VỊ CAY CỦA ỚT



Tháng tám năm 2013 có hơn 80 thí sinh tuổi từ 20-30 đến tham dự cuộc thi đua ăn burrito cay nhất lần thứ hai được tổ chức ở nhà hàng Mucho Burrito trong Toronto Eaton Center, Canada. Đa số là thanh niên trai tráng và vài cô gái đến từ Texas, New-York và có một cô nổi tiếng là “con gấu của Mc Donald”  đến từ Granby, Connecticut.  Món burrito này phải được ăn với nhiều ớt cay trong khoảng thời gian ngắn nhất.  Người thanh niên đoạt giải cuối cùng được thưởng 2,500 đô, ăn 5 cái bánh burrito 5.5 lần cay hơn bình thường trong vòng 8 phút. Nhiều thí sinh dự thi chưa ăn hết một cái bánh phải bỏ cuộc. Đội ngủ y tá cứu thương đang trực chờ tại chỗ để đề phòng xẩy ra chuyện gì. Những cuộc thi đua như thế giúp tăng lượng khách vào chuỗi nhà hàng bán burrito này.

Sự kiện này chứng tỏ dân tây phương ở Bắc Mỹ càng ngày càng thích ăn cay hơn vì lợi ích cho sức khỏe mà chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn trong bài. Nhà hàng thức ăn nhanh Subway cho vào thực đơn họ món Sriracha Steak Melt (chai tương ớt này sản xuất ở Irwindale, California). Nhà hàng ăn nhanh McDonald cũng cho vào thực đơn họ món Thai Chicken Sandwich có chứa ớt khô hay tương ớt, Tim Hortons thêm món bánh Jalapeno bagel và Boston Pizza cho vào thực đơn họ món Jalapeno, Chipotle hay spicy burger gà với vị cay...Như vậy vị cay của ớt càng ngày càng trở nên phổ biến bên tây phương. Theo tạp chí EuroMonitor thì lượng kinh doanh về thức ăn cay tăng trưởng mạnh từ 212 triệu đô năm 2009 lên đến 283 triệu đô năm rồi. Cũng theo tường trình của Canadian Flavour Consumer Trend Report thì năm 2009 họ làm thống kê trên người tiêu thụ tuổi từ 18 đến 55 ăn cay nhiều nhất và xu hướng này  tăng dần theo thời gian. Hệ thống nhà hàng, các thương hiệu tạp hóa, nhà hàng ăn nhanh nhanh chóng đưa vào thực đơn họ nhiều món ăn cay cho kịp “a la mode”. Nếu vào một siêu thị 25 năm trước đây, ta chỉ thấy 30% thức ăn hay thực phẩm có gia vị cay, nhưng ngày nay bạn sẽ thấy cả trăm thứ. Xu hướng ăn cay trùng với việc dân tiêu thụ càng ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe và béo phì vì họ tin rằng ớt có lợi ích cho sức khỏe nếu biết ăn chừng mực.

Ớt là một loại quả được sử dụng làm gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày ở nước ta cũng như trên toàn thế giới. Từ lâu ớt cay là gia vị phổ biến trong nhiều văn hóa ẩm thực, trong đó có các văn hóa nấu nướng của người tây nam Mỹ, Mexico, Trung Quốc, miền Nam Italia và người Cajun. Vị cay của ớt dường như khiến người ta cảm thấy các món ăn trở nên ngon miệng hơn do vị giác được kích thích mạnh. Quả ớt có thể được sử dụng ở dạng tươi, sấy khô, hun khói, nghiền bột, bột nhão hay tương ớt. Một số giống ớt ngọt còn được sử dụng như một món rau trong chế biến thức ăn. Có nơi, ớt cay được chế biến thành những miếng sấy giòn để ăn như snack... Tuy nhiên thứ quả tưởng như chỉ mang lại cho ta cảm giác cay ngon miệng này lại còn có tác dụng nhiều đến không ngờ trong việc chữa trị và phòng ngừa nhiều chứng bệnh nan y như ung thư, huyết áp cao, mỡ máu, tiêu hóa, viêm mũi/viêm xoang, v.v... Trên thực tế, từ lâu ớt đã được y học cổ truyền coi là một vị thuốc quý. (Xin lưu ý: mọi thông tin về tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh của ớt hay thành phần nào của ớt được đăng tải trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng ớt vào việc điều trị và chữa bệnh cần hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa.)

Suy nghĩ đầu tiên đến với mọi người khi nhắc tới ớt cay là công dụng trong rất nhiều món ăn phong phú. Tuy nhiên, nhiều nền văn hóa đã biết đến những thuộc tính y học và những lợi ích về sức khỏe của ớt cay và đã sử dụng chúng không chỉ để nấu nướng đã hàng ngàn năm trước. Thành phần chính do ớt sản sinh ra gọi là Capsaicin. Thành phần này là thứ tạo ra vị cay cho ớt, cũng như các lợi ích khác cho cơ thể. Mặc dù có thể có vị cay và nóng, trên thực tế hóa chất này kích thích khu vực của não bộ chịu trách nhiệm làm giảm nhiệt độ cơ thể, do đó ớt là một thành phần phổ biến trong các bữa ăn của những người sống ở những nơi có khí hậu nóng.

Có rất nhiều ứng dụng của Capsaicin, để làm thức ăn, làm thuốc và các mục đích khác. Gia vị này có thể tạo vị cay cho thức ăn và lấn át bất cứ gia vị nào khác. Nhiều nền văn hóa đã phát hiện ra rằng Capsaicin trong ớt cay là một liệu pháp tuyệt vời cho nhiều vấn đề và bệnh liên quan đến dạ dày, thêm vào đó nó có thể giúp trị chứng tê cóng và đau cơ. Một trong những công dụng dược học phổ biến của Capsaicin là giảm đau tại chỗ. Có nhiều loại thuốc xức, thuốc mỡ, và kem bôi được sản xuất để chuyên trị đau tại chỗ cho một vùng da rộng, khớp, và cơ với Capsaicin được chiết xuất từ ớt cay.

Cũng như bất cứ loại thảo dược hay thuốc men nào, chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên gia khi sử dụng bất kỳ liệu pháp chữa trị nào tại nhà. Việc cẩn thận để những sản phẩm tự nhiên này không gây ra phản ứng bất lợi với một liệu pháp hay thứ thuốc khác mà bạn hiện đang sử dụng có thể ngăn chặn một loạt các vấn đề tiềm năng.
Ảnh minh họa từ trang web: https://sites.google.com/site/trangottieu/kien-thuc-chung/page-4


Chúng ta cũng nên đặc biệt cẩn thận khi xử lý bất kỳ sản phẩm nào chứa thành phần sinh nhiệt như Capsaicin. Không được để chúng rơi vào vết loét hay vết thương hở vì có thể bị tấy rát. Hãy rửa tay cẩn thận và không chạm vào mắt sau khi sử dụng các sản phẩm chứa Capsaicin hoặc sau khi xử lý ớt cay ở bất cứ dạng nào. Có thể sử dụng dấm để loại bỏ dư lượng của những sản phẩm này trên da. Tránh tiếp xúc nhiệt trực tiếp, chẳng hạn như đếm sưởi hay tám vòi sen nóng ngay sau khi sử dụng các sản phẩm ngoài ra này.

Những người bị dị ứng thức ăn nên chú ý đến phản ứng của mình khi ăn ớt cay hoặc sử dụng các dung dịch bôi ngoài da có chứa thành phần từ ớt.

 *  Ớt cực kỳ lành mạnh khi dùng để ăn - nó có thể có sức mạnh chữa trị mạnh nhất trong số bất cứ loại thực phẩm nào.  Trong cơ thể, capsaicin trong ớt giúp toàn bộ hệ tuần hoàn bằng cách hoạt động tương tự như chất chống tắc, làm sạch các mảng bám, giúp tim không phải làm việc quá sức, do đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim. Chúng đẩy nhanh mạch đập và giảm huyết áp, nhờ đó giúp ích cho con người ít bị huyết áp cao.

    Capsaicin làm tăng nhu động ruột, kích thích sự phát triển của niêm mạc đường tiêu hóa - do đó hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn. Chúng thậm chí còn chữa được các vết loét. Ớt, khi được kết hợp với cỏ thơm và cây thìa là, được cho là giúp thận hoạt động tốt. Ngoài ra, chúng còn được cho là có thể giúp giảm bớt cơn đau do sỏi thận và tăng sự kích thích của các tuyến bạch huyết của hệ miễn dịch.

     Capsaicin có tác dụng diệt khuẩn khi được sử dụng trong thực phẩm, chẳng hạn như trong hàu sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ớt cayenne hay những loại ớt khác được sử dụng trong món hàu sống có các vi khuẩn có hại, toàn bộ vi khuẩn đều bị tiêu diệt.

    Giảm đau - Với đặc tính tán hàn, giải độc, tiêu viêm, ớt được chiết xuất dưới dạng dung dịch bôi ngoài da, giúp kích thích, làm giãn mạch, giảm đau và làm tan máu bầm. Bên ngoài cơ thể, hợp chất capsaicin có tác dụng làm giảm đau cơ bắp và khớp xương. Ngoài ra, chúng làm giảm cơn đau do viêm khớp. Trên thực tế, capsaicin còn có thể ngăn chặn sự phá hủy của sụn trong các khớp xương - giảm nguyên nhân của cơn đau. Cơ chế này là ở chỗ capsaicin ngăn chặn sự phá vỡ dòng chất lỏng ở các khớp và thậm chí đôi khi có thể làm đảo ngược quá trình phá hủy khớp xương. [1]

    Nhồi máu cơ tim (Heart Attacks): Vị cay đặc trưng của ớt kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt, giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn. Ngoài ra, ớt có khả năng kích thích tim đập nhanh, máu tuần hoàn nhanh, có lợi cho tim.

Nó có khả năng đặc biệt để nâng cao hoạt động tim mạch trong khi thực sự làm hạ áp huyết. Ớt có tác dụng mạnh mẽ trên toàn bộ hệ thống. Ớt được dùng từ lâu đời để trị mệt mỏi và phục hồi khả năng chịu đựng cũng như sự cường tráng. Ớt là chất kích thích tự nhiên không gây tác dụng phụ nguy hại như tim đập nhanh, hiếu động hay tăng áp huyết. Trong 35 năm chữa bệnh và dạy học, chữa trị cho các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, Dr John R Christopher chưa bao giờ để mất một bệnh nhân tim nào khi được gọi đến chữa trị cấp cứu tại nhà. Lý do là, bất cứ khi nào bác sĩ vào nhà bệnh nhân – nếu họ vẫn còn thở – ông cho họ uống trọn một ly trà ớt (một muỗng cà phê ớt bột hay rượu ớt trong một ly nước nóng), và chỉ một lúc sau họ đứng dậy và đi lại được. Đây là một trợ giúp nhanh nhất mà chúng ta có thể đem lại cho tim, vì ớt cung cấp chất dinh dưỡng chính đáng cần thiết cho tim ngay lập tức. Hầu hết tim thiếu chất dinh dưỡng do chúng ta thường ăn các loại thực phẩm chế biến bán sẵn.

Để chứng tỏ gía trị của ớt, thấy ớt tuyệt diệu dường nào, và thực phẩm ưu hạng của tim là gì, các bác sĩ ở phương Đông đã làm thực nghiệm sau và đã được đăng trên nhiều tạp chí nơi họ làm thí nghiệm. Các bác sĩ cho vài mô tim sống vào trong một ly thuỷ tinh ở phòng thí nghiệm được khử trùng có đầy nước chưng cất (distilled water), và nuôi mô tim chỉ với ớt (cayenne pepper), theo định kỳ làm sạch các lớp cặn dưới đáy ly và thêm nước cất. Suốt khoảng thời gian nuôi mô tim, cứ cách vài ngày bác sĩ phải cắt bớt mô tim vì nó phát triển rất nhanh. Không có tuyến yên và tuyến tùng (pituitary and pineal glands) điều khiển, mô cứ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, vì vậy họ phải theo dõi luôn. Họ nuôi mô tim sống trong 15 năm.
Sau khi bác sĩ qua đời, các cộng sự viên tiếp tục nuôi mô tim thêm hai năm trước khi huỷ nó đi vì không cần phải làm thêm nghiên cứu này nữa. Điều này chứng tỏ gía trị dinh dưỡng tuyệt hảo của ớt đối với mô tim. Đây cũng là lý do tại sao rất nhiều trường hợp gây kinh ngạc được sáng tỏ khi người ta sử dụng ớt cho cơn tấn công nhồi máu cơ tim. Vì đa số các trường hợp này là do tim suy dinh dưỡng. Tim không được dinh dưỡng đúng trong thời gian lâu dài đến nỗi nó quá đói mệt, rồi đến một lúc điều người ta âu lo xảy ra: nhồi máu cơ tim. [4][6]
- Cảm cúng và viêm mũi - Đặc tính nóng của ớt sẽ giúp giữ nhiệt cho cơ thể trong mùa lạnh và còn giúp giải độc rất tốt qua đường hô hấp của da (toát mồ hôi). Giúp tan đờm và nhanh chóng chữa lành các chứng cảm lạnh, cúm. Được dùng như thảo dược làm toát mồ hôi (diaphoretic).  Các phát hiện của lần thử nghiệm đầu tiên so sánh việc sử dụng, trên cơ sở liên tục khi cần thiết, của thuốc xịt mũi ớt Capsicum annum và xịt mũi bằng giả dược trên 44 đối tượng bị viêm mũi không do dị ứng để làm giảm nhẹ chứng đau xoang, áp lực xoang và tắc nghẽn xoang, được xuất hiện trên ấn bản tháng Tám của Biên niên sử về bệnh dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học, tờ Tin tức Y tế của Đại học tổng hợp Cincinnati báo cáo: Các giống cây ớt cay thuộc loài Capsicum chứa nhiều capsaicin, là hợp chất hóa học tạo nên cảm giác cay nóng trong miệng. Capsaicin được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận là một liệu pháp giảm đau cục bộ có thể bán không cần đơn thuốc từ bác sĩ vào năm 2009[5].

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng thuốc xịt này an toàn và có hiệu quả đối với bệnh viêm mũi không dị ứng, vì những người tham gia thử nghiệm sử dụng thuốc xịt chứa capsaicin báo cáo rằng triệu chứng giảm nhẹ trung bình nhanh hơn một phút so với nhóm đối chứng. Trong những lần thử nghiệm trước đó, capsaicin tỏ ra qua cay để áp dụng mà không cần gây tê.

Tác giả, trưởng nhóm nghiên cứu bác sĩ y khoa Jonathan Bernstein của Trung tâm Y tế Đại học Cincinnati giải thích rằng có rất ít phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh viêm mũi không dị ứng ở đường hô hấp trên do tác tác nhân đa dạng của môi trường chứ không phải do virus hay dị ứng.
Vào tháng Tư năm 2011, những nhà nghiên cứu khác từ Đại học Purdue báo cáo rằng liều lượng 1 gram (khoảng một nữa thìa cà phê) capsaicin - một lượng đủ ngon miệng đối với hầu hết mọi người - đóng vai trò như một tác nhân ức chế nhẹ sự thèm ăn và tăng cường đốt cháy calo, khi những người tham gia thử nghiệm trải qua "cảm giác cay nóng" thay vì nuốt gia vị này ở dạng viên nang, và đặc biệt đối với những người tham gia không quen với việc ăn ớt cay.


  Giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông thành hình bằng cách làm loãng máu và giúp chữa lành trái tim sau cơn nhồi máu cơ tim (heart attack). 

  Giảm viêm họng và viêm amidan. Trong ớt cay có tới 1390 mg betacaroten - một trong những nguồn tốt nhất cung cấp betacarotene - diệp hoàng tố - là chất chống ôxy hóa có tác dụng chống cảm mạo, phong hàn. Hàm lượng các hoạt chất tự nhiên chứa trong ớt có khả năng tác động tích cực đến glucose và các hoá chất khác của não bộ, giúp giấc ngủ tới nhanh và sâu hơn.

  Đề phòng Ung thư - Ngoài tin vui dành cho người béo phì đang phấn đấu giảm cân, cũng có tin tốt lành dành cho đối tượng bị đe dọa nguy cơ ung thư xuất hiện. Capsaicin được cho là có thể ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể động vật và tiêu diệt tế bào ung thư trong các tế bào khối u được nuôi cấy. Trên thực tế, sự thật là capsaicin hoạt động để làm các tế bào ung thư bị bỏ đói không sử dụng được ôxy, nhờ đó chúng bị tiêu diệt. Đã nhiều năm những gia vị cay gắt trong thành phần chứa Capsaicin và những hợp chất có nguồn gốc từ hợp chất này được giới khoa học xếp vào nhóm các chất chống ô xy hóa – những hợp chất được chỉ định trong chiến lược phòng ngừa ung thư. Chúng là nguồn cung cấp tiềm tàng vitamin A, C và các thành phần khoáng chất cần thiết cho nhu cầu tăng cường sức mạnh hệ đề kháng của cơ thể như kali và magie.

Sau khi nghiên cứu thì các nhà khoa học của viện Đại học Pittsburg (Mỹ) đã chứng minh được ớt có thể làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt với ung thư tuyến tuỵ. Đó là do tác dụng của chất cay capsaicin có vai trò xúc tác, làm cho các tế bào ung thư tự phá hủy nhưng không gây hại cho các tế bào bình thường. Chất capsaicin dồi dào trong ớt còn kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một morphine nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt cho những người bị viêm khớp mãn tính và ung thư.[2]
Những hiệu ứng của ớt vào những bệnh khác như:
- Cục máu đông (blood clots): Ớt rất gía trị trong việc phòng ngừa và làm tan cục máu đông

- Xơ vữa động mạch hay xơ cứng động mạch (Atheroslerosis or Arteriosclerosis): Ớt làm mềm thành mạch, mở rộng các mạch máu, tăng sức mạnh cho tim, và làm sạch bên trong thành mạch của hệ tuần hoàn. 
- Suy tim sung huyết (Congestive heart failure): Ớt giúp tim được thư giãn và khoẻ mạnh, mở rộng các mạch máu, dọn sạch những chất bẩn. Về lâu dài căn bệnh tim trầm trọng có thể hồi phục lại gần như bình thường với việc đều đặn dùng ớt. Uống một muỗng ăn phở bột ớt trong một ly nước nóng. 
- Triglycerides cao: Ớt giúp giảm lượng triglycerides là chất béo trung tính tổng hợp từ các carbohydrat cơ thể lưu trữ trong các tế bào mỡ. 
- Loạn nhịp tim (Heart arrhythmias): Ớt giúp giảm nhịp tim đập nhanh, tăng cường máu đến tim, ngăn ngừa máu đóng calcium. 
- Hỗ trợ tim mạch, lọc máu và kích thích toàn bộ hệ thống cơ thể. Giúp thông các tắc nghẽn ở động mạch, tĩnh mạch và hệ bạch huyết. 
- Gia tăng chức năng não bộ, một trong những hiệu quả tốt nhất là gia tăng lưu thông máu đến vùng đầu và não. Hiệu nghiệm trong việc chống lại chứng nhức nửa đầu (migraine headache) và nhức đầu chùm (cluster headache). 
- Có thể cầm máu rất nhanh bằng cách giội rửa vết thương với 1 đến 5 ống nhỏ giọt đầy rượu ớt (1-5 full droppers), sau đó đắp bột ớt cayenne lên vết thương. 
- Tăng cường lưu thông máu và giảm hay cầm máu từ vết loét dạ dầy. Khi uống trà ớt, nó sẽ kích thích lưu thông máu. Dùng để trị chứng khó tiêu (indigestion) và ợ nóng (heartburn).

Vì sao người Huế thích ăn cay?

Khó có vùng miền nào tại Việt Nam mà người dân lại thích ăn cay như xứ Huế.
Ai cũng bảo người Huế sao ăn cay thế? Nhưng hãy thử đến Huế một lần trong những ngày đông giá rét hay những ngày mưa dầm lê thê thì mới hiểu hơn vì sao vị cay nồng của ẩm thực cố đô lại quyến rũ đến vậy. Những gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu, hành... ở Huế tuy chẳng phải “đặc sản”, nhưng đã qua tay chế biến ở các đầu bếp dân gian trở nên nổi tiếng khắp nước.
Lý giải cho đặc điểm ẩm thực này là do người dân muốn chống lại cái lạnh và mưa dầm như một phương thức thích nghi với cuộc sống. Trong sử sách còn ghi, khi Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa, cư dân Việt đã học tập người Chăm về việc sử dụng gia vị cay (đặc biệt là ớt) để dung hòa với vùng đất và khí hậu còn lạ lẫm:
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
 Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên?”.
Hằng ngày trên bàn ăn của người Huế (gồm món canh, cá, thịt, dĩa rau sống…) luôn có một dĩa muối tiêu ớt, dĩa tương ớt hay một chén nước mắm ớt tỏi. Đặc biệt không thể thiếu tương ớt.

Tương ớt Huế là hỗn hợp gồm ớt tươi, tỏi tươi, muối, đường, dầu ăn và nước mắm ngon trộn lại. Người Huế dùng tương ớt nhiều trong những món ăn buổi sáng sớm (bánh mì, bánh canh…). Hiện nay, tương ớt Huế đã trở thành một món quà du lịch bên cạnh tôm chua, mè xửng vì nó hoàn toàn không có chất phụ gia độc hại mà còn rất tiện dụng trong những bữa ăn hàng ngày.

Đến Huế vào mùa đông, khi cảm thấy sức nóng của những tách trà, độ ấm những chiếc áo bông không đủ làm nóng thân thể, du khách hoàn toàn có thể dùng đến các gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu… trong buổi ăn để giữ thân nhiệt và đẩy lùi những căn bệnh mùa đông như nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm…

Đầu tiên, phải kể đến bún bò Huế, món ăn có gốc tích từ thời các chúa Nguyễn vào đất Thuận Hóa. Ăn bún bò Huế vào những ngày mưa rét, du khách sẽ có ngay cảm giác cả thân thể được sưởi ấm tức thì bởi sức nóng hừng hực khi áp tay vào tô bún bò Huế vừa mới được múc từ nồi đỏ lửa đem lên.

Nồi bún bò Huế với nước bún, thịt bò, giò heo, chả tôm, gạch cua, huyết… được người phụ nữ Huế nêm nếm sả, ớt màu, ớt bột, tiêu, tỏi, hành… rất tính toán, cẩn thận, cốt sao để phù hợp với khí trời. Du khách chưa đủ “ép phê” còn có thể tự mình nêm nếm thêm ớt tươi, ớt tương hay nước mắm ớt tỏi.  Dân gian ta có câu:

Ớt nào là ớt chả cay
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng…
Tính ghen tuông còn tùy vào người phụ nữ. Không phải ai ăn cay đều ghen tuông cả.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những người sau đây không nên ăn ớt:

- Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản: Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.
- Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi: Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao, tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là tử vong.
- Người bị bệnh về mật: Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.
- Những người bị bệnh trĩ: Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.
- Những bệnh nhân đau mắt đỏ: Nếu bệnh nhân đau mắt đỏ ăn ớt thì ớt sẽ làm bốc hoả khiến bệnh thêm nặng.
- Những người mắc bệnh thận: Chất kích thích trong ớt sẽ làm giảm chức năng thận, thậm chí gây suy thận.
- Người mắc bệnh về da: Ăn ớt trong khi viêm da, mắc các bệnh về da thì sẽ nặng hơn và khó khỏi.
- Những người thể trạng kém: Nếu ăn cay không những khiến các triệu trứng trên nặng hơn mà còn dẫn đến xuất huyết, dị ứng, nếu nghiêm trọng còn gây viêm nhiễm.
- Phụ nữ đang mang thai: nếu phụ nữ ăn ớt trong gia đoạn này, nó sẽ gây viêm loét miệng, lưỡi, táo bón và ảnh hưởng đến cả con.
- Phụ nữ đang cho con bú: Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.
- Những người đang điều trị bằng thuốc đông y: Những người này nên kiêng ăn ớt, bởi nếu dùng ớt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều.
 - Những trường hợp nào không nên ăn ớt cay? Ăn ớt cay nhiều có gây hại cho làn da phụ nữ, có làm da xấu đi không?
- Có một số nghiên cứu khoa học cho biết, việc sử dụng nhiều ớt và kéo dài có thể gây ung thư dạ dày. Cần lưu ý với bột ớt đỏ, nếu bị nhuộm màu có thể chứa Sudan là chất gây ung thư.
- Bột ớt hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa chất alfatoxin có khả năng gây ngộ độc và ung thư. Tuy ớt chứa hàm lượng vitamin C phong phú, betacarotene tốt cho sức khỏe, có một số công dụng kích thích tiêu hóa, khẩu vị, nhưng không phải người nào cũng có thể dùng, nhất là những người có hội chứng đại tràng kích thích thì nên hạn chế ăn ớt cay, những người viêm hay loét dạ dày - tá tràng nên hạn chế ớt tối đa, vì vị cay của ớt có hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương dạ dày.
 - Ăn quá cay cũng là nguy cơ gây loét dạ dày. Đối với những ai ăn ớt thấy khó chịu thì không nên ăn nhiều, hoặc những ai bị lở miệng, lưỡi nên hạn chế ăn ớt trong thời gian bệnh. Ăn quá nhiều ớt cũng gây mụn nhọt và tổn thương da niêm, vì vậy đối những người mắc bệnh về da, viêm da được khuyên hạn chế dùng ớt.
Thử tưởng tượng vào một ngày mùa đông lạnh lẽo băng giá mà ăn được một tô bún nước lèo nóng hỏi, một tô phở với ớt hay một tô bún bò huế ắt hẳn ai ai cũng phải xuýt xoa. Vị ớt, tỏi cay xè từ miệng, xộc lên sống mũi, nóng đến từng thớ thịt. Ăn xong tô bún nước lèo, phở hay bún bò huế, chúng ta sẽ cảm thấy mồ hôi đổ ra, lưỡi tê rần, người "bốc hỏa" cả lên như ngồi bên bếp lửa hồng chống rét. Quả thật bún nước lèo, phở hay bún bò huế là một liều thuốc ẩm thực khá công hiệu trong những ngày giá lạnh. 

Tuy ớt có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng thích ăn ớt.
Tôi tự hỏi ớt tốt cho sức khỏe như thế có ai không giám ăn ớt không nhỉ!.

Nguyễn Hồng Phúc – Sưu tầm & nghiên cứu

Tham khảo:
1.    https://sites.google.com/site/trangottieu/kien-thuc-chung/ot-cay-va-tinh-chat-thao-duoc
         2.    http://www.globalhealingcenter.com/natural-health/benefits-of-cayenne-pepper/
      3.    http://www.doanhnhansaigon.vn/online/doanh-nhan/suc-khoe/2013/08/1075955/an-ot-cay-nhieu-co-gay-hai/
4.    Dược Thảo Ưu Tiên Số 1 Khi Cấp Cứu - LM Hoàng Minh Thắng - Đình Tứ - Kim Tuyến
5.    https://sites.google.com/site/trangottieu/kien-thuc-chung/nghien-cuu-vi-cay-cua-ot-co-the-giam-nhe-cac-benh-ve-xoang
6.    http://giadinhnazarethvietnam.com/download/detail/loi-ich-cua-ot-la-gi-ot-giup-ban-nhu-the-nao-1122/
7.    Đơn vị cay được đo như sau – Scoville measure = 2,200 đơn vị.
8.    The actuality – edition of May 2014 – A burning sensation of Chilli  pepper.

Cayenne Pepper
2.00 tsp
3.60 grams
11.45 calories
Nutrient
Amount
DV
(%)
Nutrient
Density
World's Healthiest
Foods Rating
vitamin A
1497.96 IU
30.0
47.1
excellent
vitamin E
1.07 mg
5.3
8.4
very good
vitamin C
2.75 mg
4.6
7.2
good
vitamin B6
0.09 mg
4.5
7.1
good
fiber
0.98 g
3.9
6.2
good
vitamin K
2.89 mcg
3.6
5.7
good
manganese
0.07 mg
3.5
5.5
good

World's Healthiest
Foods Rating
Rule
excellent
DV>=75% OR
Density>=7.6 AND DV>=10%
very good
DV>=50% OR
Density>=3.4 AND DV>=5%
good
DV>=25% OR
Density>=1.5 AND DV>=2.5%
DV = Daily Value



 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual