Nghe trẻ em Pháp hát bài
vở lòng ‘à, bề, xê, đê, ế, ép, g...’ hay Anh ‘ầy, bì, xi, đi, ý, ép, dgi...’ mà
nhớ đến mẫu tự Việt nam. Căn bản viết giống nhau nhưng vì cách phát âm
khác nên số lượng cũng du di tùy ngôn ngữ. Tiếng Việt đơn âm có dấu, khác hẳn
ngôn ngữ ngoại cùng gốc la tinh, đa âm, có thể do một hay nhiều vần. Như chữ ‘nghiêng’ dài nhất tiếng
ta chỉ gồm 7 chữ cái, Pháp có ‘anticonstitutionnellement’(23), Hòa lan
với paternosterbollekesfabricant (28)...
Trung quốc viết bằng gạch sổ tượng hình, như chữ Nôm ta ngày xưa, mỗi từ riêng
biệt, phong phú hóa tiếng mình bằng cách ghép chữ vào nhau hoặc với các bộ như
bộ ‘mộc’ ‘khẩu’... tạo thành chữ mới. Tuy nhiên, không biết trên thế giới có
thứ chữ nào mà nhiều mẫu tự, khi xướng lên, còn có thể đọc được thêm bằng cách
khác. Mẫu tự ta, tự nó đã có nghĩa, độc lập đứng một mình cũng tự hào :
‘Đã mang tiếng
ở trong trời đất,
Phải có danh
gì với núi sông’
nên cũng có tên thật tên riêng. Như mẫu tự ‘b’ được đọc ‘bê’, ‘bờ’ đồng
thời có hai nghĩa khác nhau.
Vậy nào chúng ta hãy cùng
nhau ‘ê a’ lại những chữ cái đầu đời của thuở học trò con :
Nguyên âm ta có 12 :
-sáu không dấu: a, e, i, o, u, y (i dài hay i grec, đọc
I ),
-sáu có
dấu : ă (á), â (ớ), ê, ơ, ô, ư .
-
17 phụ âm đơn thường được đọc bằng một hai cách như :
-
b (bê, bờ),
-
c (xê, cờ),
-
d (dê, dờ),
-
đ (đê, đờ)
-
g (gê, gờ)
-
h
(hát, hờ),
-
k (ca, cờ),
-
l (lờ),
-
m (em, mờ),
-
n (anh, nờ),
-
p (bê dưới) chỉ dùng ở phần cuối chữ, nếu dùng ở đầu phải ghép với
h,
-
q (cu) không bao giờ dùng một mình luôn ghép chung với u,
- r
(rờ),
- s (ếch, sờ),
- t (tê, tờ)
-
v (vê, vờ),
-
x (ích, xờ),
-
nguyên âm ghép như ai, ao, au, ay
âu,
ây
eo,
êu
ia, iu,
iê, iêu,
oa, oe, oi,
oai, oay, oă
ơi
ôi
ua, ui, uơ, uô, uôi, uy, uyu, uơi,
uyê, uâ, uây, uê
ưa, ươ, ưi, ưu, ươi
yê,
yêu
-Và phụ âm ghép như ch (chờ), gh (gờ), kh (khờ), ng (ngờ), ngh (ngờ), nh (nhờ), ph (phờ), th
(thờ), tr (trờ).
- phụ âm
ghép với nguyên âm : gi
(dờ),
qu(quờ)
Thêm vào đấy 5 dấu, hỏi( ?),
sắc (‘), huyền (`), ngã (~), nặng (.) dành riêng cho tất cả nguyên âm,
Dấu mũ
‘’ ^ ‘’ chỉ riêng cho a,
e, o, thành
â, ê, ô,
Dấu ‘á’ nửa hình mặt trăng đăc biệt trên chữ a thành ă.
Và dấu móc cho o, u thành ơ, ư.
Thử nhắm mắt lại tưởng tượng
hình dung lắng nghe các em bé bậm môi, nhíu mày đánh vần, tròn mắt đọc lỏm bỏm,
ì ạch hay rộn rã theo nhịp thước của thầy cô, các bạn sẽ ngạc nhiên khám phá ra
bao điều ngộ nghĩnh, bất ngờ qua bảng chữ cái đầu đời,...
Từ đó bắt
nguồn cho lắm chuyện vui, hài hước, thô tục, bao điều tréo cẳng ngỗng, trớ trêu
xảy ra. Người Việt ta thường chê, tránh nói tục, nên ‘lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau’. Ngay cả trong văn thơ, ẫn ý chỉ hơi không thanh thôi là bị chê bai
chỉ trích như thơ Hồ Xuân Hương chẳng hạn. Thế mà ngay trong mẫu tự căn bản, đã
có chữ Q mà các cụ đồ nho, ‘ hiền nhân quân tử ‘ ai mà chẳng... có... nghèn
nghẹn cũng đành đọc chính danh.
-
Ba ơi ba, có thư, nhiều thư lắm !
-
Bé Tâm vui vẻ nhanh nhẩu cầm xấp thư
chạy vào
nhà.
-
Thư ai vậy con ?
-
Con không biết,... tên viết
tắt.
-
Con cố đọc thử đi.
Bé Tâm không chần chừ đọc một lèo :
Thư thứ
nhất N. CH. M. ( anh chờ em) .
Thứ hai
N. Q. Trần (anh cu trần).
Thứ
ba V. S. Q. (vờ sờ cu).
Thứ tư
T.Q. (tê cu )
Thất kinh, không kịp phản ứng, bịt miệng la con,
ông bố khựng lại, chợt hiểu ra... cười chảy nước mắt.
Thật ra cũng tại cái ... chữ nầy ! Nằm yên hiền như bụt, gọi
đến hóa phiền hà !
Nhớ lại chuyện kể về tên
viết tắt của Thủ tướng Anh Winston Churchill : W.C.. Một hôm có ký giả hỏi
W. Churchill về lời phê bình công khai ở Hyde Park của đảng đối lập hàm xúc
tính cách phỉ báng xúc phạm đến tên Ông : ‘’Ông ta chỉ là cái W.
C.’’(water closet).
Bình tỉnh, hóm hỉnh mỉm cười, W. Churchill phản
pháo :
’’ Đúng thế ! Điều nầy chứng tỏ xác nhận rõ
ràng rằng tôi biết lắng nghe, chia xẻ, độ lượng, khoan dung. Ai cũng cần đến
tấm lòng rộng mở của tôi, già trẻ gái trai không phân biệt giống màu’’.
Vậy suy ra tên Việt ta hay các tiếng gốc mẫu tự la tinh, nếu chỉ viết
bằng những chữ cái đầu như T.T.M. chẳng hạn thì được đọc chính danh là ‘tê tê
em’ hay ‘ tờ tờ mờ’, còn nếu đọc theo kiểu phỏng đoán, đoán mò, do trùng hợp
như trên thì đôi khi như lạc vào mê hồn trận. T.T.M. có thể nghĩ là tổng thống
Mỹ, tổng tham mưu, thành thật mời, tin tức mình...
Do đó điểm đặc biệt độc đáo của mẫu tự Việt là
tự mình chẳng những đã có tên mà còn thêm có nghỉa riêng đặc trưng của mình nữa
khác hẵn với chữ cái ngoại hữu danh mà
vô nghĩa.
Rảnh
rỗi bạn hãy thử bày những cuộc đố vui hay xướng họa bằng mẫu tự. Tùy ngẫu hứng,
tưởng tượng, bạn sẽ có những trận cười thoải mái, thích thú giải tỏa bao nỗi
niềm,... có khi tự nhiên bật cười thành tiếng một mình như chai sâm banh bật
nút nổ vang.
Nhẩm đọc lại ta còn cảm
nhận tâm tình con người lồng qua bảng chữ cái đầu đời. Tình cảm luyến ái giữa
nam nữ, anh (N), em ( M) được trào dâng
bằng mẫu tự, thể hiện qua cử chỉ nhẹ nhàng, rõ ràng không hậu ý, thân mật không
lố lăng, thô bạo, như ‘em ngã anh bê’ (M ~ N B).
Cảnh trí hữu tình cũng góp phần không nhỏ vào
việc riêng tư, sáng quá gây ngại ngùng, tối mò thì mèo trắng như mèo mun, ‘tờ
lờ mờ’( TLM ) quả là hợp tình hợp cảnh thơ mộng nhất.
Mực độ thân mật cũng xuống dốc hay leo thang
tùy lúc. ‘‘Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy’’ qua ‘hỏi’ ( ?) thăm, ‘nhờ’
(NH) bạn bè mai mối, ‘vờ’ (V) làm quen. Rồi khi ‘‘tình trong như đã mặt
ngoài còn ‘e’ thì hẹn hò ‘chờ’ (CH) đợi. Và đến lúc ‘‘tình nghĩa đôi ta có thế
thôi’’ vì ‘ngờ’ (NG) nhau nên ‘lờ’ (L) nhau
từ biệt.
Chỉ cần thay đổi mẫu tự
trung gian giữa hai chữ N...M, bạn có ngay một loạt cử chỉ hành động thân mật,
hoặc có khi thích nghĩ mà ngại làm theo phong tục Việt nam như O, bê (B), dê
(D), rờ (R ), sờ (S).
Qua ký
hiệu tốc ký đặc biệt đa năng đầy ám hiệu nầy, chúng ta còn có thể tạo thơ, gây
ý nhạc,kích thích, khơi nguồn, truyền tin, bật mí bí mật, bằng nôi chữ thân
thương:
N Ch M ~ B Đ,
N K N H N V B M.
(Anh chờ em ngả bờ đê,
Anh ca anh hát anh vờ bê em.)
Nghĩ
cho cùng, điểm đặc sắc của mẫu tự Việt nam chẳng những tượng thanh, tượng hình,
đa dụng, đầy nghĩa, thâm thúy mà nói chung còn lồng gắn tình yêu nguyên thể,
tình người, tình yêu nhân loại, và nói riêng gia đình vẫn là nền tảng cho sự
sống còn của thế nhân. Bảng mẫu tự Việt được ví như bọc trứng của Lạc long Quân
và Âu Cơ mà mỗi đứa con đều mang tên thật tên riêng cần phải duy trì, phát huy
hầu làm rạng rỡ giống dòng Hồng Lạc.
Cô
Trần Thành Mỹ