Gần đây nhận được nhiều thông tin
chia buồn của đồng hương Sóc Trăng vì thân nhân quyến thuộc của họ lần lượt rủ
nhau về bên kia thế giới ở lứa tuổi 80. Sống đến ngần tuổi ấy xem như tốt phước
và quá thọ. Trong bao năm qua, các dự báo về giới
hạn tuổi thọ được đưa ra đều trở thành sai lệch vì bị vượt quá trong một
thời gian rất ngắn. Hiện nay phụ nữ Nhật Bản giữ kỷ lục sống lâu với tuổi thọ
trung bình là 85. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn cho rằng, tuổi thọ có một giới
hạn. Có điều là chúng ta chưa biết giới hạn đó nằm ở đâu.
Thực
vậy ngày nay nhiều nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu tìm hiểu cách
sống của những người thọ trên 100 tuổi hầu mong tìm ra bí quyết /phương hướng
cho những thế hệ kế tiếp có thể sống thọ hơn. Chúng tôi xin bắt đầu bằng một trường
hợp điển hình về việc sống thọ của những người cao niên thọ trăm tuổi để suy
gẫm.
Ông
Stamatis Moraitis 60 tuổi người Mỹ gốc Hy Lạp (Greece) ở Boyton Beach Florida
cảm thấy hụt hơi khi leo cầu thang năm 1976. Sau khi chụp X-quang bác sỹ kết
luận ông bị ung thư phổi và chỉ còn sống cao lắm là 9 tháng. Sau khi việc chẩn
đoán ấy, ông Stamatis đã định ở lại Mỹ để điều trị ung thư và cũng muốn ở gần
con cái. Tuy nhiên ông quyết định trở về quê hương của ông, Ikaria trên một đảo
nhỏ Hy Lạp, nơi đây ông có thể được chôn cất cùng với tổ tiên trong một nghĩa
trang nhìn ra biển Aegean. Hơn nữa một đám tang bên Mỹ sẽ phải tốn hàng nghìn
đô US trong khi đó ở đây chỉ tốn 200 đô mà thôi, phần còn lại với một khoản
tiền tiết kiệm nho nhỏ cho vợ ông, bà Elpini. Vợ chồng ông Stamatis trở về quê
hương và sống cùng bố mẹ già trong một ngôi nhà nhỏ màu trắng như những ngôi
nhà tiêu biểu của dân Hi Lạp nằm cạnh khu vườn nho 2 mẫu gần Evdilos, phía bắc
Ikaria. Ông được mẹ và bà vợ tận tình chăm sóc. Bạn bè thời thơ ấu đều đến thăm
và nói chuyện hàng giờ. Ông nghỉ như thế ông có thể chết trong hạnh phúc.
Những
dần dần ông cảm thấy khỏe ra. Một hôm ông vào vườn trồng rau, không hi vọng
sống đến ngày thu hoạch nhưng ông thích được tắm nắng mặt trời và hít thở không
khí biển. Sáu tháng trôi qua ông vẫn không chết và ông đã thu hoạch rau, được
đà ông trồng thêm nho. Mỗi buổi sáng ông vào vườn nho làm việc cho đến trưa, tự
ăn trưa, sau đó ngủ giấc dài. Đến tối ông thường đi bộ đến quán rượu ngồi chơi
cờ domino quá nửa đêm. Năm tháng trôi qua, sức khỏe cho phép ông làm thêm một
vài phòng để họ hàng đến thăm. Rồi cũng đến ngày vườn nho sản xuất được 400 lít
rượu vang một năm. Và đến hôm nay 37 năm sau ông thọ 97 tuổi trên giấy tờ nhưng
thực tế ông nói là mình đã 102 tuổi. Căn bệnh ung thư cũng không còn trong khi
ông chưa từng đi hóa trị hay uống bất cứ loại thuốc nào. Ikaria là hòn đảo nhỏ
Hi Lạp với gần 10,000 cư dân nằm ngoài khơi bờ biển phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ
chừng 30 dặm. Người dân Ikaria thọ 100 tuổi rất bình thường… và trước khi ngã
gục về bệnh ung thư hay tim mạch, họ cũng sống được thêm ít nhất 8 đến 10 năm
nữa. Người ta hỏi các cụ già trên đảo Ikaria làm sao sống thọ đến 100 tuổi, họ
thường trả lời là không khí trong lành và rượu vang. Cũng có người nhún vai và
nói “cứ quên đi cái chết”, nói cách khác là họ không có ý niệm rằng mình đã quá
già. Nếu ta tìm hiểu đời sống bình thường của một cặp vợ chồng Thanasis và
Eirini Karimalis đã làm hôn nhân hơn 75 năm. Họ kết hôn năm 20 tuổi và có 5
người con, đến nay vẫn còn minh mẫn. Mỗi sáng thức dậy trễ, họ ra làm vườn, ăn
trưa muộn, chọp mắt một chút. Khi hoàng hôn họ sang nhà láng giềng hoặc hàng
xóm đến thăm họ. Chế độ ăn uống của họ đơn giản. Bữa sáng thường có cà phê, mật
ong và bánh mì. Bữa trưa có đậu, khoai tây, rau xanh trồng trong vườn. Bữa ăn
tối gồm bánh mì và sữa dê. Vào dịp lễ hoặc cơ hội đặc biệt họ mới mỗ lợn của
gia đình. Thực đơn đơn giản như vậy nhưng chế độ ăn uống của người Ikaria thực
sự góp phần tăng tuổi thọ. Thịt và sữa có hàm lượng chất béo thấp làm giảm nguy
cơ mắc bệnh tim. Dầu olive tăng cholesterol tốt. Sữa dê chứa
serotonintryptophan thúc đẩy tiêu hóa cho người cao tuổi. Rượu vang vừa phải
tăng khả năng hấp thu các chất oxy hóa. Bột bánh mì thực sự có thể giảm lượng
đường huyết. Một yếu tố quan trọng khác là người dân trên đảo này chủ yếu ăn
rau xanh từ vườn hay cánh đồng nên thuốc trừ sâu ít hơn, chất dinh dưỡng cao
hơn. Họ còn uống loại trà núi được làm từ các loại thảo mộc khô đặc gữu trên
đảo mà qua phân tách đó là dược liệu tự nhiên có chứa polyphenol với đặc tính
chống oxidant mạnh mẽ và việc uống trà mỗi tối tương đương với dùng thuốc lợi
tiểu giúp kiểm soát huyết áp. Ngoài chế độ ăn uống và đời sống tình dục của
người dân nơi đây cũng đều đặn. Trong một bài báo năm 2008 nghiên cứu của dại
học Y khoa Athens và trường Y Tế công cộng Harvard nhận thấy rằng thỉnh thoảng
ngủ trưa có liên quan đến 12% nguy cơ bệnh tim mạch vàng, nhưng nếu ngủ trưa ít
nhất 3 buổi mỗi tuần tỷ lệ này sẽ giảm tới 37%. Đặc biệt qua điều tra 80% đàn
ông trên đảo Ikaria tuổi từ 65 đến 100 khẳng định họ vẫn quan hệ tình dục
thường xuyên và đạt “chất lượng”. Về gia
đình ông Stamatis và bà Elpini. Vợ ông qua đời năm 2012 ở tuổi 85 và hiện giờ
ông vẫn sống một mình. Trước thắc mắc về bệnh ung thư phổi biến mất ông
Stamatis kể, khoảng 25 năm sau khi rời nước Mỹ ông có quay lại một lần để khám
xem liệu bác sỹ có giải thích gì cho căn bệnh hay không. Có điều đặc biết là
chín (9) ông bác sỹ có cùng chẩn đoán ông ngày xưa đều đã chết trước ông
Stamatis.
Các
nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới, đặc biệt từ những nơi có nhiều niên lão sống rất thọ để
tìm ra bí quyết khoa học về sự trường thọ (trên 100 tuổi) đưa ra kết luận rằng
sự trao đổi gene của những người trường thọ có thể ngăn ngừa các căn bệnh lúc
về già, nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ nhân loại.
Hai
nhà nghiên cứu của đại học Calabria bên Ý tên Passarino và Maurizio Beradelli đến
một ngôi làng nhỏ Molochio với dân số gần 2 000 người để phỏng vấn các vị niên lão
sống trên trăm tuổi. Hiện làng Molochio chỉ còn vỏn vẹn 4 người sống trên 100 tuổi và bốn người ở tuổi
99. Hai ông trò chuyện với ông Salvatore Caruso, 107 tuổi vẫn còn khỏe mạnh và
được nghe ông kể về cuộc đời của ông lúc nhỏ tại nhà trường. Cách đây 88 năm ông bị té gãy chân cho nên
được miễn dịch trong thế chiến thứ nhất. Bố ông mất những năm Ý bị nhiễm dịch
tả 1918-1919. Ông cho hai nhà nghiên cứu biết bí quyết sống thọ và khỏe của ông
như sau “no bacco, no tobacco, no venere”
nôm na là không rượu chè, không thuốc lá và không mê gái. Hai nhà nghiên cứu người
Ý cũng phỏng vấn một ông cao niên khác tên Giuseppe Romeo (101 tuổi ) để nghe
kể lại trường hợp của cha ông là ông Domenico Romeo sống ở tỉnh nhỏ San Fili
vùng Calabria đến 103 tuổi và bà mẹ Maria
Rosa Caruso 104 tuổi và cả hai người sinh ra từ vùng Calabria cuối thập niên 1800.
Năm nay ông Giuseppe vẫn còn sống khỏe và tiếp chuyện với hai nhà nghiên cứu
này. Ông cho biết rằng vì vùng quê mộc mạc Calabria quá nghèo cho nên họ chỉ có
rau cải để làm thức ăn hàng ngày mà thôi “poco,
ma tutto”, có nghĩa là ăn ít nhưng
ăn đủ tất cả.
Mặc
dù ăn uống ít oi và chỉ ăn rau cải vì nạn hiếm thức ăn không phải là vấn đề lựa
chọn cho sự nghèo khó đầu thế kỷ 20 ở Calabria, các nhà khoa học khẳng định
rằng ăn chay đều đặn có liên hệ mật thiết với việc sống trường thọ.
Nhưng
hai nhà nghiên cứu khoa học Ý muốn tìm hiểu cách nào sống trên 100 tuổi không
hẳn nhờ vào việc ăn chay (vegetarian) suốt đời. Trong quá khứ có rất nhiều
huyền thoại không được rõ ràng cho rằng các nhà khoa học nghiên cứu sự trường
thọ bằng cách dùng kỹ thuật truyền gene (genetic mutation), nghiên cứu về phân
tử tế bào của những chủng tộc khác nhau làm cách nào họ tránh được bệnh tật. Khi
về già hệ thống miễn dịch người cao niên (NCN) yếu đi nên sinh ra nhiều căn
bệnh như lú lẫn (Alzheimer), tiểu đường (diabetes), tim (heart attack), suất
huyết não (stroke) và cancer.
Các
nhà nghiên cứu của đại học Calabria khác như Alberto Montesanto và Cinza
Martino thành lập một quyển gia phả của 202 người cao niên thọ trên 100 tuổi.
Họ nhận thấy rằng những cụ cao niên trong danh sách ấy không hẳn là bà con
giòng họ nhưng điều là cư dân trong 409 quận (comuni) khác nhau của tỉnh
Calabria. Họ sống trong cùng môi trường và ăn uống cùng thức ăn địa phương,
uống cùng thuốc và có cùng văn hóa nhưng họ không có cùng gene di chuyền. Họ
kết luận rằng mặc dù bố mẹ và gia quyến sống thọ đến đâu đi nữa thì gene di
chuyền ảnh hưởng rất lớn đến sự trường thọ của con cái về sau.
Theo
nhiều nghiên cứu và thí nghiệm khoa học về sự trường thọ thì một người trung
bình sống đến 80 tuổi và mắc phải những căn bệnh NCN từ 19 năm trước đó. Trong
khi những người thọ trên 100 tuổi chỉ mắc bệnh NCN từ 9 năm trước khi qua đời.
Những nhà nghiên cứu khoa học còn kết luận rằng nếu chúng ta ghép được những
loại gene của người cao niên trăm tuổi thì khả năng kéo dài sự sống thọ trên
100 tuổi là điều có thể thực hiện được trong tương lai. Nhưng theo kết luận của
hai nhà nghiên cứu người Ý là Passarino và Maurizio Beradelli thì chỉ có 25%
người sống thọ là do di chuyền và 75% số người còn lại nhờ vào cách sống tốt,
ăn uống chừng mực và nhất là nhờ vào sự may mắn mắc phải bệnh NCN trễ hơn người
bình thường.
Nghiên
cứu về việc giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer – BS chuyên gia tâm lý thần kinh
(neuropsychologist) Roee Holtzen và BS Nir Barzilai thuôc viện khảo cứu khoa
học đại học Y khoa Albert Einstein bang New York tìm hiểu về cách hoạt động của
những tế bào não lúc về già. Năm 1998 hai nhà khoa học nghiên cứu trên 500
người cao niên (NCN) sống vùng Bronx, New York mà đại đa số gốc Do Thái Ashkenazi
di dân vào New York City đầu thập niên 1900. Đặc biệt là trong máu giống người
này chứa lượng HDL (cholesterol tốt) rất cao. Hơn nữa trong gene họ chứa nhiều
chất CEPT (cholesteryl ester transfer protein) là một chất dinh dưỡng di chuyền
đặc biệt chống lại hữu hiệu nguy cơ bệnh cao huyết áp (cardiovascular) và có
khả năng làm giảm Alzheimer.
Dân
di cư Do Thái Laron Syndrome Ecuadorian: Hai nhà nghiên cứu là BS Jaime Gueva cư
ngụ tại El Oro Ecuador và giáo sư đại học Southern California tên Walter Longo
hợp tác từ năm 2006 để nghiên cứu về việc sống thọ của giống dân di cư Do Thái
Sephardi. Đầu thập niên 1900 dân Do Thái Sephardi buộc phải bỏ Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha di dân về Bắc Phi, Trung Đông và miền bắc Âu châu kiếm sống vì nạn truy
nả để tàn sát. Số ít người Do Thái này đến cư ngụ rãi rác ở Ecuador , được cư
dân gọi là Ecuadorian Laron và trong máu họ có độ IGF-1 (một loại dinh dưỡng tiết
ra Insuline) cao có khả năng làm giảm nguy cơ tiểu đường. Họ bị không ít nhiều
đồng hóa với cư dân địa phương. Hai nhà nghiên cứu thí nghiệm bằng cách trao
đổi gene của họ để làm giảm nguy cơ bịnh ung thư và tiểu đường hầu mong kéo dài
cuộc sống. Hai ông nhận thấy rằng sau cuộc thí nghiệm chỉ có 5% dân Do Thái
Laron này mắc phải bệnh tiểu đường và 20% chết vì ung thư.
Mặc
khác các nhà nghiên cứu thuộc đại học Hawaii tìm hiểu sự trường thọ của các cụ cao
niên gốc Nhật sống trên đảo Oahu. Họ tìm thấy trong gene của giống người này
chứa nhiều lượng IGF-1 tương đương với giống dân Do Thái Laron Ecuadorian. Hơn nữa
trong gene của dân Mỹ gốc Nhật có chứa hàm lượng FOXO 3a cao, có khả năng ngăn
ngừa hiệu quả căn bệnh ung thư.
Ngày
nay các nhà khoa học đang chạy đua trong việc tìm hiểu cách sống tốt và trường
thọ. Tất cả đều đưa ra nhiều lý thuyết để ước lượng tuổi thọ nhân loại trong
tương lai. Các nhà khoa học của viện nghiên cứu Albert Einstein đặt nghi vấn
rằng việc chuẩn đóan trường thọ có thể khẳng định lúc đứa trẻ mới chào đời. Lý
thuyết này đưa ra bởi Francine Einstein và John Greally. Họ nhận thấy rằng chất
DNA trong tế bào của sợi rốn trong tử cung của những đứa bé sinh ra trong vùng
Bronx, New York rất khác biệt với những đứa trẻ bình thường khác. Ông Barzilai
khẳng định rằng sự biến đổi hóa thể của DNA có thể làm tăng tuổi thọ của con
người.
Những nghiên cứu khoa học để làm tăng tuổi thọ vẫn
còn xa vời đối với lứa tuổi chúng ta. Thôi thì đối diện với hiện tại chúng ta
nên làm những gì có thể làm được trong khả năng hiện có, chúng tôi xin mượn
những lời khuyên của tờ US News &
World Report đã mách 10 bí quyết như sau cho những ai muốn có được trăm năm tuổi
thọ:
1 - Chớ bao giờ nên thực sự
nghỉ hưu! Có những bằng chứng cho thấy là sau khi người ta nghỉ làm việc thì
bệnh mập phì và các chứng bệnh trầm kha khác tăng cao. Vậy thì sau khi nghỉ hưu
chúng ta nên tìm một hoạt động gì khác để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh, như
trồng vườn, làm thiện nguyện trong các trường học, bệnh viện, hội từ thiện
v..v..
2 - Nhớ giữ hàm răng cho thật sạch bằng cách hằng ngày dùng loại chỉ để làm sạch răng (dental floss), làm như vậy giúp giảm bớt vi trùng gây bệnh cho nướu răng. Một cuộc khảo cứu của đại học New York cho rằng lượng vi trùng quá nhiều trong miệng có thể lọt vào trong máu và làm sưng động mạch, một nguy cơ có thể gây bệnh tim.
2 - Nhớ giữ hàm răng cho thật sạch bằng cách hằng ngày dùng loại chỉ để làm sạch răng (dental floss), làm như vậy giúp giảm bớt vi trùng gây bệnh cho nướu răng. Một cuộc khảo cứu của đại học New York cho rằng lượng vi trùng quá nhiều trong miệng có thể lọt vào trong máu và làm sưng động mạch, một nguy cơ có thể gây bệnh tim.
3 - Năng hoạt động, tập thể dục. Thể dục là dòng suối trường sinh, nó giúp cho cơ thể vận hành tốt, trí tuệ minh mẫn, tâm tư thoải mái.
4 – Hạn chế ăn ít thịt đỏ như thịt bò, thịt heo và thịt cừu (chỉ nạp 500 g thịt đã nấu chín một tuần) và tránh thịt đã qua chế biến như thịt jambon, sussage và thịt smoked meat, giảm mỡ, ít đường, ít muối và ăn nhiều chất sợi các loại hạt nguyên cả màng bao như gạo lức chẳng hạn, nhất là vào buổi sáng để duy trì một lượng đường đều đặn trong máu cho cả ngày. Những người theo lối ẩm thực như vậy ít gặp nguy cơ tiểu đường.
5 - Ngủ ít nhất 6 tiếng một ngày. Những người đạt đến số tuổi thọ 100 thường coi giấc ngủ là ưu tiên hàng đầu.
6 - Hãy ăn uống những thức ăn tươi như rau cỏ, trái cây có màu xanh lục, vàng cam, đỏ, đó là những loại rau quả nhiều chứa vitamin thiên nhiên, đừng lệ thuộc vào các viên vitamin quá nhiều. Tránh những thức ăn nhiều tinh bột như gạo trắng, bánh mì, bánh ngọt, đường.
7 – Giảm stress - Đừng để cho những bực bội, lo nghĩ lẩn quẩn trong tâm trí suốt ngày, nên có óc hài hước.
8 - Nên giữ thói quen tốt: Các cụ sống lâu đến trăm tuổi thường rất điều độ, ăn uống rất kỹ, đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Đối với những người lớn tuổi, lối sống thất thường khiến họ khó có thể lấy lại quân bình cho cơ thể và dễ bị nhiễm trùng hay cảm cúm.
9 - Không nghiện rượu, không thuốc lá hay cần sa ma túy
10 - Cần có thân nhân, bạn bè, xóm giềng để giao du hầu tránh tình trạng hiu quạnh dễ sinh buồn rầu, trầm cảm. Giữ mối liên lạc gia đình, bạn bè mật thiết còn có điều tốt ở chỗ họ sẽ canh chừng các cụ, và nếu như họ nhận xét thấy các cụ có vấn đề gì về sức khỏe thì chính họ sẽ thúc giục các cụ đi bác sĩ để khám nghiệm xem sao.
Đối với Việt Nam thì cuộc sống của những người già bên những khóm tre, vườn
rau, ao cá thật thanh tịnh cùng với những tình cảm chứa chan của bà con lối
xóm, và sự hiếu thảo của con cháu…chính là bí quyết để mỗi người được sống lâu,
sống khỏe.
Và có một điều chắc chắn là dù tuổi thọ tăng đến đâu thì con người
cũng sẽ không bao giờ đạt đến sự bất tử…
Nguyễn Hồng Phúc – sưu tầm &
nghiên cứu
Tham khảo:
1.
Việt báo Canada số phát hành ngày 25 tháng 1 năm 2013 trang
40.
2.
National Geography – On Beyond 100 by Stephen S. Hall
Edition May 2013 page 28 to 49.