CÁC NGÀY TẾT Ở VIỆT NAM TRONG NĂM


                    

      
Vào dịp TẾT nhớ đến các ngày TẾT ở VIỆT NAM trong năm, nhìn chung thì trong một năm hầu như tháng nào cũng có các TẾT nhỏ còn  TẾT lớn và quan trọng đó là TẾT NGUYÊN ĐÁN, trong một năm có tất cả 12 ngày TẾT các ngày TẾT đó hầu như xảy ra vào mùa xuân, và mùa thu là 2 mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời lúc đó nhà nông nhàn rỗi vì nước ta là một nước nông nghiệp, trong các ngày TẾT phải nói đến TẾT NGUYÊN ĐÁN là lớn nhất nó chi phối hầu hết các gia đình, tôn giáo, trên mọi miền đất nước. Trước hết chúng ta tìm hiểu TẾT NGUYÊN ĐÁN

1 -   TẾT NGUYÊN ĐÁN : hay còn gọi là TẾT CẢ loán nhất trong năm ,theo phong tục cổ truyền TẾT NGUYÊN ĐÁN trước hết là TẾT của mọi gia đình, ngay từ chiều 30 TẾT mọi nhà làm lễ cúng rước gia tiên và gia thần ( thể hiện tình cảm ăn trái nhớ kẻ trồng cây ). Trong 3 ngày Tết có 3 cuộc hội ngộ xảy ra đó là:

Thứ 1 : là cuộc gặp gỡ các gia thần đó là tiên sư hay nghệ sư chính là vị tổ đầu tiên dạy nghề cho gia đình mình đang làm, kế đến là thổ công tức là vị thần giữ đất mình đang ở và vị TÁO QUÂN coi việc bếp trong nhà mình,

Thứ 2 ; là cuộc hội ngộ tổ tiên, những người đã khuất, theo quan niệm người xưa thì ông bà đã khuất cũng về vui với con cháu nhân dịp TẾT,

Thứ 3 : cuộc gặp gỡ những người trong nhà, như một thói quen linh thiêng mỗi năm, dù ai xuôi ngược xa xôi cũng về đoàn tụ gia đình trong ba ngày TẾT ( ngày nay tại SÀI GÒN 3 ngày TẾT vắng hoe vì các người làm công đi về quê ăn TẾT theo thời đại bây giò họ đổ xô về đô thị tìm sống )
  
Ngày trước TẾT 23 tháng chạp tiền TÁO QUÂN đến ngày 7 tháng giêng ( lễ hạ nêu ). Theo quan niệm của người VIỆT NAM những ngày TẾT là những ngày kết thúc năm cũ để bước sang năm mới do vậy những gì xui xẻo xấu xa năm cũ cần phải loại bỏ và đón nhận những gì tốt đẹp cho năm mới lấy hên

Thiêng liêng nhất là giây phút giao thừa các gia đình cúng ông bà gọi là cúng giao thừa
             Giao thừa nhớ đến ông bà
             Mâm cơm đạm bạc làm quà tổ tiên
  
Sau khi cúng xong chủ nhà ra vườn hái một nhánh lá bất kỳ mang vào nhà xem rồi trân trọng đặt lên bàn thò hoặc cắm vào lọ, tục nầy gọi là hái lộc đầu xuân ,nếu là nhánh cây đẹp sẽ mang nhiều may mắn cho gia đình, người hái lộc thường là chủ gia đình, thay mặt cho cả nhà xin lộc của trời đất, sau đó xông nhà luôn.
 
Ngày nay TẾT không duy trì thời gian dài như xưa, thường chỉ diễn ra 4 ngày tức 30 tháng chạp năm cũ đến mùng 1, 2, 3 năm mới là xong, nhưng mọi hình thúc lễ nghi vẫn đầy đủ và luôn in mãi trong tiềm thức của người VIỆT NAM

2 -  KẾ ĐẾN LÀ TẾT TRUNG NGUYÊN (tức LỄ VU LAN )
Vào rằm tháng 7 âm lịch người xưa theo đạo PHẬT coi hôm ấy là ngày " vong nhân "túc được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ, nên các chùa lam đồ chay " thí thực ' và cầu kinh VU LAN
                Nhớ rằm tháng bảy vu lan
                Bông hồng cài áo hai hàng lệ rơi
                Nhớ cha nhớ mẹ ai ơi
                Vĩnh hằng người ở tận nơi xa vời
Vào rằm tháng 7 có 2 lễ cúng :

Lễ cúng thứ 1 là lễ cúng được truyền tụng lâu đời trong dân gian đó là lễ cúng " cô hồn ", theo quan niệm dân gian thì đây là lễ cúng các linh hồn đang dật dờ không nơi nương tựa ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc hoặc vì một oan khiêng nào đó.

Cũng ngày rằm tháng 7 có lễ VU LAN xuất phát từ sự tích ĐẠI MỤC KIỀU LIÊN, VU LAN được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông bà cha mẹ bảy đời, xuất phát từ lòng báo hiếu, trong lễ VU LAN có tục  "bông hồng cài áo " nếu ai còn cha còn mẹ thì cài bông màu hồng, nếu ai mất cha mất mẹ thì cài bông trắng thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.

3 - TẾT TRUNG THU: xảy ra vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, khi xưa có tên là ' TẾT nông nghiệp mùa thu " sau còn có tên là TẾT NHI ĐỒNG, các gia đình làm tiệc cúng thần linh, gia tiên, tối đến họ cúng trăng bàng một loại báng đạc biệt có tên là " báng trung thu ' hoặc bánh in vàng hoặc trắng tối đến trẻ con xách lồng đèn giấy đi dạo quanh xóm gọi là " đi dưng cộ đèn " còn các ông già thì uống trà ngắm trăng ăn bánh in hoặc bánh trung thu.

4 - Kế đến là tết TRÙNG CỬU: nhằm ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch TẾT nầy bắt nguồn từ sự tích của đạo LÃO vào thời HÁN có người tên là HOÀN CẢNH đi học phép tiên một hôm thầy bảo HOÀN CẢNH nên khuyên mỗi người trong nhà nên mang một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên chỗ cao mà trú ngụ, quả nhiên ngày 9 tháng 9 có lụt tràn hết làng mạc nhờ làm theo lời thầy HOÀN CẢNH và gia đình thoát nạn.

5 -TẾT TRÙNG THẬP : Đây là TẾT của các thầy thuốc theo sách dược lễ thì đến ngày 10 tháng10 cây thuốc mới tụ dược khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời trở nên tốt nhất ở nhà quê người ta nấu bánh dầy chè để biếu hàng xóm.

6 -TẾT HẠ NGUYÊN : còn có tên gọi là TẾT CƠM MỚI tức vào rằm hay mùng 1 tháng mười ỏ nông thôn TẾT nầy được tổ chức rất lớn vì đây là dịp các nông gia nấu cơm gạo mới thu hoạch để hưởng sụ ngon sau vụ mùa cực khổ.

7- TẾT TÁO QUÂN: vào ngày 23 tháng chạp người ta coi ngày nầy  là ông TÁO bay về trời để tâu lại việc bếp núc trong gia đình trong năm, theo sụ tích là khi xưa có 2 vợ chồng vì nghèo khổ quá nên bỏ nhau, sau đó người vợ lấy được chồng giàu, một hôm đang đốt vàng mã ngoài sân, thấy một người vào ăn xin, người vợ nhận ra chính là người chồng cũ nên người vợ động lòng đem cơm gạo, tiền bạc ra cho, người chồng mới biết được chuyện nghi người vợ, người vợ đâm khó xủ nên lao vào bếp lửa tự tử, người chồng cũ nặng tình cũng nhảy theo chết chung với vợ  còn người chồng mới ân hận cũng nhảy vào lửa chết luôn, tròi thấy 3 người đều có nghĩa hết nên phong làm " VUA BÊP " tù đó mới có tục thờ cúng TÁO QUÂN, và trong dân gian có câu

  Thế gian một vợ một chồng
  Không như vua bếp hai ông một bà

Ngày nay cứ đến phiên chợ 23 tháng chạp hàng năm mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông, một mũ bà bằng giấy và 3 con cá làm ngựa ( cá chép hoá rồng ) để TÁO QUÂN lên chầu trời sau khi cúng trong bếp mũ được đốt và 3 con cá chép được mang thả ở ao, hồ..

8 - TẾT THANH MINH : THANH MINH TRONG TIẾT THÁNG BA
                      LỄ LÀ TẢO MỘ HỘI LÀ ĐẠP THANH

Thanh minh có nghĩa là trời trong sáng, dịp nầy họ đi thăm mồ mả của người thân họ quéi vôi nếu mả đá còn họ cắt sạch cỏ nếu là mả đất TẾT THANH MINH vào tháng 3 âm lịch  sau khi làm sạch mộ xong họ dán giấy ngũ sắc sau đó họ mang thịt heo quay và bánh hỏi ra mộ cúng vào mùa nầy miệt phía sông HẬU là có phong tục nầy còn vùng sông TIỀN họ viếng mộ vào dịp TẾT NGUYÊN ĐÁN

9 -TẾT DOAN NGỌ : vào mùng 5 tháng 5 âm lịch

Tích xưa kể rằng nhân vật KHUẤT NGUYÊN là một nhà thơ do việc can ngăn vua HOÀI VƯƠNG không được nên uất ức gieo mình xuống sông MẠCH LA tự tử, hôm ấy là ngày mùng 5 tháng 5, vì thương tiếc tính khí trung nghĩa, nên dân TRUNG QUỐC làm bánh quấn chi ngũ sắc bên ngoài ngụ ý làm cho cá sợ rồi bơi thuyền ra giữa sông ném bánh xuống cúng KHUẤT NGUYÊN ở VIỆT NAM họ coi ngày nầy là ngày " TẾT sâu bọ "

10 -TẾT KHAI HẠ : Theo cách tính của người xưa ngày mùng một tháng giêng ứng vào gà, mùng hai là chó, mùng ba là heo, mùng bốn là dê, mùng năm là trây, mùng sáu là ngựa, mùng bảy là người, mùng tám là lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ ngày nào sáng sủa coi như giống thuộc ngày ấy và cả năm được tốt vì vậy đến mùng bảy thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn hạnh phúc.

Mùng bảy kết thúc TẾT NGUYÊN ĐÁN thì cũng là lúc bắt đầu TẾT KHAI HẠ, gọi là TẾT mở đầu ngày vui để chào mùa xuân mới.
  
11 - TẾT THƯỢNG NGUYÊN: Hay gọi là TẾT NGUYÊN TIÊU diễn ra vào đsng rằm tháng giêng tức ngày trăng tròn đầu tiên của một năm TẾT này phần lớn tổ chức tại chùa, vì rằm tháng giêng còn là ngày vía ĐỨC PHẬT  thành ngữ có câu "lễ PHẬT quanh năm không bàng rằm tháng giêng "xuất phát từ đó sau khi đi chùa mọi người về nhà ăn tiệc và cúng ông bà.

12 - TẾT HÀN THỰC: theo nghĩa chữ là đồ ăn nguội, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3   âm lịch, thời XUÂN THU ở TRUNG QUỐC công tử TRUNG NHĨ sau trở thành vua TẤN VĂN CÔNG khi gặp cảnh đói quá được GIỚI TỬ THÔI cắt thịt đùi mình sau cho vua ăn. Sau 19 năm phiêu bạt TRUNG NHĨ đã trở về nắm vương quyền nước TẦN vua ban thưởng cho những người đã giúp mình nằm gai nếm mật nhưng đã quên mất GIỚI TỬ THÔI, TỦ THÔI đưa mẹ vào sống ở núi ĐIỀN lúc vua nhớ ra cho người tới mời mà không được vua sai đốt rừng để TỦ THÔI phải ra nhưng TỬ THÔI không chịu và 2 mẹ con đã chết cháy trong rùng nên vào lễ nầy người ta cữ đốt lữa nấu nướng mà chỉ ăn đồ nguội vua đau xót và lập miếu thờ trên núi HÀN các ngày TẾT thì nhiều nhưng chỉ có 3 lễ TẾT chính thức của người VIỆT đó là: TẾT NGUYÊN ĐÁN, TẾT TRUNG NGUYÊN tức lễ VU LAN ( rằm tháng 7 ) và TẾT TRUNG THU ( túc rằm tháng 8 hay còn gọi là TẾT NHI ĐỒNG ) còn các ngày TẾT phụ thì tuỳ theo từng vùng từng đia phương mà co như TẾT CƠM MỚI tức TẾT HẠ NGUYÊN chỉ có ở ngoài bắc, còn  TẾT THANH MINH phần nhiều ở các tỉnh miền tây.

VIỆT NAM là một dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử, có một nền văn hoá mang bản sắc riêng lễ hội là sinh hoạt văn hoá dân gian, lễ hội giúp cho con người nhó về nguồn cội hướng thiện và nhằm tạo dựng cho mỗi con người một cuộc sống tốt lành và an vui.


Trịnh Quang Chiếu


 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual