Sau đây chúng ta sẽ cùng đi một vòng miền ĐNCL, từ nơi “Nhà Bè nước chảy
chia hai” đến nơi ”Con rạch Cái Thia chảy về Tắc Cậu”. hoặc tận
cùng nơi mà”muổi kêu như sáo thổi, đĩa lội tợ bánh canh “là Cà Mau. . Chúng ta
sẽ biết đâu gặp lại nơi cắt rốn chôn nhao hoặc nếu không, những ai đó đã một
thời “dừng bước hành quân” hay là những”tai to mặt lớn” một thời. đã lưu
lại dấu ấn, những mối tình”tiền tuyến hậu phương”... Bài biên khảo nầy là
những sưu tập, mà vì những giới hạn khách quan và chủ quan, nên còn nhiều hạn
chế, nhứt là chưa hợp lý, có căn cơ... Thời gian mãi trôi, vật đổi sao dời,
nhiều địa danh “chết” theo năm tháng, hoặc tàn nhẫn hơn, do con người đã
cố tình, như trường hợp tên Sài gòn, thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa,(một quốc gia
hưng thịnh hơn hẳn nhiều quốc gia Đông Nam Á thập niên 1970) và Gia Định đã bị
cố tình xóa bỏ sau 1975. Chúng ta đang ở đây, dù muốn dù không cũng làm thân
viễn xứ, nơi quê hương thứ hai Mỹ, Âu, Úc ..., được no ấm, tự do dân chủ,
đầy ấp tình người và tương lai, nhưng trong phút giây lắng đọng tâm hồn, bỗng
nhớ đến con cá nướng trui, trái bần non kẹp cùng con mắm cá sặc, hay đơn
giản chỉ là củ khoai lùi tro bếp. Xin hãy cùng nhau tìm lại ”hình
bóng quê nhà”, đọc tên địa danh... bỗng nhớ lại nơi mình cắt rốn chôn nhao. Và
riêng những con em chúng ta, được sinh ra và lớn lên tại nước ngoài, muốn tìm
về cội nguồn, có thể tìm thấy trong tài liệu nầy đôi điều vui, lạ, bổ ích. …
Với ý nguyện trên, tác giả đã cố gắng sưu tập, tìm tòi, và một lần nữa, rất
mong đón nhận những góp ý, bổ túc của quí vị.
Sau đây, xin hãy bắt đầu bằng chữ:
- CÁI:, theo
một giải thích là “ từ nơi nhánh sông, ngả lớn (Cái) đổ ra sông lớn “. Lần
lượt, từ các tỉnh, gồm có:
-Cái Nứa, Cái Đôi:
hai địa danh ở Mộc Hóa (Kiến Tường cũ)
-Cái Bè (tỉnh Định Tường cũ, nay là Tiền
Giang), và tại quận Cái Bè lại có” Cái Thia” và “Cái Nưa”, là nơi anh
hùng Võ Duy Dương chống Tây ngày 15/4/1865. Con rạch “Cái Thia” khá nổi tiếng,
chảy về Đồng Tháp Mười.
-Cái
Mơn (thuộc Bến Tre hay Vĩnh
Long tùy lúc) là nơi nổi tiếng đặc sản sầu riêng dầy cơm hột nhỏ, thơm ngon.
Đặc biệt đây là nơi sản sinh ra nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Ông là người Việt
đầu tiên biết hơn 20 ngoại ngữ, rất lão thông tiếng Pháp, đóng góp nhiều
công sức trong quá trình khai sinh, kiện toàn chữ quốc ngữ.
-Cái
Nhum (thuộc huyện Mang Thít, Vĩnh Long ngày nay.)
-Cái
Bông, thuộc quận Ba Tri, là nơi quê hương của cụ Phan Thanh Giản, và “Ông
Già Ba Tri”, nhân vật huyền thoại nổi tiếng dám đội đơn đi đường bộ (
thời nầy làm gì có xe các loại) ra tận triều đình Huế “khiếu kiện” với vua Tự
Đức. Trên khía cạnh nào đó, ông già nầy có thể là một “dân oan” đầu tiên
của Việt Nam. May mắn thay, theo sách sử ghi lại, ông đã được “đèn trời
soi xét”.
Đặc biệt, về địa danh mang chữ Cái, theo như đặc san Bến. Tre năm 2009, riêng
tỉnh Bến Tre có ghi tất cả được 20 tên, ngoài Cái Bông ghi trên, còn có:
-Cầu “Cái Cối” (sát mé sông BT ngang con rạch)
-Cầu”Cái Cá” ( sát mé sông BT qua nhà thờ)
-Cầu”Cái Cấm” (cù lao Thanh Tân, xã tân Thành)
- Cái Nứa, Cái Quao, Cái Mít,
Cái Nhum, Cái Bát. .
Vòng qua
Vĩnh Long, xin ghi ra:
- Kênh Cái Cá, rạch Cái Sơn, rạch
Cái Hang( ranh Hưng Khánh Trung-Chợ Lách,
-Cái Cui , xã Hòa Lộc (Tam
Bình) quê hương của thạc sĩ Phạm Hoàng Hộ, nhà sinh vật học nổi tiếng, từng là
Viện trưởng Đại Học Cần Thơ.
-Cái
Thia,.. (Vĩnh Long).
-Cái
Vồn (Vĩnh Long) là nơi bên
nây bờ sông có cây cầu treo Cần Thơ dài nhứt Việt Nam, cũng là nơi chuyên làm
nhang.. Cái… địa danh nầy, xem chừng cũng độc địa vô cùng., bởi vì khi nói hay
viết phải cẩn thận, kẻo có sự lầm lộn chết người.! Tìm về căn nguyên, thì theo
“Gia Định Thành Thông Chí”, sông Cái Vồn xưa có tên là Bồn Giang hay Cái Bồn,
là con sông nối từ sông Mỹ Thuận chạy tận Nha Mân (Sa Đéc-Đồng Tháp).
Cũng có thuyết giải thích vì sông có nơi uốn khúc như cái bồn... hoặc đọc trại
(lệch) từ tiếng “Cả Vồn”, là tên một thủ lãnh tại địa phương.( theo sách ”Đất
Phương Nam, của Người Long Hồ)
-Cái
Tàu Hạ ( trong phạm vi Quận
ĐứcTôn, Sa Đéc củ.) Cái Tàu là nơi vào thời Cộng Sản, khoản thập niên 1990,
thời ngăn sông cấm chợ có trạm thuế Công Thương Nghiệp thật khắt nghiệt, có lần
các bộ đội phế binh CS bắn chết cán bộ thuế.
- Cái Mít, là tên con rạch ở Lai
Vung (Sa Đéc), chảy qua sông Hậu.
-Cái
Sắn ( thuộc Rạch Giá và Hậu
Giang tùy lúc)là nơi đồng bào “Bắc kỳ di cư” quần tụ, phát triển, nổi tiếng với
sản phẩm thuốc lào “không say không nghỉ”.
-Cái
Lớn và Cái Bé; là tên hai con sông từ Chương Thiện (củ) chảy ra cửa biển
Rạch Giá… Nhận đây cũng xin ghi lại hình ảnh oai hùng của Đại tá Hồ Ngọc Cẩn,
một vị Tỉnh Trưởng rất trẻ, khoản 35. Ông gốc là một thiếu sinh quân, sau
học khóa sĩ quan đặc biệt, là một sĩ quan can trường, đã anh dũng chiến đấu tới
giờ phút chót(30/4/1975) bị bắt và xử tử tại Cần Thơ khoản tháng 8/1975.
- Cái Khế,Cái Răng,Cái Tắc,
Cái Côn (thuộc tỉnh Phong
Dinh củ,nay là Cần Thơ).
(Cái Răng nằm cách cách Cần Thơ khoản 5 km về hướng Sóc Trăng.. Nhân đây, lạm
bàn đôi điều về địa danh, Cái Răng thì ai cũng biết vì mọi người đều có... cái
răng. Nhưng sao lại là cái răng, không là cái lưỡi!. Thực ra, từ nầy là do thời
xưa lắm rồi, người Khmer vùng Xà Tón, Tri Tôn nắn những chiếc ”cà ràng” (một
loại lò có cái bợ dài để chụm củi, rơm... không rơi túa ra ngoài). Họ mang đến
vùng chợ nầy bán rất được ưa chuộng, và từ đó tên “Cái Răng” dần hình thành.
Nhưng về Cái Tắc thì sao, xin chịu, vì chưa ai giải thích êm xuôi có căn cơ.)
-Đặc biệt ta không thể không đề cập đến Cái Khế, là địa danh chỉ cách bắc Cần
Thơ non cây số, hiện nay có ngôi trung tâm thương mại khá to. Hướng về thành
phố, thêm khoản cây số, có cây cầu tên Cái Khế, sát đó bên trái là tư
dinh của tướng tư lệnh vùng Bốn CT.Tại nơi nầy vào ngày 30/4/1975, vị tư lệnh
Nguyễn Khoa Nam sau khi đi thị sát và thăm viếng thương bệnh binh, ông đã về
mặc quân phục chỉnh tề, ngồi vào bàn dùng súng cá nhân tự sát. Đồng thời trước
đó, tướng tư lệnh phó là Lê văn Hưng cũng đã tự sát.
Trên gần
37 năm qua, bao nhiêu ngàn lần nước chảy qua cầu Cái Khế... Giờ cũng đến
lúc tạm quên, cùng nhau nghe lại chút dư vị của những vần thơ mang nặng tình
quê...
“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Diền
Anh có thương em thì cho bạc, cho tiền
Đừng cho lúa gạo xóm giềng học cười chê. . “
-Tiếp theo, xuôi về Sóc Trăng, ta sẽ thấy:
-Cái
Cao, Cái Trâm (Quận Kế
Sách-Sóc Trăng)
-Cái
Oanh (xã Tân Thạnh, trên
đường từ Sóc Trăng, về Long Phú)
-Cái
Xe, Cái Đường (Quận Mỷ Xuyên )
-Cái
Trầu (tên con kinh
thuộc Quận Thạnh Trị.). Đặc biệt, nơi Quận nầy, ngày 30/4/75 vị Thiếu tá Quận
Trưởng Đổ văn Phát đã anh dũng chiến đấu và tuẩn tiết. Ông đã rất xứng đáng
được người quốc gia kính cẩn nghiêng mình, cũng như các vị tướng khác và tất cả
người lính chiến Việt Nam chúng ta... Và còn nhiều nữa, chỉ xin đặc biệt ghi
thêm một địa danh cuối là:
-Cái Cùng(Giá Rai-Cà Mau).
Không phải
vì cái địa danh “Cùng” của tỉnh cuối cùng, mà chính tại nơi nầy đã lưu truyền
một câu chuyện tình thật đẹp và nhân hậu. Sau ngày 20-7-1954, mọi quân nhận
Pháp phải về xứ, nhưng một chàng trai Pháp đã trốn lại Cà Mau, cưới vợ
Việt, sanh 2 đứa con.Anh phải sống lén lút, làm thuê làm mướn nuôi gia đình.
Không may, người vợ qua đời, hằng ngày anh quấn quít bên mộ vơ, luôn dọn cúng
cơm cho vợ trước khi ăn. Làng xóm thương tình, không đi báo chánh quyền, mãi
đến năm 1960, một đơn vị của sư đoàn 21 đi hành quân, phát giác... Và cuối cùng
3 cha con phải lên đường về Pháp, bỏ lại nấm mồ hoang vắng cô đơn.
- VÀM: ( là do tiếng”Peam”
của người Khmer, nghĩa là cửa sông), và ta hẳn phải biết địa danh
-Vàm Cỏ Đông ( cầu Bến
Lức),Vàm Cỏ Tây ( cầu Long
An)
Đặc biệt,
nước hai con sông nầy có màu xanh và khá trong, không vẫn đục màu nước bạc như
sông Cửu Long, vì sông chảy ngang vùng đất phèn. Cũng do đất pha phèn, lại rất
thích hợp cho cây khóm (thơm) mọc xanh tốt và ngọt, mà cô bác trên đường qua
lai xuôi ngược miền Tây có dịp thưởng thức, mỗi khi kẹt cầu đôi ba giờ
-Vàm Cống (Long
Xuyên).
Theo giải
thích, gọi Vàm Cống vì nơi nầy cái vàm có một đoạn khá dài, hình
như cái cống dùng để vào miệng chai khi rót chất lỏng như rượu hay dầu lửa..
-Vàm
Nao (Châu Đốc)
Địa danh
nầy đã đi vào thơ văn. Có anh chàng dân quê nào đó, thương thầm nhớ trộm cô
nàng, đã mộc mạc thở than:
Ngó lên Châu Đốc, ngó xuống Vàm Nao
Anh thương em ruột thắt gan bào,
Biết em (có) thương anh lại chút nào hay không ?.
Ôi, thời
xa xưa chàng trông đứng trông ngồi, tỉ tê qua câu hát câu hò. . Hình ảnh chân
quê ấy nay còn đâu. Ngày nay, nếu cần cứ thoãi mái móc “điện thoại di động” ơi
ới gọi nhau hay lên mail “chat’ cho nhanh.!
-BẾN: ( là nơi bãi
đất rộng to, sát bờ sông, để ghe thuyện tụ tập, trao đổi bán buôn), ta thấy có:
-Bến
Tranh ( Mỹ Tho cũ), nằm trên
quốc lộ từ Long An về gần tới ngả ba Trung Lương.
-Bến
Tre ( là tỉnh của ông Đồ
Chiểu, một nhà ái quốc mù lòa, là tác giả truyện Lục Vận Tiên). Đặc biệt, xứ
Cái Mơn với sầu riêng thơm ngon, hột nhỏ, cũng là nơi sản sinh ra nhà bác học
về ngôn ngữ nổ tiếng nhứt Việt Nam. Đó là nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Ông nói được
khoản 20 sinh ngữ, đã dày công hiệu đính, bổ túc giúp cho chữ quốc ngữ được gảy
gọn, trở thành thứ chữ giúp ta học hành dễ dàng, khác và hơn hẳn loại chữ “khó
viết” của Tàu. Bến Tre cũng nỗi tiếng là xứ dừa, với trên 30.000 mẫu, nhiều
nhứt trong các tỉnh Việt Nam, kế tiếp là vùng Tam Quan –Bình Định.).
-Bến
Lức ( Long An) là nơi có
chiếc cầu, mà vào thập niên 1950, xe cộ qua lại một chìu nên dễ xảy ra nạn kẹt
cầu, lắm khi cả đôi ba giờ. Kẹt cầu rất nản, nhưng cũng là dịp thưởng thức
miếng khóm thơm ngọt, cũng là dịp để nghe giọng hát bi ai với bài ca vọng cổ,
như bài”Sầu Vương Ý Nhạc” của Viễn Châu:
... Em ở nơi nào, em ở đâu
Lời ca tức tưởi giữa cung sầu
Quê nghèo áo nhuộm màu sương gió
Một kiếp phong trần mấy bể dâu...
- Xe dừng lại bên kia cầu Bến Lức
Nhạc ai làm thổn thức cỏi lòng ta
Họ không là những nhạc sĩ tài hoa
Nhưng đời đau khổ là bản trường ca đầy nước mắt. .
- Bến Sút, Bến Gỗ (Biên Hòa củ); là nơi vận chuyển gỗ. .
., cây to thì gọi là sút (?).
-Bến
Cát (Bình Dương ).
-Bến
Được ở xã Phú Mỹ
Hưng-Củ Chi- Bình Dương(nay lại thuộc TP/HCM)
-Bến
Cầu (tên huyện thuộc tỉnh Tây
Ninh), Bến Cầu là bến có cây cầu gần bên…
-Bến
Đổi ( huyện Gò Dầu, Tây Ninh)
là nơi trao đổi buôn bán nên gọi là Bến Đổi. Nên ghi nhận thêm, từ xưa nay thời
Việt Nam Cộng Hòa và hiện nay, các vùng lãnh thổ ven biên của Tây Ninh, Long
Xuyên và Long An... đều diển ra mua bán hàng hóa “lậu một cách công khai”.
-Bến
Nghé, Bến Thành... là hai địa danh quá quen thuộc, mà ai cũng biết.
Và
hẳn chúng ta còn nhớ có cả “Bến Tắm Ngựa” nữa. Bến nầy dường như gần chợ Tân
Định-Sài gòn.
-RẠCH : (là thủy lưu đưa nước từ các sông lớn vào
xóm làng hay ruộng đồng, cũng là cho các xuồng nhỏ luồn lách, vào những xóm nhỏ
). Ở miền Nam, rất nhiều rạch, như trong một tài liệu ghi ra, từ Thốt Nốt đến
chợ Long Xuyên chỉ 19 cây số mà có đến hơn 30 con rạch xuồng nhỏ đi lại được.
Tên các con rạch thường ghép chung với những thảo mộc phổ thông nơi đó
như:
-Rạch
Chiết (trên xa lộ Biên Hoà
Nơi nầy có cây cầu không to gì, nhưng trước 1975, có bộ phim mang tên ”Cầu Rạch
Chiết” khá ăn khách..
-Rạch
Dừa ( Phước Tuy cũ, nơi có
Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến /VNCH).
-Rạch
Bần ( ngay tại thành phố Cần
Thơ), sau năm 1975 tác giả bài nầy cũng từng đến nơi nầy nhiều lần và còn
thấy nhiều cây bần !
-Riêng tại
Sài gòn, cũng có khá nhiều con rạch nhỏ như: Bà
Rào, Rạch Ngổng (Q. 8), Lò Gốm (Q.6), Ruột Ngựa (Q.6), Cầu
Bông), Thị Nghè (Q.3, Bình Thạnh)
Nhưng như
đã nói trên đây, cũng có vài biệt lệ, vì có những rạch không nhỏ, thậm chí khá
to và nổi tiếng như:
-Rạch
Gầm( Mỹ Tho) nơi vài trăm năm trước Nguyễn Huệ đã đánh tan quân Xiêm, khi
quân giặc nầy sang tiếp cứu Nguyễn Gia Long.
Nhân nói
đến địa danh nầy, ta hãy cùng nghe lại mấy vần thơ như sau:
Ầu ơ... Rạch Gầm, Xoài Mút tâm tâm
Xề xuống chút nữa là Vàm Mỹ Tho
Bần gie đom đóm đậu sáng ngời
Rạch Gầm, Xoài Mút muôn đời oai linh.
-Rạch
Giá (tên một tỉnhmiền Tây) vì
nơi nầy có con rạch nhiều cây giá mọc.
-Rạch
Sỏi (cũng thuộc Rạch Giá)
-Rạch
Cát (vùng Chợ Đệm, nay cũng
là huyện Chợ Đệm, Long An).
Trương An Ninh
Mời xem tiếp phần 3