Miền Nam là phần lảnh
thổ sau cùng và tận cùng về phía nam của nước ta. So với hai miền kia, quả có
nhiều khác biệt. Khác biệt về nhiều thứ như: con người miền Nam với tánh tình hiền
hoà, chơn chất, phóng khoáng hiếu khách. Đó là về mặt tích cực, về mặt”tiêu cực”
(theo một nghĩa nào đó)thì người miền Nam thích hưởng nhàn, sống hơi an phận, không
thích tranh đấu, bon chen, và vì vậy không biết nhiều mưu mô, mánh khoé. Và có
lẽ vì vậy, mà thưòng bị thua kém phần nào
so với đồng bào nói chung của hai miền kia. Chỉ xin lạm bàn đôi điều, mà chúng
ta đã nhận ra với biết bao thấm thía… Riêng xét về mặt hình thể, địa thế, mảnh
đất miền Nam cũng khác, khác khá nhiều. Đây là một vùng bình nguyên, thế đất đa
phần bằng phẳng, chỉ một ít có những thế đất cao, như đồi, trảng, giồng. Tuy
nhiên, cũng phải kề một vài tỉnh vơí những ngọn núi không cao lắm,chỉ khoản dưới
ngàn mét như: Chứa Chan, Bà Đen,núi Dinh,Thị Vải và cụm dãy núi Thất Sơn. Điểm đặc biệt hiếm có
của miền Nam là sông nước mênh mông, do hai hệ thống sông Đồng Nai và Cửu Long. Thêm vào đó còn có
cả những kinh đào, là đặc trưng không có ở miền khác. Về cư dân, dĩ nhiên cũng
có phần khác biệt, vì nơi nầy vốn xưa có cư dân gốc Cam Bốt, Chàm, người Stiêng,
Mạ, Mnông... cùng là nhóm ngưòi Tàu không
nhỏ theo làn sóng đi khai phá do các lảnh đạo của họ là Mạc Cửu, Trần Thưọng Xuyên...
Tất cả đã hoà quyện thành một “ngưòi Nam” như chúng ta đã biết. Riêng về địa
danh, chúng tôi đã sưu tập, phân tích đúc kết có sàng lọc ,một sự sưu tập chắc
hẳn còn quá nhiều thiếu sót, phiến diện. Về địa danh thì miền Nam với những đặc
trưng như: nhiều tên mang chữ “cái”, nhiều tên mang chữ kinh, rạch, xẽo, nhiều
tên mang âm hưởng ngôn ngữ bản địa(nhứt là từ tiếng Cam Bốt), cũng như vì kỵ húy
hay ước vọng hoà bình, mang tên “đẹp” như “phú,mỹ, lợi, hưng... Và điểm đặc biệt
khác của miền Nam, về địa danh, còn có ‘miệt’, mà chắc chắn không có tại hai miền
kia.
Phần tài liệu nầy, chúng
tôi trích ra từ một sưu tập khá dài, chỉ với mục đích góp vui cùng quý đồng hương
trong dịp ngơi nghĩ, cuối tuần. Riêng với các bạn trẻ, cũng là một dịp đễ biết
thêm đôi chút về quê nhà. Thú thiệt, chúng tôi chỉ âu lo, hay đúng hơn là đau đớn
vì biết đâu một ngày nào đó ”Việt Nam tôi đâu, còn hay đã mất”… Và chắc hẳn, không
ai còn quan tâm đến mảnh đất hình cong chữ S nằm ngạo nghễ trên bờ biển Đông, còn
chi mà biết ‘miệt trên, miệt dưới hay miệt vưòn... mà tài liệu đuợc trình bày ngắn gọn sau đây.
Theo nhà học giả Paulus
Của, trong quyển “Đại Nam Quốc Âm Tự Vị,”
định nghiã miệt là: nhỏ mọn, xứ miền, dảy đất. Theo một giải thích khác, miệt có
thể phát xuất từ hiện tượng đọc “trại ra”, tức biến âm, từ miền đọc trại
thành “miệt”
Tại miền Nam có bao
nhiêu miệt, còn tùy theo sự phân chia của vài tác giả. Trước tiên, theo tác giả
Nguyễn Vĩnh Long Hồ( Người Long Hồ),
trong tài liệu trường thiên mang tên “Đất
Phương Nam” (dài trên 2000 trang khổ lớn) đã phân ra các miệt như sau:
-miệt Đồng Tháp :gồm Tân An, Mộc Hóa và Cao Lảnh.
-miệt Vườn :gồm Sa Đéc, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ và
Long Xuyên.
-miệt Biển :gồm Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và
Bạc Liêu.
-miệt Thất Sơn :gồm
Châu Đốc và Bảy Núi(Thất Sơn)
-miệt Thứ U Minh :gồm
Cà Mau, Chương Thiện và Rạch Giá.
-miệt Hà Tiên
:gồm Hà Tiên, Giàng Thành (Kiên Giang) và Phú Quốc.
Miệt
vườn với biết bao cây trái thơm ngon,
như
cây dừa xiêm với bao buồng trái nặng trĩu.
Theo một nghiên cứu
khác, nhà văn Sơn Nam chia ra các miệt như sau:
-miệt trên :gồm Biên Hòa, Gia Định,Bà Rịa.
-miệt Cao Lảnh :gồm vùng Cao Lảnh ngày nay.
-miệt Đồng Tháp Mười:gồm vùng lòng chảo ĐTM
-miệt Mỹ Vãng :gồm Mỹ Tho, Vĩnh Long.
-miệt Dưới :gồm Rạch Giá,Cà Mau.
-miệt Chợ Thủ,
ông Chưỏng
:gồm nơi sông Hậu qua sông Tiền,Long Xuyên.
-miệt Xà Tón,Bảy Núi : gồm vùng Thất Sơn, Tri Tôn.
Cũng cần ghi nhận là
vùng miền Đông Nam Phần hầu như ít xếp vào các miệt, có chăng là chỉ được gọi
chung là “miệt trên” mà thôi. Trong dân gian, người ta còn thoãi mái, đặt thêm
những miệt nữa, thí dụ người dân ở miệt miền Tây, có thể gọi vùng từ Sài gòn trở lên là “miệt trên”, hay ngược
lại. Thêm nữa, sự phân chia miệt cũng chỉ tương đối, như xếp tỉnh Bến Tre vào”miệt
biển “ cũng không hoàn toàn chính xác, vì tỉnh nầy phần giáp biển, nhưng cũng
là tỉnh có những vườn trái cây nổi tiếng như Cái Mơn. . .
Ngoài ra, cũng còn một
cách chia đơn giản các miệt như sau:
a/ Miệt vườn :gồm gọi chung các nơi cao ráo,có vườn
cây ăn trái ven sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần
Thơ.
Đề cập đến miệt vườn,
người ta không thể không kể sơ qua về những trái cây rất thơm ngon, hầu như cả
miền Tây và một vài tỉnh miền Đông, nơi nào cũng có không ít thì nhiều. Ngày
nay, tại “xứ người” đã xuất hiện nhiều cây ăn trái giống hệt như tại quê nhà, nhưng
mà, dường như cũng còn gì đó khan khác
thật khó tìm thấy, có phải chăng đó là hương vị quê nhà... Sau đây là một
số vườn khá nổi tiếng, ta hãy nhìn lại một vài cây ăn trái thân quen mà bao năm
qua ít có dịp nhìn lại
-Vườn trái cây An
Bình thuộc huyện Long Hồ (Vỉnh Long).
Hình
một cây chôm chôm (nơi
vườn trái cây
An
Bình).
Tại tỉnh Vỉnh
Long, khá nhiều vuờn cây ăn trái như ở cái
Vồn, An Bình. Tại những khu vưòn nầy, cũng có đủ các loại cây trái thơm ngon, như
: chôm chôm, xoài, và đặc biệt có giống bưởi Năm Roi, bưởi da xanh. Nhắc đến tên
Long Hồ, người ta bỗng như nghe văng vẳng đâu đây những câu ca ngọt lịm của”ông
Cò quận Chín’.
-Vườn trái cây Mỹ
Khánh, huyện Phong Điền-Cần Thơ.
Đi từ Cần Thơ về hướng Sóc Trăng, chỉ khoản 6 km.Các vườn vùng
nầy có trồng trên 20 loại trái cây như mận, xoài, chôm chôm, dâu... và đặc biệt
quít đường. Nhìn hình bên dưới, khách du có còn nhìn những chùm quít vàng tươi,
hay gương mặt trăng trắng xinh xinh của gái miệt vườn.
Hình cô gái đang hái quít đường.
-Vườn
trái cây Vĩnh Kim, huyện châu thành,Tiền Giang.
Đặc biệt đây có loại vú
sửa lò rèn, trái tròn căng, vỏ mỏng, thơm ngọt. Ngoài ra còn sầu riêng, chôm chôm, bưởi. . . Xin lạm bàn về vú... sửa và
cách ăn vú sửa, trước tiên về phân lọai, có vài loại khác nhau như: trái màu
tím, hay màu mở gà vàng ươm, trái tròn căng hay hơi thon dài; nhưng mà cho dù màu sắc hay hình dáng có khác, bên
trong vú sửa cũng cùng tràn đầy sửa ngọt. Đặc biệt, cách ăn vù sửa đúng nhứt là
phải... xoa bóp vài lượt và nắm kéo cái cuống núm, xong kê miệng vào nút từ từ.
Nhớ đừng nút nhanh và mạnh quá, không khéo coi chừng sửa tràn ra dính cả mồm. Đấy,
ăn vú sửa có cái thú là vậy.
Vú sửa lò rèn
Nơi xã Vĩnh Kim-Tiền Giang.Tại đây, có ngôi chợ
Mà hầu hết là mặt hàng vú sửa.
Cũng
nhân đây, cần ghi nhận đôi chuyện xưa và nay thật vô cùng đáng nhớ. Chuyện xưa
là cũng tại gần vùng nầy có con sông “Rạch Gầm”, nơi vua Quang Trung đã đánh
tan đội quân Xiêm La (Thái) với 50.000 quân. Chuyện nay, chỉ cách đây khoản trên
40 năm, tại gần nơi nầy có căn cứ Đồng Tâm, bản doanh của sư đoàn 7/BB Việt Nam
Cộng Hoà. Vào trưa ngày 30/4/1975, chuẩn tướng Trần văn Hai, tư lệnh sư đoàn đã
anh dũng tuẩn tiết. Trước khi nổ súng tự sát, ông đã nhờ người mang về cho mẹ số
tiền lương khoản 75.000 đồng VN thời đó. Thật là một vị tướng anh hùng, thật là
một đứa con hiếu thảo ngàn đời đáng mến mộ tôn thờ (Xin xem chi tiết cũng trong
thiên tài liệu nầy)
-Vườn
trái cây Cái Bè-Tiền Giang.
Tỉnh
Tiền Giang, Mỹ Tho hay Định Tường cũ, là nơi đồng bằng sông nước. Tại nơi nầy, cây trái vườn tược sum xuê, đặc biệt nơi
Cái Bè, nhiều loại trái cây thơm ngon, đặc biệt có xoài cát Hoà Lộc. Chỉ cách
Sài gòn trên dưới 70 km, đây là vựa trái cây lớn nhứt đồng bằng sông Cửu.
Cây
mít sai trái
(Vườn ở huyện Cái Bè-Tiền Giang).
-Vườn trái cây Cái
Mơn-Chợ Lách-Bến Tre:
Vốn được bao bọc bởi 4
bề sông nước (sông Cổ Chiên và Hàm Luông) với biết bao cây trái thơm ngon, đặc
biệt là giống sầu riêng cơm vàng hạt lép. Đây được đánh giá là nơi sản xuất cây
giống lớn nhứt Việt Nam. Cũng nên nhắc lại, Cái Mơn là sinh quán của
một nhân vật thật vô cùng nổi tiếng. Đó là nhà bác học Trương Vĩnh Ký,
ông là người có công hiệu đính, hoàn thiện hơn chữ quốc ngữ, để được trở thành
một thứ chữ tiện lợi cho chúng ta. Riêng về chuyện cây trái, theo tài liệu có
ghi, ông họ Vĩnh khi sang học tại các nơi nơi tu viện tại Cam Bốt, Mã Lai... khi đi về đã mang một số
cây giống, gíúp cải thiện cây trái tốt tươi và thom ngon của miệt Cái Mơn.Cũng
nhân đây, lại nói về công lao và sự “bất công” của văn học sử miền Nam. Tại miền
Nam, qua một thời gian dài, chẳng hiểu do đâu mà nhiều nhân tài văn học ,trong
đó đặc biệt văn hào Trưong Vĩnh Ký và nhà văn Hồ Biểu Chánh đã bị “ đối xử bất công”,đã bị “cho việt vị”
hàng nhiều thế hệ. Công lao và văn tài của hai vị miền Nam nầy đã chỉ được giảng
dạy rất hạn chế và “sơ sài” trong giới học sinh trung học và cả đại học.
Hình
cây Sầu Riêng
Nơi vuờn trái cây Cái
Mơn-Bến Tre.
-Vườn trái cây Lái
Thiêu- Thuận An-Bình Dương
Chỉ
cách Sài gòn khoản 20 cây số,rất tiện đi về trong ngày. Tại khu vực nầy, khá nhiều
vườn với những trái cây thơm ngon như: xoài, dâu, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt...
Du khách có thể vào vườn, tự hái trái hoặc nhờ cả những chủ vườn cung cấp cho
mình những bữa ăn đồng quê... Tóm lại, đi vườn trái cây Lái Thiêu là một buổi
picnic vô cùng thú vị.
Dâu Lái Thiêu
Ngoài
những vườn vừa nêu, cũng còn nhiều nơi khác như miệt Long Thành. (Long Khánh),
Kế Sách(Ba Xuyên).Nha Mân (Sa Đéc). . .
b/-miệt đồng(ruộng) :gồm các vùng tương đối thấp, ít có vườn,
và nhiều đồng ruộng như: Sóc
Trăng, Long Xuyên, Chương Thiện...
c/-miệt thứ: :gồm
vùng “lâm sắc”(theo sách Đại Nam Nhứt Thống Chí)mà dân địa phương gọi là
miệt thứ, là vùng ven u minh ,gồm Rạch Giá, Cà Mau và phần nào Bạc
Liêu.Gọi là miệt thứ, vì vùng nầy
có 10 con rạch mang thứ tự từ thứ số một..., con rạch thứ 10 chảy ra biển. Đây là vùng xa xôi, hiền
từ, quê mùa.
Vào thời xa xưa, con gái miệt vườn, gả về miệt thứ u minh,
ngồi buồn nhớ quê nhà, cất lên lời ca áo não:
Đêm đêm ra đứng hàng ba,
Trông về quê mẹ, lệ sa buồn buồn
Sương khuya ướt đẩm giàn bầu
Em về miệt thứ bỏ sầu cho ai.
Ngày nay, phương tiên
giao thông rộng mở, miệt thứ không còn là nơi “muổi kêu như sáo thổi. . ",
nhưng xin hỏi mấy ai không mềm lòng,buồn chết được, khi nghe ca sĩ Phi Phung nỉ
non bài “em về miệt thứ”. Người ta không biết,”em” Phi Nhung về miệt thứ có ai
cùng về;nếu chưa chắc không ít người tình nguyện về theo. Đề cập đến miệt, người
dân miền Tây có suy nghĩ khá ngộ, từ ”miệt đồng” đôi khi cũng dùng để chỉ những
dân “quê mùa”, nhưng chỉ với hàm ý đùa cợt, không phải quá khinh khi.
Trong một tác phẩm mang
tên”Văn Minh Miệt Vườn”, tác giả nhà
nghiên cứu Sơn Nam cũng đề cập nhiều khía cạnh về nét văn minh nầy. Được biết
tài liệu trên xuất bản trước năm 1975, và sau nầy có tái bản với vài thay đổi, kể
cả những “thay đổi” ngay con người của ông ấy. Thật đáng tiếc vô cùng. Bỏ qua những
“xu thế” đáng tiếc nơi con người Sơn Nam, tác giả đã nêu lên một nhận xét mà
chúng ta dễ dàng chấp nhận, là những “cáí hơn” của miệt vườn (so với miệt đồng).
Đó là:
-miệt vườn có nhiều huê
lợi hơn(làm vườn khoẻ, nhẹ nhàng. . ), nhưng thu lợi nhiều hơn
-đất vườn cao hơn đất
ruộng là lẽ đương nhiên vì phải cho cây trái không bị úng thủy.
-và đặc biệt con gái miệt
vườn đẹp và trắng hơn, vì không phải lội xuống bùn xình,dải dầu mưa nắng. Cụ thể
như con gái thuộc vùng Nha Mân (Sa Đéc) đẹp có tiếng. Đây chỉ là trên cơ bản, nhiều
khi con gái miệt ruộng lại “rắn rỏi, mặn mà “hơn. Riêng những chàng trai nông
dân, đặc biệt miền Tây sông nước, ngày xưa cách đây khoản nửa thế kỷ, đa số chỉ
quên với ruộng vườn. Nơi miệt đồng, miệt ruộng như Sóc Trăng, trai lớn lên chỉ
biết làm ruộng mà thôi. Tánh tình thiệt thà chơn chất trong mọi thứ, kể cả chuyện
“ghẹo gái’ như một chàng trai miệt Ngả Năm với lời tỏ tình thật dễ thương, qua
bài:
GHẸO NGƯỜI
DƯNG
Xông Ngả Năm chải dìa năm ngả
Tui dí em chắc có lươn diên
Mới gặp đả thấy thuông liền
Mến người dân dả, chớ gái thị
thiền thiếu chi. . .
Nói
ga, chỉ xợ em cười
Tui
đây chỉ thích những người gái quê
Mùi
dầu dừa,tui gất mê
Mê
luôn cả mái tóc thề của em.
Gái
thị thiền,tui hổng ham
Cưới
dìa hỏng biết chịu làm... guộng không ???
Hay
là chỉ biết ngồi không
Lo
xửa bóng xắc, buồn lòng tía tui.
Em
ơi, đây có mấy lời,
Tui
ti ít học, nhưng người xiêng năng
Mần
guộng dỏi nhứt chong làng,
Mấy
thằng chạc tủi, hổng bằng tui đâu.
Em
mà ưng chịu làm dâu,
Tía
má xẻ xắm mâm chầu hỏi ngay.
“Cưới dợ thì cưới liền tai,
Chớ để lâu ngày,thiên hạ dèm
pha”
Ga
diên xẻ thưa má ba,
Đến
gặp thầy Xáu, coi ga tốt ngày
Tía
má tui tính lâu nay,
Tui
là con út, “phần mầy hưởng chung”.
Guộng
dườn còn xáo chục công
Em
dìa hai đứa mình cùng chung lo.
Tía
má theo ông theo bà,
Căn
nhà thừa tự, xẻ là của tui.
Đây
đã kể gỏ đầu đui,
Đó
làm chồng dợ, đề gồi đẻ con
Chỉ
chừn phản một chục chơn,
Có
nếp, có tẻ, thì còn dì dui.
Em
ôi, xao hỏng chả lời
Thò
lỏ con mắt nhìn tui mà cười???
( bài thơ trên là “tâm tình” của một cậu dân quê tại
Ngả Năm(Sóc Trăng),mà cũng cả miền Nam, vào khoản
thập kỷ 1950. Lời lẽ mộc mạc, phát âm sai chánh tả.
. . Sau đây là nguyên bài đúng giọng và chánh tả.
GHẸO
NGƯỜI DƯNG
Sông Ngả Năm chảy về năm ngả
Tui với em chắc có lương
duyên
Mới gặp đã thấy thương liền
Mến người dân dả, (chớ gái)
thị thiền thiếu chi(1)
Nói ra chỉ sợ em cười
Tui đây chỉ thích những người
gái quê
Mùi dầu dừa, tui rất mê(2)
Mê luôn cả mái tóc thể của
em.
Gái thị thiền,tui hổng ham
Cưới dìa hỏng biết chịu làm
ruộng không?
Hay là chỉ biết ngồi không,
Lo sửa bóng sắc,buồn lòng
tía tui.
Em ơi, đây có mấy lời
Tui tuy ít học, nhưng người
siêng năng.
Mần ruộng giỏi nhứt trong
làng
Mấy thằng trạc tuổi hổng bằng
tui đâu.
Em mà ưng chịu làm dâu,
Tía má sẽ sắm mâm trầu hỏi
ngay
Cưới
vợ thi cưới liền tay
Chớ
để lâu ngày thiên hạ dèm pha
Ra giêng sẽ thưa má ba,
Đến gặp thấy Sáu, coi ra tốt
ngày.
Tía má tui tính lâu nay,
Tui là con út, “phần mầy hưởng
chung”.
Ruộng vườn còn sáu chục công,
Em dìa hai đứa mình cùng chung lo.
Tía má ... theo ông theo bà,
Căn nhà thừa tự, cũng là của
tui.
Đây đã kể rõ đầu đuôi,
Đó làm chồng vợ, để rồi . .
đẻ con.
Chỉ chừng khoản một chục
trơn,
Có nếp có tẻ, thì còn gì vui
Em ơi, sao hổng trả lời
Thò lỏ con mắt, nhìn tui mà
cười- Hoài Việt
(1)-
thị thiền là thị thành, (2)thời xưa, các cô thưòng dùng dầu dừa chài tóc cho
óng mưọt. Ước gì, tui trẻ lại như khoản 1960, và được một lần ngửi mùi dầu dừa
trên mái tóc của một cô thôn nữ Sóc Trăng quê mình.
PS: Vì đây là tài liệu trích
ra từ bài biên khảo khác, chúng tôi đã không ghi phần tài liệu tham khảo, cùng
hững chú thích khác. Chúng tôi sẽ cố gắng
cho ra mắt baì biên khảo về “Miền Nam”.