Nhìn những con số thống
kê làm chúng ta ngạc nhiên. Hiện nay nước Canada có 33 triệu dân. Đến năm 2036
sẽ có hơn 10 triệu dân Canada trên 65 tuổi tức gấp hai lần số học sinh trọn năm
2009. Và con số này dự kiến sẽ đạt 15 triệu 25 năm sau đó.
Nói cách khác thì
tỷ lệ người cao niên đạt 8% dân số năm 1960, sau đó lên đến 14% năm 2009 và được
dự báo sẽ đạt 24% năm 2036. Đến năm 2021 sẽ có nhiều người 65 tuổi hơn số trẻ
em 14 tuổi trở xuống – hiện tượng đầu tiên trong lịch sử nhân khẩu học của
Canada. Dựa trên những con số thống kê Canada thì số lượng người rời khỏi khối
lao động sẽ tăng lên đáng kể và sẽ có tác động đến tất cả mọi người dân khác. Chưa
kể là chúng ta không quá quan tâm về việc thay thế nhân viên nghỉ hưu của các
doanh nghiệp và việc truyền đạt kiến thức kinh nghiệm của họ cho nhân viên trẻ
hơn.
Theo một nghiên cứu
của cô Dorothea Bye ở Montreal thì câu
hỏi lớn được đặt ra là:”Làm thế nào giải quyết thỏa đáng cho hàng triệu dân boomers”.
Cô mô tả việc về hưu như "giai đoạn đầu của cuộc sống mới, nó đến một cách
đột ngột mà không có một cuốn sách hướng dẫn nào"?
Đối với hầu hết
dân Canada, quyết định rời bỏ việc làm để lấy hưu là một thách thức lớn, theo cô
Bye – Ph.D là một nhà tư vấn về hưu trí đã
dành 5 năm để nghiên cứu về vấn đề lão hóa ở người cao niên thuộc Đại học
Concordia Montreal. Nghiên cứu của bà chủ yếu quan sát mô hình hoạt động, sức
khỏe, lợi tức thu nhập, mối quan hệ với bạn bè, cộng đồng và gia đình. Nói một
cách ngắn gọn: "Tôi thử tìm ra yếu tố nào làm cho người ta có một niềm say
mê lớn hơn trong cuộc sống về già."
Tin tốt nhất được
ghi nhận như sau. Trong giai đoạn về hưu người ta có thể hạnh phúc hơn cuộc sống
mà cô đã từng trải. "Người có tính sáng tạo về giải quyết các vấn đề cho
biết họ cảm thấy hạnh phúc hơn người ít có óc sáng tạo ".
Thời đại này sự hạnh
phúc sẽ được cảm nhận một cách khác. Trong khi những người luôn có tính tranh đua
khoe khoan có thể vẫn như vậy, sự thành công hiện nay là một thước đo không còn
thích hợp nữa, cô nói. "Nhìn vào một nhóm người sống hạnh phúc chúng ta thấy
họ luôn buông thả và không màng đến các giá trị vật chất như tranh đua khoe của,
mua sắm,v.v… Chúng tôi sẽ tập trung vào những thứ có một giá trị sâu sắc hơn.
"
Cô Bye cho biết thì
việc hưu trí thời nay được thể hiện dưới nhiều hình thức. Theo thống kê thì những
người vẫn còn giữ ý tưởng cỗ hủ về hưu trí thường mất đi một vài năm sau khi họ
ngừng làm việc. Những người này thường an bài với số phận, dành thời gian còn lại
nằm trên chiếc ghế nôi lúc lắc cả ngày, lãnh lương hưu trí của chính phủ và nếu
may mắn hơn lãnh thêm lương hưu trí của công ty – lập trường lỗi thời này không
còn chỗ đứng ở thời đại này nữa.
Ngày nay người cao
niên (babyboomers) ở lứa tuổi 60 có thể phải lên kế hoạch 30 năm trước khi rời
khỏi vỉnh viễn công việc hằng ngày trong sở và người ta thấy rằng những chiếc ghế
nôi lúc lắc kia dần dần biến mất.
Chúng ta phải làm gì với tất cả các thời gian rãnh rỗi
còn lại của cuộc đời này nhĩ? Một số người chọn cách ở lại lao động lâu hơn như
bên Âu Châu. Theo thống kê Canada, từ năm 1997 đến 2010 tỷ lệ việc làm của đàn ông trên 55 tuổi tăng đến
39.4% từ 30.5% . Đối với phụ nữ, tỷ lệ này đã lên tới 28.6 % từ 15.8%.
Tuy nhiên chúng ta vẫn có vài lựa chọn khác. Chúng tôi
thấy có vài người lấy hưu trí nhưng vẫn làm việc bán thời gian và nghỉ hưu phần
thời gian còn lại. Khi họ có một công việc bán thời gian thì họ có thì giờ để làm
việc riêng tư không như lúc đang đi làm toàn thời gian lúc nào cũng bận rộn với
công việc. Hoặc có thể họ chưa có nhu cầu nghỉ hưu, họ muốn giảm ít giờ làm việc
tại cùng cơ sở hay tìm một việc làm mới. Ngoài ra còn một ít người muốn tìm việc
gì đó hoàn toàn mới cuối đời để thay đổi không khí.
Trên thực tế khuynh hướng của người Canada là sau vài
năm hưu trí tìm cách mở doanh nghiệp riêng cho họ. Theo một cuộc khảo sát gần
đây của TD Canada Trust cho thấy 54% thế hệ chúng ta (babyboomers) đã bắt đầu
hoặc đang bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ trước khi về hưu. Và 40% số người lao động
trên 65 tuổi có doanh nghiệp riêng, có lẽ họ lấy cảm hứng bắt chước từ những huyền
thoại thành công của vài nghệ nhân Mỹ nổi tiếng tên Grandma Moses, người đã bắt
đầu tập vẽ ở tuổi 75; hay ông Harlan David Sanders, chủ sở hữu một trạm xăng bắt
đầu mở Kentucky Fried Chicken ở tuổi 65; hay ông Ray Croc, một nhân viên bán
máy milkshake, là người đã mua một nhà hàng và lập nên chuỗi McDonald khi ông lên
52 tuổi.
Mô hình hiện đại
ngày nay là việc tái chế nguồn nhân lực (human recycle) thay vì nghỉ hưu theo cách
truyền thống, được gập theo những khuôn mẫu. Trong tiếng Pháp, "nghỉ
hưu" đồng nghĩa với "rút lui". Người hiện đại thời chúng ta không
rút lui. Tôi nghĩ rằng khái niệm này sẽ biến mất trong thế hệ tiếp theo. Một mô
tả thích hợp hơn cho nghỉ hưu là 'cuộc sống
mới với công việc ở tuổi thứ ba.'
Ngay cả những người
có đủ phương tiện tài chính nhưng họ vẫn tự chọn không nghỉ hưu cho mình, hoặc
đang chọn việc làm với giờ làm việc giảm hoặc một việc làm bán thời gian.
"Đôi khi họ có kế hoạch nghỉ dưỡng ở một nơi ấm cúng nào đó để trốn mùa
đông (snowbirds), sau đó trở về sở thương lượng với chủ nhân mình." Cô thêm.
Trong khi một số
người mở doanh nghiệp riêng khi đến tuổi nghỉ hưu thì một số người khác trở lại
nhà trường vì họ muốn giữ cho bộ não họ luôn hoạt động. Họ cảm thấy rất thích thú
khi trở lại lớp học ngồi cùng với các sinh viên trẻ hơn. Đây là trường hợp của
cô Linda Cochrane, người đã làm việc nhiều thập niên cho Tổ Chức Hàng Không Dân
Sự Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc ở Montreal (ICAO – International Civil Aviation
Organization). Khi cô nghỉ hưu ở tuổi 60, theo qui định ICAO vào thời điểm đó, cô quyết định trở thành
một sinh viên toàn thời gian."Tôi không bao giờ nghĩ mình đang nghỉ
hưu". Cô Cochrane bây giờ đã 72 nói. "Ngay trong lúc tôi làm trưởng nhóm một
đơn vị hỗ trợ kỹ thuật tại cơ sở ICAO, đêm đêm tôi vẫn ôm sách đến trường học bằng
Master bán thời gian về khoa điện tóan."
Trong thời gian ấy
cô Cochrane suy xét lại sở thích của mình về triết học - cô có bằng cử nhân về
toán và triết học - và bắt đầu nghiên cứu toàn thời gian để hoàn thành bằng
Master về triết học và khi đến 66 tuổi cô bắt đầu học bằng tiến sĩ khoa học về
nhận thức (cognitive science). "Thật tuyệt vời, các sinh viên chấp nhận
tôi và không bao giờ đối xử với tôi khác hơn người khác ", cô nói.
Bây giờ cô đang học
đàn piano và ngôn ngữ ký hiệu (sign language) để cô có thể giao tiếp với một người
thân ở Anh quốc đã bị điếc lúc bẩm sinh. Cô cũng được yêu cầu viết một cuốn
sách về quá trình giảng dạy tại các trường đại học về triết lý trí tuệ nhân tạo
(Artificial Intelligence).
"Tôi thực sự không
nghĩ hiện tại tôi đang hưu trí vì nó đồng nghĩa với sự dừng lại, thực sự về hưu
không còn đúng với ý nghĩa của nó nữa ." Cochrane nói.
Những gì mà thế hệ
thứ ba chúng ta muốn là thấu hiểu những gì cần phải làm để tiến về phía trước.
Theo ông Leithman, một cố vấn về hưu trí nói "Rất nhiều người đến dự các buổi
hội thảo tư vấn của tôi vì họ đang lo ngại và lo lắng. Họ muốn động não để biết
họ muốn gì và sống với mục đích gì? Tôi sẽ làm gì với thời gian của tôi? Về hưu sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ với người
phối ngẫu của họ như thế nào? "Họ muốn có một số hướng dẫn cơ bản về những
gì mong đợi trong tương lai cuối đời của họ."
Đa số những người ý
thức được bản thân mình cho biết "chúng tôi muốn đóng góp một cái gì đó có
ý nghĩa cho cuộc đời còn lại và trong thời gian này cái ý nghĩa đó không phải là
vấn đề tiền bạc và thành công mà bằng giá trị con người. Họ cảm thấy rằng họ đã
thực hiện được điều họ muốn trong cuộc đời và đây là lúc họ muốn đóng góp cho cộng
đồng. "
Hãy nhớ rằng nghỉ
hưu không phải là một giai đoạn lâu dài, cô Bye nói. "Nó giống như một cuộc
hành trình vòng vo dài hơn một kỳ nghỉ hè vô tận; tôi đã thấy rất nhiều trường
hợp xảy ra 30 năm qua trong xã hội và theo nhiều cá nhân. "Về hưu không thể
được xác định bởi tuổi theo thời gian. Người dân chúng ta ngày nay gọi là về
hưu như ở thập niên 60, 70, 80 hoặc thậm chí 90."
Nhưng có một phẩm
chất quan trọng trong cuộc sống về hưu luôn là sự sáng tạo, cô Bye nói, trong
đó những người bình thường giàu trí tưởng tượng hay dựa theo tiểu thuyết để áp
dụng vào cuộc sống với những thách thức khác nhau. "Để có được óc sáng tạo thích nghi theo cách này là phải có ý chí mãnh
liệt, luôn làm cho mình bận rộn và sống một cách hạnh phúc hơn."[2].
Các cuộc tranh luận
về việc người dân Canada đang chuẩn bị tài chính như thế nào cho việc nghỉ hưu
vẫn tiếp tục gây giằng co. Khi phán xét bất kỳ vấn đề gì cũng phải trả lời hai
câu hỏi cơ bản – thứ nhất người cao niên có tiết kiệm đủ tài chính cho việc hưu
trí và hai là liệu họ có lựa chọn cách đầu tư đúng để sinh lời và tích lũy không.
Ở
Canada điển hình những người về hưu lúc 70 tuổi đều có nguồn thu nhập đa dạng từ
chính phủ như Quebec Old Age Pension hay Old Age Security của Canada và Tiền Phụ Trội Income Supplement cho
người có lợi tức thấp. Đa số người về hưu ngày nay đều đăng ký quỹ tài chính tiết
kiệm cá nhân (RRSP – Registered Retirement Saving Plan tương đương với 411 bên
Hoa Kỳ) hầu mong có thêm lợi tức tối thiểu để sống thoải mái lúc về hưu. Chưa
nói đến thế hệ trẻ thì đây là một vấn đề hoàn toàn khác. Như thế có thể thế hệ
trẻ sẽ không tiết kiệm dự trữ đủ tiền để cho việc hưu trí về sau này.
"Nhìn bề ngoài
thì việc tiết kiệm trông xuống dốc thê thảm, với tỷ lệ tiết kiệm giảm từ 15 đến
20% từ vài thập niên trước để rơi tuột xuống 4% như hiện nay", theo một
báo cáo của CIBC Economics. Và điều này có thể gây khó khăn hơn cho nhiều người
muốn đạt mục tiêu về hưu, thường để được sống thoải mái lúc về hưu người ta cần
có tương đương 70% lợi tức thu nhập lao động bình thường của họ trước khi nghỉ
hưu.
Một biện hộ khác của
cuộc tranh luận là Malcolm Hamilton, một thành viên cao cấp của Viện Nghiên Cứu
CD Howe và cựu đối tác của viện nghiên cứu Mercer. Trong một bài báo được công
bố gần đây, ông cho biết tỷ lệ tiết kiệm của mỗi hộ gia đình theo thống kê
Canada là một chỉ số chưa đủ tin tưởng vì nó không phản ánh đầy đủ các khoản
đóng góp thêm và việc rút tiền để trong quỹ RRSPs và quỹ lương hưu. "Từ năm
1990 đến 2012, khi tỷ lệ tiết kiệm mỗi gia đình bắt đầu bị giảm thì ngược lại các
khoản tiền đóng góp cho kế hoạch tiết kiệm quỹ hưu trí (RRSP) dựa trên lợi nhuận
bắt đầu tăng trưởng mạnh đến vài phần trăm”.
"Việc đóng
góp quỹ về hưu tăng lên 14% thay vì ở 4 hoặc 5% thu nhập như ngày xưa, thực ra tỷ
lệ không giảm nhưng đang tăng lên ".
Cho dù bạn đứng về
bên nào trong cuộc tranh luận nhưng có một điều rõ ràng: Nếu bạn muốn có hưu
trí thoải mái, bạn phải đối mặt với những thách thức đầu tư đáng kể trong môi
trường ngày nay. Tiết kiệm đủ là một chuyện, kiếm chỗ đầu tư sinh lợi nhiều và
hiệu quả là một chuyện khác.
Chỉ có một phần ba
người dân Canada được trợ cấp bởi các quỹ hưu trí tư nhân và một số ít được hưởng
theo quỹ lợi tức xác định (defined benefit). Bên Canada quỹ Hưu Trí hãng Tư
nhân hay chính phủ có 2 kế hoạch: quỹ lợi tức xác định (defined benefit) và quỹ
đóng góp xác định (defined contribution). Quỹ lợi tức xác định (defined
benefit) có nghĩa là Hãng sẽ trả cho nhân viên về hưu một tỷ lệ lương hưu cố định
tính theo số năm làm việc với và tuổi thọ lúc về hưu. Và mức lương hưu trí theo
thời gian có thể tăng theo lạm phát. Theo kế hoạnh này nhân viên phải có số năm
làm việc cộng với tuổi về hưu phải bằng ít nhất là 85. Thí dụ một nhân viên chọn
quỹ đóng góp xác định (defined contribution) và khi đạt 60 tuổi và có 25 năm
kinh nghiệm với cùng hãng sẽ được lấy hưu trí và hưởng lương hưu. Trong khi đó
quỹ đóng góp xác định (defined contribution) có nghĩa nhân viên dùng một khoản
lương cố định lúc tại vị đóng vào quỹ và hãng sẽ đóng góp vào quỹ một tỷ lệ
tương đương hay khác hơn và nhân viên có nhiều sự lựa chọn về cách quản lý quỹ
để sinh lợi.
Quỹ
lợi tức xác định (defined benefit) có nghĩa là Hãng sẽ trả cho nhân viên về hưu
một tỷ lệ lương hưu cố định tính theo số năm làm việc với hãng và
tuổi thọ lúc về hưu. Và mức lương hưu trí theo thời gian có thể tăng theo lạm
phát. Theo kế hoạnh này nhân viên phải có số năm làm việc cộng với tuổi về hưu
phải bằng ít nhất là 85. Thí dụ một nhân viên chọn quỹ lợi
tức xác định (defined benefit) và khi đạt 60 tuổi và có 25 năm kinh
nghiệm với cùng hãng sẽ được lấy hưu trí và hưởng lương hưu.
Nhiều hãng khuyến khích
công nhân chọn quỹ đóng góp xác định (defined contribution) cho nhân viên mới,
hoặc khuyến khích nhân viên hiện tại chuyển vào quỹ này. Nhưng với quỹ đóng góp
xác định (defined contribution) thì các quyết định đầu tư thuộc vào cá nhân
thay vì được quản lý trong danh mục đầu tư tổng họp của công ty. Vì thế nhân
viên cần có cố vấn tài chính để tự quản lý danh mục đầu tư (investment
portfolio) của mình và chọn cách đầu tư nào hiệu quả nhất và ít rủi ro. Nhưng
quyết định đầu tư cuối cùng vẫn là trách nhiệm của nhân viên.
Ngược lại quỹ đóng
góp xác định (defined contribution) thiếu sự đảm bảo sinh lợi không giống như
quỹ lợi tức xác định (defined benefit) trong đó sự rủi ro được bảo đảm bởi chủ nhân
công ty. Chủ nhân có trách nhiệm trã mức lợi tức cấp dưỡng hưu cho nhân viên
như dự định trước (fixed pension).
Bất kỳ bạn suy
nghĩ hay có lựa chọn về các quỹ như thế nào nhưng cuối cùng thì mỗi công nhân
phải chịu trách nhiệm về tương lai tài chính của mình. Đây chỉ là một vài trong
số những thách thức của việc chuẩn bị một kế hoạch đầu tư cho việc nghỉ hưu.
Trong khi các kế
hoạch quỹ được cải thiện thì sự hiểu biết của quần chúng về tầm quan trọng của
tiết kiệm và đầu tư còn một chặng đường dài để đi. "Trên thực tế là hầu hết
các khách hàng, nếu để cho bản thân họ tự lo lấy sẽ không khéo sẽ không đủ sinh
lợi", theo ông Brennan Richer, một kế hoạch tài chính với Tập đoàn tài
chính BMO (Bank of Montreal) nói.
"Họ phải hiểu
rằng với một kế hoạch tiết kiệm nghỉ hưu được cung cấp thông qua hãng làm việc
của họ, rằng họ phải thông hiểu tường tận và biết cách làm sinh lợi đầu tư tối
đa. Chúng tôi thường theo dõi các khoản đầu tư của các khách hàng, xem cách họ
đang làm hay có kế hoạch dự án chính chắn không.”
"Một trong những
vấn đề tôi thấy với khách hàng của tôi là khi kế hoạch của họ được thiết lập,
nhiều người chỉ nghĩ đến việc lựa chọn hãng đầu tư một cách vô tư. Họ không thực
sự đặt câu hỏi và không thực sự có bất cứ ý kiến gì về cách họ đang đầu tư
vào."
Đa số mọi người rất
tích cực lúc đầu dự án đầu tư, ông nói. "Chín mươi phần trăm người đầu tư sau
một thời gian sẽ nói “Ồ, tôi là một nhà đầu tư bảo thủ." Sau đó tôi nhìn
vào bản báo cáo đầu tư của họ mới thấy họ để 75% vốn đầu tư trong chứng khoán.".
Trong trường hợp này tỷ lệ về chứng khoán hơi cao và nhiều rủi ro hơn so với một
danh mục đầu tư cân bằng. "Đây không nhất thiết là một chiến lược xấu
nhưng người đầu tư phải yên thân thoải mái với những thăng trầm của chứng khoán."
Nhiều người cần được
giúp đỡ cố vấn để lấy quyết định đầu tư chính chắn theo cô Lucie Côté, một nhân
viên kế hoạch tài chính cao cấp của nhà đầu tư Investor Group. "Chúng tôi
có nhiều khách hàng bắt đầu để tiết kiệm ở tuổi rất trẻ và thành phần này có nhiều
hiểu biết hơn thế hệ 20 năm trước đây. Nhưng với toàn bộ các sản phẩm tài chính
trên mạng, chúng ta thực sự cần sự giúp đỡ để hiểu tất cả. "
Cái tin tốt ngày
nay là các nhà cố vấn về kế hoạch tài chính đang làm việc với các dụng cụ thông
tin tốt hơn để tính toán theo những đòi hỏi đặc biệt của khách hàng. Cho dù bạn
muốn tính toán đóng góp như thế nào để có 70% lợi tức thu nhập thay thế lúc về hưu
hay một tỷ lệ khác.
Bây giờ chúng ta
đang trải qua thời điểm với tiền lãi suất rất thấp gây phức tạp cho các quyết định
đầu tư vì ta không còn có thể phụ thuộc vào các khoản đầu tư thu nhập cố định (fixed
interest) để mong được lợi nhuận đáng kể về sau. Việc tìm kiếm nguồn đầu tư với
năng suất cao sẽ đẩy ta đến một số đầu tư rủi ro hơn trong danh mục đầu tư khi
nhún tay vào thị trường chứng khoán so với mô hình đầu tư truyền thống.
"Chúng ta
đang thấy mức lợi nhuận quá thấp không mang lại lãi suất cao, vì vậy làm thế
nào để mọi người đạt được mục tiêu của mình?" Côté nhấn mạnh. Chứng chỉ
dài hạn tiền gửi (Guaranteed Invetsment Certificate) có thể mang lại 2.75% nhưng hầu như không khao nỗi lạm phát hơn 2% mỗi
năm. "Chúng ta đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đúng loại sản phẩm đầu
tư."
Trong số các sản
phẩm tài chính đầu tư do BMO cung cấp là GIC của thị trường Canada với thời hạn
3 năm để bảo vệ 100 phần trăm vốn và mang lại thu nhập tối đa 35 phần trăm tùy
thuộc vào diễn biến thị trường. Trong khi đó Top Performing Portfolio GIC 5 năm
dựa trên các chỉ số chứng khoán Mỹ với vốn bảo đãm và có thể mang lại 30% lợi
nhuận tối đa, nếu thị trường đi lên đáng kể. "Chúng tôi không muốn đuổi
theo năng suất (yield)." ông Richer nói.
Ngay việc lãi suất
cao hơn gây nguy hiểm cho người giữ trái phiếu (bond), vì giá trái phiếu di
chuyển ngược chiều với hướng của lãi suất và tỷ lệ lãi suất tăng đột ngột có thể
gây bond mất vốn. Cái chính ngay bây giờ là giữ danh mục đầu tư trái phiếu (bond
portfolio) với thời hạn ngắn hơn để giảm các tác động về vốn, Richer nói.
Dự đoán về tài
chính cho nhu cầu hưu trí của chúng ta có thể phức tạp và khó khăn và tùy thuộc
vào giả thuyết tuổi thọ càng ngày càng tăng lên. Khi người ta sống lâu hơn thì
có nhiều nguy cơ chi xài nhiều hơn số tiết kiệm dành dụm của mình. Theo thống
kê thì 50% dân Canada sống lâu hơn tuổi thọ trung bình. Cũng theo viện nghiên cứu
IQPF (Institute of Quebec Pension Funds Planning) cho khuyến cáo rằng việc lên kế
hoạch về hưu không nên dựa trên thống kê tuổi thọ để tránh lâm vào tình trạng phá
sản vì sống lâu hơn dự đóan.
Đối với người cao
niên Nam thì dự tính về hưu ở tuổi 65 nên tính toán nguồn tài chính đủ vốn và lời
để có thể chi tiêu đến 91 tuổi; phụ nữ sẽ là 96 tuổi.
Điều này mang ý
nghĩa quan trọng đối với người tiết kiệm ngay bây giờ phải kiểm tra lại danh mục
đầu tư (investment portfolio) xem có khả năng cung cấp đủ chi tiêu cho 25 hay
30 năm tới hay không.
Nhiều khi chúng ta
nên áp dụng chiến lược đầu tư bảo thủ một chút và chi tiêu vừa phải thì có
thể tiết kiệm đủ cho việc chi tiêu lúc về già.
Nguyễn Hồng Phúc
Tham Khảo:
1.
http://montrealgazette.com/news/local-news/affording-retirement-the-obstacles-are-many
2.
http://montrealgazette.com/news/local-news/creativity-is-key-for-a-happy-retirement-montreal-expert-says