Trong năm nay nước Pháp đã mấy lần bị khủng bố –
trong đó có vụ thảm sát tại trụ sở tờ báo trào phúng Charlie Hebdo ngày
07/01/2015. Chủ nhật sau vụ tấn công vào tòa soạn Charlie Hebdo, một cuộc tuần
hành quy tụ hơn một triệu người, trong đó có rất đông lãnh đạo thế giới, được
tổ chức tại Paris.
Một cuộc tuần hành hòa bình tương tự không diễn
ra chủ nhật 15/11. Người dân Pháp không tuần hành vì đất nước của họ đang trong
tình trạng khẩn cấp. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1961, tình trạng khẩn
cấp được ban hành trên toàn nước Pháp.
Những phát biểu của Tổng thống François Hollande trong
tuần rồi đều nhấn mạnh nước Pháp đang trong tình trạng chiến tranh.
Sau vụ khủng bố xả súng và đánh bom tự sát hàng
loạt khiến 129 người chết vào đêm 13/11 ở Paris, Pháp và các nước
Châu Âu thắt chặt an ninh tại các nơi công cộng như ga tàu, rạp phim, quán bar
v.v.. Bên cạnh đó, Pháp và Nga bắt tay triển khai quân sự, điều động tàu và máy
bay chiến đấu bắn tên lửa, thả bom vào các căn cứ của Syria. Từ thảm sát đẫm máu ở Paris đêm 13/11, đánh bom tự
sát hàng loạt ở Beirut ngày 12/11 cho đến vụ đánh bom máy bay Nga hôm 31/10,
trong chưa đầy nửa tháng, những kẻ khủng bố đã tung ra hàng loạt vụ tấn công
tàn khốc, gây chấn động cả thế giới…
Theo New Yorker,
các chiến binh Hồi giáo cực đoan (ISIS) bắt đầu phát động cuộc thánh chiến
chống lại phương Tây vào lúc 13h05 vào ngày 18/4/1983 sau khi lao một chiếc xe
tải chứa đầy thuốc nổ vào Đại sứ quán Mỹ ở Beirut.
Chiếc xe đâm vào cửa ra vào của tòa nhà Đại sứ quán Mỹ. Tiếng nổ
đinh tai nhức óc làm rung chuyển thành phố. Khói đen bao trùm Đại sứ quán. Khi
khói tan, người ta nhìn thấy tòa nhà bị phá hủy tan tành, đồ đạc bị tung tóe
khắp nơi, các bộ phận cơ thể người và thi thể các nạn nhân nằm la liệt trên mặt
đất, thậm chí, bị đánh văng xa ra tận ngoài đại lộ ven biển…
Vụ tấn công khủng bố đẫm máu vào Đại sứ
quán Mỹ năm đó cướp đi mạng sống của hơn 60 người và làm bị thương hàng trăm
người khác, theo New Yorker.
Tất
nhiên, khủng bố nói chumg không bắt rễ từ Beirut. Trước đó, thế giới đã chứng
kiến nhiều vụ chấn động như vụ không tặc cướp 4 máy bay Mỹ, Anh, Thụy Sĩ trong
sự kiện Tháng Chín Đen năm 1970; vụ thảm sát các vận động viên người Israel tại
Thế vận hội Munich (Đức) năm 1972; vụ bắt cóc 11 bộ trưởng OPEC năm 1975 tại
Vienna, Áo bởi 6 chiến binh thuộc nhóm “Quân đội của Cách mạng Arab” do Carlos
the Jackal làm thủ lĩnh.
Đặc biệt là vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, do các chiến
binh thánh chiến al-Qaeda thực hiện được xem là cuộc tấn công đẫm máu nhất xảy
ra trên đất Mỹ kể từ sau vụ Trân Châu Cảng.
Năm
2004, tại Madrid xảy ra các cuộc tấn công khủng bố chết chóc chưa từng thấy ở
châu Âu, sau khi nhiều quả bom phát nổ trên các chuyến tàu trong giờ cao điểm.
Và tại Paris đêm 13/11, Pháp đã hứng chịu các vụ tấn công khủng bố kinh
hoàng nhất, đẫm máu nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2.
Các nhóm thánh chiến
cực đoan (ISIS) ngày càng tăng theo cấp số nhân đồng thời thay đổi chiến thuật
tấn công theo từng thập niên. Theo New Yorker, nếu thập niên 80, các chiến binh
thánh chiến bắt đầu áp dụng chiến thuật đánh bom tự sát, thì kể từ những năm
90, chúng bắt đầu tấn công ra ngoài lãnh địa truyền thống của chúng.
Sự
kiện 11/9/2001 đã khiến Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và can
thiệp quân sự vào Afghanistan và đặc biệt là Iraq. Tổ chức khủng bố al-Qaeda
vốn không hiện diện ở Iraq trước khi quân Mỹ đổ bộ vào nước này. Tuy nhiên, sự
hiện diện của Mỹ tại Iraq đã thúc đẩy sự hình thành một nhánh mới của al-Qaeda
tại Iraq để đọ sức với cường quốc quân sự có đội quân hùng mạnh nhất thế giới.
Tháng 5/2011, Mỹ tiêu diệt được thủ lĩnh al-Qaeda
Osama bin Laden. Tuy nhiên, tổ chức khủng bố này không vì thế mà tan rã.
Al-Qaeda chỉ yếu đi, nhưng lại nổi lên nhóm khủng bố khác, lớn mạnh hơn với các
hình thức tấn công điên cuồng hơn mang tên Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria
(IS). IS không chỉ là một tổ chức khủng bố. Nó còn là tổ chức tài trợ cho chủ
nghĩa khủng bố và đang mở rộng mục tiêu tấn công ra toàn cầu.
Tổ chức này hoạt động như một chính phủ tại các vùng
lãnh thổ chúng chiếm đoạt và kiểm soát ở Iraq và Syria. Chúng vơ vét hàng trăm
triệu USD từ các hoạt động như khai thác, buôn bán dầu mỏ phi pháp, bắt cóc con
tin đòi tiền chuộc, thu thuế của người dân trong những khu vực chúng kiểm soát…Ngoài
ra, tổ chức này còn nhận được các khoản tiền tài trợ kếch xù từ các cá nhân, tổ
chức ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Cũng đi theo tư tưởng thánh chiến toàn cầu của
al-Qaeda, IS liên tục kêu gọi thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nhắm vào
phương Tây.
Chỉ trong vòng nửa tháng qua, IS gây chấn động cả thế
giới khi nhận trách nhiệm tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris khiến 129 người
thiệt mạng ngày 13/11, gài bom máy bay Nga cướp đi sinh mạng của 224 hành khách
và thành viên phi hành đoàn ngày 31/10 khi máy bay bay ngang địa phận Ai Cập,
đánh bom tự sát liên hoàn tại Beirut giết chết hàng chục dân thường ngày 12/11.
Tổ chức khủng bố này không có dấu hiệu yếu đi bất chấp hàng trăm chiến binh của
chúng thiệt mạng mỗi tháng trong suốt hơn 1 năm liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến
hành chiến dịch không kích nhắm vào IS.
Rõ ràng, hơn 3 thập kỷ sau vụ đánh bom xe tự sát vào Đại
sứ quán Mỹ ở Beirut, khởi đầu cho cuộc thánh chiến nhắm vào phương Tây, chủ
nghĩa khủng bố đã gia tăng chóng mặt về số lượng và ngày càng tinh vi về các
chiến thuật tấn công. Đến nay, vòi bạch tuộc của các nhóm thánh chiến nay đã
vươn ra khắp thế giới và không ngừng nhắm mục tiêu tấn công phương Tây trên cả
6 lục địa.
Mùa hè năm nay trước hàng loạt số người tị nạn thánh chiến
từ Syria, Lybia và Iran trốn qua các quốc gia Âu châu bằng đường bộ và đường biển
như Đức, Thổ, Hy lạp, Lebanon v.v… làm tăng thêm gánh nặng cho quốc gia họ. Sau
đó vài tháng báo chí thế giới đăng tải một bức ảnh xác đứa bé 2 hay 3 tuổi gốc Syria nằm trên bờ
biển trong lúc bố mẹ chạy tỵ nạn làm chấn động lòng nhân loại thế giới. Các nước
tân tiến hứa sẽ cho nhập cư 60 ngàn người tị nạn từ các trại tạm cư. Nổi bật
hơn hết là tân chính phủ Canada – thủ tướng Justin Trudeau (44 tuổi) đã cam kết
trước cuộc bầu cử là sẽ cho nhập cư 25 ngàn người trong vòng vài tháng sau khi
ông đắc cử vào ngày 19 tháng 10 năm nay. Sau vụ khủng bố 13/11 người dân Canada
tỏ ra rất lo ngại vấn đề khủng bố trà trộn trong số dân tị nạn vào các nước Âu
Mỹ. Ở Scarborough, phía đông Toronto dân địa phương cực đoan (extremist) đã đốt một nhà thờ Hồi giáo. Tại Hoa Kỳ 24 tiểu
bang sau vụ khủng bố 13/11 cũng tuyên bố đồng loạt đình hoảng việc cho dân tị nạn
Syria gia nhập vào Hoa Kỳ nhất là hàng loạt video do dân thánh chiến Hồi giáo
phát động tuyên bố Hoa Kỳ, Rome, London và vài thành phố lớn trên thế giới sẽ là
những mục tiêu khủng bố sắp tới của họ. Tuần rồi trong cuộc hợp thượng đỉnh các
quốc gia G20 tại Turkey ông Trudeau còn nhấn mạnh phát biểu quan điểm của mình
sẽ không thay đổi sau vụ 13/11 tại Paris. “Tôi đã trấn an tất cả mọi người rằng
Canada sẽ tiếp tục vai trò của mình
trong việc cứu trợ nhân đạo, giúp nhiều người tỵ nạn nhất và Canada sẽ
tiếp tục là một đồng minh tích cực trong kế hoạch quân sự chống Nhà nước Hồi giáo
(ISIS)”. Ông cũng khẳng định Canada sẽ chú trọng vào việc đào tạo thêm các quân
đoàn địa phương dưới mặt đất cũng các phương tiện chống khủng bố. Ngày trước
chúng tôi làm đơn bảo lảnh anh em từ VN sang Canada phải mất ít nhất 10 đến 20
năm mà bây giờ chính phủ mới Canada hứa sẽ cho nhập cư 25,000 dân tỵ nạn trong
vòng 3 tháng. Thử nghĩ dân khủng bố sẽ dễ dàng thế nào để trà trộn vào dòng người
tỵ nạn. Có người biện hộ rằng dân tỵ nạn VN mình trên những đảo Á châu ngày trước
cũng không thoát khỏi vấn đề VC trà trộn vào dòng tỵ nạn. Nhưng VN mình khác
hơn Syria vì VN chưa cũng như không có thành tích khủng bố như người Hồi giáo
quá khích (extremist). Theo quan điểm chúng tôi thì đây là sự bắt đầu của thảm
họa Hồi giáo của các nước tư bản tân tiến. Các bạn bè và đồng nghiệp Hồi giáo của
chúng tôi bắt đầu lo ngại vì họ thấy dân địa phương thay đổi cái nhìn đối với
dân có đạo Hồi bên Canada. Thảm nạn Hồi giáo không chỉ ở Âu châu mà sẽ lan tràn
sang Mỹ châu. Vì đây là những xứ có nền dân chủ cao thì sẽ là môi trường tốt
cho Hồi giáo tranh đấu để hồi giáo hóa nhân loại.
Anh bạn Hồi giáo gốc Morocco nói với tôi tuần này
trong lúc chơi tennis: “Các anh xem các nhân viên làm việc trong nhà hàng tôi
là dân địa phương luôn luôn có cảm tình với tôi. Sau vụ khủng bố 13/11 tại Paris
họ bắt đầu tỏ ra khó chịu và có kẻ nặc danh viết thư hâm dọa tôi thế này thế nọ
… họ nghi tôi như 1 tên khủng bố..”. Có anh bạn khác trả lời “Tôi thấy các bạn Hồi
giáo sang Canada chúng tôi đòi hỏi hơi nhiều như các anh đòi cho quyền riêng của
các anh mà quên đi quyền lợi cộng đồng như việc các anh đòi phải xây riêng nhà
cầu nguyện ngay trong sở các anh làm, đòi nhà trường bỏ phần ăn thịt heo, đòi
quyền mang hiqap cho phụ nữ trong những nơi công cộng…. Trên thế giới văn minh
luật pháp cấm đa thê và tôn trọng nhân quyền thì luật hồi giáo (Coran) cho phép
lấy đến 4 vợ và có quyền sanh sát và hành hạ vợ mình. Do đó dân chủ sẽ không
thích hơp với các người Hồi vì mọi người có quyền sống theo sự chọn lựa của mình.
Các anh nghĩ lại xem có dân tộc nào mà đào hỏi nhiều yêu sách như Hồi giáo các
anh không…”. Những mẫu trò chuyện như thế dễ gây mất lòng bạn bè đồng nghiệp giữa
các dân tộc dị chủng.
Trong lúc viết bài này cảnh sát Brussels được đều động
24 trên 24 trên khắp đường phố Brussels vì nhận lệnh truy nã tội phạm Salah Abdeslam
(tình nghi còn sống và trốn thoát sang Brussels) và đồng bọn. Họ nghi ngờ bọn
khủng bố này còn lẩn trốn đâu đó trong vùng Molembeek.
Hoa Kỳ, Nga và Pháp đang rất tích cực trong việc điều
động quân đội tấn công tiêu diệt vào các mục tiêu quân sự của quân thánh chiến ISIS.
Đây là giải pháp cần thiết nhất thời nhưng không phải là giải pháp hiệu quả lâu dài. Dù
sao đi nữa họ không thể tiêu diệt hết dân khủng bố bằng bơm đạn, giống như mấy
cái vòi đuôi bạch tuột. Cắt chỗ này nó sẽ nảy sinh ra nơi khác.
Để ngăn chặn những vụ khủng bố tương tự hay chấm dứt sự
tồn tại của các nhóm khủng bố IS, cần có những giải pháp hay cách tiếp cận
khác.
Tìm một giải pháp chính trị cho các cuộc xung đột ở
Syria và Trung Đông nói chung là một những giải pháp đó. Các quốc gia có người
Hồi giáo nhập cư cũng cần có chính sách lựa chọn kỹ càng thích hợp để giúp họ hội
nhập, có việc làm, nhà ở.
Trong bài viết ‘Will politicians finally admit that
the Paris attacks had something to do with Islam?’ đăng trên The Spectator, một
tờ tạp chí lâu đời ở Anh, Douglas Murray cho rằng đã đến lúc giới chính trị gia
và những người Hồi giáo, đặc biệt là các giáo sỹ Hồi giáo có ảnh hưởng lớn nên
thẳng thắn, mạnh dạn xem xét giải quyết vấn đề này.
Vì theo ông nếu không làm như vậy, những vụ khủng bố
như vụ nổ súng tại tòa báo Charlie Hebdo hay các vụ tấn công tối 13/11 ở Paris
sẽ tiếp tục diễn ra.
Nguyễn Hồng Phúc
Tổng
hợp