Người da trắng dùng dao, muỗng, nĩa để đưa thức ăn vào miệng, thì người
da vàng các nước Á CHÂU họ dùng đôi đũa. Vậy đôi đũa có từ bao giờ, và phát
xuất từ đâu, chúng ta quay về thuở xa xưa để tìm hiểu.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về đôi đũa thì người dân vùng HOA NAM
thuộc giống dân BÁCH VIỆT là dân tộc đầu tiên phát minh ra đôi đũa trong khi đó
dân miền HOA BẮC họ vẫn còn ăn bóc, vì dân vùng nầy họ ăn bánh mì làm từ lúa
mạch nhưng bánh mì của họ kiểu khác với bánh mì của dân da trắng.
Mãi cho đến khi đời nhà TỐNG khoảng 1.500 trước CÔNG NGUYÊN mới phát
minh ra đôi đũa khi họ tình cờ quan sát thấy hình ảnh con chim dùng cái mỏ gắp
thức ăn rồi từ đó họ mới nghĩ ra dùng 2 cái que để gắp thức ăn đó là nền văn
minh nông nghiệp của dân CHÂU Á. Cho đến khi dân tộc HÁN đi về phương nam như
các tỉnh QUẢNG ĐÔNG, QUẢNG TÂY, PHÚC KIẾN thức ăn chính của họ là gạo nên nhu
cầu đôi đũa được hình thành. có thể nói đôi đũa là phát minh nông nghiệp cách
đây cả ngàn năm của người dân vùng HOA HẠ, nó là chứng tích của nền văn minh
dân gian về ăn uống, mãi sau nầy theo đà văn minh tiến bộ, các vị vua TRUNG HOA
họ thích dùng đũa bạc, vì người ta tin rằng đũa bạc sẽ phát hiện ra thuốc độc
trong đồ ăn qua sự chuyển màu sang màu sậm đen của đôi đũa. Riêng tại NHẬT BẢN
cách nay 1.800 năm đầu tiên chỉ có vua chúa và gia đình quí tộc mới được dùng
đũa, vì ngày xưa người NHẬT cũng ăn bóc như người TRUNG HOA.
Tại ĐẠI HÀN dân chúng ngày nay họ dùng toàn là đũa nhôm và nước nầy đã
cấm xử dụng đũa cây vì nguồn gỗ cung cấp càng ngày càng hạn hẹp, như gỗ bạch
dương, tre, gỗ dương liễu, tài NHẬT mỗi năm tiêu thụ hết 25 tỉ đôi đũa làm bằng
gỗ.
Người dùng đũa theo mỗi quốc gia có nhiều phong tục khác nhau ,như ở
nước ta khi xưa trước khi ăn người ta cầm đũa xá 3 xá ngụ ý để tỏ lòng biết ơn
người nông phu làm ra hột gạo , và khi ăn phải ăn cho sạch cơm trong chén ,nếu
dư thừa sẽ có tội theo quan niệm của người xưa và dựa vào quan niệm " ăn
trái nhớ kẻ trồng cây ', và ' ưống nước phải nhớ nguồn "
Ngày nay tại VIỆT NAM có ai về miền tây tham quan các dịa điểm du lịch
như BÊN TRE, VĨNH LONG thì sẽ thấy họ bày bán các đôi đũa làm bằng thân cây dừa
trông rất đẹp bóng láng
Vào trong nhà hàng ăn đám cưới người ta thường lấy đôi đũa gõ vào chén hoặc
ly vang dội mục đích là yêu cầu cô dâu và chú rễ hôn nhau.
Còn tại NHẬT BẢN thì phong tục lại khác họ dùng đũa để khua lên tiếng
động có nghĩa là họ không hài lòng với thức ăn được phục vụ, và người NHẬT lại
có quan niệm khác với người TRUNG HOA về đũa và cách dùng đũa để ăn , trước khi
bắt đầu ăn người NHẬT bao giờ cũng dùng đũa làm một cử chỉ " chúc ăn ngon
miệng ".
Theo quan niệm của người TRUNG HOA cổ xưa thì họ xem đôi đũa là tượng
trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ theo học thuyết KHỔNG TỬ và họ xem
dao, muỗng, nĩa của người TÂY PHƯƠNG tượng trưng cho bạo lực và binh đao không
tốt theo quan niệm của họ
Có một điều tối kỵ không chỉ ở TRUNG HOA mà ngay cả các nước như
VIỆT NAM, ĐẠI HÀN, NHẬT BẢN kỵ nhất là cắm đôi đũa vào chén cơm, vì người ta
chỉ làm điều nầy khi cúng chén cơm cho người chết trong đám tang.
Ngày nay vì vấn đề vệ sinh và tài nguyên gỗ nên đôi dũa được làm bằng
nhựa , bằng nhôm ,và đôi đũa gỗ chỉ còn xử dụng ở các tiệm fast food ăn một lần
rồi bỏ luôn.
Mọi người trong chúng ta khi ra đi khỏi nước bỏ lại tất cả chỉ mang theo
hành trang duy nhất là quê hương hình bóng quê nhà cho đến khi đặt chân lên xứ
người thì đôi đũa lại theo ta suốt quãng đời còn lại cho đến khi ta qua đời đôi
đũa còn đặt cạnh chén cơm để cúng người chết
Ngày nay danh từ đôi đũa không dùng để gắp thức ăn mà họ đặt
cho một dụng cụ để trị bệnh đó là 2 thỏi đá thạch anh giống hình đôi đũa
nhưng ngắn hơn đôi đũa họ đặt cho một cái tên là " đôi đũa thần kỳ "
CHO DÙ NƯỚC CHẢY ĐÁ MÒN
ĂN CƠM CẦM ĐŨA MÃI CÒN THIÊN THU
TRỊNH QUANG CHIẾU