Sau bốn tháng bị đeo “đồng hồ” Longines nằm trong xà lim biệt giam, từ sáng sớm, Thắng và “đồng bọn” đã tiếp tục được đeo “đồng hồ” về khám lớn ở Cần Thơ. Toán tù nhân “được” rước xuống chiếc ghe taxi nhỏ, một chiến lợi phẩm của công an lấy được từ dân vượt biên, để điệu toán tù về Cần Thơ. Thắng cùng các chiến hữu tạm thời được tháo “đồng hồ” để bước xuống ghe cho dễ dàng, và ngay sau đó, đã được đeo “đồng hồ” trở lại ngay. Đặt lưng xuống lòng chiếc ghe còn sặc mùi cá mắm của trại giam, Thắng mơ màng nhớ lại hai câu đối bất hủ của Cao Bá Quát:
”Một chiếc cùm lim chân có Đế
Ba vòng xích sắt bước thì Vương”.
Anh đã ngầm so sánh bọn vua chúa phong kiến "Đế Vương", và bọn lãnh chúa gian ác, thì nhận thấy cả hai bọn này gian ác đâu có thua gì nhau! Cùm lim hay “đồng hồ” Longines cũng đều được dùng để đàn áp con người cả. Chiếc ghe giải giao tù nhân vượt biên đã di chuyển về hướng sông Cửu Long, và sau đó, chạy ngược dòng về hướng Cần Thơ. Khi vừa đến sông Cửu Long, các bạn tù muốn cùng nhau nhích lên một chút sát mạn sườn cùa ghe để hưởng chút gió mát trên mặt sông Cửu Long. Thắng vội la lớn lên:
- Chớ có dại dột mấy cha nội. Lỡ sóng đánh rớt hết cả tám người xuống sông, mà hai chân đã bị cùm, là sẽ chết chìm hết cả đám!
Thắng vừa la làng xong, thì bất chợt một chiếc tàu buôn thật lớn chạy qua làm gợn lên một cơn sóng mạnh đập vào thành chiếc ghe giải giao tù, làm cả nhóm tám người té lăn lóc trên sàn ghe.
”Một chiếc cùm lim chân có Đế
Ba vòng xích sắt bước thì Vương”.
Anh đã ngầm so sánh bọn vua chúa phong kiến "Đế Vương", và bọn lãnh chúa gian ác, thì nhận thấy cả hai bọn này gian ác đâu có thua gì nhau! Cùm lim hay “đồng hồ” Longines cũng đều được dùng để đàn áp con người cả. Chiếc ghe giải giao tù nhân vượt biên đã di chuyển về hướng sông Cửu Long, và sau đó, chạy ngược dòng về hướng Cần Thơ. Khi vừa đến sông Cửu Long, các bạn tù muốn cùng nhau nhích lên một chút sát mạn sườn cùa ghe để hưởng chút gió mát trên mặt sông Cửu Long. Thắng vội la lớn lên:
- Chớ có dại dột mấy cha nội. Lỡ sóng đánh rớt hết cả tám người xuống sông, mà hai chân đã bị cùm, là sẽ chết chìm hết cả đám!
Thắng vừa la làng xong, thì bất chợt một chiếc tàu buôn thật lớn chạy qua làm gợn lên một cơn sóng mạnh đập vào thành chiếc ghe giải giao tù, làm cả nhóm tám người té lăn lóc trên sàn ghe.
Chiếc ghe nhỏ chở tù tiếp tục lặng lẽ theo đuôi chiếc ghe có gắn máy của công an chạy đằng trước. Trên đó, sáu anh công an mặt mày lầm lì, tay lăm lăm khẩu súng đã lên đạn sẵn. Chân Thắng bị cùm, nhưng miệng Thắng chưa bị khóa. Cái đầu vẫn còn suy nghĩ rất sáng suốt. Mấy “anh Đội” ngồi ở phía trên chỉ có thể nhìn thấy để trông chừng tù, nhưng không nghe được tù nói chuyện vì gió sông Cửu Long thổi lồng lộng.
Suốt mấy tiếng đồng hồ nằm trong lòng ghe hôi thối trong cảnh bị cùm trói, không những không được thoải mái mà cứ lâu lâu lại có vài anh nhăn nhó, hết mắc tiểu, rồi đến đau bụng mắc đi cầu. “Tè” thì dễ rồi, cứ việc vạch quần ra để giải quyết nhu cầu…sinh lý tại chỗ là xong ngay! Mắc “đại tiện” mới thật là đại…bất tiện!!! Rất may trong số tám người tù có Thắng là người có số tuổi nhỏ nhất, nhưng thâm niên tù tội không nhỏ nên đã giải quyết được sự bất tiện này. Mỗi lần gia đình vào thăm nuôi, Thắng đều để dành lại mấy bọc nylon sau khi đã sơi hết đồ ăn bên trong. Mỗi khi có anh em nào nhăn nhó, mắc “đại tiện”, là Thắng thò tay vào giỏ đệm móc ra vài bọc nylon cho người bạn tù dùng để giải quyết “sự cố”. Thắng không quên dặn họ xài từng bọc một thôi, và để dành cho lần sau. Sau khi anh bạn tù đã “giải quyết nhu cầu sinh lý” vào cái bọc nylon xong, cứ việc thò tay quẳng cái bọc xuống sông Cửu Long cho cá chốt trên sông “giải quyết”…phần còn lại! Thế là khỏe re! Mấy ông già hỏi Thắng ở đâu có sẵn nhiều bọc như vậy, thì Thắng cười hề hề giải thích:
- Gia đình gởi đồ ăn đựng trong bọc để “ăn vào”, thì mình phải để dành bọc lại phòng lúc hữu sự cho việc “thải ra” chứ!
Mấy anh bạn tù đã từng nghe Bắc Kỳ Thắng ca vọng cổ bằng tiếng Bắc, và nay muốn nghe Thắng hát nhạc vàng trên sông Cửu Long. Thắng khoái chí trả lời, “Để moa hát cho mấy toa nghe bản nhạc tuy ‘đỏ’ nhưng mà nghĩa là ‘vàng’!”. Rồi Thắng bắt đầu cất cao giọng hát nhái theo bài “Tình đất đỏ miền Đông”:
“Cha xúi con, tìm đường sang đất Mẽo
Ngang Côn đảo, tàu bị cướp quay về.
Về tới Vĩnh Châu bị công an bắt nhốt
Nhốt rồi đưa về khám lớnnn … Cần Thơ!”
Các anh em tù đồng loạt vỗ tay vang vọng hòa với sóng nước trên sông MeKong. Thắng lại tiếp tục hát:
”Lên tới đây thì đừng mong chối cãi
Khai cho rõ, thì nhà nước khoan hồng
Vàng tốn bao nhiêu ai chủ mưu, ai móc nối!
Khai thật đi rồi, thì nhà nước, trả tự doooo…!!!”
Thắng đã ngưng lại một chút để rít một hơi thuốc lá làm anh em tù nhao nhao hỏi, “Vậy thì khai làm sao, khai làm sao?”. Thắng hát tiếp phần còn lại:
“Nhà nước ơi! Ngu dại gì mà khai báoooo (Thắng gân cổ ngân nga)
Người ta rủ tui đi,
Đi sang Mỹ làm giàu.
Người ta rủ tui đi, tui đi tìm tự do!”
Mấy anh em tù cùng cười sảng khoái trong cảnh đau khổ cùng bị cùm trói. Sau khúc hát cuối cùng, Thắng đã nhấn mạnh:
- Tôi đã từng ở tù nhà giam cấp Tỉnh. Tụi công an chấp pháp Tỉnh dã man tàn bạo hơn công an Huyện rất nhiều. Các anh em tuyệt đối tuân theo phép “đồng nhất không” của Karl Marx: Không nói-Không nghe-Không biết. Đừng thèm nghe những lời công an hù dọa. Nó có hỏi lắt léo, thì phải cố im lặng không nói. Nói nhiều sẽ bị hố. Và nếu như nó có hỏi ai tổ chức chuyến đi, thì trước sau cứ trả lời không biết.” Thắng nhấn mạnh thêm:
- Khi công an đánh đập hỏi cung chán chê, mà không moi được tin tức gì thêm, thì chúng sẽ ngưng không hỏi tiếp. Nhưng nếu càng khai nhiều, càng rắc rối lôi thôi. Cha nội nào khai lạng quạng, làm anh em bị vạ lây. Mai mốt được thả ra, nếu tổ chức đi tiếp tục, tôi sẽ bảo ông Tám bỏ cha nội đó lại ở Việt Nam luôn đấy!
Tới bến tàu của ty công an Hậu Giang, thì mặt trời đã tắt hẳn. Vì vậy đám công an cả đêm đã ghìm tay súng vững chắc canh gác cho đám tù nhân vượt biên được hưởng thêm một đêm ngủ yên với chiếc “đồng hồ” Longines dưới chân kế bên bờ sông Hậu lộng gió. Sát bên chiếc ghe nhỏ giải giao tù, là một chiếc du thuyền sang trọng, lộng lẫy thật lớn. Phất phới trên nóc du thuyền, là lá quốc kỳ của Hòa Lan. Trên thuyền vẫn còn mở đèn và nhạc om sòm. Vài bà đầm mũi lõ, vẫn nhởn nhơ đi lại trên boong và mở to cặp mắt tò mò nhìn xuống đám thuyền nhân tay không đeo “đồng hồ” Longines made in Swiss như mấy bà, nhưng chân lại được đeo “đồng hồ” Longines made in VietNam! Có anh công an huyện hơi “nhiều chuyện”, lúc đem nước cho tù nhân uống đã “bật mí” cho Thắng nghe qua loa về chiếc tàu lạ này. Hắn nói đây là chiếc tàu tình báo của “điệp viên” phương Tây vào thăm dò bờ biển Việt Nam. Chiếc tàu này đã bị du kích “cơm” của huyện Long Phú “bắt sống” tại chỗ chỉ sau vài phát súng chỉ thiên từ súng M16 tịch thu được của “Đế quốc” Mỹ. Hắn cũng khoe thêm rằng, anh du kích “cơm” đã có công bắt sống được chiếc tàu tình báo này, và được Phạm Văn Đồng khen thưởng bằng một tấm bằng khen “Vì an ninh Tổ quốc”. Nghe xong câu chuyện này, Thắng đã cười thầm trong bụng. Lúc chưa bắt đầu chuyến vượt biên này, đêm đêm nằm nghe đài BBC và đài VOA, anh đã có nghe hai đài nhắc đến chiếc du thuyền đó. Đây là chiếc du thuyền của bọn nhà giầu rững mỡ bên Bắc Âu. Lúc tàu đi ngang qua hải phận Việt Nam, bị sóng gió đánh bạt vào bờ biển Việt Nam, chớ nào phải tàu tình báo cóc khô gì đâu!
Các nước Tây phương thăm dò kẻ thù bằng máy bay vô tuyến thám không U2, giống như thời Tổng Thống Kennedy thăm dò đầu đạn nguyên tử của Nga tại Cuba.
Sau một đêm trằn trọc mất ngủ bởi tiếng nhạc ồn ào từ chiếc du thuyền neo kế bên, Thắng và đồng bọn đã được giải giao vào “đại khách sạn” Long Tuyền. “Đại khách sạn Long Tuyền”, một tên gọi mỉa mai do tù nhân đã đặt cho khu biệt giam của ty công an Hậu Giang quả là danh bất hư truyền! Trước đây nơi này là nghĩa địa hoang. Do số tù nhân gia tăng quá nhanh, và khám lớn trong thành phố không đủ chỗ chứa, vì vậy nhà nước đã cho giải tỏa nghĩa địa, đồng thời xây nên trại tù này. Nhà giam có một khu xà lim đặc biệt mang tên A4 cho giống A30, A20, là những nhà tù khét tiếng gian ác ở miền Trung. Thắng được tống vào giam tại phòng 12, ngay góc trong của “đại khách sạn”. Những anh em tù nhân lâu năm ở đây đã giải thích, vì phòng này nằm ngay trong góc, nên ánh nắng chiếu ngay trước mặt vào buổi sáng, và chiếu bên hông vào buổi chiều. Cho nên đây là phòng nóng nhất của trại giam. Cộng thêm cái lò gạch phun khói 24/24, nên không khí trong phòng rất ngột ngạt, khó thở. Phòng có diện tích 9 mét vuông. Cầu tiêu chiếm 2 mét vuông. Diện tích còn lại khoảng 7 mét vuông, nhưng thường xuyên giam giữ từ 12 đến 15 người tù nhân. Trong phòng, chỉ có một lỗ thông hơi bằng hai bàn tay. Cho nên thỉnh thoảng, lại có tù nhân chết vì thiếu dưỡng khí.
Lúc mới bị tống vào phòng biệt giam này, Thắng đã thật sự ngỡ ngàng vì không biết mấy anh công an huyện “lập sổ bìa đen” như thế nào vào hồ sơ tù của anh, mà anh lại bị tống vào cái địa ngục trần gian này.
Hơn mười nhân mạng cứ thay nhau đổi ca ra vào phòng biệt giam. Hễ cứ có người bị giải giao về những trại giam lớn ở miền Trung, sau khi đã bị kết án chung thân, thì lại có người khác vào trám chỗ ngay. Thắng có nghe kể chuyện, có nhiều tù nhân vì quá tuyệt vọng, đã thắt cổ hoặc dùng lưỡi lam cắt gân máu để tự sát. Sau vài tuần lễ làm quen với không khí kinh hoàng của trại biệt giam, Thắng đã bắt đầu hội nhập dần với những con người khốn khổ nhất dưới sự thống trị của chính quyền Việt Nam.
Đêm đêm Thắng thò mỏ qua lỗ thông hơi bé tí để hát những bài nhạc “vàng” có, “đỏ” có, cho các xà lim khác nghe giải sầu trong những lúc gặp được mấy anh đội coi tù nhân đạo, dễ thương. Trong những ngày tháng nóng nực, hơn 10 con người trần truồng như Adam, đã phải lấy nước đổ ra khăn rồi ngồi chồm hổm lên đấy, hoặc nằm nghiêng cho đỡ nóng.
Trong cảnh cùng khổ đó, Thắng vẫn vui vẻ kể đủ các chuyện tiếu lâm, từ tục đến thanh, để giúp anh em tù nhân giải sầu. Trong ba tháng đầu tiên, hầu như mỗi ngày hai lần thường là buổi chiều hoặc ban đêm, Thắng bị điệu lên phòng điều tra để hỏi cung. Mẹ Thượng úy công an mắt lé, mấy ngày đầu đã dí khẩu súng K54 vào đầu Thắng sau khi đã nắm tóc, đập đầu anh vào tường mấy phát. Cái trò này quá nhàm đối với Thắng, vì đây đâu phải là lần đầu tiên anh bị ở tù đâu. Từ tháng thứ tư cho tới ngày anh được tạm tha vào tháng thứ 14, để chờ ngày ra tòa (do gia đình anh có “chạy thuốc” đút lót). Số lần hỏi cung đã thưa thớt hơn. Thỉnh thoảng con mẹ Thượng úy mắt lé, vẫn kêu anh lên “đột xuất” để hỏi cung vào ban đêm, nhưng Thắng đã cương quyết không khai. Đến lễ Quốc khánh Việt Nam 2 tháng 9, thì Thắng được tạm tha, nhưng anh vẫn phải về trình diện cho công an địa phương quản chế. Ngày được phóng thích, có một kỷ niệm mà gần 30 năm trôi qua Thắng vẫn còn nhớ mãi. Một anh chàng phóng viên đài truyền hình Cần Thơ vào nhà giam để thực hiện đoạn phim đại xá tù nhân, đã chọn ngay một bà mẹ quê chuyên môn đưa người đi vượt biên, cũng được thả cùng ngày với Thắng, để phỏng vấn. Có thể do nhìn tướng mạo nông dân thật thà chất phác của bà, mà anh ta đã chọn bà. Anh phóng viên đã bấm máy liên tục để thâu âm và hình lúc bà cụ nói lời “tri ân” với nhà nước đã khoan hồng tạm tha cho bà về đoàn tụ cùng gia đình. Tuy nhiên, đến lúc anh chàng phóng viên hỏi bà cụ cho biết cảm tưởng về những ngày tháng trong trại giam, thì bà cụ đã bật khóc. Kế đó bất thình lình, bà cụ quay mặt về hướng dãy nhà đã giam cầm bà. Sau đó, bà quỳ mọp xuống đất vái lia lịa khu nhà giam kinh khủng mà bà đã sống ở đó hơn một năm trời. Anh chàng phóng viên bị teo hồn, lạc phách, với tay tắt máy cái rụp, chấm dứt đoạn phim phỏng vấn trước thời hạn.
Đã hơn một phần tư thế kỷ lặng lẽ trôi qua, kể từ ngày “con thuyền không đến” của Thắng phải quay trở về đất liền Việt Nam sau khi bị “hải tặc có giấy phép” cướp bóc và phá hư tàu. Rất nhiều người cùng đi chung chuyến tàu đó với Thắng đã tiếp tục “chịu chơi” ra khơi. Thắng cũng gặp lại được rất nhiều người trong số này tại trại tị nạn. Anh cũng từng dạy Pháp văn cho những người được định cư ở Canada, cũng như dạy Anh văn cho những người được định cư ở Úc, vì họ không có diện đi Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, vài người vẫn nhớ ơn thầy Thắng, vì thỉnh thoảng họ vẫn viết thơ thăm hỏi anh kèm theo vài tấm hình “áo gấm về làng”, du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, có một điều chua chát cay đắng là hầu như chẳng một ai còn muốn nhắc đến chuyện trở về đất liền kinh hoàng của “con thuyền không đến” năm xưa. Mọi người hầu như im lặng coi như đó là chuyện ...“xưa rồi Diễm ơi!”.
Đã hơn một phần tư thế kỷ lặng lẽ trôi qua, kể từ ngày “con thuyền không đến” của Thắng phải quay trở về đất liền Việt Nam sau khi bị “hải tặc có giấy phép” cướp bóc và phá hư tàu. Rất nhiều người cùng đi chung chuyến tàu đó với Thắng đã tiếp tục “chịu chơi” ra khơi. Thắng cũng gặp lại được rất nhiều người trong số này tại trại tị nạn. Anh cũng từng dạy Pháp văn cho những người được định cư ở Canada, cũng như dạy Anh văn cho những người được định cư ở Úc, vì họ không có diện đi Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, vài người vẫn nhớ ơn thầy Thắng, vì thỉnh thoảng họ vẫn viết thơ thăm hỏi anh kèm theo vài tấm hình “áo gấm về làng”, du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, có một điều chua chát cay đắng là hầu như chẳng một ai còn muốn nhắc đến chuyện trở về đất liền kinh hoàng của “con thuyền không đến” năm xưa. Mọi người hầu như im lặng coi như đó là chuyện ...“xưa rồi Diễm ơi!”.
Chiều mùa Hè đi làm về muộn, bên ngoài đang nóng 102 độ F, Thắng không thể đưa hai cô công chúa ra công viên chơi được. Anh thanh niên cường tráng tóc xanh “mướt rượt' Nguyễn Ngọc Thắng năm xưa, nay đã trở thành một hội viên, “Hội người Việt cao niên” của tiểu bang, im lặng thở dài. “Ông già” Thắng vừa bước vào đúng cái tuổi già, vừa xoa mái đầu lốm đốm bạc, vừa lẩm bẩm nhái theo giọng “Bắc Kỳ hai nút”:
Bà vợ già Nam kỳ của Thắng ngồi kế bên, đã nhéo ông già đầu bạc một phát, càm ràm:
- Con cháu dân “Hà nội cũ” mà sao lại ăn nói giống người “Hà nội mới” vậy? Bộ ông không sợ con cái, chúng bắt chước ông nói theo kiểu “Bắc đồng chí” à?
Thắng cười khà khà. Anh quay đầu nhìn về hướng hai cô công chúa, thế hệ của mai sau, đang ngồi bên nhau trong phòng khách. Thắng nghĩ, nhất định con, cháu anh phải luôn ghi nhớ và tìm về với cội nguồn của chúng.
Cho dù chúng có sanh ra và trưởng thành nơi đất khách, quê người, anh vẫn sẽ cố gắng đưa chúng quay về lịch sử Việt Nam. Trong đó, không thể thiếu được giai đoạn người dân Việt Nam đã phải sống gian khổ ra sao dưới xã hội này. Và biết bao nhiêu người chung thế hệ đã phải trả một cái giá rất đắt, đó là, dù cho có phải mất xác ngoài biển khơi, họ vẫn dắt díu nhau ra đi để tìm đến một bến bờ tự do như ngày hôm nay…
Người Hai Lúa New Jersey
Mua Le Vu Lan
Tháng 7, 2012.
*****************************
From: Huong Le
To: Peter Nguyen
Mến gởi đến nhà văn kiêm thi sĩ trào phúng Hai Lúa,
Từ lâu nay, tôi đã theo dõi nhiều bài viết của Hai Lúa trên cac diễn đàn văn
nghê, và đã khâm phục từ lâu con người đa tài nầy (và một người khác nữa là Người Xứ Vạn), viết hay mà kể chuyện cũng hay.
Hôm nay, đọc được "Con Thuyền Không Đến", tôi thấy những gì tôi nhận xét về Hai Lúa không sai:
thơ, văn duyên dáng, và lúc nào cũng có thêm phần trào lộng, độc giả đọc
hoài mà không ngán, cũng như trình diễn nhạc, thay đổi từ Slow buồn đến Pasodoble nhộn nhịp.
Hân hạnh được tâm tình vài hàng với văn hữu.
Chúc Hai Lúa luôn luôn yêu đời!
LVH
To: Peter Nguyen
Mến gởi đến nhà văn kiêm thi sĩ trào phúng Hai Lúa,
Từ lâu nay, tôi đã theo dõi nhiều bài viết của Hai Lúa trên cac diễn đàn văn
nghê, và đã khâm phục từ lâu con người đa tài nầy (và một người khác nữa là Người Xứ Vạn), viết hay mà kể chuyện cũng hay.
Hôm nay, đọc được "Con Thuyền Không Đến", tôi thấy những gì tôi nhận xét về Hai Lúa không sai:
thơ, văn duyên dáng, và lúc nào cũng có thêm phần trào lộng, độc giả đọc
hoài mà không ngán, cũng như trình diễn nhạc, thay đổi từ Slow buồn đến Pasodoble nhộn nhịp.
Hân hạnh được tâm tình vài hàng với văn hữu.
Chúc Hai Lúa luôn luôn yêu đời!
LVH