- CÙ LAO:
Là khoảnh đất rộng,
ít ra cũng rộng hơn cồn, nhô lên giữa sông Cái hoặc ngoài khơi giữa biển mênh mông, như:
-Cù lao Dung, Cù
lao Nai, nay là huyện An Thạnh Nhứt (Sóc Trăng), là nơi chỉ riêng xã An Thanh Nhứt có tỉ lệ 90 % (
200) cô gái lấy chồng Đài Loan. Sự kiện đau lòng nầy đã gây hậu quả tác hại mất
cân bằng nhân số, khiến chúng ta nên dành một phút giây chia xẻ lời than thở đến
não nuột của các chàng trai lâm vào cảnh:’
Tìm em như thể
tìm chim
Chim bay biển bắc,
anh tìm biển đông
Tìm chi cho phải
mất công
Đài Loan, Hàn Quốc
em dông mất rồi...
- Cù lao Phố (miệt Biên Hòa, Gia Định
xưa)
- Cù lao Giêng (
Long Xuyên), nơi từ lâu có ngôi nhà thờ, tu viện và nhứt là trại hủi rất qui mô.
- một số các cù
lao thuộc tình Mỹ Tho như: cù laoThới
Sơn, Năm Thôn.
-các cù lao đã
căn bản hình thành là đất tỉnh Bến Tre: Bảo, Minh. . .
- VŨNG :
(là nơi, thường
là bờ biển lỏm vào bên trong, là nơi tàu bè vào đậu. Vũng thường nhỏ hơn vịnh), thí dụ:
- Vũng Tàu ( nằm
cách Sài gòn khoản 120 km), là nơi tàu thuyền neo đậu, chờ vào thương
cảng Sài gòn.
Vũng Tàu cũng là thành phố du lịch nổi tiếng của miền Nam.
- Vũng Liêm ( một
huyện của Vĩnh Long)
- Vũng Mủi Cà Mau
Miền Nam cũng có
bờ biển bao quanh về phía nam, tuy nhiên vì không có đồi núi gồ ghề nên không
có nhiều vũng như miền Trung (sẽ được trình bày trong bài sau nầy)… Nhưng tác giả còn nhớ, thời xa xưa, khi còn “mài đủn
quần trên ghế nhà trường’, ông thầy có cho biết
nơi quê cụ đồ Tam Nguyên Yên Đổ (Nguyễn Khuyến) ở làng Ngang có một cái
vũng Lội. Vũng nầy nước không sâu lắm, các cô muốn... lội qua phải vén... quần,
để lộ cái gì trăng trắng như “con cuối.” Hú hồn, tưởng thấy “cái”
kia mới hồi hộp
Thôi, giờ xin tạm quên con hay cái, giờ thì xin đề
cập đến ...
- HÒN: ( là cụm đất nổi lên ngoài khơi,
nhưng nhỏ hơn đảo. Đa số các hòn thường nằm
gần bờ biển như:
-Hòn Đất, Hòn Chồng,
Hòn Tre, Hòn Rái... ( thuộc Rạch Giá). Gọi
Hòn Rái, vì nơi hòn nầy có nhiều con rái cá, là loại gần giống con chồn, nhưng to và lông mịn, sống
dưới nước, đuôi thật dài Chúng săn cá rất
tài tình. Riêng Hòn Đất, nay là một huyện của tỉnh Kiên Giang, khá lớn với dân
số vài chục ngàn người… thuộc tỉnh nầy còn có “Hòn Nhạn”, thuộc đảo Thổ Chu,
Phú Quốc..., vì nơi nầy có nhiều chim nhạn sinh sống. Giữa thiên nhiên,
chúng mặc tình săn bắt cá, rồi tìm bạn
tình và mặc tình đẻ trứng, bởi thế mới... đẻ ra...
- Hòn Trứng Lớn,
Hòn Trứng Nhỏ:
(cách Vũng Tàu
khoản 50 km.). Xã hội loài chim cũng như bao nhiêu con sinh vật khác, kể cả con
người, đầu quần tụ theo đàn, nhóm, giống.Nơi hòn có giống chim lớn thì đẻ trứng
lớn, nên gọi là ... Hòn Trứng Lớn, và ngược lại.
-Hòn Khoai, Hòn
Tre ( thuộc tỉnh Cà Mau), chỉ cách đất liền khoản 15 km.
Đặc biệt, nơi Hòn
Khoai có rất nhiều loại khoai củ to, dài cả thước, và phong cảnh cũng khá hữu
tình. Ngày nay, nơi nầy cũng là điểm du lịch sinh thái rất được ưa chuộng vì đi
lại dễ dàng.
-ĐẢO,
QUẦN ĐẢO: (Đảo là cụm đất cũng nổi
lên, nhưng to hơn hòn. Quần đảo là một tập hợp nhiều đảo, thí dụ:
- Đảo Phú Quốc (thuộc Rạch Giá), đảo Côn Sơn ( hay Côn Đảo) tùy thời kỳ thuộc
Bà Rịa hay Cà Mau
- Quần đảo Trường Sa (tỉnh Phước Tuy), miền Nam Việt Nam. Cũng như Hoàng
Sa, là hai quần đảo nằm ngoài khơi bờ biển Việt Nam vài trăm hải lý, từ năm bảy
trăm năm trước Việt Nam đã thực tế chiếm hữu bằng sự hiện diện của quân lính,
đài thiên văn, hải đăng. Trong khi bọn Trung Quốc xâm lược cách xa, hoàn toàn
không đủ chứng lý và thực tế, đã dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974,
nay đã ngang ngược vẽ cái “lưỡi bò” tham lam liếm tới kề bên Mã Lai. Trung Quốc
thừa biết sự phi lý của họ, nhưng cố tình làm bừa, áp dụng kế sách: ’nói dóc
hoài sẽ thành thật,” và “ biến không thành có”...
Tiếp theo, xin đề cập đến các địa danh, bắt nguồn từ tiếng Khmer. Về nguyên
tắc đặt tên, gồm:
-Phiên âm từ địa danh tiếng
Miên đã có và bỏ dấu cho thành tiếng Việt.
-Định nghĩa một đia danh Khmer đã có sẵn, dịch sang tiếng Việt, thí dụ: Bến
Nghé là từ tiếng Kompong Krabei (Vũng trâu)
Đây là nhóm khá nhiều tại các tỉnh như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Châu
Đốc... , chỉ xin ghi ra một ít tiêu biểu, thí dụ:
-Bến Tre: do tiếng “Srok Trey”(xóm cá), vì nơi nầy xưa có nhiều cá tôm, ghe
xuồng đánh bắt thường tụ tập thành bến. Tỉnh B.T cũng có các tên như xã Mỹ Lồng
( do tiếng ”Srok milom”, xóm có “nàng tên lom”). Bến Tre là xứ dừa, vời đặc sản
kẹo dừa, bánh tráng nước cốt dừa, nơi mà:
Ai người khăn gói gió đưa
Về đây quên hết nắng mưa bụi đời
Khi yêu yêu lắm người ơi
Cả trời, cả đất cả người Bến Tre (thơ Kiên Giang).
Nhân đây cũng nên ghi nhận,
Bến Tre không phải có nhiều tre, vì tên
là do từ tiếng Khmer.
-Cà Mau : do tiếng “Tuk-Khmau”( nước
đen) mà ra.
-Châu Đốc: từ tiêng”Mắt Crut” (mỏm heo) của Khmer.
-Ba Thê: : (tên huyện của An Giang) là từ “Tà Thner” ( Ông Thê)
-Xà Tón : (tên một nơi ở thị trấn
Tri Tôn, Châu Đốc), do tiếng”Vat Svay Ton”(khỉ lôi kéo). Nghe đâu khi xưa vùng
nầy khỉ nhiều lắn, người đi đường bị khỉ ra quấy phá...)
-Cần Thơ do tiếng ”Kintho” ( Cá sặc rằn).
Về tên Cần Thơ, trong quyển “Cần Thơ, Xưa và Nay” của ô.Huỳnh Minh, nêu lên thuyết “ do tiếng “Cầm
Thi Giang”, con sông đẹp Thuyết nầy
không vững lắm…
-Thốt Nốt : (tên một huyện, trước
thuộc tỉnh Phong Dinh-Cần Thơ, nay thuộc An Giang). Tên nầy do tiếng “Thnôt’,
tên gọi một loại cây đặc trưng của người Miên, thuộc họ và tương tợ như cât dừa.
Trái uống rất ngọt, và cô đặc thành đường rất thơm..
-Cần Đước: từ tiếng ”Prek Andok”, Cần Giuộc (Srok Kantuot). Hai huyện nầy
thuộc Gò Công cũ (nay là Tiền Giang)
-Mỹ Tho : từ tiếng Mê Sô
-Sa Đéc : do tiếng “Phsar Dek (chợ sắt) vì nơi ầy xưa
kia chuyên bán sắt.
Thuộc Sa Đéc cũ, nay là Đống Tháp có huyện Lấp Vò
-Lấp Vò : do tiếng ”Srok Takpor”,
xóm nước nóng
(Cũng có truyền thuyết, thời
nội chiến Tây Sơn, Nguyễn Ánh, chúa Nguyễn Ánh
lập căn cứ ở Hồi Oa (Long Hưng, Nước Xoáy, vùng giữa Sa Đéc và Cần Thơ
cũ), rạch Lấp Vò vô cùng quan trọng, con sâu nước chảy, hai bên bờ sông nhiều
trại đóng ghe xuồng, bán dầu chai trét ghe và “lấp vò”… Lấp vò là dùng dầu
chai, trộn cùng bố tời xảm vô các khe, lấy dầu trong phết lên cho cây “uống” dầu...
-Nha Mân (do tiếng “Srok Okha Mân). (sóc của nàng Mân). Chẳng biết nàng Mân
có đẹp không, nhưng theo dân gian từ lâu đều cho rằng gái Nha Mân đẹp có tiếng, qua câu vè” Gà nào hay bằng gà Cao
Lãnh, gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”.
-Lai Vung Cũng là một địa danh, thuộc Sa Đéc cũ, nằm trên đường từ Sa Đéc
đi về bắc Vàm Cống. Đây là một địa phương nay thuộc xã Tân Lộc, huyện Lấp Vò, rất nổi tiếng với món nem chua... Có
một vài thuyết giải thích địa danh nầy, nhưng có lẽ thuyết sau đây nghe ra hợp
lý hơn. Nơi vùng nầy có đến trên 700 mẫu trồng trọt, trong đó đa phần trồng cau
(ăn trầu). Trái cau có 7 loại, khi để khô mới hái xuống, gọi là cau tầm vun,
người Miên gọi là “sla tamvun”. Xứ nầy được gọi là ”Phsar Cla tamvun”, người
mình đọc trại ra là “Lai Vung”
-Sóc Trăng: do tiếng ”Srok Khleng “ (xóm kho bạc), thuộc tỉnh Sóc Trăng co
khá nhiều đia danh từ tiếng Miên như;”Bải Xàu”
là ”bai xao” (cơm sống), hoặc “Trà Quít, Trà Canh, Trà Men, Trà Cuôn... Có
giải thích khác, Sóc Trăng là “sóc to” không đúng…
- Kế Sách : (một Quận của tỉnh Ba Xuyên-Sóc Trăng ) là
“K’sach”( xứ cát) vì nơi đây có con sông
cái, cồn... có nhiều cát dùng xây cất được.
- Vàm Tấn : tên một cái vàm nổi tiếng
của quận Long Phú, Sóc Trăng, do tiếng “Peam Senn” (theo ô. V.H.Sển)
-Trà Vinh : do tiếng
“Preas Trapeang” ( đảo của Phật). Tỉnh nầy đặc biệt có khoản 300 ngôi chùa Miên
xây từ nhiều thế kỷ trước. Tỉnh có nhiều địa danh như ”Láng Thé” ( Tonlé Kanlen Sè).
Như ta thấy, Trà là từ tiếng
Miên, một số địa danh nơi có người gốc Miên có những tên như: Trà
Cú ( Trà Vinh), Trà Men, Trà Canh, Trà Quít ( Sóc Trăng), Trà Ôn (Vỉnh Long) là
quê hương của Cậu Mười Út, tức danh ca Út Trà Ôn.
-Vĩnh Long: do tiếng “Kompong Luông” (vũng Luông), là vùng đất trải dài từ
Vĩnh Long đến Sa Đéc, đến tận Long Xuyên
Châu Đốc.
Nhân đề cập đến chữ
“long”, xin lạm bàn thêm. Long theo nghĩa chữ Hán Việt, là “rồng”, dành cho
vua. Nhớ thời Nguyễn Ánh trên đường bôn
ba, đã đến nhiều nơi. Và nơi đó được vinh hạnh mang địa danh có chữ Long, thí dụ:
Càng Long, Long Mỹ.
-Mang Thít: do tiếng ”Băng Brit” (cái lung mọc đầy bông súng), đây cũng là
tên con sông về phía đông nam tỉnh Vĩnh Long, nối liền sông Tiền và Hậu…
-Trà Ôn : (một huyện của Vĩnh Long) do tiếng “Tà Ôn”
(ông tên Ôn), “tà” tiếng Miên nghĩa là ông..
-Long Hồ (thuộc Vĩnh Long), do tiếng
Longhor. (chim bói cá)
-Sài gòn : Địa danh thân thương,
một thời là thủ đô quốc gia tự do của Việt Nam. Tên Sài gòn, củng do nhiều nguồn,
giải thích khác nhau, nhưng chỉ có 2 thuyết là khả tín. Thứ nhứt, do phiên âm từ
tiếng ”Preiko” (rừng cây bông gòn) hoặc ”Prei Nokr” ( đô lâm hay hoàng lâm) vì
nơi đây có tư dinh của phó vương Cao Miên. Thứ hai, từ sự kiện nhóm người Minh
Hương theo phe Nguyễn Ánh, bị quân Tây
Sơn tàn sát, họ phải rút về vùng Sài gòn, xây bờ gạch cao, dọc theo Kinh Tàu Hủ, gọi là “Thầy Ngòn” ( đê
ngạn), người Pháp phiên âm là Sai gon.
Cũng có thuyết là do phiên âm từ tiếng “Tây Cống”, là nơi vua Cao Miên cống nạp
cho vua VN...
Nhân đây, cũng nói thêm một
chút về “Minh Hương”. Người Minh Hương, được hiểu là người Trung Hoa, một cộng
đồng cư dân gắn liền với sự hình thành ”đất phương Nam”. Họ sống rải rác từ cù
lao Phố (Biên Hòa), đến các tỉnh Tiền và Hậu Giang, và tập trung đông nhứt vùng
Chợ Lớn. Gọi như vậy, vì họ nghĩ đến”quê hương nhà Minh” (đã bị nhà Thanh xâm
chiếm, cai tri.). Họ chia ra 5 bang chánh là: Quảng Đông, Triều Châu (Tiều), Phước
Kiến, Hẹ và Hải Nàm. Người Quảng thường co cụm nơi thành phố, kinh doanh buôn
bán, người Tiều sống xen lẩn cùng người Miên, Việt, chuyên làm rẩy, (thường gọi
là”chệt rẩy), người Hải Nam chuyên về ngư nghiệp. Các nơi nhu Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Trà Vinh, người Tiều lập gia đình cùng Miên hay Việt, cho ra đời những cô
gái “đầu gà đít vịt” khá xinh.
- Thủ Dầu Một : Có giả thuyết cho rằng từ tiếng Miên (Việt nam Tự điển của
Lê văn Đức và lê Ngọc Trụ), đó là tiếng” thun doán bôth”- gò có đỉnh cao nhứt…
Trong tự điển “Tiếng Việt miền Nam” của ông Vương Hồng Sển (in năm 1997), do
tiếng ”Choeutal Muey Doem” ( Nghĩa là cây dầu một). Ngoài ra, trong dân gian, có
lối giải thích ngắn gọn hơn, Gọi như vậy vì “trên đầu đường vô tỉnh có cây dầu
to”. Riêng tên “Bình Dương có từ năm
1698. Bình Dương nổi tiếng với vườn trái cây Lái Thiêu, đồ gốm, về
con người cũng khá nhiều, nhưng hầu hết người Việt miền Nam trước năm 1975 đều
biết “người đẹp Bình Dương” là cô đào Thẫm Thúy Hằng, một thời sắc nước hương
trời, nhưng nay đã” theo dòng thời gian, tàn phai nhan sắc”. Ôi, cũng là lẽ thường
...
- Gò Vấp: ( một quận của Sài gòn,
nay là TP/HCM) là từ ”Kompap”( gỗ rất quí). Gò Vấp là gò có nhiều gỗ quí.
-Bà Rịa : theo một nhà khảo cổ
người Pháp, do tiếng “Phrey” đọc trại ra, là tên một cái bàu lớn ở xã Long Điền.
Cũng có lối giải thích khác ( theo Địa Phương Chí 1902 do H.H N.C Đông Dương),
do lấy tên của bà Nguyễn thị Rịa, người gốc Phú Yên. Bà nầy vào lập nghiệp, có
công giúp cho địa phương nên tên được chọn.
Sau đây, xin dài dòng
thêm về địa danh từ tiếng Miên (Theo ĐNCL số 2, phát hành tại Nam cali). Như
trên ta thấy chỉ riêng địa danh cấp tỉnh,
đã có trên dưới 10 tỉnh miền Tây phát xuất từ tiếng Miên. Riêng trường hợp liên
quan đến tiếng Trà. (trong Trà Vinh), họ gọi là Tra-păng, càng nên tìm hiểu
thêm. Từ nầy có khoản 6 thế kỷ trước, khi người mình vào cư ngụ, đọc trại ra là
Trà Vang. Người Pháp phiên âm là Tra Vinh, mình đọc thêm dấu huyền thành Trà
Vinh. Riêng từ nầy không có nghĩa gì cả mà chỉ là phiên âm. Tương tự như “Trà”,
dùng gọi các địa danh xứ Quảng, miền
Trung như: Trà Mi, Trà Bồng, Trà Khúc... Vô trong Nam, từ nầy ghép chung với chữ
khác mà thành (trang, quyển 2. Đất Phương Nam). Cũng có thuyết cho rằng Trà từ tiếng
“Tà” đọc trại ra, theo tiếng Miên nghĩa là “ông”. Thường trong các sóc Miên, có
một cái cốc nhỏ dưới góc cây, đặt mấy viên đá, thờ ”Ông Tà”... Lại xin lan can đến
chữ “tà”, bên Cam Bốt có nhiều địa danh mang tên nầy, cụ thể như tỉnh Tà Keo.
Và đặc biệt liên quan đến một “vết nhơ của nhân loại “ xảy ra tại xứ Cam Bốt.
Trong thập nên 1970, có tên sát nhân diệt chủng tên Ta Mok. Chuyện xứ người,
nhưng đây là một sự kiện mà cả thế giới đều đề cập như một hình ảnh gớm ghê,
kinh tởm, cũng đáng để chúng ta nêu lên. Vào tháng 4/1975 cùng thời với Việt
Nam, Cam Bốt cũng được “giải phóng” do nhóm Khơ Me Đỏ từ rừng rú tràn vô. Nhóm
nầy do Pon Pôt cầm đầu cùng với một “băng đảng” có học thức, trong đó có Ta Mok
là chúa ngục, chuyên giam giữ và tàn sát dã man như thời trung cổ những “kẻ thù
“của họ là nhân dân thuộc giới trí thức. Theo tài liệu phổ biến rộng rãi, trong
thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979, Khơ Me Đỏ đã cai trị dân Cam Bốt. Chuyện thật thê thảm và khá dài,
chỉ xin tóm gọn và đặc biệt về vai trò của Ta Mok. Trong sự kiện nầy, ta thấy có 2 vấn nạn đáng
nói là:
-Khơ
me Đỏ thực hiện chủ thuyết “nguyên thủy” cho dân Cam Bốt, nhưng họ thì vẫn là
vua chúa với ngựa xe võng lọng sơn hào hải vi. Các tay đầu xỏ từ Pon Pốt, Iêng
Sary... và những cán bộ đều có vợ đẹp con khôn riêng, nhưng lại bắt dân sống tập
thể, vô gia đình..., người dân sống trong công xã, trai gái lao động tốt được
khen thưởng cho ”ngủ chung”, không cần biết ai là ai...
-Họ
là trí thức, du học bên Pháp, nhưng dân chúng
không có quyền là “trí thức” và bị tiêu diệt, không nương tay; mà trí thức
là những ai mang kiếng trắng hay cận thị,
tay trắng không sần sùi. Xã hội theo
xã hội nầy không cho phép “văn minh theo tụi tư bản”, nên họ cấm xài tiền,
không được xử dụng khoa học kỹ thuật mà chỉ dung cuốc xẻng... Để thi hành chế
độ diệt chủng (chính chủng tộc của họ), nhiều nhà tù lập ra, mà Ta Mok là xếp
xòng… Khi vào nhà tù là coi như tiêu đời, bị giết bằng nhiều cách dã man, như đập
đầu bằng búa... Sau 1979, Khơ Me Đỏ bị đánh dẹp, một chánh phủ khác lên thay mà
cuối cùng nắm ngội bá chủ là tay Thủ Tướng Hun Sen, vốn là trung đoàn trưởng
Khơ Me Đỏ... Nay tay nầy chiếm kỷ lục là Thủ Tướng trẻ và cầm quyền lâu nhứt
thế giới Dù nay mang danh là gì, cốt lõi vẫn là “ độc tài đảng trị”. Đáng lẽ
không phải tốn giấy mực đề cập chuyện bá vơ nầy, vả chăng cũng không phải là điều
quan yếu trong nội dung thiên tài liệu, nhưng vì liên quan đến chữ “Ta” Mok (mà
ta đọc là “Tà’). Trong vài năm vào khoản thập niên 2000 đến 2010, quốc tế lập
tòa án xét xử bọn diệt chủng, trong đó có tên Ta Mok. Tòa án mà quốc tế phải tốn
nhiều triệu đô la, cứ nhì nhằng chẳng xử được gì, và tên Ta Mok nầy được chăm
sóc từng ly từng tí kèo bị... ngủm thì còn lấy đâu mà xử. Thật trên quốc
tế, nhiều chuyện “tào lao”, không hiểu nổi.
Xin trở lại nội
dung chánh, về địa danh, ngoài những tiếng gốc từ tiếng Cam Bốt, con từ vài
ngôn ngữ các sắc dân khác, cụ thể từ tiếng Trung Hoa :
- như trường hợp vừa nêu trên (Thầy Ngòn, Xấy Cung-Tây Cống...
)
Lại phải nhắc đến tên một vài từ có liên quan
đến các “chú” người Tàu như: Chú Hỏa, Chú Ía...
- Bạc Liêu ( tên một tỉnh
miền Tây, nằm trên quốc lộ Bốn cũ), bên dưới sát tỉnh Sóc Trăng.
Bạc Liêu do tiếng Pô Léo
mà ra (cũng có thuyết khác nhưng không vững).
Và nhân đề cập
đến vùng Bạc Liêu, Cà Mau, xin nhắc đến vài địa danh như:
-Vĩnh Châu, một huyện của Bạc Liêu, có nghĩa là hạt ngọc đep muôn đời.
Đây là một nơi
nổi tiếng về củ hành nhỏ, đỏ, rất thơm, thường gọi là hành tiều, vì đa phần do
người Tiều trồng. Tiếp là vườn nhãn rộng khoản 200 mẫu. Giống nhãn rất thơm
ngon, hột nhỏ, thường gọi là nhãn hột tiêu.
- Giá Rai, cũng thuộc Bạc Liêu. Địa danh nầy, theo lời giải thích, là
vì lúc còn sơ khai, dân cư thưa thớt, dọc theo sông rạch nhiều loại thảo mộc
như cây tràm, cây giá, cây chiết, vừng... mọc. Dân chèo xuống ngang qua vùng nầy
thấy nhiều giống cây khác, mà chỉ có
“Lai Rai Vài Cây Giá”,
thế là cái tên Giá Rai có từ đó. Về chuyện nầy thì xin. . . ”tùy ý mỗi
người”.
- ”Năm Căn”. ( Cà Mau), là cũng vì... hồi xửa hồi xưa, vùng đất hoang vu “muổi như sáo thổi, đĩa lội tợ bánh
canh’, cũng là đất “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”, dân tứ xứ về đây lập
nghiệp. Lúc nầy, cách đây khoản tám chin chục năm, làm gì có bản đồ hay bảng chỉ
đường cho dân chúng... Người dân, để chống lại thú dữ và cả nổi cô đơn, nên thường
cất nhà liền kề bên nhau hầu sớm hôm nương tựa... Lúc đó, người mới tới hỏi người
địa phương, đây là vùng nào... Thì chàng thanh niên đại khái tên như Út Lượm
bèn gải đấu trả lời” Nghe tía con nói đây là Năm Căn, vì có năm căn nhà cất
kề nhau”.
- Sông ông Đốc, cũng là tên của một
thị trấn ở Cà Mau, vì nơi nầy khi Nguyễn Ánh “bôn ba khắp nẻo” đến đia
phương nầy có ông đốc binh họ Huỳnh tận tình phò giá, nên được chọn làm tên...
- Và còn nữa ”Đầm Dơi” (Cà Mau) vì nơi nầy khi xưa có vùng nước lưu
niên, gọi là ”đầm”cây cối um tùm, dơi hàng nhiều ngàn con tụ tập về sinh sống.
Nhân đề cập danh xưng gốc Miên, cũng xin ghi ra một số từ, trong dân gian
miền Tây, có sự pha trộn hoặc ”cầm nhầm” của nhau, mà xử dụng lâu ngày không để
ý, thí dụ như:
-“cà ròn” (karong) cái xách tay có quay, đan bằng lá cây bàng (loại cây
lát nhỏ, không phải cây bàng lá to bằng cây quạt). Đồ vật nầy rất phổ thông,
dùng đựng đồ đạc, trái cây, nó dần bị thay thế bởi các túi xách bằng nylon sau
nầy.
- xà ngom (chà ngom), dụng cụ bắt cá.
- xà neng (xneng), cũng là một dụng
cụ bắt cá.
- cái lộp : một dụng cụ dung đặt
ngầm dưới nước cho cá theo nước lọt vô.
- cái nóp : đây là một loại túi
ngủ (sleeping bag), thật đơn giản, chỉ là một chiếc đệm hình vuông bằng lá
bàng, xếp đôi, may lại 2 cạnh. Khi ngủ nằm
vào trong, chỉnh cho hai mép nằm dấu dưới lưng... Dụng cụ nầy khá kín, muổi khó
đột nhập, nhưng không quên dễ bị ngộp hơi. Đối với hiện nay, ít ai biết cái nóp
là gì, nhưng khi xưa vùng quê rất thịnh hành, nhứt là các cô bác phải đi làm mướn
hay đi xa, mang theo cái nóp có thể ngả lưng ngủ bất cứ nơi nào. Hình ảnh cái
nóp đã đi vào “lòng dân tộc”, mà chính tác giả cũng khó quên dù sau hơn nửa thế
kỷ.
- cá lóc (tray rot), hay là vì loại cá nầy mạnh lắm, luôn tìm cách vùng
vẫy, lóc đi mất?
- cá tra (do tiếng “trêy pra”)
- thau lau (sralau), là loại gỗ quí.
- sầu riêng : (turen). Đây là trái cây đặc sản miền Nam. Sầu riêng được
du nhập từ Cam Bốt, thân cây cao cả 20 mét, trái mọc treo lơ lửng, to khoản
trái dừa và bên ngoài là gai nhọn, bên trong gồm những múi to chín màu ngà vàng
rất thơm ngon (nhưng người không thích lại chê thúi và trên phi cơ trái nầy bị
cấm mang theo). Trái sâu riêng nghe ngồ
ngộ, và có cả câu chuyện tình lâm li. Chàng trai Việt có vợ người Miên, vợ bị
chết, chàng trở về xứ mang cả mối . « sầu riêng ». Có lẽ cũng từ tiếng
« turen » mà nay trong ngôn ngữ
Anh, Pháp, Đức... gọi sầu riêng là
« durian ».
- tha la ( sa la). Đây là một từ thật đặc biệt, người ta có thể nghĩ đây là
danh từ riêng hoặc chỉ có ở một nơi nào mà thôi. Thật ra « tha la »
là tiếng Miên, có nghĩa là chòi nhỏ, trạm... bên đường, nơi người qua lại... Xưa kia không có quán giải khát, nên dân địa
phương che cái chòi, với khạp nước để khách qua đường uống. Do vậy, « tha
la » chỗ nào cũng có và đây là hình ảnh dung dị, nói lên « tình làng
nghĩa xóm » của người Miên và Việt ; nhưng khi đề cập đến «
tha la », người ta thường nghĩ đến
« tha la xóm đạo » nơi tỉnh
Tây Ninh, có lúc thuộc Hậu Nghĩa. Theo dòng thời gian, tha la xóm đạo dựng lên,
bị tàn phá vì bom đạn chiến tranh, rồi lại tu sửa, nhưng mãi mãi lầu chuông vẫn
còn đó... để chàng thi sĩ Kiên Giang, tuy là người ngoại đạo đã rung cảm khi tìm đến, trải lòng mình qua mấy vần
thơ :
Lâu lắm không về
thăm xóm đạo
Không còn đứng nép
ở lầu chuông
Những khi chuông đổ anh liên tưởng
Người cũ cầu kinh giữa giáo đường.
Trương An Ninh
Mời xem tiếp phần 6