(bút ký) Hoài Việt
Tôi mân mê cuốn Đặc San Hoàng Diệu 2014, như đã từng
mân mê những trái cây căng tròn ngọt lịm của vùng Kế Sách, nơi tôi có một thời
để sống. Ngồi lật từng trang, chăm chú từng
chữ, vì đây là “của Sóc Trăng”khá hiếm hoi, đã khiến lòng như luôn thèm khát
ưóc mơ. Đọc tới đây. có thể vài bạn mình nghi ngờ “lão gìa” nầy hơi quá hay đã
lẩm cẩm rồi. Xin thưa rằng không,hoàn toàn không, nếu có chăng là tôi bị cuốn hút
vì những dòng chữ,những bài thơ,những nội dung phong phú vô cùng.Bài nào cũng
hay,cũng đáng đọc .Xin cho tôi được cảm ơn các tác giả, đặc biệt anh bạn Nguyễn
Hồng Phúc, qua bài viết “Về Thăm Miền Tây”, đã giúp mình như sống lại nơi vùng
đất Sóc thân thương, nơi tôi sinh ra, với
những ngày lớn lên đầy ấp kỷ niệm.Ôi,những kỷ niệm buồn vui như quyện chặt vào
từng hình ảnh đó đây cũng như cuả ai đó, từng điạ danh và cả những món ăn mà
ông bạn H.P đã miêu tả khá tỉ mỉ... Riêng về điạ danh, bốn câu thơ:
Có
bao giờ em về thăm nơi ấy
Một
miền xanh biêng biếc hai mùa
Có
bao giờ em nghe tên ấy
Cù
lao Dung đẹp tựa bài thơ
Và của
anh Lê Đức Đồng, đã khiến mình nhớ lại cù lao Dung, nơi mà:
“Em”
đã từng sống qua nơi ấy
Khi
tuổi thơ mưa nắng bốn mùa
Cù
lao,tên đẹp như con gái
Nhớ
Dung hoài,như nhớ nàng thơ.. .
Thật vậy,
mình đã sống tại đây, tại một nơi lúc đó còn là “khỉ ho cò gáy” năm 1945,lúc
vừa tròn hai tuổi. Ôi thời gian
quả tựa bóng câu, thấm thoát đã gần bảy mươi năm rồi, thế mà bao hình ảnh
như vẫn còn rõ nét. Mình không muốn viết lại những gì mà anh H.P đã làm, vì anh
đã viết quá hay và khá đầy đủ. Cũng không thể ghi ra chi tiết, điạ lý hình thể
của “một miền xanh biêng biếc”, vì lúc ấy mình còn. . tắm truồng(xin lỗi), Và
cũng vì. trong khoản gần sáu năm, chỉ quanh quẩn trong phạm vi đường kính khoản
100 thước, ngoại trừ những lần theo ba đi ruộng, hay theo cô tôi ra bờ biển(đúng
hơn là sông Bát Sắt- Hậu Giang) để canh chừng tàu Tây khi muốn giả gạo, vì nếu
nghe tiếng chày vang vọng, họ sẽ bắn “mọt chê” .Thỉnh thoảng tôi cùng người
thân len lách trong lùm hay dừa nước đến
thăm người bà con sống gần đó khoản vài
trăm thuớc. Đến năm tám tuổi , “vượt thoát” khỏi nơi đây,chưa một lần có cơ hội
trở lại,và chắc chẳng bao giờ. Ngày nay, ngồi mở internet, thật dễ dàng tìm lại
nơi xa xôi ấy, mà giờ đây đã đô thi hoá rồi, có đường xe, nhà ngói. phố xá, thật
không thể tìm lại hình bóng ngày xưa, cách đây gần bảy mươi năm.
(nơi
chảy ngang cù lao Dung)
Trước tiên, đề cập đến “một miền xanh biêng biếc hai
mùa”, tôi đã cố tìm tòi,nhưng đến nay vẫn chưa hiểu vì sao cù lao tên lại đẹp
quá. ? Và rồi qua tìm tòi, được biết ngoài tên nầy, cù lao còn mang tên Huỳnh
Dung Châu, Hồ Châu, Kắc Tưng, cù lao Chằng Bè(tên một loại chim). Cùng theo vận
nước nổi trôi, qua bao lần thay đổi đổi thay, đến năm 1975 vẫn mang tên củ (trên
phương diện hành chánh, là xã An Thanh Nhứt. . ) và thuộc Quận Long Phú, tỉnh Ba
Xuyên. Đến năm 2002 vẫn còn là cù lao Dung thuộc huyện Long Phú. Mãi đến ngày 30/4/2003, nơi nầy(gồm cù lao Dung, cù lao Tròn và cù
lao Cồn Cộc)trở thành một huyện của tỉnh Sóc Trăng,với diện tích 23.608 mẫu ,dân
số 62.931 ngưòi(2009) Xét về ‘gốc tích”, qua cái tên Huỳnh Dung Châu, biết đâu
là tên một cô gái. Nếu không lầm, theo nghiã tiếng Hán Việt,“châu” là một vùng
đất, Huỳnh là họ và Dung là tên . . Vào thời xa xưa cách đây trên bảy mươi năm
, mình đã từng bôn tẩu tạm . .trốn nơi nầy, cũng như trước đó trên hai trăm năm
, ông chúa Nguyễn Ánh đã . . cũng tạm trốn nơi đây. Cù lao Dung là vùng đất
hoang sơ, với nhiều con rạch nhỏ len lỏi vào khu rừng bần và dừa nước cùng các
cây tạp khác.. . là nơi trú ẩn khá lý tưởng. Kể ra, mình cũng có cái vinh hạnh
được lẩn trốn một nơi mà trước đó, ông vua đã “ẩn” mình (nên gần vùng nầy có địa
danh Long Ẩn). Trong thời gian “long ẩn”,chắc thế nào ngài Nguyễn Ánh cũng đã
phải “mê mệt” món cá ngát nấu canh chua cùng bần chín,hay món bần non cặp cùng
mắm sống, và chắc chắn ngài ngự cũng đã mê mệt nàng thôn nữ căng phồng chắc nịt
tên . .Huỳnh Dung(?). Kể ra làm vua chúa sướng thiệt, đến đâu cũng được thần dân
quì lạy và chiêu đãi cho đủ thứ, và để
ban ơn,vua chỉ cần ra chiếu chỉ nơi đó được xử dụng chữ “long” là xong. Và đia
phương nào có con gái được vua “ban ơn mây mưa” tên cô gái được vinh hạnh chọn thành
điạ danh, như trường hợp nàng Huỳnh Dung. Chuyện “đại sự”xin lạm bàn cho vui,
cùng liên quan chuyên nầy, những cây bần cũng được thơm lây, vì trong thời gian
bôn tẩu, ngài Nguyễn Ánh thưởng thức món mắm sống kẹp bần non ngon quá, rồi lại
nhìn những lá bần mộng nước, thon dải tợ như lá liễu, bèn ban mỹ danh cho cây bần
thành “thuỷ liểu”.Xin thay mặt cho những
cây bần, kính cẩn cảm ơn đã được ngài ân sủng,ban cho mỹ danh”!.
Trở lại
câu chuyện đời tôi, vào năm 1945, vùng Sóc Trăng, xảy ra biến cố “Miên dậy,cáp
duồl”( có nghiã nguời Miên nổi lên, giết người Việt”)Xét về căn nguyên, vì sao
xảy ra sự kiện “cáp duồn” thật dài dòng, chì có điều cần phải nêu lên là do 2 bên
Việt Minh và Pháp ,mà người dân phải vạ lây. . . Sóc Trăng, cùng với Trà Vinh là
hai tỉnh có khá nhiều người gốc Miên(Cam Bốt), ít ra cũng khoản 25 phần trăm so
với người Việt,và hai dân tộc sống chan hoà,không có gì mâu thuẩn sâu sắc.Vào
năm 1945, xảy ra chuyện “phong trào Việt Minh”cướp chánh quyền,trong giai đọan
thật ngắn(mà người Cộng sản gọi là “cách mạng tháng tám”) ; khi người Pháp lật được thế cờ, họ lại gây mâu thuẩn giữa 2
dân tộc, xuí giục ngưòi Miên “tiêu diệt Việt Minh”.Người Miên nghe theo, và thật vô cùng oan nghiệt cho người Việt nào
cũng có thể là”Việt Minh..Một số người Miên xấu
cũng thừa cơ hội cướp bóc tài sản và chặt đầu của người Việt. Vùng quê
tôi ở, khu chợ và vùng xung quanh là người Việt cùng người Hoa, xa vài cây số tứ
bề là các sóc người Miên.Tôi được nghe kể lại, trong thời gian có nạn “cáp duồn”, vaò
mỗi buổi chiều, một số người Miên tụ tập, ăn nhậu, rượu chè say sưa,xong rồi họ
kéo về các xóm có người Việt. Trên tay họ,là
những chiếc phản kéo ngay, phản là loại dụng cụ, với lưõi dài khoản 8,9 tấc, bề
bản gần một tấc, thật bén để phát cỏ. Họ đi lùng bắt đàn ông Việt và mang ra cầu
sắt ngang sông chém hay . . chặt đầu. Ngày nào cũng có cả chục ngưòi Việt bị giết
chết như vậy. Có điều là nếu kịp nhờ ngưòi Hoa đứng ra bảo lảnh , sẽ không bị
giết. Lúc nầy gia đình tôi đã thu hoạch lúa, tính ra cả chục ngàn giạ(do chính
công sức của gia đình), được khá nhiều người Miên tốt đứng ra, cũng lập thành
nhóm với vũ khí che chở. Nhưng rồi liệu bề không xong, đại gia đình tôi phải bỏ
của cải gia sản,bồng bế nhau chạy giặc “cáp duồl”.Cũng nhân đây, xin ghi lại
đôi dòng về ông tôi. Xuất thân là một con nhà nghèo, trong đệ nhất thế chiến,
phải đi lính cho Tây, sang tận Pháp. Hết chiến tranh, vài năm sau trở về, chí
thú làm ăn ,gia đình trở nên khá giả, có của ăn của để. Nghe kể lại, tuy là thời
thực dân cai trị, nhưng cuộc sống người dân cũng khá bình yên, chẳng có lắm chuyện
cường hào ác bá(như tuyên truyền), ai lo lam lủ làm ăn thì cũng không phải đói.
Ông tôi “đi lính Tây” thời đệ nhứt thế chiến. trở về, nghe đâu lên tới chức “Thầy
đội”(hay gì đó, không chắc lắm). . .Gia đình tôi gồm ông bà, cha mẹ ,người chú ,
hai cô và tôi cũng xuống ghe chạy về Sóc Trăng, nhưng giữa đường “được người ta” khuyến khích đi
theo. . giải phóng. (ôi,thật tội nghiệp thay cho từ “giải phóng”) Thế là phải theo
người ta về miệt cù lao,vùng “giải phóng”lúc đó.Gia đình chúng tôi vượt qua
sông Hậu, đến cù lao, len lỏi theo con rạch nhỏ, khi cảm
(
trên 70 năm trước, nhà tôi trong đám dừa nưóc như thế nầy)
thấy xa sông Cái là dừng lại , nơi bốn bề toàn dưà
nước và bần, cùng rừng rậm với cây dại, ô rô cốc kèn. . và với những “bạn bè”
chào đón là muổi mồng và bù mắc, cùng “khỉ ho cò gáy”. Cuộc sống khởi đầu, nghe
ông bà kể lại thật khó khăn trăm bề , trước tiên phá rừng ,đào đất đấp nên, đốn
cây làm nhà, và lợp bằng lá dừa nưóc ,kế tiếp là tìm nơi rừng thưa phát quang,
trồng lúa. . .Vào lúc được bốn năm tuổi,bắt đầu hiểu biết, tôi nay vẫn còn nhớ
vanh vách những hình ảnh ngày xưa ấy. . Tuy gia đình tôi trăm bề vất vả, nhưng
có điều sướng là tự do “lấn đất dành rừng”,
mặc tình khai phá bao nhiêu tùy sức,không ai bon chen hay phải xin phép cấp sổ đỏ đen gì cả.
Cũng nhờ có chuẩn bị, nên những món căn
bản cho cuộc sống,gia đình lo khá đầy đủ, nhưng ngày lại ngày qua, những thứ ấy
cạn dần, gia đình tôi phải sống như tách
biệt với thế giới bên ngoài,lúc nầy là chợ Quận L.P. Đường về Quận không xa, chỉ
cần vượt qua sông Cái, lén về chợ là xong,nhưng khó khăn nguy hiểm vô cùng, vì
ngoài sông Cái thường tàu Tây canh chừng,sẵn sàng nhả đạn.(bấy giờ, cù lao Dung
là vùng giải phóng,ai sống vùng nầy là Việt Minh) . Về tới chợ Quận không khéo
bị phát giác, dễ bị công an (một ngành của cảnh sát chánh phủ quốc gia thời nầy)
bằt cũng dễ bị tội tù. Mà ngược lại, mình lẻn về thành (chợ Quận) không khéo cũng
bị “người ta” kết tội . . về thành báo cáo, là “điềm điệp” cho quốc gia, cũng dễ
bị cho đi mò tôm. Thiệt tội cho gia đình tôi, cũng như biết bao đồng bào phải
chịu cảnh “một ách đôi ba tròng”.Vì vậy, gia đình phải sống trong cảnh thiếu thốn
hoang sơ như “Lổ Bình Sơn”, hết dầu lửa phải xài dầu chai hay mủ mù u, không đường
thì nấu mạch nha làm chất ngọt (mà lại ngon nữa),không me nấu canh chua đã có bần
chín,trái giác(một thứ giống như dây nho, nhưng trái chua áí)., không mở chiên
cá, xài tạm mở của gà vịt hay của cá.Ông và ba tôi ghiền cà phê, phải dúng tạm nước
cơm cháy khét . . . Riêng phần tôi, được người thân dạy cho cái chữ bằng cách lấy
than(thay cho phấn)vẽ chữ trên miêng ván,
hay kẽ trên nền đất . Nhờ vậy mà ngay từ nhỏ cũng biết đánh vần, biết đọc câu
“công cha như núi Thái Sơn”. Nhưng rồi, không lễ cứ chịu mãi cảnh thiếu thốn,
ba và nội tôi phải liều thân lẻn trốn về chợ Quận, mua những thứ quá cần thiết
cho cuộc sống,như đường,dầu lửa, dầu chai trét ghe, mở chiên cá,tiêu tỏi . . và
đặc biệt một miệng chài cá, đồng thời cũng phải bán những đôi chiếu do bà và
hai cô dệt để có tiền. May mắn, thời gian sáu năm, bao lần lẻn về thành, đều không
bị tai nạn nguy khốn chết ngưòi. Sau mỗi lần về thành mua sắm, nhà tôi như như
mở hội “ăn”. Cả nhà quây quần thưởng thức những cái bánh da lợn, bánh cam, hay
những cục thịt quay tươm mở, ông và ba nhâm nhi cà phê cùng tách trà ra chiều sảng
khoái. Và nhà tôi lại có thêm ít ra hai hủ đường chảy tổ bố, một thùng dầu lửa
to cùng mở, đậu và riêng cho tôi một hộp phấn đầy ấp.. .
Ngày nay, cù lao Dung thành một huyện, có đường xe,
tàu đò, chợ búa đủ cả, nhưng vào thời 1945 , là chốn hoàng vu , khắp cả vùng
toàn rừng rậm ,dừa nước, đặc biệt những rừng bần xanh mướt., chẳng có đường xá
phương tiện giao thông.Muốn đi phải băng ruộng đồng,(mà rất ít khi, có ai cần thăm viếng tới lui). Còn nhớ cả vùng mênh
mông,chỉ có độc nhứt một nhà bà con cách xa khoản mấy trăm thước Khi hết gạo,dùng
xuồng ra bờ sông canh chừng tàu Tây khi cần giả gạo.Nhớ có lần vừa ra mé
sông,đã nhìn thấy chiếc tàu với mấy tên
lính đội mủ chào mào đỏ chói, cô tôi và tôi nín thở, nằm im từ từ nghiêng xuồng
ngả mình xuống mé sông núp bên lùm ô rô đầy đặc.Rất may, nếu bị phát giác,
chúng quạt đại liên khó bề sống sót.Kể đến đây, bỗng nhớ mà thương con gà trống,
cả đàn gà hàng chục con mái,chỉ duy nhứt một con trống đảm đương thiên chức truyền
giống. Thiệt sướng chết đi được, nhưng mỗi sáng nó phải chịu cảnh khổ sở ,bị đè
đầu trong cái rổ nhỏ.Nếu không nó lại gáy, và tàu Tây nghe tiếng lại nả “mọt
chê”. Trưa trưa,không khí loãng ra, thả nó
, gà có gáy cũng không vang đội đi xa. Sau khi được. “giải phóng “khỏi cái rổ, mặt
trời lên cao gà không thèm gáy nữa.Vả lại, chàng gà trống còn phải dành thời giờ rượt đuổi thực hiện quyền “làm chồng” cả chục
gà mái cũng đủ mệt cầm canh..Tuy mệt ,nhưng mỗi lần “làm tròn thiên chức”, chú
gà trống lại hứng chí,vổ cánh gáy to: ò
ó ó o ò o .o . . .Chỉ có mấy tiếng đó thôi mà ông tôi diển dịch ra như sau: “ đời chỉ có thế mà thôi. .thôi”.
Lúc bấy giờ còn bé , nào biết “chuyện đời’ là gì đâu, nhưng cũng thấy vui vui.Sau
nầy lớn lên,hiểu ra thì chán chết , làm gì mà “nhanh như gà”, lại bày trò gân cổ
gáy. . . Ngoài đàn gà vài chục con lớn nhỏ, còn cả bầy vịt xiêm ú na ú nần,với
chỉ một chú vịt trống luôn bước đi phụt phịt, với cái mào đỏ chót . Cũng như
bên phía đàn gà, chỉ độc nhứt một “ông vua” vịt trống mà thôi, những con vịt trống
tơ quả là khó sống, vì sẽ bị con cồ cắn xé xua đuổi để độc chiếm quyền làm chồng.
Một vài con vịt trống tơ, muốn sống phải “biết thân biết phận”, tách ra riêng,
tìm cách “rủ rê” vài con vịt mái tơ . Gà vịt nhiều, to mập vì thức ăn dư thừa,ngoài
lúa thóc, cá tép nhỏ có cả những con tôm kho tàu được vứt bỏ, vì nhiều quá ăn
không hết. Gà vịt nuôi thả lang, mặc tình chúng đi đâu thì đi, chẳng sợ ai bắt
trộm (vì chẳng có gia đình nào sống gần cả). Nói thế , thật ra cũng có những tên
trộm chuyên ”bắt cóc” mấy chú gà con, đó là diều và chồn cáo. Tôi không sao
quên đưọc hình ảnh gà mẹ xoè cánh che cả đàn con khi nhìn thấy diều bay lượn
rình mồi từ trên cao,và tôi cũng không quên hình ảnh gà mẹ nhào ra chiến đấu với
diều.Thật là những hình ảnh khó quên, gà có đôi mắt ngang hai bên, phải nghiêng
và ngốc đầu nhìn lên trời khá vất vả. Diều là con bay lưọn khá nhanh và đôi mắt
rất sáng, chúng lưọn lờ trên cao, canh chừng và phóng xuống nhanh như sao xẹt, nhiều lần gà mẹ đành đau lòng nhìn con bị cướp
đi.. . Chiều về, phải lùa gà vịt vô chuồng, đóng cửa cẩn thận ,đề phòng bọn trộm đêm là lủ rắn và chồn cáo. Kẻ thù nầy
ghê gớm lăm, chúng hay hoạt động về đêm,và thường chọn những con gà giò nho nhỏ
ngon lành.Cũng có khi bọn chồn cáo bị
dính bẩy, và thế là nhà tôi có dịp đồi món. Chồn mướp mà xào lăn thì ông và ba
tôi cũng phải hết cả lít đế ,nhứt là chồn mướp thịt lại thơm mùi mướp nữa chớ.
Riêng về khỉ thì bị chê, vì thịt dai và hơi hôi,nên không được ưa chuộng, vì vâỵ
hiếm khi nhà tôi tìm cách bắt chúng. Thế là bọn nhà khỉ nhơn nhơ đánh đu trên
những cây bần quanh nhà như chọc tức người ta và chẳng biết làm gì hơn là. . . làm trò khỉ..
Cuộc sống gia đình tuần tữ trôi qua, khá buồn tẻ và
nhàm chán,nếu không có những lần . . chạy giặc. Lâu lâu, bọn Tây lại mở cuộc ruồng
bố.ngoạì những lần chúng từ ngoài sông Cái câu “mọt chê” vô.Gặp phải và biêt
trước những trận càng lớn, cả nhà kéo nhau chạy xa, có lúc gần tới Bát Trang(thuộc
Trà Vinh).Khi gấp quá, cả nhà lẩn trốn vào những đám dừa nước luôn dầy đặc gần
bên , hoặc cấp thời, cả nhà chạy và “dấu” tôi trong đám ô rô cốc kèn đầy kiếng
và gai gốc. Lúc sợ, được nhét vô lùm không sao, khi hết giặc, kéo ra, gai đâm rướm máu nhiều nơi.Những lần
chạy loạn như vậy, thường ba hay ông cỏng tôi trên vai, tay cầm vài món cần thiết,nhưng
thường là miệng chài và cây cưa. Ngoài
ra, lâu lâu có dịp vui vui, nhà tôi được trở thành “rạp hát”cũng nhộn nhịp vô
cùng.Chẳng biết từ đâu, vào buổi chiều người ta qui tụ một số người lớn và khá
nhiều con nít, một cái màn được kéo lên, với cái đèn “măn sông”sáng trưng. Tôi
không còn nhớ người ta có hát vọng cổ hay không,nhưng chắc chắn có màn “hát hình”,tức dùng bàn tay tạo
hình con nầy con kia hay hình người phía sau tấm màn, rọi đèn. . .Xem chừng con
nít khoái lắm,vì nơi chốn nầy có gì vui lạ đâu.Đặc biệt là các màn nhảy cùng bài tân nhạc với tiếng đàn mandoline, mà
trong đó bài hát ,chẳng biết tựa là chi,nhưng tôi không bao giờ quên lời (dù đã
trên 70 năm).Đó là:”anh em ta vui hát
trên đồng hoa, đây bao la hưong sắc hoa chan hoà. ,vân vân và vân vân.”.Và thêm
bài nữa là”sol đố mì”, dường như là”ăn khoai lang là khoai nưóng lùi. . “ Xin lỗi,
biết có phải thế không,nhưng nếu trên đời nầy, ngoài ba má ông bà tổ tiên, đối
tượng mà tôi nhớ mãi là khoai, không phải khoai lang ,mà là khoai mì. Món nầy
ngoài bắc gọi là sắn, mà lại là sắn lát phơi khô,những thành phần cựu tù chúng
tôi “ngán tới cổ” , ngán nhưng là cứu
tinh trong những ngày đói khát.Lúc đói, một khúc khoai mì là “ước mơ huyền thoại”.
Và dường như định mệnh an bài, bản nhạc “sol đố mì”(trong nầy có MI là điềm báo
trước) sau nầy dân Việt có lúc phải ăn mì. . . Trở lại câu chuyện, lúc đó, thiệt
tình chẳng hiểu biết chi nhiều,nhưng rõ ràng cả nhà tôi phải nai lưng làm gà vịt,nấu
nướng vất vả. Và điều đáng lo nhứt nghe
ông bà nói lại, mỗi lần như vậy, người thân lo sợ vô cùng. Nếu đang hát, phía
quốc gia biết được sẽ câu “mọt chê’ hay mở cuộc bố ráp, nếu không chết vì bom đạn
phía bên nầy, thì sau đó, có thể bị “bản án” cuả bên kia vì bị nghi ngờ đã ngầm
báo tin cho giặc. Đàng nào cũng có thể bị . . tiêu xương mạng. Thật may mắn,
chưa lần nào bị cả, nhưng tôi nhớ rất rõ, khi “văn công” trình diễn luôn luôn
có người ngồi kề đèn măn sông, với cái thúng to, sẵn sàng chụp kín nếu có động
tịnh gì.
Trong những ngày sống nơi “huỳnh dung châu”, bên cạnh
những thiếu thốn, cũng có vài thứ luôn dư thừa là chồn, rắn rùa, cùng tôm cá.
Những thứ con nầy thật chẳng biết “kế hoạch gia đình”chi cả, mà mặc tình . . .tình
tự với nhau, sinh sôi nẩy nở. Bọn khỉ tự do nhảy múa, đánh đu trên những nhánh
bần, rắn rùa trong ruộng trong lùm, cá tôm mặc tình tung tăng dưới nước.Chỗ nào
có nước là có cá, cái ao sau nhà mỗi lần mưa nước đục, tép bạc và cá chốt nổi
quơ râu, chỉ cần lấy rổ hớt lên,nhưng không thèm ăn vì nhỏ quá, mắc công làm. Cá
tôm dưới sông dư thừa, mỗi một hai ngày, ông và ba tôi đi chài, mang về khoản một
hai chục ký cá tôm đủ thứ. Ăn không hết lại phải phơi khô hay làm mắm,lại thiếu
lu khạp chứa.Lu khạp phải dành chứa
(loại cá có cặp mắt lòi lên cao,nhưng thịt rất ngon)
(Bần là loại cây gổ tạp, có thể cao 10 hay 20
mét.,thân chia nhiều nhánh,lá giống tợ
lá liẻu,như mộng nưóc.
Cây có thể sống nơi nưóc ngọt,măn,lợ. Bông mới nở,
màu đỏ khá đẹp, trái non thật chát,nhưng chín lại chua
,dân quê miền nam dùng nấu chua khá ngon.Chuá Nguyễn
Ánh đã ban tặng tên”thuỷ tiên” cho cây nầy).
nước mưa .
Riêng tôm thì nướng luộc ăn tươi, kho tàu,ăn một hai hôm không hết lại bỏ đi cho gà vịt ăn . Cá thì đủ loại,lóc, trê,chẻm,lăng,ngát,
đặc biệt cá ngát , hình thù tương tự
như cá trê trắng,nhưng dài đòn hơn và luôn to mập,dường như chúng ăn bần chín
mà mập ra. Không biết có phải thế không,nhưng cá ngát mà nấu chua cùng bần
chín,đến vua Gia Long cũng phải chảy nước miếng. Ăn hoài một thứ cũng ngán và
chán, nhà tôi lại tìm món ăn khác là cá thòi lòi, Gọi là cá thòi lòi, vì chúng
có đôi mắt khá to và lòi lên,loài nầy trung bình to bằng chân cái,dài khoản một gang
tay,thường sống trong hang dưới bùn, ba tôi dùng lọp làm với lá dừa nước, úp
trên miêng hang, dọc theo bờ sông Cái. Sáng ra, lúc tôi khoản bốn năm tuổi, đươc
cho đi theo,mang theo cái giỏ nhỏ,lúc về,
mang hết nổi vì quá nặng,đầy cá.Cá
nầy kho tiêu ăn với cháo trắng thì không gì ngon bằng.Thiệt tình không muốn cà
kê chuyện ông vua có số “bôn tẩu”,không khéo bị mang tội ợphạm thượng khi
quân”, nhưng hầu như miền Nam nơi nào cũng có dấu chân ông. Nghe ông bà kể lại,
vùng Sóc Trăng, nơi Lịch Hội Thưọng qua Vĩnh Châu, có con sông Pha. Pha là tên
bà phi nào đó của vua Gia Long đã qua đời tại đây? Và như trên đây đã đặt nghi
vấn, có thể ông vua nầy có lần “tạm trú” và đã “ban ơn mưa móc” cho cô thôn nữ
tên Dung, do vậy, cù lao nầy có tên là “huỳnh dung châu”.Và cái tên Quận Long
Phú chắc cũng do vua ban tặng , cũng nên ?
Chuyện quê nhà năm xưa,biết bao điều phải kể lại, bao kỷ niệm khó quên , đặc
biệt cù lao Dung,nơi tôi đã trải qua những ngày được sống và lớn lên trong tình
thuơng yêu, đùm bọc của ông bà,cha mẹ , cũng vì là đứa cháu nội duy nhứt
cùng chạy giặc , lại là cháu đích
tôn. Nhưng rồi thời gian cứ trôi, chẳng
lẽ chôn chặt cuộc đời nơi “khỉ ho cò gáy”, cứ mãi nhìn lũ khỉ ho hen và làm trò
khỉ mãi sao, tuổi tôi càng lớn phải được đến trường, và người chú trên 20, hai
cô đã quá tuổi cập kê. Thế là lại tìm cách
tự giải phóng , tạm biệt vùng đất “một màu xanh biêng biếc hai mùa”.
Hôm nay, đọc
cuốn Đặc san D.H 2014, khiến có dịp nhớ lại.Xin cảm ơn tất cả, cảm ơn anh Hội
Trưởng dễ thương và đẹp trai P.T.A, cảm ơn ông anh H.P, anh L.Đ Đ, cô TT.CH. . . Riêng về xứ cù lao
Dung, càng khó quên. Xem báo trên net,và cả những tài liệu quê nhà, mỗi
khi nhìn thấy chữ Sóc Trăng, Long Phú hay cù lao Dung tôi bỗng như chùn xuống, nhớ
nhung.Tin tức liên quan vùng đất quê tôi, chẳng mấy khi bỏ sót.Đọc kỷ, xem tới
xem lui đề nhớ,để thương và để buồn nữa.
Hãy thông cảm, vì tuổi già hay tìm về quá khứ. Còn nhớ rất rõ, khoản năm 2005 đọc trên tờ
báo T.T (trong nước), được biết chỉ nội
cù lao Dung có khoản 200 cô gái lấy chồng Đài Loan. Cũng có gia đình nhờ con gái “lấy chồng ngoại”,
cất nhà ngói, nhưng tỉ lệ là bao.??? Và
sau đó, phong trào lấy chồng ngoại, nào Đài Loan, Đại Hàn, Trung Quốc, Mã Lai, Tân Gia Ba. . .Ngày
xưa, từ những mái tranh ngoài vọng ra lời
hát ru con
Má
ơi, đừng gả con xa
Chim
kêu vưọn hú biết nhà má đâu. .
Ngày nay, lời hát ru con đã ít nhiều thay đổi;
Má
ơi, đừng gả con xa
Gả
con đi Mỹ hay Ca Na Đa được rồi.
Mỗi một cô “lấy chồng xa xứ”, đều ít nhiều đễ lại cảnh
đau lòng cho những chàng trai phải thẩn thờ
Tìm
em như thể tìm chim
Chim
bay biển bắc, anh tìm biển đông
Tìm
chi cho phải mất công
Đài
Loan, Hàn Quốc,em. . dông mất rồi.
Ôi, dù . dông mất theo chồng, hay “ô đi ghe”, hay
“ho hen (H.O). đoàn tụ, tất cả rồi cũng cùng chung số phận làm “đàn chim thiên
di”. Buồn.!!!