Chúng ta thường quan niệm rằng ngày tết phải kiêng cữ,
cho nhà cửa cả năm tốt đẹp. Do phong tục người Việt ảnh hưởng khá nhiều từ quan
niệm Trung Hoa, như về màu sắc ngày Tết phải là màu đỏ, vì là màu mai mắn, nên
ai ai cũng muốn có những trái dưa hấu đỏ hay liểng đỏ đỏ vv treo lủng lẳng đo
đỏ trong nhà cho nhà cửa vui vẻ và sung túc cả năm.
Tuy nhiên, tất cả quan niệm dân gian không phải đều
đúng hay sai? hay theo từng dân tộc, vùng miền vv. Theo phương Tây họ cho rằng màu đỏ là màu máu, màu chiến
tranh. Nên chưa hẳn là màu goût của họ, họ cho rằng màu đỏ quá sặc sỡ. Màu tím và
màu trắng thì chúng ta cho rằng là màu tang tóc, không được mặc vào những ngày Tết hay ngày cưới. Còn
theo suy nghĩ phương Tây, nó đẹp và sang, họ thích hai màu này cho ngày cưới…
Câu trả lời cho sự khác
nhau về quan niệm, chắc chỉ có thể lý giải rằng do khác biệt văn hóa phương Đông
và phương Tây mà thôi, sự chính xác đó là quá trình tích lũy của mỗi dân tộc,
khó mà so sánh và cho là nó đúng sai, nhưng thẩm mỹ mới quan trọng, với đa số cho rằng nó đẹp thì
nó thật sự đẹp, còn chỉ thiểu số nào đó nói nó xấu thì do cặp mắt thẩm mỹ riêng
mình nhận định mà thôi.
Nói đến đặt tên cho
con cũng thế, kiêng cả năm và suốt đời không đặt tên như Mạc, Tang, Trắc
vv. Quan niệm người việt cho rằng tên đẹp thì đời khổ, tên xấu thì đời tốt hơn,
và tránh những tên mang lại điều rủi, nhưng nó chẳng có luật lệ hay qui định,
logic nào cả, có chăng do người đời nghĩ ra mà thôi.
Khi cúng kiếng, người Việt cho rằng cúng chuối cao thì
được, Tây phương thì đâu có chữ nào ngoài chữ banana. Treo lịch ngày Tết không
treo mấy cô khoe hàng, tươi cười như hoa… Treo rồng phụng thần tài vv, thì mới sung
túc cả năm.
Theo người Việt ngày Noël hay ngày tết, tiệc cưới vv quà
tặng không nên cho khăn tay. Còn theo họ thì tặng khăn là sự quan tâm gần gũi
do khí hậu lạnh quá, khăn sử dụng nhiều việc, có thể khăn choàng cổ, khăn trong
nhà bếp, trong nhà tắm vv nhưng họ không sử dụng khăn tay. Khi ai đó tặng quà cho mình thì chúng ta rất sợ
nhận, vì sợ bị mang nợ với người cho, còn họ thì rất vui vẻ nhận và cám ơn.
Ngày Tết kiêng cữ đủ thứ, ngày tốt xấu, ngày xuất hành
phải xem, màu áo mặc không nên trắng đen. Không nói điều gì xui xẻo, hay cằn nhằn đầu
năm và cẩn thận ly chén kẻo bể,
không buồn khóc, nhưng ông bà già thường hay qua đời những ngày cận Tết, chẳng
hiểu vì sao? Có phải vì thời tiết?!... và không thể khóc ngày này, nếu nó có đến
thì làm sao?. Còn ngày ra đi vĩnh viễn thì đâu có thể chọn lựa?! như ngày xuất
hành.
Vay mượn thì cấm kỵ tuyệt đối những ngày Tết, kiêng cho
nước, lửa. Không quét nhà, đi xa cũng về
trước giờ giao thừa, người đầu
tiên đặt chân đến nhà mình thì gọi là ‘xông đất’. Cũng phải cấm kỵ tuổi, rồi sợ
nhà không mai mắn khi tất cả cùng ra đi như rác bay ra ngoài hay người đầu tiên
vào nhà cũng không mai mắn cả năm, nếu tuổi không hạp, đằng nào cũng mệt mà mình
hay nói ‘ chạy trời không khỏi nắng’.
Ngày Tết được ở quê nhà, ngắm người qua lại, viếng
thăm bà con thân thuộc, đi chơi khắp nơi, đó là tập tục của người Việt Nam.
Nhưng những kiêng cữ ngày Tết thì không thể áp dụng ở mọi nơi trên thế giới này,
giữ phong tục thì chỉ tại quê hương mình, ra xứ sở này thì phong tục cũng mai một
mất đi, chẳng ai còn nhớ rõ mình phải làm gì, kiêng cữ gì, vì nó cũng như những
ngày thường lệ khác, có chăng chỉ ở những ông bà cụ ngồi bên cửa sổ với những hạt
nước mắt tuôn rơi nhớ lại những ngày Tết quê nhà, con cháu quay quần chúc tụng,
muốn có được những ngày Tết vui vẻ như thế và phong tục kiêng cữ lưu giữ mãi, họa chăng phải du hành về lại ‘ nơi chôn nhau cắt rốn’ mới tìm lại được
cái hương vị những ngày Tết quê nhà.
CHSHD Âu châu Tết quý Tỵ 2013