NÚM RUỘT


Con cái, theo dân gian Việt Nam hay nói là núm ruột đẻ ra sao bỏ mặt, khi nó còn bé chúng ta nâng niu, khi đến tuổi già liệu nó có bên cạnh mình?.

Chúng ta thường nói về già ông bà ngồi trông con về, thấy đau đớn lòng, vì chúng quá bận rộn con cái nhà cửa phải tự mình quán xuyến nếu con còn nhỏ, con lớn thì đỡ cực thân, thế nhưng nó lớn có cái khổ lớn đó là học hành, xe cộ, lặt vặt, chỗ ở xoay mình cũng đủ mệt và lo. Lo là bản chất người Việt Nam, lo từng chút một cho vợ con hay chồng, vì sợ họ thiếu thốn không bằng ai, lúc nào cũng chạy đôn chạy đáo lăng xăng lo trước lo sau hay nói là ' cực như con vòi' nó có đúng không nếu mình cứ mãi mang theo gáng nặng này? Quan điểm Tây ta cũng khác, Tây phương tập cho con từ thuở bé, lúc  chào đời là họ đã tập tành đủ thứ ngủ riêng rồi tự ăn uống, sau đó tự tìm thức ăn và dọn dẹp lau chùi sạch sẽ mỗi buổi ăn, lúc 3 tuổi chúng đã bắt đầu tự ăn một mình ở nhà giữ trẻ, người giữ trẻ phải dòm ngó từ xa xem chúng có đổ thức ăn ra ngoài hay không rồi dạy chúng, theo sát chúng để chúng trưởng thành khi vào lớp 1, mỗi đứa trẻ bắt buộc 3 tuổi phải đến trường, có những đứa trẻ phải vào nhà trẻ từ sau ba tháng do cha mẹ phải làm việc, tất cả do nhà nước tài trợ cha mẹ chỉ đóng phí rất nhỏ cho lệ phí ăn mà thôi. Chỉ có những gia đình khá giả tự lo cho con cái mình, thì cho con học những trường tư nhân hay quốc tế thì điều kiện học tập chăm sóc khác hẵn.

Đến khi lên đến tuổi 16-17 thế là chúng được học lái xe, tự lái xe cho mình chỉ có vài trường hợp cha mẹ dạy con mình lái xe, nhưng trong giòng máu chúng thì nó tự đã biết lái nên khi học cũng nhanh hơn, giống như Việt Nam lái xe gắn máy là nó đã nằm trong đầu rồi. Sau đó vào đại học vì cha mẹ đã nhồi nhét trước những kiến thức và ý thức tự vào đại học, mai là nhà nước tài trợ chúng chỉ cố gắng học và lo tự mình xoay sở mọi thứ nào là chỗ ở và xe cộ đi lại, ăn uống tất cả tự mình lo nếu xa nhà, cha mẹ chỉ điện thoại hỏi thăm tình hình nếu cần giúp đỡ. Khi thực tập xa nhà chúng tự biết tính độc lập và tự làm mọi thứ từ ăn uống sắp xếp học hành và làm thêm cho hợp lý, đến khi ra trường tìm việc và khi chúng làm việc, nếu so sánh với con cái người Việt  cùng môi trường chúng có tính tự lập xoay sở cao hơn và lúc nào vị trí cũng cao hơn hẵn. Vì chúng là Tây là dân bản xứ nhìn bề ngoài ta không thể bằng Tây dù có thế nào. Nếu mình nói dân Việt thông minh điều đó đúng nhưng khi so sánh bằng thì chúng ta không thể nói thế, chỉ có vài trường hợp nhỏ trên hơn 90 triệu dân Việt khắp nơi mà thôi. Cha mẹ sống ở hải ngoại dù có sống quá lâu đất khách, ngôn ngữ cũng chỉ là ngôn ngữ mượn mà không là tiếng mẹ đẻ có thể nói và diễn giải hết ý nghĩ của mình cho chúng, nói đến đâu có huấn luyện đến đâu thì chúng cũng là dân Việt sinh nơi xứ người, nhưng cũng có ngoại lệ với những đứa trẻ lai, cơ hội cũng cao hơn.

Những đứa trẻ Việt trên đất khách là nơi chúng sinh ra, chúng xem như là nhà của chúng, cha mẹ lúc nào cũng kề bên, chắc chắn rằng nó phụ thuộc cha mẹ từng chút nhỏ, nó sẽ réo gọi không ngừng tay. Điều này cũng đúng, vì người Việt thích bận rộn và lo lắng cho con như thế là hạnh phúc, muốn chúng lúc nào cũng nhỏ bé trong sự đùm bọc của mình, muốn chúng không thua ai, điều này đúng chăng?. Nếu bỏ chúng thì nhẫn tâm cha mẹ quan niệm thế. Phải theo nó đến suốt đời vì là trách nhiệm mà? Trách nhiệm là gánh mang theo suốt cuộc đời không bỏ được. Nhưng chúng có tự vượt qua hoàn cảnh phức tạp không? Điều này thực tế từng gia đình cho ta thấy, không thể bàn luận.

Con cái dân bản xứ khi chúng có được công việc sau học hành chúng tự mua xe, mua nhà dù biết tài sản cha mẹ là của chúng, nhưng chúng muốn bản thân tự có ngôi nhà, cha mẹ Việt cũng khó chịu vì điều này và gọi con về cho một trận không thì cũng nói lây nhây, nhưng dân Tây rất bình thường, họ xem như tính tự lập của họ là thành công, con cái biết mình phải làm gì trong xã hội những điều hơn thế họ cũng mong chờ từ những đứa con cũng biết phải phấn đấu cao nhất vì nó là dân Tây và người Việt chắc chắn ở một cấp độ thấp hơn dù có hơn những người khác, nhưng không hơn người có cùng hoàn cảnh như mình vì là dân Tây chính gốc.

Mẹ Việt là người chu đáo có những món ăn khó quên cho những đứa con hay cho gia đình, vì thế nó sẽ trở về sau khi ra đi khỏi nhà, vì nó không thể nào tìm được món ăn như thế đó từ ai khác mà chỉ là mẹ chúng, chỉ có vài trường hợp ngoại lệ mẹ không thể làm được điều gì đặc biệt, chắc nó đi mà không nghĩ đến món ăn độc nhất của mẹ rồi để quay lại thường xuyên nhất là đối với con trai. Vì tương lai bạn nó cũng chắc chắn khó giống như mẹ nó. Còn con gái hoạ chăng mẹ dạy được món nào đó độc nhất vô nhị mà thủ thân khi khách đến nhà mà chuẩn bị đãi khách món đặc biệt này.

Nhưng những đứa con nó réo gọi mình là hạnh phúc hiện tại, vì nếu nó tự mình xoay sở mọi việc thì vợ chồng già theo dân gian hay nói ' như hai con khỉ già' ngồi chờ tin con, cũng khổ sở lắm, buồn lắm. Khi mình đau yếu nó sẽ về thăm chút xíu nhín chút thời gian cho mình.

Nhưng Tây thì khác, lúc làm việc trong viện dưỡng lão khổ nhất là những ông bà không cưới nhau hay không con cái chỉ thủ thỉ mình, trong gian phòng bốn bức tường, sau giờ chơi với tập thể nếu mình không còn đi đứng được nữa, nhưng cũng có vợ chồng con cái làm việc ở những vị trí trong xã hội, vẫn đến thăm hàng ngày vào những buổi ăn trưa hay tối và rất thường lệ và ai cũng thấy cả, những năm đứa con chăm sóc kỹ lưỡng từng bữa ăn cho cha mẹ họ như thế cho đến ngày ông bà ra đi, có phải vì họ quá gần gũi con chăng? Hay cũng như những người dân bản xứ? hay vì tài sản của họ là kếch xù? Điều này nói lên tính nhân bản của chúng ta,' thương con cho roi cho vọt' ' con là núm ruột lúc nào cũng nhỏ bé'  không biết nó có đúng chăng? ở cái xứ sở Tây phương này.

Cũng trong cái viện dưỡng lão ấy hai gia đình VN, một bác gái già gần 80 tuổi thì hai con thay phiên cuối tuần đến thăm viếng và cho ăn, ngồi trong phòng với bốn bức tường không biết tiếng Tây hay tiếng Hà Lan, không ai hiểu cụ nói gì mà phục vụ, thỉnh thoảng tối mình cũng đến thăm vài phút, nhưng bác cũng chẳng nói nhiều.

Còn một bác gái khác không lập gia đình và có em gái cũng không trẻ gì, du học những năm 54, cũng ít cháu đến thăm, em gái thăm thường hơn vì bác rãnh rỗi đến trò chuyện, bác trong viện vưỡng lão cứ mỗi ngày hàng chục phim tình cảm Hong Kong, Đài Loan... mà luyện, thế đấy tiếng nói thì bập bẹ với dân Tây, nếu xung quanh chỉ là người Việt như Mỹ, Canada, Úc châu... chắc còn đỡ hơn, nên bác cũng mệt lắm. Và ra đi thầm lặng không con cái, chỉ có em gái và vài cháu bên cạnh.


Núm ruột theo ta mỗi suy nghĩ, nó làm ta bận rộn, vui lắm khi chúng chưa thực sự trưởng thành. Vì chúng ta cứ bên cạnh chúng để cho chúng sự ấm áp, hy vọng chúng hiểu điều này, đừng cho là vướng bận chúng, và chúng chắc chắn chậm trưởng thành hơn dân bản xứ về điều này, và cũng có thể có vài trường hợp ngoại lệ. Để được về già  theo dân gian thường ngạo 'hai con khỉ già' mà có chúng đến thăm nếu còn mai mắn, nếu không thì vò võ trong góc nhà cô quạnh rồi tìm đến xung quanh mà than mà thở, ai có thể hiểu chúng ta hơn những người cùng hoàn cảnh. Tối lửa tắt đèn có nhau.


Snowynguyen Herfst 2013

 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual