VỤ MẤT TÍCH CỦA CHUYẾN BAY MH 370

Cập nhật tin tức ngày 11 tháng 4 năm 2014



Đến hôm nay đã có 14 tàu và 15 máy bay quốc tế kể cả con tàu quân sự Úc tên Ocean Shield huy động cuộc tìm kiếm vỹ đại nhất thế kỷ của chuyến bay  MH370 dưới nước bắt đầu từ tuần trước. Một thiết bị dò tín hiệu hộp đen có tên là TPL-25 (Towed Ping Locator) giống như cánh diều được nối với con tàu Ocean Shield bằng sợi dây cáp dài 4 500 mét, cho phép nó chạm gần đến đáy biển. Theo tướng Angus Houston, người chỉ huy JACC trong cuộc truy tìm chuyến bay MH-370 và các chuyên gia về nghành truy tìm tàu thủy thất lạc dưới đại dương thì những bộ phận thiết bị TPL-25 hay Sonar buoy nằm trên mặt biển sẽ truyền lên phi cơ hay tàu thủy tất cả những làn sóng nghi ngờ phát ra từ hộp đen MH-370. Khi TPL được thả xuống biển, tàu Ocean Shield sẽ di chuyển và kéo nó đi ở độ sâu khoảng 3 000 mét, tức còn cách đáy biển từ 1000 đến 1500 mét. Ở độ sâu đó, TPL có thể phát hiện các tín hiệu "ping" cách nó khoảng 1.6 km ở bất kỳ hướng nào. Các kỹ thuật viên đã ghi lại những tín hiệu này trên máy tính và phân tích cường độ của chúng, đánh dấu vị trí mà TPL bắt được tín hiệu có cường độ mạnh nhất, ông Michael Dean, phó giám đốc về kỹ thuật đại dương của hải quân Mỹ cho biết. Di chuyển theo một con đường dựa trên các phân tích dữ liệu mà vệ tinh Inmarsat thu được về chuyến bay mất tích MH370, tàu Ocean Shield đã dò được những tín hiệu "ping" ổn định vào ngày 5/4. Khi chạy ở vận tốc 3.7 km/h, con tàu tiếp tục nghe thấy những tiếng "ping" này kéo dài trong 2 giờ 20 phút. Những tín hiệu mạnh lên rồi sau đó yếu dần. Đồng thời không quân Úc và Hoa Kỳ cũng thả Sonar Bouy xuống vùng thu hẹp để bắt những làn sóng 37.5khz  tỏa ra từ chiếc hộp đen (black box).  Ngày chúa nhật ngày 5 tháng 4 các kỹ thuật viên trên Ocean Shield phát hiện được hai tín hiệu nữa, nhưng chỉ kéo dài 13 phút. Một lần nữa, họ ghi lại những tín hiệu, đánh dấu vị trí nơi tiếng "ping" mạnh nhất. Hôm thứ ba 8 tháng tư họ lại bắt thêm 1 tín hiệu nữa nhưng lần này là 33.33khz, không đúng như 37.5khz  là làn sóng nhân tạo do con người thiết bị. Dưới lòng đại dương có nhiều tín hiệu phát ra từ động vật nhưng 37.5khz đặt biệt do con người thiết bị chế ra để làm khác biệt, dễ dàng cho máy móc phát hiện và phân biệt là của black box.

Ngày 21 tháng 3 đài CNN cho biết vệ tinh TQ phát hiện nhiều vết trắng trên màn hình. Họ ra lệnh di chuyển tàu thủy Hai Xun và nhiều phi đội đến khu vực tây nam cách tỉnh Perth Úc hơn 2 500 km. Khi vớt những mãnh vụn ấy thì họ nản lòng vì toàn là rát rưới hàng hải. Hai ngày 4 và 5 tháng 4 chính tàu Hai Xun TQ cũng bắt được hai tín hiệu băng tần 37.5kz trong khu vực bằng máy dò điện tử rất thô sơ. Họ vẫn còn tìm kiếm trong khu vực cho đến nay, nhưng vẫn bặt tin.

Ngày hôm sau 6 tháng 4 con tàu hải quân Úc Ocean Shield nhận được tín hiệu ngày hôm sau nhưng ở phía tây bắc của Perth, cáchg Learnmonth 1 700 km xa hơn khu vực mà TQ tìm kiếm đến những 500 km. Cái khúc mắc là ở đấy. Ba bốn khu vực tìm kiếm xa hàng trăm cây số được chia ra cho nhiều đội nhận trách nhiệm – Anh quốc, Hoa Kỳ, TQ và Tân Tây Lan. Tàu TQ và Úc đều nhận tín hiệu 37.5khz trên khoảng cách 500km. Câu hỏi được đặt ra là Úc dùng kỹ thuật hiện đại Hoa Kỳ trong khi đó TQ vẫn còn dùng dụng cụ thô sơ. Sự phát hiện nào tin tưởng nhất. Theo yêu cầu của chính quyền Mã Lai thì tất cả sự tìm kiếm phải được đưa về Úc khám nghiệm và chỉ có chính quyền Úc mới chính thức công báo kết quả tìm tòi cho Mã Lai…


Từ một vùng tìm tòi rộng lớn như tiểu bang Colorodo 235 000 km 2 sau 2 tuần đến ngày hôm nay thu nhỏ lại trong vòng 20 km2 là một tiến bộ khoa học vượt bực. Hoa Kỳ và các đồng minh đã dùng hết các thiết bị chiến thuật dò tìm tàu thủy đỉnh chìm dưới đại dương như Sonar buoy hay TPL (Towed Ping Locator). "Tôi tin rằng chúng tôi đang tìm kiếm đúng khu vực, nhưng chúng tôi cần nhìn thấy tận mắt xác máy bay trước khi có thể xác nhận rằng đây là nơi an nghỉ cuối cùng của MH370", ông Angus Houston thận trọng. "Đây là điều hoàn toàn bắt buộc". "Hy vọng, với nhiều tín hiệu, chúng tôi sẽ khoanh vùng được một khu vực nhỏ để tìm kiếm", ông nói thêm và bày tỏ hy vọng tìm thấy mảnh vỡ "trong vài ngày tới".

Những tiếng "ping" trên có độ dài giảm dần, có thể do pin của thiết bị phát tín hiệu đang yếu dần. Các chuyên gia cho biết họ không lo ngại về việc những tiếng "ping" được phát hiện có tần số là 33.331 kHz, thay vì tần số thiết kế là 37.5 kHz. Chúng có xung giống các tín hiệu của MH370, tức một ping một giây. "Các nhà tìm kiếm tin rằng các tín hiệu này tương thích với những đặc điểm kỹ thuật và mô tả của một hộp đen máy bay", ông Angus Houston nói. Có người thắc mắc rằng trong tương lai nếu người ta sửa lại black box để phát ra 1 tín hiệu (ping) trong 2 giây thì pin sẽ sống hơn 2 tháng.

Hiệp Hội Hàng Không Quốc Tế  ICAO (International Civil Aviation Organization)  sẽ ra quy định mới buộc các hãng hàng không từ năm 2018 trang bị thiết bị black box có thể sống đến 90 ngày thay vì 30 ngày như hiện nay.


Thủ tướng Úc ông Tony Abbott rất tin tưởng cho rằng các tín hiệu mà tàu Ocean Shield tìm kiếm thu được tuần này là của hộp đen MH370, trong khi một số chuyên gia dự đoán rằng vị trí của hộp đen có thể đã được xác định. Thủ tướng Tony Abbott gặp ông Xi Jinping tổng thống Trung quốc ngày thứ sáu 11 tháng 4 để chia sẽ những kết quả về việc truy tìm chuyến bay MH-370 tại Bắc kinh. Tuy nhiên nhiều thân nhân của các nạn nhân trên chuyến bay này vẫn còn nghi ngờ kết quả vụ tìm kiếm quốc tế và họ vẫn nuôi hy vọng là thân nhân họ vẫn còn sống sót đâu đó… trên trái đất.

Đồng thời trên mạng tiếng Nga MKRU cho hay phi công không hề bắt cóc chuyến bay MH-370 mà nó bị không chế bởi những một tổ chức không tặc vẫn chưa rõ danh tính. Đây là tờ báo điện tử Nga dẫn nguồn tin dấu tên thuộc cơ quan tình báo Nga. Họ nói rằng chuyến bay MH-370 không rơi xuống Ấn Độ Dương mà đã bị bắt cóc tới khu vực Kandahar gần biên giới Aghanistan-Pakistan. Chiếc máy bay Boeing 777 đậu trên một con đường nông thôn nhỏ hoang vắng với một cánh bị gãy nhưng hạ cánh an toàn. Nhờ vậy 239 hành khách và nhân viên đều sống sót. Họ bị những kẻ bắt cóc phân ra 7 nhóm, sống tập thể trong những túp lều nhỏ chật chọi. Trong số 7 nhóm hành khách có nhóm gồm 20 người đặc biệt quan trọng được giữ riêng trong một hầm. Hiện nay vẫn chưa rõ động cơ của nhóm bắt cóc máy bay và tổ chức không tặc bắt cóc chưa đưa ra yêu sách của họ. Tuy nhiên tổ chức không tặc này thực hiện vụ cướp máy bay táo bạo có thể là muốn gây sức ép với Trung Quốc và Mỹ về một vấn đề chưa rõ lắm. Vì thế giả thuyết này còn nằm trong vòng nghi vấn đối với những gia đình các nạn nhân còn nuôi hi vọng là thân nhân họ vẫn còn sống sót đâu đó…

Nhiều nhà phân tích quốc tế vẫn còn thắc mắc là tại sao kết quả tìm kiếm con tàu MH-370 sắp sửa kết thúc mà người ta vẫn chưa tìm thấy một mảnh vở nào cả (debris). Câu trả lời khả thi nhất là có thể chuyến bay MH-370 bay với độ bay thấp từ 5 000 ft đến 10 000 đến khi hết xăng rồi đâm đúng chiều thẳng xuống biển và chìm an toàn dưới lòng đại dương mang theo 239 hành khách và phi hành đoàn. Đài CNN phỏng vấn các chuyên gia hàng không trong việc truy tìm chuyến bay AF447 của Air France tháng 10 năm 2009 thì được biết là lúc đó có nhiều phái đoàn Ba tây, Pháp và Hoa Kỳ cố gắng tìm tòi khu vực đầu tiên khi họ xác định là đã vớt được một mảnh vở của thân tàu bay AF447. Nhưng đến 23 tháng sau họ mới tìm ra cái hộp đen hoàn toàn nằm ở một vùng khác vì trong vòng 2 tháng trời các mảnh vở đã trôi lạc đi thật xa bởi dòng xoáy nước biển Đại tây dương…

Một nghi ngờ khác nữa là tuần này chính quyền Mã Lai – thứ trưởng Vận tải Giao thông ông Hishammuddin Bin Hussein, sau khi phân tích lại các dữ kiện tín hiệu (transcript) bắt từ radar quân sự khi phát hiện lần cuối cùng 1 tiếng sau khi cất cánh cho hay có ai trong chuyến bay MH-370 đã cố tình lái máy bay rẻ trái rồi xuống độ thấp bay dọc về hướng Nam bán đảo Indonesia để tránh radar dân sự cũng như quân sự phát hiện rồi đâm xuống biển khi hết xăng phía tây nam Perth cách 2 500 km. Họ đặt nghi vấn và cho kiểm soát đoạn video thu trong nhà riêng của phi công trưởng Zaharie. Sự phát biểu lần này gây ra nhiều thắc mắc. Tại sao phải đợi sau 35 ngày mất tích của chuyến bay MH-370 rồi chính quyền Mã Lai bây giờ mới sửa cuộc nói chuyện của phi công trưởng Hazarie. Hai tuần trước đó họ cũng tuyên bố là sau khi nghiên cứu cuộc nói chuyện (transcript) của chuyến bay MH-370 lần cuối cùng của phi công trưởng như sau “chúc ngủ ngon con tàu 370…”, nhưng trước đó vài tuần họ nói rằng phi cơ trưởng chỉ nói “chúc ngủ ngon”. Câu nói này có vẻ bình thường không.  Dư luận nghĩ là không bình thường. Cựu trưởng ban điều tra tai nạn Hàng không Hoa Kỳ, bà Mary Schiavo cho biết là nếu trong máy bay bị vấn đề về điện thì tất cả máy móc thông tin, đèn điện và hệ thống phát khí oxy ngừng chạy thì phi công buộc phải bay xuống độ thấp để hành khách có thể thở tạm. Còn có một điều gì đó mà chính quyền Mã Lai muốn dấu giếm hay cách quản lý về thông tin yếu kém không muốn tiết lộ cho dư luận quốc tế sự thật về sự mất tích của chuyến bay MH-370 chăng…

Thực ra đây có phải là một kịch bản về chiến lượt hàng hải do TQ dựng lên hay không. Có phải họ đã mưu mô mướn một tổ chức vô danh không tặc cướp máy bay MH-370 rồi đưa đi dấu ở một nơi an toàn gần Kandahar biên giới Afghanistan-Pakistan. Sau đó họ bỏ một hộp đen giả xuống Ấn Độ dương để đánh lừa các quốc gia mạnh về hàng hải như Anh quốc, Hoa Kỳ và Úc di chuyển các đội tìm kiếm quân sự cũng như dân sự, thi đua phô trương hết tất cả vũ khí và kỹ thuật hàng hải để họ chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chiếm biển Đông sau này chăng … Dầu sao đây cũng là một giả thuyết khá hấp dẫn đấy chứ.

Nguyễn Hồng Phúc sưu tầm và nghiên cứu


Còn tiếp…




 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual