-Xóm Đạo Tha La .
Trước tiên, từ ngữ “xóm đạo”,
để chỉ một “xóm gồm những tín đồ theo cùng một tôn giáo sống chung cùng nhau,
nhưng từ “xóm đạo” thường để dành chỉ xóm của những ngưòi theo đạo thiên chúa
hơn.Xóm đạo cũng có thể hiểu là một họ đạo. Nói về xóm đạo, trên toàn cỏi miền
Nam có hàng trăm xóm như vâỵ, trong đó nhiều xóm, họ đạo rất nổi tiếng như tại
Sài gòn với xóm Bình An (quận 8), Tân Phú.. . Tại các địa phương có họ đạo Tắc
Sậy Bạc Liêu), họ đạo Cù lao Giêng (Long Xuyên) đưọc biết nhiều và ”Tha La Xóm
Đạo”, vì lịch sử rất đáng lưu ý mà chúng tôi trình bày sau đây.Và Tha La
là gì, là một danh xưng nghe thật đễ thương vô cùng.? Tha La nguyên thủy
do từ “sa la’’, gốc tiếng Cam Bốt , với nghĩa ban đầu là một cái
chòi, trạm nhỏ hay nơi dùng cho các sư sải người Miên tu học. Ngày xưa thật
xưa, đường xá đi lại không nhiều, và cũng không có hàng quán bán nước giải
khát, bà con người mình hay cất một cái chòi nhỏ, bên trong có một chum(hủ,
khạp) nước với cái gáo múc thường bằng gáo dừa khô, để bà con đi đường vào nghỉ
chân và uống nước. Xóm Đạo Tha La chúng tôi đề cập nay thuộc xã An Hoà, Trảng
Bàng(Tây Ninh), là họ đạo có từ thời Pháp qua nhiều biến cố, nay vẫn còn và
đang được xây dựng trùng tu. Là khách yêu thơ, hẳn chúng ta còn nhớ bài “Tha La
Xóm Đạo” của nhà thơ Vũ Anh Khanh, khi trở về thăm chốn cũ:
Tha La xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tôi về thăm một dạo
Giữa mùa nắng vàng hanh.
. . . . . . .
Thôi hết rồi còn chi nữa Tha La
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng lồ lộ rụng trên đầu viễn khách
Khách bước nhẹ trên con đường đỏ quạch
Gặp cụ già đang ngóng giữa bâng khuâng.
Và cũng một nhà thơ khác, Kiên Giang Hà Huy Hà, ông nầy không nhớ ngôi giáo
đường Tha La, mà chỉ nghĩ đến “ngưòi em xóm đạo” qua bài thơ “Hoa Trắng Thôi
Cài Trên Áo Tím”
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa cháy quê hương
Khói bôm che lấp vùng quê mẹ
Che cả người thương nóc giáo đường
. . . . . . .
Mặc dù em chẳng còn xem lễ
Ở giáo đường u tịch chốn xưa
Anh vẫn giữ lầu chuông gác thánh
Nghe
chuông truy niệm mối tình xưa. .
Năm 1964, nhạc sĩ Dũng Chinh phổ thành bài hát ”Tha La Xóm Đạo” rất nổi tiếng.Sau
đó một năm, nhạc sĩ Sơn Thảo phổ thành bài hát mang tên”Hận Tha La”. Bài thơ
cũng được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc(?), trở thành bản tình ca nổi tiếng cùng
với “Chuyện Tình Giàn Thiên Lý”.
Trung Tá hạm trưởng Nguỵ văn
Thà và trận chiến vệ quốc:
. . .Nhưng thôi, chúng ta hãy
tạm quên chuyện thơ văn, mà hãy nhớ đến Tha La Xóm Đạo với một hoài niệm
vô cùng và khác biệt. Chúng ta hãy biết và nhớ địa danh nầy, thuộc huyện Trảng
Bàng(Tây Ninh) là quê hương của Trung Tá Hạm Trưởng Nguỵ văn Thà. Người anh
hùng của chúng ta vốn là học sinh trường tiểu học Trảng Bàng, gần bờ sông Vàm
Cỏ Đông, nơi có xóm đạo Tha La.Trung Tá Nguỵ văn Thà, Hạm Trưỏng HQ 10 cùng 73
chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh vào ngày 19 tháng 1/1974 khi quân Trung
Cộng điên cuồng, ngang ngược xử dụng lực lượng nước lớn, áp đảo đánh chiếm
Hoàng Sa của Việt Nam. Lúc nầy, quân dân miền Nam đang phải tận lực chiến đấu
bảo vệ quê hương, giờ lại phải chống với quân Trung Cộng to lớn hơn nhiều. Tuy
nhiên, hải quân chúng ta đã tuân hành lệnh của Tổng Tư Lệnh Tối Cao là Tổng
Thống Việt Nam Cộng Hoà, nổ súng đánh trả. Ta đã anh dũng bắn trả, tiêu diệt
hai chiến hạm của địch, và vì lẽ nào đó không quân của ta lại không được ra
tiếp sức, lực lượng của chúng ta cũng phải chịu thua thiệt. Than ôi, mãnh
hổ nan địch quần hồ, cuối cùng về phía ta một số chiến sĩ oai hùng đã phải hy
sinh. Riêng Trung Tá Thà, sau khi lo liệu cho chiến sĩ còn sống được cứu thoát,
đã nhứt định ở lại cùng với chiến hạm và cùng 73 đứa con yêu của tổ quốc,
mãi mãi ngủ yên dưới lòng biển lạnh.
Chúng ta, nhân đây xin ghi lại tóm lược đôi điều về Hoàng Sa cùng trận hải
chiến,mà kết quả cuối cùng là Việt Nam Cộng Hoà đã phải bỏ hải đảo thân yêu cho
Trung Cộng chiếm đoạt... Hoàng Sa cùng với Trường Sa là hai quần đảo mà từ
nhiều trăm năm trước, Việt Nam đã đi lại khai thác, không có bất cứ quốc gia
nào tranh cản hay lên tiếng phản đối. . . Khi người Pháp xâm chiếm VN làm thuộc
địa, họ đã chánh thức công bố chủ quyền trên hai quần đảo nầy,và khi họ trả độc
lập cho chúng ta,cũng đã giao lại 2 quần đảo cho chánh phủ”Quốc Gia Việt Nam”.
Sau hiệp định Genève, Việt Nam Cộng Hoà thành hình, với lảnh thổ từ vĩ tuyến 17
xuống tận Cà Mau, đương nhiên có chủ quyền trên 2 quần đảo vì chúng nằm dưới vĩ
tuyến 17. Thực tế, tại quần đảo Hoàng Sa cũng có một số ít đảo nhỏ do Trung
Quốc ngang ngược chiếm giữ, nhưng phần lớn các đảo do ta làm chủ, ngư thuyền
chúng ta đi về khai thác hải sản không bao giờ có sự kiện bị “tàu lạ” nào cướp
phá hay bắn giết ngư dân.
Một sự kiện thật quan trọng
có tính cách lịch sử (và công pháp quốc tế),là vào năm 1951, tại hội nghị San
Francisco, với sự hiện diện của 51 quốc gia, Thủ Tướng Quốc Gia Việt Nam, ông
Trần văn Hữu đã long trọng tuyên bố chủ quyền trên 2 quần đảo,mà không gặp bất
cứ một sự kháng nghị nào của bất cứ quốc gia nào(kể cả phe anh em T.Q là Liên
Sô). Cũng cần nói rõ là trong nghị hội nầy không có đại diện của Cộng Hòa Nhân
Dân Trung Hoa (Trung Cộng) hay “Trung Hoa Dân Quốc”(Đài Loan), vì giữa Liên Sô
và Hoa Kỳ không thống nhứt được việc chọn phe nào là đại diện quyền lợi Trung
Hoa. Cũng phải nói thêm là khi đệ nhị thế chiến kết thúc, Nhựt là phe thua
trận, phải bị giải giới và rút khỏi Đông Dương. Quân của Tàu Tưởng trách nhiệm
giải giới quân Nhựt phía bắc, và quân Anh phụ trách phía nam. Cần phải xác định
rõ, giải giới hoàn toàn không phải “chiếm đóng” hay giành quyền làm
chủ. Khi hội nghị San Francisco diển ra, thì trớ trêu thay phe Tàu
Tưởng bị thua,chạy ra thành lập “quôc gia” tại Đài Loan. . . Trong hội nghị
nầy, với nội dung chính là quân Nhựt từ bỏ mọi quyền lợi trên các đảo(trong đó
có Hoàng, Trường Sa) và bác bỏ hoàn toàn quyền hạn của Trung Quốc liên quan đến
các đảo. Nghị Quyết đã được 46 phiếu thuận áp đảo. Sau đó, Liên Sô cố bênh vực
Trung Cộng bằng cách đưa ra tu chánh án về quyền hạn (và quyền lợi) của Trung
Cộng liên quan các đảo tại Thái Bình Dương.Đây là một đề nghị “cố đấm ăn xôi’
hoàn toàn vô căn cứ nên đã bị nghị hội bác bỏ với số phiếu gần như tuyêt
đối.(48/51). Và sự công bố khẳng định đầy chánh nghĩa và lý lẽ của đại diện
Quốc Gia Việt Nam nói rõ: “. . . để dập tắt những mầm móng các tranh
chấp sau nầy, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi đôí với các quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa, những quần đảo luôn thuộc về Việt Nam. .
“Lời tuyên bố không gặp bất cứ sự phản đối hoặc bảo lưu quốc tế nào.)(Xin
lưu ý, đây là theo trang web của nhà nước CSVN trong nầy họ cũng chánh
thức ghi nhan dự kiện nầy).Sau cuộc chiến quốc cộng, mà Trung Cộng cuối cùng đã
chiến thắng và họ cần thời gian củng cố thực lực,và dĩ nhiên tham vọng bá
quyền luôn nung nấu trong đầu họ, cũng như phe “dân quốc”, tất cả “Tàu nào cũng
là Tàu”đều muốn”nuốt chửng Việt Nam”(Buồn thay, chẳng biết đến bao giờ tất cả
người Việt Nam cùng nhìn về một hưóng để nhận rõ thảm họa nầy). Và do vậy, vào
tháng 9/1958 Trung Cộng đã công bố chủ quyền trên bốn quần đảo Nam Sa (Hoàng
Sa), Đài Loan, Tây Sa (Trường Sa) và Bành Hồ cùng “ lãnh hải 12 hải lý”.Ngày
22/9/1958 Thủ Tướng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa(Bắc Việt) ra công hàm tán
thành công bố lảnh hải 12 hải lýcủa đàn anh T.C, nhưng hoàn toàn không
đề cập gì đến hai quần đảo(hoặc phụ bản đính kèm). Đây là một sự kiện
vô cùng quan trọng, liên quan đến lảnh thổ quyền hạn là của quốc hội, không
phải đơn thuần của hành pháp. Trong thới gian từ 1964 đến 1970, Trung Quốc và
Việt Nam Cộng Hoà có những vụ chạm súng nhưng không gây thương vong. Riêng Việt
Nam luôn đối xử tốt, nhân đạo với các ngư phủ Trung Hoa bị lạc đưòng... Theo
lời nhiều ngư phủ thuật lại, cụ thể như ông Lữ Điều (làng Nam Ô, Đà Nẳng thuật
lại “ . . Từ đó đến tận ngày tháng 12 năm 1973, đơn vị địa phương quân
của QL/VNCH bảo vệ Hoàng Sa vẫn thường xuyên cứu ngư dân Trung Quốc gặp nạn. .
.” . Ông nầy là ngưới tình nguyện tham gia vào đơn vị bảo vệ H.S (www.thanhnien/vn.com ) . Vào năm 1973,
qua Hiệp Định Paris,người Mỹ đã rút quân và thiết bị, không can dự vào
Việt Nam nữa,và dĩ nhiên hải quân Mỹ(hạm đội 7)đã “đứng ngoài” trong trận hải
chiến vệ quốc của VN.Đến ngày 11/1/1974, trước khi quyết đánh chiếm Hoàng Sa,
Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa là của họ.Và phía Việt Nam một lần nữa,
cũng ra tuyên bố khẳng định chủ quyền. Ra tuyên bố và lực lượng Việt Nam giữ
gìn hải đảo vẫn hiên ngang kiên cường , sẵn sàng đối phó, dù còn đang phải dốc
toàn lực chống lại cuộc lấn chiếm từ phưong Bắc. Trong trường hợp như vậy, VN
quyết định thành lập một phi trường lớn tại quần đảo đủ để phi cơ C7-
Caribou có thể lên xuống, chuyển quân nhanh chóng, và ngày 16/1/1974 phái đoàn
của Việt Nam ra chuẩn bị công việc như dự tính, thi khám phá ra sự hiện diên
của lính Trung Quốc. Ngày 17/1, chánh phủ Việt Nam gởi công hàm cho Hội Đồng
Bảo An/Liên Hiệp Quốc đề nghị ban bố biện pháp thích hợp để cải thiện tình
hình. Tiếc thay, trong cơ quan “què quặt” nầy có hai quốc gia là Trung Quốc và
Nga Sô có quyền phủ quyết, do vậy xem như lời đề nghị của VN chẳng một lời phản
hồi, và chiến cuộc diễn ra.
Đây là một hồ sơ thật dầy, và đến nay còn ẩn chứa những điều “bí ẩn”, không thể
trình bày ngắn gọn, chỉ xin ghi ra vài sự kiện như sau:
-Xét về tương quan lực lượng
tại vùng xảy ra hải chiến, phía Việt Nam gồm 4 chiến hạm.Về phía Trung Quốc họ
cũng có 4 chiến hạm. Xét về tầm cở và vũ khí(tại trận chiến) phiá Việt Nam vượt
trội hơn nhiều.
-Chính hải quân Việt Nam, thi hành lệnh của Tổng Thống VNCH, đã chủ động nổ
súng băn vào tàu Trung Quốc trước. Phát súng đầu tiên
do Đại tá Hà văn Ngạc, Hải Đội Trưỏng Hải
Đội III/Tuần Dương ban lệnh vào lúc 10 giờ 25 phút ngày 19/1. Đây là
tiếng súng nói lên lòng cương quyết bảo vệ quê hương.
-Trong cuộc hải chiến nầy, có sự xuất hiện “kỳ lạ”của một “cố vấn” Mỹ cùng lên
đảo với đơn vị bảo vệ đảo. Và sau trận chiến, phiá Việt Nam đã có kế hoạch điều
hai phi đoàn phản lực
F.5 ra Đà Nẳng, phi cơ phản lực F5 có tầm hoạt động 600 miles, đủ khả năng tác
chiến tại Hoàng Sa, nhưng rồi kế hoạch đã không được
thực hiện.(?). Chúng tôi xin hơi dài dòng, ghi lại một sự kiện lịch sử vô cùng
quan trọng. Quan trọng là để muôn đời người Việt Nam luôn nhớ rằng Hoàng Trường
Sa là của Việt Nam, và người Việt quốc gia đã quyết lòng hy sinh để bảo vệ quê
hương. Qua nhiều tài liệu, sự thật đã được minh chứng, và chúng tôi đã xin
trích lại, theo tài liệu của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng. Trong bài viết “Tổng
Thống Thiệu và hải chiến Hoàng Sa” (https://mail.google.com ). . Vào mùa thu 1976,
Tiến sĩ Hưng đã có buổi hàn huyên cùng cựu TT Thiệu tại Luân Đôn (nơi vị nguyên
thủ quốc gia tạm định cư). Câu chuyện hơi dài, chỉ xin ghi chi tiết, về
sự kiện Hoàng Sa, TT Thiệu đã nói “. . Tôi còn định đi thêm bước nữa”, bước nữa
đây là ông Thiệu đã ra lệnh cho không quân VNCH oanh kích để phản công chiếm
lại quần đảo. Chính Đại Tá Nguyễn Quốc Hưng, Phụ tá Tham Mưu Phó HànhQuân/BTL
Không Quân xác nhận, vào lúc 8 giờ tối ngày 19/1/, TT Thiệu ra lệnh cho
không quân Việt Nam dùng phi cơ siêu thanh F5-E phản công và không quân đã hai
lần cất cánh, mỗi lần 2 phi tuần,nhưng rồi phài hủy bỏ, vì đệ thất hạm đội Hoa
Kỳ tại biển Đông đã “yêu cầu” ngưng kế hoạch oanh tạc vì “sẽ không có top
cover,tức yễm trợ khi phi cơ Trung Cộng từ Hải Nam bay lên không chiến và cũng
sẽ không có rescue, tức cứu vớt. Đồng thời,ngày 18, đại sứ của Hoa Kỳ là Martin
cũng nhận được chỉ thị:” tình hình phải được hạ nhiệt” từ Bộ ngoại giao Hao Kỳ.
. .Chúng ta cũng nên biết là loại F5-E có tầm hoạt động trên 600 miles, dư sức
từ Đà Nẳng bay ra, với khoản cách chỉ trên ưới 200 km(vì Hoàng Sa nằm trong
vùng “đặc quyền kinh tế, lãnh hải của VN). Sự kiện nầy, tác giả Nguyễn Tiến
Hưng đã nêu lên những nhân chứng sống trong cuộc còn sống và định cư tại
Hoa Kỳ như: Ông Lê quốc Hưng(Salem-Oregon-HK), Thiếu Tá Phạm Đình Anh(Cali),
Đàm Trường Vũ(Arizona),Vũ Viết Quý(Ca),Hồ văn Giàu(Ca).
Trong bối cảnh hiệp định
Paris đã được thực thi, người bạn “đồng minh” Hoa Kỳ đã rút quân, xét về cán
cân lực lượng về lâu dài Việt Nam Cộng Hoà không thể đương cự với Trung Quốc.
Chúng ta không đặt vấn đề thắng thua, và cũng không phân tích chi tiết, chỉ xin
ghi lại đây một trang sử oai hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.. . cũng như
quyết tâm của vị Tổng Tư Lệnh/QLVNCH.
Dù hoàn cảnh quá ư nghiệt
ngả,(vừa phải chiến đấu với quân miền bắc,lại phải chống với Trung Cộng, mà
“đồng minh “Hoa Kỳ lại ngăn trở. . )V.N.C.H vẫn cương quyết chống trả. Ngày
18/1 ,TT Thiệu đã bay ra Đà Nẳng, lấy giấy viết ra chỉ thị thẳng cho Phó Đề Đốc
Hồ văn Kỳ Thoại,tư lệnh hải quân vùng I duyên hải. Chỉ thị ghi như sau: “ thứ nhứt là tìm đủ mọi cách
ôn hoà mời các chiến hạm của Trung Cộng ra khỏi lảnh thồ VNCH, thứ hai, nếu họ
không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mủi các chiến hạm nầy và nếu họ
vẫn ngoan cố thì toàn quyền xữ dụng vũ khi để bảo vệ sự toàn vẹn lảnh thổ
VNCH”. Viết
xong, T.T Thiệu cất giọng:”anh Thoại đến đây và đọc trước mặt tôi,có gi không
rõ ràng thì cho tôi biết ngay từ bây giờ. Cũng được biết, khi chuẩn bị đánh
chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Cộng đã chuẩn bị 40 chiến hạm tại Hải
Nam sẵn sàng để ứng chiến.
Bên góc trên trái, là HQ 10,
do trung tá Nguỵ văn Thà
làm Hạm Trưởng.
Bốn mươi ba năm qua, vào ngày 19/1/1974. . . và nay ngày 19/1 sắp đến,xin
hãy một phút lắng lòng nhớ về vùng đất Trảng Bàng,nơi có Tha La Xóm Đạo,
sanh quán của vị anh hùng cố Trung Tá Nguỵ văn Thà, Hạm Trưỏng HQ 10.
Chàng học trò của trường tiểu học Trảng Bàng năm nao, bên bờ sông Vàm Cỏ, đã
cùng 73 chiến sĩ hải quân nằm xuống trong cuộc chiến bảo vệ quần đảo
Hoàng Sa.Nhớ về chuyện xưa, chúng ta cũng không được phép quên, mà hãy nhớ và
nhớ nói lại cùng con cháu :”Hoàng Sa là của Việt Nam, từ hàng nhiều trăm năm.
Cụ thể,ngay từ thế kỷ 15, Việt Nam đã khai thác tài nguyên, thụ đắc lâu dài
bằng phương pháp hoà bình với cơ quan hành chánh quản trị đúng theo công pháp
và hoàn toàn không dùng vũ lực quân sự chiếm cứ từ của một quốc gia nào.Năm
1974, quân Trung Cộng đã đánh chiếm, dùng vũ lực xâm lăng là không có gí trị về
công pháp quốc tế”.
Một mùa
Xuân lại về với quê nhà, chúng ta vẫn mãi còn xa xôi. Nhớ lắm , mà cũng
thật buồn thay,vì:
Quê nhà tôi
ơi, muôn trùng vời vợi
Một ngày về,
nào ai đợi được đâu
Bốn mấy năm
rồi, thật đã quá lâu
Và phải đợi
đến ngày nào đây nữa. . . H.Việt
(Bài viết nầy chúng tôi trích từ trong quyển sách của chúng tôi, được hình thành từ vài ba năm trước đây,naynhân ngày kỷ niệm xin lại đưọc
kính đến quý đồng hương. Do vậy, không cập nhựt tư liệu đầy đủ hơn (nếu có) và
cũng không ghi đầy đủ phần tài liệu tham khảo. Phần rrình bày trên, ngắn gọn
xem như một vài phút hoài niệm. Về trận chiến vệ quốc của chúng ta, sẽ xin
trong một tài liệu tương đối đầy đủ hơn. Kính mong vui lòng thông cảm, nếu có
những gì sơ sót-Hoài Việt/Trương An Ninh.Cựu SV/QGHC/khoá 14).