Văn hóa các nước châu
Âu là đa dạng và nhiều bản sắc khác nhau, mỗi nước có nền văn hóa và lịch sử, kiến trúc
lâu đời, văn hóa ẩm thực (từ thời kỳ phục hưng), cũng như những bác học (Albert
Einstein, Marie Curie, Thomas Harriot...), văn hào (William Shakespeare, Christopher Marlowe...) nổi tiếng bắt
nguồn từ các nước châu Âu và ảnh hưởng nhiều nước trên thế giới.
Họ hãnh diện là những
giống dân văn minh trên thế giới và thuần chủng không lai tạp. Nền văn hóa văn
minh của họ cũng nhiều bản sắc đặc biệt như Viking, văn học cổ đại (Ai Cập), kiến
trúc cổ đại (Roma), tranh vẽ (Leonardo Da Vinci, Pablo Picasso, Rembrandt...),
âm nhạc truyền thống và cổ điển (âm nhạc cổ đại Hy Lạp (ancient Greece), Mozart... mà hầu như ai cũng biết đến.
Chữ viết Ai cập cổ đại
Nói
thêm về văn hóa ẩm thực một số nước tiêu biểu Tây Âu trong đó có người Hà Lan
không có truyền thống nấu ăn nhiều, và một ngày chỉ nấu một bữa ở nhà và thường
vào buổi tối.
Bữa sáng, người Hà Lan thường ăn bánh mỳ cắt lát kèm với bơ, thịt nguội cắt lát với mứt. Buổi trưa, hầu hết mọi người ăn bánh sandwich, đôi khi ăn với súp hay salad. Bữa tối theo truyền thống thường là bữa ăn kết hợp khoai tây và rau quả cùng với thịt hay cá. Formage, còn sữa Hà Lan cũng rất nổi tiếng.
Người
Hà Lan bản xứ thích gọi Nertherlands hơn Holland (ý nói người Hà Lan từ nơi
khác đến).
Tây
Ban Nha với món ăn paella, berenjenas fritas con miel, sardinas a la plancha...
nổi tiếng, ngoài ra họ có đa dạng xúc xích dạng khô mà hầu như dân Tây Âu đều
ăn chúng.
Người Đức với những món xúc xích nổi tiếng ngoài ra còn các món ăn như Hambuger bắt nguồn từ thành phố Hamburg, ngoài ra Đức còn có hơn 5.000 loại bia và hơn 1250 nhà máy bia trên toàn quốc cùng lễ hội bia tháng 10 hàng năm nổi tiếng, các món ăn thông dụng và nổi tiếng như Gaisburger Marsch, Linsen mit Spätzle...
Người Đức rất thích
ăn Weisswurst mit Sauerkraut uống cafe buổi sáng, tối thì bia... Người Đức
trung bình tiêu thời gian cho những bữa ăn trong ngày là
105 phút, họ cũng có thói quen ăn kiêng từ 4-6 % người dân nơi đây cho những bữa
ăn của mình.
Người Pháp có nghệ
thuật ẩm thực tinh tế, đa dạng phong phú và cầu kỳ, Ẩm thực Pháp nổi
tiếng bởi rượu vang, formage...
Các loại Champagne Pháp, Bordeaux, cognac, patê, bánh mì baguettes, bơ, biscuits...
Ngày nay thói quen ăn uống của người Pháp thay đổi họ ăn rất ít vào bữa tối và bữa sáng trở thành bữa ăn
quan trọng nhất trong ngày.
Riêng Paris còn
rất nổi tiếng với cà phê và
các quán cà phê. Cà phê ở đây đa dạng về chủng loại cũng như hình thức phục vụ.
Nói về ẩm thực Bỉ, thì người Việt rất ít lưu ý về xứ sở nhỏ bé này,
nhưng nó đa dạng vì ảnh hưởng Pháp, Hà Lan, Đức... nên ẩm thực cũng rất phong
phú ngoài Chocolat, bia, Mosselen french fries, Gauffres (Waffles), bia, các món ăn thông dụng như waterzoi, Smoutebollen,
Vlaamse Stovery hay La
Carbonade Flamande...
Nói đến âm nhạc, làng văn hóa nổi tiếng Boom, nơi xảy ra sự kiện văn hóa hàng năm âm nhạc laser thu hút phần đông du khách trên thế giới từ sự kiện này.
Ngày nay, dân di cư ngày càng nhiều hơn vào các nước phương Tây, nhưng
các vị trí quan trọng trong xã hội con cái những người dân di cư nơi đây cũng
khó chen chân vào những chức vụ quan trọng, những cơ quan nhà nước cũng thấy rất
ít người nước ngoài tại các quầy làm việc với công chúng.
Dân di cư từ khắp nơi vào các nước trên thế giới đứng đầu: Mỹ, liên bang
Nga, Đức, Ả rập Saudi, United Arab Emirates,
UK, Pháp, Canada...
Các công sở nhà nước
cũng ít các buổi tiệc tùng hàng tháng hầu như không có ngoại trừ tiệc cho nhân
viên chức một lần/năm và họ có thói quen tặng hoa vào ngày sinh nhật, hiếm thấy
tiệc nhỏ nào cho những ngày khác trong năm.
Tiệc tùng linh đình
hàng tuần, hàng tháng thường tổ chức từ những người di dân, dựa vào các dịp để
họ tổ chức ăn uống, còn bản chất người dân bản xứ ít tiệc tùng linh tinh những
ngày không đặc biệt. Tiệc sinh nhật thường tổ chức tại gia không tại công sở.
Nói đến du lịch, người
dân nhất là giới trẻ thích mạo hiểm lên rừng xuống biển, trèo núi... là thứ du
lịch thu hút người dân bản xứ, họ rất thích
khám phá thiên nhiên chưa có bàn tay tác động của con người, mà số du lịch này
đa số là dân bản xứ tham gia, rất ít người dân di cư hay con cái họ tham gia,
do ảnh ưởng truyền thống gia đình và sự cản trở từ cha mẹ ngoại trừ những đứa
trẻ là con nuôi, vì tâm lý lo sợ sự rủi ro...
Người dân Tây phương
không có thói quen chỉ trích trước khi sự việc chưa xảy ra, chỉ sau khi vấn đề
xảy ra họ sẽ phản ánh rõ ràng và nghiêm khắc, họ sống không qui tụ theo cộng đồng
như người dân di cư, họ độc lập mọi mặt và không ảnh hưởng hay phiền nhau ngay
cả trong gia đình, bạn bè, hay công sở... Họ có tâm giúp người nghèo, bệnh tật
và cô thế, nhưng họ cũng rất bảo thủ và phân biệt đối xử cao nhất chỉ sau Nhật
Bản và các nước Á châu.
Nói về người dân du lịch
dưới góc độ nhìn từ dân Tây phương, họ phân tích từ số liệu du lịch quốc gia, ngày
nay du lịch nhiều nhất sau Âu châu, Mỹ là người Trung Quốc, Nhật bản... Tuy
nhiên, người châu Á, như Nhật Bản được dân Tây phương đánh giá cao về tổ chức, và
nghiêm túc, lịch sự, trật tự, sạch sẽ, không ồn ào như khách du lịch đến từ Trung
Quốc, Việt Nam, Isarel... Người Nhật đặc biệt chỉ thích khi họ ở tại các khách
sạn nơi đó phải có bồn tắm, nếu không có là cả vấn đề với họ, có điều đặc biệt
bồn tắm của họ là vòi nước nóng vặn sang phải không giống nhiều nước trên Thế
Giới, đó cũng gặp rắc rối nếu không lưu ý. Nhật bản là nước tân tiến về trang
thiết bị sử dụng trong nhà hay tại nơi công cộng, công sở... nhưng khi đến những
nơi khác họ cũng vẫn phải lộng cộng với các trang thiết bị khác cũng thông minh
không kém.
Những xứ sở rộng lớn
thì sự văn minh tiến bộ chỉ vài thành phố lớn mà thôi, thiết bị cũ kỹ vẫn còn
chưa thay đổi như ATM vẫn còn nhấn từng nút trên bàn phím chứ không touch screen
như những nơi nhỏ bé tiến bộ khác. Lecteur dùng thanh toán qua bank chỉ cần
touch cái máy nhỏ này vào screen của PC thì các dữ liệu sẽ được tiến hành nhanh
chóng, máy đọc IDD cũng được đặt vào cellphone hay PC để khai thuế...
Danh sách các nước di cư sang các nước châu Âu và thế giới
Hãy xem video clip về
giờ làm việc trên xứ sở hoa anh đào.
Dù sự phân biệt đối xử
vẫn xảy ra tại các nước châu Âu, nhưng ngày nay một số nước châu Âu chấp nhận đồng
phục của Police lai căng ít nhiều như người dân Ấn Độ hay các nước Ả Rập...
Police tại Anh
Các nước tiến bộ khác
trên thế giới thì chấp nhận tất cả di dân từ nhiều văn hóa khác nhau, nên dân bản
địa trở nên rất quí hiếm và thưa thớt dần, chỉ xen vào đó là dân từ các nước
khác đến sinh sống và bành trướng theo từng cộng đồng ngày càng rộng lớn, khi
ta đến đấy và ta cứ nghĩ rằng không phải từ xứ sở Tây phương mà từ châu Á hay
châu Phi, Nam Mỹ nào đó.
Đây là phố Trung Hoa mà nơi đây chỉ là ngôn ngữ dân di cư, nên không
cần biết nhiều ngôn ngữ dân bản xứ cũng có thể sống xa hoa như tại quê nhà. Muốn
thấy dân bản xứ phải đi vào các khu vực khác hay các khu giải trí... như vậy
ông bà ta nói 'ta về ta tắm ao ta'
nơi đây cũng bằng thừa vì nơi xứ xa này, cái ao ta nó còn to lắm không cần xa
cũng có cái ao ta trong ấy rồi, 'nhập gia
tùy tục' như vậy cò mâu thuẩn chăng?
Đi một ngày đàng học một sàng khôn mà ông cha ta thường
nói, không chỉ người Nhật được Tây phương ngày nay quan tâm, mà người Trung Quốc
cũng được các nước phương Tây bắt đầu ngó sang thị trường này, dù trước đến giờ
lúc nào họ cũng xem dân chinois (Chinese) là kém phát triển, bảo thủ...
Hàng năm có hơn 3 %
dân số thế giới di sư sang các nước khác sinh sống, do nhiều lý do khác nhau,
tuy nhiên, những xứ sở tiến bộ thì khi hầu hết đến đó ai cũng chỉ có mục đích
duy nhất tìm mọi cách để có thể sinh sống và làm việc được nơi ấy. Khi đã hòa
nhập dễ dàng vào cuộc sống ấy, nếu cho họ trở về nơi chôn nhau cắt rốn thì chỉ có những người không còn sức lao động
hay một con số nho nhỏ nào đó quay về nơi gọi là 'quê hương' để được sống và làm việc nếu họ có thu nhập không nhỏ
cho mình.
Khi sống nơi xứ xa,
khi mình không cống hiến mà được thừa hưởng đó là một mai mắn, thế nhưng người
dân bản xứ họ nghĩ gì, dưới con mắt họ mình là ai?! Cũng không thể gọi là niềm
hãnh diện cho người xa xứ. Sống nơi xứ
người, mà chung quanh mình toàn cộng đồng của mình, điều làm ta quên đi nỗi nhớ
nhà, thế nhưng nếu không nhập gia tùy tục
thì liệu năm mươi năm sau ta có thay đổi gì chăng, có học hỏi được gì từ sự văn
minh của họ, có hãnh diện và hạnh phúc chăng khi xung quanh mình là những đồng
hương xa xứ?!.
Mong rằng người dân
Việt khi du lịch khỏi xứ sở mình hãy cùng bảo với nhau rằng, hãy làm như người
Nhật họ làm, để được đánh giá khác hơn dưới con mắt người Tây Phương.
Snowynguyen l'automne 2014
Tham khảo
http://statbel.fgov.be/fr/statistiques/chiffres/
http://247wallst.com/special-report/2013/09/25/countries-with-the-most-immigrants/2/
http://esa.un.org/unmigration/wallchart2013.htm
http://www.dailymail.co.uk/news/article-2418902/More-people-living-outside-home-country-Number-migrants-worldwide-hits-232-million.html
http://www.migrationpolicy.org/article/frequently-requested-statistics-immigrants-and-immigration-united-states
http://epp.eurostat.ec.europa.eu/statistics_explained/index.php/EU_citizenship_-_statistics_on_cross-border_activities
http://epp.eurostat.ec.europa.eu/statistics_explained/index.php/File:Immigration_by_citizenship,_2012_YB14_II.png
http://en.wikipedia.org/wiki/Immigration_to_the_United_States
http://belgium.angloinfo.com/lifestyle/food-and-drink/specialities/
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_German_dishes
http://www.germanbeerinstitute.com/breweries.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Belgian_cuisine