Gần đây có nhiều vụ scandal về Hồ Sơ Panama hay Panama
Papers, một tổ hợp hãng luật Mosack Fonseca bên Panama tiết lộ các tài liệu về những
công chức cao cấp hay nhà giàu các xứ tự do tẩu tán hay dấu tiền trốn thuế (Tax
Evasion/Fiscal Paradise). Các nước Trung Mỹ như Panama, Bahamas, Virgin Island,
Macao và Caymen nhỏ bé này thực ra nền kinh của họ chẳng có gì quan trọng nhưng
có rất nhiều nhà triệu phú, tỷ phú cất tiền để trốn thuế. Một công ty vỏ bộc hay
bình phong bề ngoài như một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp. Nhưng đây chỉ là
cái vỏ bên ngoài còn thực ra họ không gì hết ngoài việc quản lý tiền bạc của chủ
nhân họ tận bên Hoa Kỳ, bên Anh, Đức, TQ hay Nga sô. Công việc quản lý do các
luật sư, kế toán lo việc ký tài liệu và để danh tính mình trên mẫu thư của công
ty. Khi chính quyền hỏi ai là chủ của các khoản tiền đồ sộ thì họ cứ việc trả lời
là do ban lãnh đạo. Họ được trả tiền để giấu tên và tiền trước giới chức cao cấp.
Luật lệ và chính sách ưu đãi thuế má của Panama hay
các quốc gia nhỏ bé như thế này đã khiến các quốc gia này một trong những thiên
đường trốn thuế được ưa chuộng nhất thế giới. Các công ty nước ngoài thành lập ở
đây nhưng có hoạt động kinh doanh ở nước khác sẽ được miễn loại thuế doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký hay thành lập doanh nghiệp cũng vô cùng nhanh chóng. Bên cạnh
đó tính bảo mật cao cũng là một điểm hấp dẫn của các xứ sở nầy. Các ngân hàng
Panama bị cấm không được tiết lộ các tài khoản nước ngoài hoặc tiết lộ tên chủ
tài khoản. Được sự trợ giúp (back up) của chính phủ các công ty luật của Panama
cung cấp dịch vụ thành lập công ty cho nhà đầu tư ngoại quốc với thủ tục nhanh
gọn và điều kiện hết sức ưu đãi. Đa số các đại công ty đa quốc gia đều tìm cách
trốn thuế bằng cách này hay cách khác để chuyển số tiền lời về những nhà băng có trụ sở ở các quốc gia có hệ thống thuế má
thấp và giữ vô danh như Panama, Bahamas, Island of Samoa, British Island, v.v…
Mossack Fonseca là một công ty luật của Panama, chuyên
cung cấp dịch vụ cho các công ty, được thành lập vào năm 1977 bởi Jürgen
Mossack và Ramón Fonseca. Các dịch vụ của công ty bao gồm kết hợp các công ty với
khu vực pháp lý trốn thuế ở nước ngoài, quản lý các công ty hộp thư/bình phong
và cung cấp dịch vụ quản lý tài sản. Công ty này đã đại diện cho hơn 300 000
công ty, đăng ký chủ yếu ở Vương quốc Anh hoặc được quản lý tại nước này. Công
ty này làm việc với các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, như Deutsche Bank,
HSBC, Société Générale, Credit Suisse, UBS và Commerzbank, trong một số trường
hợp để giúp khách hàng của các ngân hàng thiết lập các cấu trúc phức tạp mà gây
khó khăn cho những người thu thuế và các nhà điều tra để theo dõi dòng chảy tiền
từ một nơi này sang một nơi khác. Trước khi bị rò rỉ trong vụ Panama Papers,
Mossack Fonseca đã được mô tả bởi các "nhà kinh tế" như một công ty
"kín tiếng" đứng hàng đầu trong ngành công nghiệp về tài chính trốn
thuế ở nước ngoài.
Hồ sơ Panama hay Panama Papers bao gồm hơn 11 triệu
tài liệu được tạo từ những năm 1970, tổng cộng 2.6 terabyte đã được trao cho tờ
báo Đức Süddeutsche Zeitung vào năm 2015 và
sau đó đưa đến Liên đoàn nhà
báo điều tra quốc tế [(ICIJ - International Consortium of Investigative
Journalists) đặt tại Washington. Các giấy tờ đã được phân phối đến và phân tích
bởi khoảng 400 các nhà báo tại 107 tổ chức truyền thông tại hơn 80 quốc gia.
Các báo cáo tin tức đầu tiên, cùng với 149 tài liệu này, đã được công bố vào
ngày 03 tháng 4 năm 2016. Trong các tiết lộ khác đang được dự định, danh sách đầy
đủ của các công ty sẽ được phát hành vào đầu tháng 5 năm 2016.
Vụ scandal Panama Papers liên quan đến nhiều nhân vật
quan trọng trên thế giới như ông Tập cận Bình, TT Nga Putin, Salman Al Saud,
vua của Ả Rập Saudi, TT Argentina Mauricio Macri, tổng thống Ukraine Petro
Poroshenko, cựu bộ trưởng ngân sách của Pháp Jérôme Cahuzac, ngay cả tên ông
Donald Trump và các nhân vật quan trọng Việt Nam cũng xuất hiện ra đâu đó, v.v…. Có thể sau này chính phủ các nước sẽ có biện pháp mạnh
tay hơn với Panama. Cơ quan thuế của các nước sẽ ban hành các quy định khắt khe
hơn với dòng vốn xuất phát từ Panama. Hiện thời người ta vẫn chưa rõ nước này sẽ
giải quyết vụ bê bối trên ra sao nhưng giới siêu giàu có thể sẽ rục rịch chuyển
tiền của mình ra quốc gia khác với thiên đường ưu đãi thuế khác nhằm tránh sự
nhòm ngó của cơ quan chức năng các nước.
------------oOo-------------
H & M Hennes & Mauritz AB (H&M) là một công ty bán lẻ quần áo
đa quốc gia có trụ sở chính tại Thụy Điển, nổi tiếng với quần áo nhanh thời trang
cho mọi lứa tuổi, giới tính.
H & M cung cấp sản phẩm cho 43 quốc gia, với khoảng
94 000 hàng tiêu dùng vào năm 2011. Các cửa hàng đầu tiên được mở trên các đường
phố cao của Västerås, Thụy Điển vào năm 1947. Vào năm 2011, công ty có 2 325 cửa
hàng và 2 629 cửa hàng vào cuối tháng 8 năm 2012.
Các nhà máy cung cấp hàng hóa của H&M lúc đầu được
thành lập ở Trung quốc. Sau đó vì lương bổng nhân lực bên TQ tăng vùn vụt hàng
năm, H&M dần dần chuyển hoạt động và bành trướng doanh nghiệp về Cambodge
và Bangladesh.
Tháng Tám năm 2011, gần 200 công nhân bắt buộc nghỉ việc
một tuần tại một nhà máy may ở Campuchia cung cấp hàng cho H & M. Khói từ
hóa chất, sự thông gió kém, suy dinh dưỡng và thậm chí là "rối loạn phân
ly tập thể" tất cả được cho là nguyên nhân làm cho người lao động bị rối
loạn tâm thần. Mức lương tối thiểu ở Campuchia tương đương với $ 66 (£ 42) một
tháng, mức độ mà theo các tổ chức nhân quyền cho rằng không bằng phân nửa được yêu
cầu để đáp ứng nhu cầu cơ bản.
Ngày 02 tháng một năm 2013, các Nhà sinh thái học đã
báo cáo cáo cho Hiệp Hội chống khai thác Anti-Slavery International cho rằng H
& M đang tiếp tục liên kết với
Daewoo trong việc khai thác lao động trẻ em và người lớn về việc thu hoạch bông
gòn ở Uzbekistan. The Guardian trình bày trong một báo cáo năm 2012 là H &
M có công bố danh sách các nhà máy cung cấp 95% sản phẩm may mặc của họ. Hầu hết
các nhà bán lẻ và thương hiệu không chia sẻ thông tin này, diện lý do để bảo mật
thương mại. Vào tháng Tư năm 2014, H & M tham gia hợp tác với Zara là công
ty may mặc khác trong việc thay đổi nguồn cung ứng của họ để tránh việc làm
nguy hại rừng để trồng cây vải. H & M cũng hợp tác với Canopy, một tổ chức
phi lợi nhuận, để loại bỏ nguy cơ phá rừng, bằng cách thay thế nguồn cung ứng bằng
viscose rayon thay cho loại vải truyền thống của họ. Các công xưởng dệt vải ở
Uzbekistan gây ra nhiều scandal và bị dân chúng biểu tình chống đối dữ dội.
Nhóm lao động Bangladesh và quốc tế trong năm 2011 đưa
ra một đề nghị về bảo đảm an toàn cho công nhân bằng cách thành lập đội thanh
tra độc lập với các nhà máy may mặc. Kế hoạch này cho phép thanh tra viên có
quyền đóng cửa các nhà máy nếu thấy không an toàn. Đề xuất này được phê chuẩn bởi
một hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa các nhà cung cấp, khách hàng và công đoàn.
Trong một cuộc họp năm 2011 ở Dhaka, các thành viên lớn H & M bán sỉ và lẻ của
châu Âu và Bắc Mỹ thẳng thắn từ chối đề nghị này. Các nghiệp đoàn lớn vẫn tiếp
tục dồn nỗ lực để thúc đẩy việc đề xuất sau khi nhiều vụ cháy và chết người
trong các nhà máy đã bị từ chối. Năm
2013 sau vụ sụp đổ nhà máy Savar, H
& M và các nhà bán lẻ đã ký kết thỏa thuận về việc an toàn và nhà máy ở
Bangladesh.
Vào ngày 19 tháng 5 năm 2013, một nhà máy dệt may và sản
xuất may mặc cho H&M tại Phnom Penh, Campuchia bị sụp đổ làm bị thương nhiều
người. Vụ việc này đã dấy lên lo ngại về quy định an toàn công nghiệp. Vào ngày
25 Tháng 11 năm 2013, người đứng đầu toàn cầu của H & M cam kết rằng H
& M, như nhà bán lẻ lớn thứ hai quần áo của thế giới, sẽ trả tất cả các
công nhân dệt may "lương sống" vào năm 2018, biện hộ rằng chính phủ có
phản ứng quá chậm để tạo điều kiện làm việc an toàn làm cho dân nghèo ở Bangladesh so
với các nước châu Á khác, nơi mà nhiều nhà bán lẻ quần áo thu thập phần lớn lợi
tức từ quần áo của H&M. Tiền lương nhân công được tăng ở Bangladesh từ 3 000
taka ($40) đến 5 300 taka ($70) mỗi tháng vào cuối năm 2013.
Một nữ phóng viên người Pháp tên Marie Maurice làm một
tường trình TV về vấn nạn quốc tế về sự khai thác nhân công của đại công ty
toàn cầu H&M. Cô cùng đoàn làm phim cực khổ lặn lội đến Dhakar, Bangladesh
để quay phim tường trình về đời sống làm việc của công nhân trong nhà máy. Xe
đoàn quay phim vừa đến nơi đã bị công an local hỏi giấy tờ làm khó dễ đủ điều
như phải xin giấy phép quay phim, tham quan với giờ giấc chỉ định sẳn, etc… Cô
bị làm khó dễ và nhiều lúc bị xua đủa ra khỏi cửa khi trình diện trước công xưởng
và lắm lúc phải nhờ chính quyền can thiệp. Ở vài công xưởng may mặc H&M cô
cố gắng quay phim với hidden camera. Vài nhà máy khác cho phép cô vào phỏng vấn
nhân viên và quay phim theo sự hướng dẫn của nhân viên an ninh. Ngoài giờ làm
việc cô cố gắng bỏ thì giờ để đến nhà riêng của nhân viên đại diện công đoàn hầu
mong tìm ra sự thật về cách đối xử của hãng H&M với nhân viên. Một nhân
viên cho biết “chúng tôi ở xứ sở nghèo nàn nên chính quyền rất cần sự đầu tư từ
nước ngoài và H&M hứa hẹn với nước chúng tôi là sẽ đối xử công bằng đàng
hoàng và sẽ cải thiện mức sống. H&M hứa hẹn sẽ tôn trọng và cải thiện đời sống
cũng như môi trường làm việc của công nhân Bangladesh. Nhưng dần dần chúng tôi
nghiệm ra là H&M là một công ty bốc lột lao động tối đa để tăng mức lời.
Lương không được tăng. Trung bình mỗi tuần chúng tôi phải làm việc khoảng 60 đến
80 tiếng ngược với tiêu chuẩn khi hãng ký hợp đồng là 48 tiếng/tuần. ..Họ bốc lột
chúng tôi tối đa. Chúng tôi ngậm miệng vì muốn giữ miếng cơm manh áo. Công xưởng
thì cũ kỷ quá tải với số lượng nhân công cùng với hệ thống điều hòa không khí yếu ớt không đủ
sức làm ô nhiễm môi trường thậm tệ.”. Mỗi sáng sớm hơn 50 ngàn nhân viên vào
164 hãng xưởng may mặc của H&M ở Dhakar để làm việc. Cô Marie Maurice có lần
xin hội kiến thẩm vấn tổng giám đốc một công xưởng may H&M thì được ông TGĐ
trả lời qua loa không nhằm vào vấn đề gì cả. Thấy không thể chất vấn các lảnh đạo
địa phương, cô Maurice và đoàn làm phim bay về trụ sở chính của H&M ở
Stockhom để xin phỏng vấn nhóm tổng lảnh đạo chính của H&M, một nữ giám đốc
điều hành quốc tế và ông TGĐ trẻ CEO tên Karl Johan Persson.
- Chúng tôi nghe nhiều than phiền về cách đối xử
của H&M với công nhân cũng như điều kiện và môi trường làm việc quá tồi tệ
trong các hãng xưởng may của H&M bên Bangladesh. Xin bà GĐ điều hành hoạt động
quốc tế cho biết ý kiến.
- Chúng
tôi sẽ cử người đến tận nơi cố gắng quan sát tại chỗ rồi từ đó chúng tôi mới
tìm cách cải thiện môi trường làm việc của công nhân. Bà GĐ trả lời một cách miễn
cưởng với cô Maurice.
- Nhưng
chúng tôi đã đến tận nơi viếng thăm xưởng may, đã chứng kiến, hỏi thăm và có
quay phim lén làm bằng chứng đàng hoàng về điều kiện và cách đối xử với công
nhân một cách thật tồi tệ.
- Khi
chúng tôi không thấy thì chúng tôi không tin cho lắm. Và sau đó nhân viên an
ninh trong văn phòng lẹ làng tiễn cô Maurice ra khoải phòng 1 cách lịch sự.
Một thời gian ngắn sau đó vì áp lực của dư luận chỉ
trích nặng nề cách đối xử thậm tệ của H&M đối với công nhân ở Á châu. Ông
TGĐ trẻ Karl Johan Persson liên hệ trực tiếp với tổng thống xứ Ethiopia để dàn
xếp đầu tư về may mặc của H&M chuyển về Phi Châu.
Ở thành phố Addis Ababa, Ethiopia H&M cho xây cất
nhiều xưởng may tối tân và tuyển dụng công nhân với lương trung bình 50Euro mỗi
tháng. Cần biết là ở Ethiopia không có mức lương tối thiểu ấn định không như
bên Á châu. H&M cũng lập ra cánh tay phải là công ty bình phong Puls Trading
(antenna/offshore) với mục đích di chuyển hàng may từ các xưởng về Âu châu và
được nhận tiền về việc trao đổi hàng hóa. Như thế trên danh nghĩa thông thương
H&M không có buôn bán tại xứ sở Ethiopia. Vì thế H&M hoàn toàn không
đóng thuế thu nhập tại Ethiopia.
Từ những kho dự trữ hàng hóa quần áo H&M ở Pháp và
Bỉ, họ phân phối đi khắp cửa hàng sỉ và lẻ ở Âu và Mỹ châu. Hàng năm H&M
đóng thuế gần 30 triệu Euros cho hoạt động trong nước Pháp. Thế là hội đồng lảnh
đạo H&M tìm cách giảm thuế. Muốn giảm thuế thì giá thành phải tăng cao hơn.
Thí dụ một cái áo bán lẻ là 10 Euro và giá thành là 4 Euro. Chính phủ Pháp lấy
thuế lợi tức trên tiền lời 6 Euro. Để làm giảm thuế, H&M nghĩ ra cách tăng
thêm chi phí design & marketing 2 Euros và chi phí Franchise là 1 Euro. Như
vậy mỗi cái áo bây giờ chỉ đóng thuế trên lợi tức ít hơn là 3 Euros. Khôn ngoan
thật. Tiền lời sẽ vào tay ai. Chắc chắn là vào túi tiền của CEO và Tập đoàn lảnh
đạo của H&M trong khi đó công nhân các nước Phi châu và Á châu bị bóc lột tận
xương tủy với món lương hèn mọn.
Ngẫm nghỉ lại trên thế giới này người giàu lúc nào
cũng lo tẫu tán tiền bạc để được giàu hơn. Với những thất thoát về khoản thu nhập
khổng lồ về thuế má, các chính phủ mất đi một ngân sách quan trọng cho nền giáo
dục, sức khỏe và kinh tế như xây dựng cầu cống đường xá, trường học, nhà thương
hay những hệ thống lọc nước sạch để đời sống dân chúng được tốt hơn…Người giàu
có vẫn sẽ giàu hơn và người nghèo vẫn nghèo rách mồng tơi. Thế giới này sẽ còn sự
bất công nếu các quốc gia không hợp sức để tiêu chuẩn hóa luật lệ đầu tư cũng
như vấn đề kiểm soát chặt chẻ việc giấu tiền của các người siêu giàu ở những
thiên đường thuế…
Nguyễn Hồng Phúc
June 2016