Tình
cờ một buổi sáng tôi vào một quán càfé ở Sài gòn có cái tên lạ lùng là Càfé Thứ
Bảy nằm trên đường Võ Văn Tần. Thấy đông nghẹt khách đang ngồi yên lặng để nghe
một vị khách đặc biệt đang bắt đầu bàn luận về quán niệm hơi thở trên góc độ y
học. Cái đề tài hơi lạ gợi cho tôi tính tò mò nên bèn tìm một cái ghế ngồi xuống
gọi một ly càfé và tiếp tục chăm chú lắng nghe BS Đỗ Hồng Ngọc bàn về hơi thở
trong thiền định.
Theo
bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc thì ngày nay con người ta hay mắc phải căn bệnh của thế
kỷ đó là SAD – Stress/Căng thẳng, Anxiety/Lo lắng và Depression/Trầm cảm. Con
người sống trong sự tiến bộ về kỹ thuật thay đổi chóng mặt, luôn tất bật với
công việc nên người ta lúc nào cũng đua đòi để có cuộc sống vật chất đầy đủ. Người
ta cố gắng làm việc kiếm thật nhiều tiền để mua nhà, sắm xe cộ, mua máy điện tử, điện thoại thông minh, lo đầy
đủ cho con cái ăn học trường tư nào trả bills điện nước và hàng trăm thứ khác để
lo, v.v...Con người lúc nào cũng căng thẳng thành ra tâm không an lạc. Tết nhất
sắp đến phải cố làm lụn kiếm thật nhiều tiền tran trải cho mấy ngày tết. Nhằm mục
đích giúp con người có đời sống bớt sao động hơn thì không có gì hay hơn là thiền
để cho cái tâm được an lạc phần nào. Để chữa những căn bệnh thời đại ấy, ngày nay
các nước tây phương nghĩ ra phương pháp MBSR – Mindfulness Based Stress
Reduction tức làm giảm stress bằng phương pháp chánh niệm hay tóm tắt là thiền.
Rồi sau đó tiến bộ hơn người ta chuyển dần sang MBCT – Mindfulness Based
Cognitive Therapy hay phương pháp trị liệu bằng nhận thức vì nếu mình biết được
mình sai lầm thì mới sửa được. Người tây phương quan niệm rằng con người vì thiếu
nhận thức đúng đắn nên trở nên bối rối rồi từ đó đưa đến sự sai lầm. Giới y
khoa áp dụng phương pháp trị liệu rất hữu hiệu cho các căn bệnh trên thân thể
nhưng về bệnh tâm thần thì họ chỉ cho thuốc ngủ, thuốc an thần hay thuốc phiện
để làm giảm stress, quên sự trầm cảm hay phiền não một cách ít hiệu quả hơn. Từ
đó người ta nhận ra rằng việc thiền rất cần thiết khi tâm lo âu bất an thì phải
chú ý đến hơi thở sẽ làm giảm hay làm ta quên căng thẳng. Rất chính xác vì não
bộ có đặc điểm là khi một vùng bị kích động thì vùng khác sẽ bị phong tỏa hẳn
ra trở nên từ bi hỉ xã làm giảm tính sân si. Thí dụ hai đứa bé đang gây lộn dử
dội và sắp đánh nhau. Nhưng khi nghe ai đó la hét sắp có cháy nhà thì chúng sẽ
quên tức khắc việc đánh nhau để chạy đến nơi có xảy ra hỏa hoạn tức não bộ đã đổi
hướng vì não không thể làm được hai việc cùng lúc được. Thiền còn dùng để điều
trị tâm thần, cai nghiện ma túy và dạy
dỗ trẻ em tập trung tâm trí vào việc học hành và có tính tốt từ bi hơn. Như vậy
thiền là gì. Thực ra thiền đã có từ xa xưa trước khi đức Phật Thích ca lên niết
bàn.
Trong
kinh sử Phật Thích ca kể rằng lúc còn trẻ ngài từ bỏ đời sống sung sướng của
hoàng cung để tìm hai vị thầy học thiền. Học ít lâu với vị thầy thứ nhất, ngài
hanh thông tất cả về thiền nhưng đức Phật không tìm ra câu trả lời về làm sao
giải thoát sự khổ hạnh của chúng sinh. Ngài đi tìm học thiền với vị thầy thứ
hai và kết quả không khả quan hơn vì ông vẫn không tìm ra lối thoát của sự đau
khổ nhân loại. Ngài quyết tâm tự đi tìm hướng đi riêng cho mình tức là tu khổ hạnh
trong 6 năm để tự mình tìm ra lối thoát. Ngài ngồi thiền dưới gốc bồ đề ăn uống
rất khổ cực và thân thể thầy chỉ còn da bộc xương. Như vậy thì thiền kiểu tây
phương chỉ là một phần nhỏ của đạo Phật. Thiền trong đạo Phật còn đi xa hơn nữa
tức là đi tìm cứu cánh, tức là giải pháp cuối cùng cho chúng sinh hay gọi nôm
na là gíac ngộ/giải thoát. Như vậy thiền là gì. Theo kinh Lục Tổ Huệ Năng thì định
nghĩa chữ thiền như sau – ngoài không vướng mắt (định), trong không lay động
(thiền). Thí dụ người ta lúc nào mắt
cũng vướng vào Internet hay cellphone để xem tin tức hay theo dỏi chứng khoán thay
đổi chứng tỏ trong lòng không thanh thản để an tâm sống. Trong phòng ăn hay
phòng họp, mỗi khi chuông cellphone reo lên người ta vội vàng bỏ ăn hay bỏ họp
để trả lời phone. Đời sống lúc nào cũng căng thẳng. Hay trẻ con lúc nào cũng lo
chơi game không chú tâm vào việc học hành làm cha mẹ lúc nào cũng lo lắng.
Ai
cũng biết là hơi thở quan trọng cho cuộc sống con người và trong việc thiền. Nhưng
tại sao phải bàn về hơi thở trong thiền định nhỉ vì thế tôi mới thấy đề tài này
thật lạ và muốn hiểu thêm tầm quan trọng của hơi thở trong việc thiền nhất là
được cắt nghĩa bởi một bác sỹ lại càng thú vị hơn.
Theo
BS thì quán có nghĩa là biết và niệm là nhớ. Như vậy đề tài ở đây muốn nhấn mạnh
tầm quan trọng của biết và nhớ hay theo dỏi hơi thở trong khi thiền. Lúc nói đến
thiền người ta hay nghĩ thiền chỉ dành cho các nhà tu trong chùa, chúng ta là
người trần còn quá nhiều bận rộn, quá lớn hoặc quá trẻ tuổi, phải dành thì giờ
đi học, đi làm… có rảnh đâu mà thiền?
Thực
tế lại không phải như vậy. Thiền tập không chỉ ích lợi cho mọi lứa tuổi và mọi
ngành nghề trong xã hội, mà thiền còn rất cần thiết cho những người quá bận rộn,
quá căng thẳng (stress), âu lo. Hơn thế nữa, thiền rất hữu ích cho những ai muốn
khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, học giỏi, điểm thi cao, sống an lạc, hạnh phúc
hơn, ít bệnh tật, thăng tiến cuộc sống và nghề nghiệp. Vì thiền đã được khoa học
chứng minh như là một đáp án thiết thực cho những ước vọng đáng trân quý nêu
trên mà lại không tốn một đồng bạc nào.
Ngày
nay thiền không còn là một vấn đề tôn giáo nữa. Nếu ta vào mạng Google gõ tìm
chữ thiền/meditation sẽ cho ta gần hơn 100 định nghĩa của Thiền. Chúng ta sẽ
hoang mang vì không rỏ như vậy thiền là tôn giáo, là mê tín dị đoan và thiền nào
là đúng thiền nào là sai...
Thực
ra ngày nay các nước tây phương đang nghiên cứu rất nhiều về thiền với những kỹ
thuật hiện đại như dùng MRI hay CT Scan để quan sát sự di chuyển của máu trong
não bộ trong lúc thiền. Họ mời vài vị sư Tây tạng và các bác sỹ nổi tiếng của viện
Pasteur Paris để chụp bộ não bằng MRI – tức chụp từng lớp bộ não trong lúc các
sư thiền, để xem tác động trên não bộ thì họ khám phá ra rằng luồn máu thay đổi
trong vùng não khi thiền sẽ chuyển năng lượng đi vùng khác có nhu cầu hơn.
Những
nhân vật danh tiếng thế giới cũng thực hành thiền như ông Bill Ford - Giám đốc
công ty xe hơi Ford Motor, cựu Giám đốc Tình báo Anh MI-5, bà Hillary Clinton -
cựu Bộ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ, cựu Tổng thống Bill Clinton… đều thực hành thiền
dưới sự hướng dẫn của một vị thầy Phật giáo, và gia đình cựu Phó Tổng thống Al
Gore cũng hành thiền. Ông phát biểu, "Vợ chồng chúng tôi tin vào sự cầu
nguyện đều đặn, và chúng tôi thường cầu nguyện với nhau. Nhưng thiền - được
công nhận là ngoại hạng, vượt khỏi cầu nguyện. Tôi mạnh mẽ khuyên bạn nên thực
hành". Cựu Tổng thống Obama cũng thực hành thiền, nhà công nghệ vĩ đại thế
giới, Steve Jobs, người sáng chế Iphone, Ipad, là một thiền sinh…
Cơ
thể con người cần năng lượng để nuôi dưỡng các nội tạng và các tế bào cũng như
xe cần có xăng hay dầu để chạy. Nếu xăng có phẩm chất cao sẽ cung cấp nhiều
năng lượng tốt cho xe cũng như thân thể con người nếu tiếp thu được năng lượng
tốt sẽ có sức khỏe tốt. Nguồn năng lượng ấy được cung cấp bởi sự dinh dưỡng hay
thực phẩm bao gồm nước và không khí. Ban ngày ta cần 1600 cal (nữ) đến 2000 cal
(nam) trong khi ban đêm ta chỉ cần 600 cal. Thiền sẽ làm giảm rất nhiều năng lượng
không cần thiết như căng thẳng, tham sân si, v.v...Hít thở không khí một cách
đúng đắng sẽ cho năng lượng tốt vào cơ thể.
Một
thí nghiệm khác trong những nhà thương mà BS không nhớ rỏ ở đâu cho biết người ta
thí nghiệm trên 2 nhóm người làm việc trong 20 nhà thương với nhân viên được học
thiền. Nhóm khác làm trong 20 nhà thương khác không có chương trình tập thiền
và làm việc bình thường để so sánh thì họ khám ra rằng nhóm nhân viên thực tập
thiền trong những giờ nghỉ giải lao làm việc tốt hiệu quả hơn như cách chuẩn
đoán của bác sỹ tốt hơn, giảm sai phạm y học vì đầu óc họ tỉnh táo ít sao động
vì quá nhiều bệnh nhân, v.v... Người ta còn thử nghiệm rất hiệu quả bằng cách áp
dụng thiền trong nghành cảnh sát, nhà trường hay các trại cai nghiện thuốc phiện
vì đây là những nơi mà đầu óc con người hay bị sao động nhiều nhất.
Trước
tiên chúng ta cần phải hiểu thiền là gì rồi sau đó chúng ta mới hiểu được tại sao
thở là giai đọan quan trọng nhất trong thiền.
Có
câu chuyện kể rằng có một anh học trò đi học thiền với một ông thầy, không rỏ ở
đâu và lúc nào. Nhưng vấn đề làm ta suy nghĩ như sau. Sau một thời gian ngắn học
thiền người tông đồ hỏi thầy vậy thiền là gì. Thầy không trả lời và đưa anh học
trò đi thuyền trên một hồ tỉnh lặng. Bổng nhiên thuyền bị lắc lư và lật úp và
anh tông đồ té xuống hồ. Anh ngụp lặng xuống rồi nổi lên mặt nước để thở. Một
lúc sau người thầy kéo anh lên thuyền. Anh ngoi ngóp thở vội vàng. Lúc ấy người
thầy mới trả lời thiền là như thế đó, tức thiền là làm chứ không phải là nói. Tức
thiền là thở như anh đang làm đấy. Thiền không phải là lời nói như ông Suzuki
người Nhật miêu tả trong 2 quyển sách của ông. Ông Suzuki có viết 2 quyển sách
dày cợm luận về thiền. Đọc xong 2 cuốn sách ấy ta sẽ bị tẩu mả nhập ma vì ta sẽ
chẳng hiểu gì cả. Rất confused.
Sống
trên đời này ai cũng cần ăn uống. Sung sướng nhất là được ăn ngon, nhưng ăn thế
nào cơ chứ ăn uống không chừng mực sẽ dễ sinh ra nhiều bệnh tật như béo phì,
cao huyết áp, tim mạch, bệnh tiểu đường, đau bụng vì ngộ độc, bệnh rút (gout), đau
khớp xương, đau đầu, mắc ung thư rồi bác sỹ sẽ chiếu rọi MRI và mỗ sẻ, v.v.... Theo
thí nghiệm y học thì khi người ta nhịn ăn 5 ngày sẽ chết và nếu uống nước đều sẽ
kéo sự sống được 15 ngày. Nhưng khi nín thở 5 phút bộ não sẽ chết. Như vậy vậy
hơi thở rất quan trọng cho sự sống. Đành rằng ai cũng thở nhưng tại sao ta phải
chú trọng về thở nhỉ. Khi hít không khí vào cơ thể thảy ra CO2. Bộ
não chỉ có 2% trọng lương cơ thể nhưng tiêu thụ đến 30% O2 để não hoạt
động suy nghĩ và tính toán. Khi ta làm việc cực nhọc, chạy đua, lên cầu thang
hay giận dữ tức tối thì não sẽ tiêu thụ rất nhiều năng lượng vì thế chúng ta cần
tập trung năng lượng để chữa bệnh. Khi thở ra thì lượng CO2 sẽ được
thải ra và điều này rất cần thiết cho cây cối. Cây cối hấp thụ CO2
và nhả ra O2. Vì thế thiền dưới bóng cây là tốt nhứt. Con người và
thiên nhiên (cây cối) có một sự liên hệ thật chặt chẻ. Ngày nay con người đốn
cây cối làm nhà cửa hay trang bị nội thất làm gây lủ lụt và ô nhiễm môi trường,
v.v...
Trên
thế gian cái gì cũng cần thở, cây cối sinh vật đều thở. Trong không khí ta hít vào
chứa 21% oxygen và 79% hydrogen. Bộ não cần trung bình 30% O2 và các
cơ còn lại trong cơ thể cần 42% O2. Trong phổi ta có hơn 300 triệu
phế nan/tế bào phổi tương đương 60m2 để hấp thu
không khí. Giữa phổi và bụng có cơ hoành và nó di chuyển lên xuống 7 cm ở vùng
đan điền mỗi khi ta thở. Mỗi hơi thở chứa một dung tích khí từ 250 ml đến 1.5 l
tùy trường hợp. Ví dụ ca sỹ cần hít hơn 1 lít không khí trước khi ca. Con người
chỉ cần hít 400 ml khí là đủ sống tức cơ hoành di chuyển khoảng 2cm. Trong lúc
thiền ta thở rất ít vì não đã hấp thụ đủ năng lượng.
Có
một vị BS người gốc Vinh tên Nguyễn Khắc Viện sinh năm 1913 theo học y khoa ở
Hà Nội rồi sau đó ông đi du học tu nghiệp ở Grenoble – Pháp lúc 25 tuổi. Năm
1942 ông mắc bệnh lao phổi nặng. Thời ấy bên Pháp chưa có thuốc chữa trị lao phổi.
Bệnh viện quyết định cắt 1 lá phổi để cứu sống ông. Một năm sau họ cắt một phần
ba lá phổi bên trái và người ta chuẩn đoán rằng ông chỉ sống được hai năm thôi.
Như vậy ông chỉ còn 1/5 phổi để thở. Người ta hít 5 lít khí thì ông chỉ có hít
được 1 lít để dinh dưỡng cơ thể. Sau đó với thời gian rảnh rỗi còn lại ông tìm
hiểu rất nhiều sách vở về cách trị liệu đông y, cách thở và ông quyết tâm luyện
tập thiền tức thở bằng bụng. Sau này ông làm giáo sư y khoa ở Sài gòn và ông sống
được hơn 50 năm nữa. Ông mất năm 1997. Thời
đó đa số BS chữa trị bệnh phổi ông đã mất trước ông và giới BS còn lại rất ngạc
nhiên không hiểu tại sao với 1/5 cái phổi mà ông sống được với tần ấy năm tháng.
Như vậy bí quyết của thiền là theo dỏi hơi thở. Hơi thở thì ai chả biết nhưng điều quan trọng
là mình có nhận thức (realize) hít vào và thở ra bằng bụng thì ít ai để ý đến. Nếu
đi sâu vào Phật học chúng ta sẽ thấy thiền rất hữu ích. Có 3 giai đoạn thiền theo
Tứ Niệm Xứ - Niệm là trí quán xét; Xứ là chỗ bị quán xét. Trong Niệm xứ có 4 phần
- Thân, thụ, tâm, pháp, nghĩa là dùng trí tuệ quán xét đối tượng và dừng ý niệm
lại ở chỗ đối tượng đó:
1. Thở
bụng – abdominal breathing dùng để chữa bệnh, chữa tim mạch, làm tâm thanh tịnh,
bớt lo âu phiền não. Anapanasati – tức là nhập tức (ana) xuất tức (pana) và niệm
(sati).
2. Chánh
niệm hơi thở (sammasati là thiên chỉ/nhìn tâm). Chánh niệm là nhớ đúng nghĩ
đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để
luôn tỉnh thức. Chánh niệm có nghĩa là lìa mọi phân biệt mà niệm thực tính của
chư pháp. Theo Bát Chánh Đạo, chánh niệm là “Nhất Tâm.”
3. Quán
niệm hơi thở - Vipassana (nhìn thấy hơi thở). Giai đoạn này cao cấp hơn và thấy
sâu hơn cái tâm của ta. Cao hơn nữa là Samadhi tức chánh định.
Thở
đúng cách tức là thở bằng bụng chứ không phải bằng lòng ngực. Thở bằng bụng sẽ
buộc ta luôn chú ý vào vùng bụng trong khi hít vào nó sẽ phùng lên, xẹp xuống
khi thở ra và sẽ làm giảm stress rất nhanh. Như vậy thở bằng bụng là bước đầu
tiên của thiền định.
Tiếng Việt mình rất phong phú và dung
hàm nhiều ý nghĩa ví dụ như đau thì khổ, giận thì con người nóng lên trở thành dử, tức giận thì làm đầu
óc tâm tối không còn biết mình đúng
hay sai, bị mắc phải bệnh là một cái
hoạn, v.v...
Là con người thì ai cũng mắc bệnh vì đó là luật
thiên nhiên – sinh bệnh lão tử. Như vậy sức khỏe tốt là gì. Năm 1946 Hội Y tế
Quốc tế (World Health Organization) đã tìm ra định nghĩa chính xác của sức khỏe
là – sự sản khoái của thân, tâm và xã hội. Nếu thân không mắc bệnh thì chưa hẳn
người ấy có sức khỏe tốt vì có thể người ấy bị căng thẳng trong công việc, căng
thẳng trên xa lộ vì kẹt xe (tâm bất an), vào sở bị đồng nghiệp đối xử không tử
tế hay người bệnh bị ngược đãi bởi nhân viên trong nhà thương hay là người ấy khổ
vì nghèo (nợ nần chồng chất sắp phá sản), con cái đối xử không tốt với ông bà
cha mẹ (yếu tố xã hội).
Bác sỹ được huấn luyện đào tạo để chữa bệnh
khi người ta bị đau chứ không chữa được cái khổ (tâm và xã hội). Hễ người ta
đau tức nhiên là khổ. Như vậy khổ và đau có một sự liên hệ thật chặt chẻ. Khi mắc
bệnh sẽ làm cho thân ta đau đớn và cũng làm khổ cho cả người xung quanh ta. Bệnh
về tâm thần như căng thẳng trầm cảm, lo xợ thì thiền sẽ giúp chữa trị hiệu nghiệm
hơn.
Thật ra thiền là hơi thở bằng bụng, là cái gì
rất đơn giản trong cuộc sống hằng ngày, thiền là sự chú tâm không mong cầu. Nỗi
khổ đau do bệnh tật và sự chết là động cơ mạnh nhất và là đối tượng giải thoát
của thiền. Theo Phật Thích Ca thì con người luôn vướn vào sự đau khổ tức về bệnh
tâm thần hay tâm linh. Bác sỹ chữa được cái đau thể xác nhưng cái khổ thì chịu.
Người mắc bệnh tâm thần có một điều kiện mà không phải ai cũng có được – đó là
một động cơ rất mạnh. Đông cơ mạnh sẽ dẫn đến sự kiên trì bền bỉ, điều khiện
duy nhất để đạt những tuệ giác khi hành thiền. Một tỷ lệ nào đó của những bệnh
nhân tâm thần, sau khi ổn định bằng thuốc sẽ sáng suốt đủ để tập thiền một cách
kiên trì bền bỉ.
Mỗi loại thuốc sẽ thích hợp cho một số người
này nhưng không hợp cho số người khác. Tương tự như vậy bệnh tâm thần là bệnh của
tâm. Thuốc uống vào trong thân thể trong một mức độ nào đó giúp điều trị cái
tâm. Nếu trong cơ may nào đó thiền góp được phần nào trong việc làm ổn định căn
bệnh mà không cần tăng lượng thuốc thì như vậy thiền sẽ là phương pháp trị liệu
hiệu quả...
Nguyễn Hồng Phúc
Tháng 4 năm 2018