến đầy sáng tạo, bao nuớc
ngoài ùn ùn đến xin đầu tư khai thác, nhiều nhà chính trị đã từng đánh giá Việt
nam có thể trở thành một con rồng lớn ở Đông Nam Á như Tổng Thống Lý Quang Diệu
(1923-2015) nhà lập quốc Singapore phát biểu, thế mà cho đến ngày nay bao nhiêu
nước nhỏ khác như Nhật, Nam hàn, Thái lan và cả Singapore tiến bộ vượt nhanh
hơn trở thành tự do dân chủ tự lập tự cường rồi.
Rút tỉa những bài học kinh nghiệm máu xương trong quá khứ xa gần, ta còn
nhận chân rằng không có dân tộc khác nào dù là đồng minh ân nhân, anh em viện
trợ giúp đỡ vật chất hay đánh giặc thay mình mà không ý đồ nào khác, vô vụ lợi
vì ngay cả các cường quốc giàu mạnh vẫn ưu tiên quyền lơi, phúc lợi an sinh của
dân nước mình.
Dòng lịch sử trôi nhanh. Để sống còn và tiến kịp theo lịch trình tiến bộ
toàn cầu, chúng ta nên luôn thức tỉnh, dậy mà đi, biết đoàn kết dựa vào lòng
dân, thay đổi tư duy, nhận chân lỗi lầm quyết tâm cải tiến để phục vụ theo
gương tiền nhân đã có công gầy dựng non nước chữ S cho đến ngày nay.
Cô Trần Thành Mỹ