TẠI SAO CON NGƯỜI MẤT LÔNG …



Ngày 19 tháng 8 năm 2003 ký giả nhà báo Nicholas Wade có đăng trên báo New York Times một bài tường trình khoa học với tựa đề “ tại sao con người mất lông…” đã gây ra nhiều cuộc tranh cải  trong giới khoa học cũng như sử gia thời ấy về những giả thuyết anh nêu ra trong bài báo…

Một trong những sự thay đổi đặc biệt giữa loài người và tổ tiên của loài  khỉ là sự mất lông trên thân thể. Thế nhưng tại sao con người lại mất lông, và từ khi nào loài người mới biết mặc quần áo để che thân?  Đây là những câu hỏi nằm ngoài tầm hiểu biết của các nhà khảo cổ và cổ sinh vật học…

Vì thế hai nhóm khảo cứu tìm tòi nêu ra nhiều câu trả lời cho hai câu hỏi trên  bằng cách tìm hiểu sự thay đổi trên DNA của con người. Kết quả cho thấy, nếu ngày tháng đúng thì thật là phủ phàng cho thấy là loài người sống ở truồng như nhộng từ hơn 1 triệu năm trước khi họ biết mặc quần áo...

Một giáo sư TS về di chuyền học của đại học Utah tên Alan R. Rogers tiết lộ một cách gián tiếp rằng là sự mất đi lông con người tùy thuộc vào gene của màu da. Trong khi đó giáo sư TS Mark Stone của Viện nhân chủng học Max Planck Leipig, Đức quốc cũng đưa ra giả thuyết rằng tiến trình của con người biết mặc quần áo từ khi nào. Giả thuyết của hai ông cũng ông đều gián tiếp bằng cách tìm hiểu từ khi nào con người cảm thấy rận cháy trên lông phấy nhiễu bộ lông của họ (quần áo).


Trong khi đó nhóm khảo sát thứ ba muốn khơi dậy việc đề nghị của ông Darwin bằng  cách viết lại tiểu thuyết kể lại quá trình bộ lông con người biến mất.

Giống sinh vật có vú cần lông để giữ nhiệt và việc mất dần lông vì những lý do biến chuyển đặc biệt theo môi trường họ sống. Thí dụ cá heo và con móc (walruses) mất lông để được bơi nhanh hơn. Con voi và trâu biển có lớp da dầy để giữ nhiệt ban đêm. Nhưng tại sao con người cũng là sinh vật có tay chân lại mất lông ? Một giả thuyết khác cho rằng loài khỉ cũng đã trải qua một quá trình lưỡng thể có nghĩa là sống nửa trên đất nửa dưới nước.Giả thuyết này còn thêm rằng việc mất lông để giử thân thể tổ tiên con người  mát mẻ lần đầu tiên khi họ đi băng qua rừng Phi châu trong thời tiết nóng bức. Nhưng việc mất lông không phải là phương pháp tốt nhất trong việc điều hành cơ nhiệt vì làn da trơ trọi sẽ tiếp thu nhiệt ban ngày và tỏa ra ban đêm kia.

Giáo sư TS Mark Pagel của đại học Reading  và TS Walter Bodmer của viện y khoa John Radcliffe trực thuộc đại học Oxford bên Anh Quốc đưa ra một giải pháp về sự bí mật  ấy. Nếu giả thuyết của họ đúng thì việc giải thích sự mất lông (hirsuteness) sẽ vững chắc và đi xa hơn. Theo họ thì con người hủy bỏ lông để chống lại rận rệp và ký sinh trùng làm quấy nhiễu bộ lông của họ như rận, chí và bọ.  Một khi việc giải thích của việc mất lông ổn thỏa, hai TS Pagel và Bodmer đề nghị nên dựa vào giống nam và nữ để phân tích sự tiến triển về da trần không lông của 2 giới.  TS Pagel nói rằng ông để ý gần đây người ta quảng cáo quần áo đàn bà luôn hở lưng nhiều hơn đàn ông. Điều này theo ông chứng tỏ rằng “việc hở lưng nhiều ở phái nữ là yếu tố thứ hai về đặc tính khêu gợi, nhưng có thể chỉ đơn thuần là việc giữ gìn sức khỏe làn da của họ” (we have thought of showing off skin as a secondary sexual characteristic but maybe it’s simpler than that for a healthy skin). 

Thực ra có nhiều yếu tố để giải thích cho mỗi giả thuyết mới.  Một trong những yếu tố là, nếu việc mất lông là để tránh việc ký sinh trùng cư ngụ trên lông thì sự biến chuyển của lông của những sinh vật khác phải được giải thích thỏa đáng. Hai TS Pagel và Bodmer đề nghị là trên những phần cơ thể thú vật có nhiệt độ cao và da tiết ra nhiều mồ hôi dùng để chuyển thông điệp khêu gợi sex cho giống khác phái, trong khi đó con người thì không hẳn như vậy.

Một câu hỏi hóc búa khác là tại sao phái nữ có ít lông trên cơ thể hơn đàn ông?. Câu trả lời có thể đàn ông có nhiều quyền lực và muốn phô trương sức mạnh bằng một cơ thể cường tráng.  Hai TS cho rằng “phái nữ hay dùng  thuốc nhổ lông để khoe làn da tráng mượt khêu gợi của họ”.

TS David L. Reed chuyên gia về rận của đại học Utah cho biết là giả thuyết lập luận việc mất lông lá của loài người để loại bỏ ký sinh trùng thật là hấp dẫn. Rận trên cơ thể con người gây ra nhiều chứng bệnh như sốt rận và sốt tái sinh. Những cơn bệnh này đã giết hàng triệu mạng người trong hai thế chiến.

Mặc dù có nhiều giả thuyết về việc mất lông của loài người. Chúng ta tạm gát qua một bên để tìm hiểu từ khi nào con người mới bắt đầu mất lông lá. Cũng theo giáo sư TS Rogers của đại học Utah thì ông đã đọc được một tài liệu về giống gene giúp tìm hiểu màu da. Đây là gene MC1R nhờ chất protein là thủ phạm làm nhuộm màu da. Ba năm trước TS Rosalind Harding của đại học Oxford làm một nghiên cứu về loại gene MC1R bằng cách trích một mẫu máu và phân tích DNA. Họ tìm thấy rằng protein làm gene MC1R không thay đổi trong giống dân Phi châu. Ngoài châu Phi lượng protein thay đổi rất lớn. TS Harding kết luận rằng gene được giữ vững trong Phi châu vì mọi thay đổi trong protein làm da dễ bị ăn nắng và nguy hiểm. Trong khi đó dân Á châu và Âu châu gene MC1R dễ biến đổi trong DNA cho nên da họ ít đen hơn Phi châu.

Một khi tổ tiên Phi bắt đầu mất lông lá thì TS Rogers dự đoán rằng con người cần da ngâm đen để chống lại hồng ngoại tuyến từ mặt trời. Những ai có làn da ngâm nâu với gene MC1R sẽ sống lâu hơn. Một vài thế hệ sau những gene này trở nên phổ thông trong dân gian. Với những biến chuyển chậm chạp gene MC1R  bên châu Phi, TS Rogers và hai đồng nghiệp của ông TS David Iltis và TS Stephen Wooding ước lượng rằng thời kỳ thay đổi màu da cuối cùng xảy ra cách đây 1.2 triệu năm khi đó có độ 14,000 cá nhân có khả năng sinh sản. Nói cách khác là con người mất lông lá cùng lúc đó hay lâu hơn. Bài tường trình này được đăng trong tạp chí Nhân Loại Học Ngày Nay.

Sự ước tính về ngày mà con người mất lông trùng vào lúc người tiền sử đổi hình thái quái gở nhất trong lịch sử. Giống khỉ bắt đầu trú ngụ những nơi có bóng cây từ hơn 1.7 triệu năm trước. Cùng lúc ấy chúng bắt đầu có chân tay và mủi cũng dài ra. Sự thích nghi với môi trường mới giúp giải nhiệt cơ thể theo TS Richard Klein, một nhà khảo cổ học của đại học Standford. Việc biến mất lông lá và sự đổi màu da xảy ra cùng lúc, TS Rogers rất tán đồng quan điểm này.

Từ 1.6 triệu năm trước con người mới thấu hiểu thời đại băng giá Pleistocene và chấm dứt khoảng 10,000 năm nay.  Ngay bên châu Phi khí hậu rất lạnh về đêm cho người tiền sử không lông. Cũng theo TS Rogers thì người tiền sử mất lông và sống trần truồng ngay những nơi lạnh nhất như Tasmania và Tierra del Fuego.

Điều đáng chú ý nhất là việc phân tích nguồn gốc về ngày trong lịch sử nhân loại, có cách giải quyết thứ hai là khẳng định ngày con người mất đi lông hay ít ra lúc bắt đầu mặc áo quần. Vấn đề này có  liên hệ đến rận rệp.  Cơ thể con người là nơi chứa ba (3) loại rận rệp – chí trên đầu, rận trên người và rận từ môi trường bên ngoài. Chí rận trên người ảnh hưởng đến sinh vật có vú, dính vào bộ lông chứ không phải tóc. Người ta suy đoán rằng chí rận lan dần lên tóc sau khi con người mất đi lông lá.

Theo nghiên cứu của các TS Ralf Kittler và TS Manfred Kayser trong bài tường trình của tạp chí Sinh Học Ngày Nay thì khi họ so sánh DNA tóc con người và rận trên cơ thể của nhiều giống dân trên thế giới ngay dân Chimpanzee, khởi điểm của sự so sánh.  Kết luận từ bài tường trình về sự khác biệt DNA này cho biết  rận rệp từ lông cơ thể con người đã xảy ra từ 42 đến 72 ngàn năm.  Nhân loại bắt đầu mặc quần áo từ đấy.

Loài người hiện đại rời châu Phi khoảng 50 ngàn năm trước. TS Stoneking và đồng nghiệp ông cho biết là việc biến chế quần áo là nhân tố trở nên phổ thông trong dân gian, nhất là những vùng bắc cực.

Rận chí trên tóc lan dần xuống lông con người. Như vậy rận trên lông không hiện hữu trước 250 ngàn năm.  Nhưng TS Klein của đại học Standford nghĩ rằng dân Neanderthals và người tiền sử phải nghĩ ra cách sản xuất quần áo để đối phó với khí hậu lạnh vùng Âu châu và Đông Á.

Những người sưu tầm về tài liệu Genesis viết rằng ngay khi ông Adam và bà Eva nhận biết được sự trần chuồng của họ thì họ mới bắt đầu tìm cách che thân thể bằng lá từ cây sung và lúc đó Tạo hóa cho họ làn da chắc chắn để che chở thân. Nhưng nếu giả thuyết của hai TS Rogers và Stoneking là đúng  thì con người sống trần chuồng hơn 1 triệu năm trước khi họ nhận biết là mình đã trần truồng và bắt đầu đi tìm thợ may…

Nguyễn Hồng Phúc (sưu tầm & nghiên cứu)

Tham khảo
http://www.freerepublic.com/focus/f-news/966532/posts 


 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual