Nhìn trên văn đàn thế giới có rất nhiều thi sĩ nổi
danh, phụ nữ cũng góp phần không nhỏ, thể văn vần nầy lúc đầu chỉ dành cho giới
thượng lưu trí thức dần dần đã phổ cập hóa để phù hợp với mọi thời đại, tầng
lớp dân gian.
Ở nước ta cũng thế chẳng những nổi tiếng trong nước
mà còn làm nở mặt ở nước ngoài như Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc đĩnh Chi với bài
thơ chữ "Nhất", Nguyễn Du với tuyệt tác Truyện Kiều. Về phái nữ các
bà Đoàn thị Điểm, huyện Thanh Quan, Hồ xuân Hương, Sương nguyệt Anh, Manh manh,
... đã tô điểm thêm sắc thái sinh khí làng thơ. Thế mà thú thật cho đến ngày
nay vẫn chưa tìm được ai như nữ sĩ Hồ xuân Hương.
Thời phong kiến Nho
học thịnh hành, bà đã bị người đương thời đả kích phê phán gắt gao, lên án vì
lối diễn tả táo bạo châm chọc chống đối không khoan nhượng, lối hành văn
"thô tục" tầm thường, không cầu kỳ bóng bẩy kiêu sa nhiều điển tích,
tư tưởng thì quá ư phóng khoáng độc đáo châm biếm khó lường manh nha tinh thần
cách mạng bức phá xiềng mủ trói chụp hủ tục phi lý gắt gao.
Hơn thế nữa, bà bị xem như là người bị dồn ép
uất ức không thoả mãn hận đời nên thay vì nhả ngọc phun châu thì nhả độc phun
tục vậy .
Chủ đề thường chú trọng đến những vấn đề bị
cấm đoán, có nghĩ mà chẳng ai dám nói ra, những vật dụng quen thuộc, mật thiết
với cá nhân đến nỗi mà người Việt ta chê "dơ" "bẩn" thô tục
e ngại gợi lên. "Quân tử" khác với " tiểu nhân”, quí phái cách
biệt với thường dân theo các học giả đương thời là thế đấy!
Vua Lê thánh Tôn
cũng đã tự ví mình trong bài thơ "Con Cóc" tuy có bình dị nhưng vẫn
nghiêm chỉnh kiêu kỳ trau chuốt như
"Bác mẹ sinh ra
vốn áo sồi,...
.Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi
",
và bài "Người bù nhìn" cũng cùng
quy hướng.
Sau nầy với loại thơ
trào phúng vẫn chưa ai đạt tới cái đanh đá chưởi đổng ngạo đời, lối văn thâm
sắc, chính xác căng thẳng kích thích tưởng tượng gợi cảm tạo hình. Trước kia
thơ của bà còn bị "phong toả" trong chương trình giảng dạy chính thức
nhưng trên thực tế thường được thuộc lòng rỉ tai nhau đùa phá đố vui .
Đề tài thật gần gũi
dễ tìm ai cũng biết như " Cái quạt" " Bánh trôi
nước",...
Bà huyện Thanh Quan
có bài " Qua đèo Ngang" nổi danh thi sĩ, bà Xuân Hương với bài "Đèo Ba Dội" làm lắm bà đỏ mặt nhiều
ông cứng người .
Đèo Ngang
Đèo Ba dội-Di tích Quốc gia
|
|
Trong ngày du Xuân,
trò chơi đánh đu
“ Trai
ôm gối hạc khom khom cật"
"Gái
uốn lưng ong ngửa ngửa lòng",
bình dân thể thao thế mà ngòi bút bà cũng gây
lắm người lên cơn sốt;
tủi
hờn cho thân phận lẻ mọn
"Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,"
Chém cha
cái kiếp lấy chồng chung’’ .
Những chủ đề rắc rối u uẩn này đâu xa lạ gì với chúng ta đâu, vậy mà bút
họa của bà cũng bị các nhà đạo đức tẩy chay !
Bị lên án gắt gao là nội dung luôn đầy ẩn ý
trần tục khiêu dâm không trong sạch, đó là lập luận của những nhà văn hay chữ
giỏi chứ còn đối với đại đa số chúng ta nếu phải trả lời câu đố về xuất vật:
“ Phành ra ba góc da còn thiếu,
Xếp lại đôi bên thịt vẫn thừa"
là "cái
quạt" thế là trúng y bon, chẳng sai . Còn ai muốn nghĩ quanh
quẩn tròn méo gì thì do riêng cá nhân người phân tích tưởng tượng nghiền ngẫm
suy ra tùy hứng.
Người Việt ta ai chẳng có lần ăn
thử bánh trôi nước nên khi đọc
" Thân em thì trắng lại thì tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non,
Lớn nhỏ mặc dù
tay kẻ nặn,"...
thì đoán ngay là bánh gì rồi .
Vả lại nếu lấy tục
tả tục, thanh tả thanh thì chẳng khó gì chứ còn dùng thanh mà tả tục quả là
tuyệt hảo .
Ý thơ đã bị chỉ
trích nặng nề lời thơ cũng không được tha, kém tao nhã, thô bỉ, không trang
trọng, quí phái, ít thi vị, tầm thường, đôi khi trịch thượng, hỗn láo, xấc
xược, phàm phu tục tử. Như là:
Chém cha cái
kiếp lấy chồng chung’...’
’Ấy ấy đi đâu lũ
ngẩn ngơ’’
Lại đây cho chị
dạy làm thơ ‘’ ...
“Giơ tay vói thử
trời cao thấp,
Xoạc cẳng đo xem
đất vắn dài”.
Thể thơ còn giữ nề
nếp thất ngôn tứ, bát cú, nhưng âm vận là những tên du kích sở trường bắn sẻ
như vần " eo, éo,on”, đột kích qua vần " iêu", “ồ ”, tấn công bằng " à " " ùng
"ồng"”uông” ....
“ Cái kiếp tu
hành nặng đá đeo”
« Cha kiếp
đường tu sao lắt léo »
“ Kẻ đắp chăn
bông kẻ lạnh lùng”
“Một đàn thằng ngọng
đứng xem chuông,
Chúng bảo nhau rằng:
ấy ái uông”
Niêm luật không chê được, rõ đúng cách nhưng vần thật hóc búa rắc rối
khó họa.
Tuyệt nhất là lối
lái chữ, độc nhất vô nhị trên thế giới, lối " hồi mã thương" của Nhạc
phi, chiến thuật bẫy chông trên sông của Trần Hưng Đạo. Thưởng thức thơ bà,
người đọc phải cẩn trọng nếu không, vô tình lẹo lưỡi nói lái thì lắm lúc người
đọc đứng tim, người nghe cười...tá hỏa như
" Đứng tréo’’(đ. trứng) trông theo..." "chiếc diều ai nó ‘’lộn lèo" ( lẹo l..)
.
Thật sự cho đến ngày nay chưa tìm thấy được một nhà
thơ như bà . Chẳng những bà đã sử dụng tuyệt xảo mọi bút pháp, bà đã biết phong
phú hóa, viễn tượng hoá, biến thiên hóa ý thơ thành những câu đố dí dỏm hóm
hỉnh trào lộng, bài toán hóc búa, đề luận khó bình .
Ngày xưa chúng ta há
chẳng đã hãnh diện về Trạng Quỳnh vẻ giun, Mạc Đĩnh Chi phê ngang một gạch được
phong làm sứ thần hai nước, vậy ngày nay nếu có cuộc tranh tài thế giới chắc
chắn nữ sĩ sẽ đọat giải Nobel vì đã phát minh sáng kiến công thức "biến
tục thành thanh".
Có dịp đọc qua quyển sách tiếng Hòa lan viết
về du lịch ở Việt Nam trong đó tác giả có đề cập vài hàng đến bà "thiên về mặt khiêu dâm ". Thế mới
thấy " tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường", và tiếng oan
còn vượt tường âm thanh phóng xa gấp bội. Bị cấm học trong trường một thời,
chưa được phổ biến rộng rãi, dịch ra nhiều tiếng ngoại quốc, thế mà cái bí mật
ẩn tàng "thạch trung ẩn ngọc" nầy vẫn bị bật mí, hiểu lầm!
Thời đại nầy, kỹ
thuật truyền thông tiến bộ hiện đại tân kỳ, nhiều việc mà trước kia bị cấm đoán
còn được trình bày nhan nhản chi li trắng trợn chấm phá phóng đại tuyệt kỷ. Nạn
khiêu mãi dâm bành trướng hoành hành sâu rộng cho đến trẻ em cũng không được
buông tha. "Cơn lốc nhân tai" đó đã làm đảo điên bao chính phủ, tổn
danh hạ bệ bao tai to mặt lớn điển hình ở Bỉ có vụ Dutroux, Clinton ở Mỹ ...
Đọc kỹ lại, phải công nhận là vòng quạt đề tài của
bà rộng mở, phong phú vừa tinh tế không
bộc lộ công khai, vừa lịch lãm cô động gói ghém trong thể thơ ngắn gọn. Với
nhận xét có chiều sâu nhạy cảm bà đã lồng vào thi phú tính thực tiễn, một khía
cạnh mới tả chân, chẳng hạn về nhu cầu căn bản cần thiết của con người như ăn,
nghỉ, giải trí và sinh lý truyền giống để sinh tồn .
Vấn đề nào
cũng cần được thực hành đúng phương pháp, mỹ, nghệ thuật và "tấm lòng
son".
Ăn chẳng hạn, bài "Bánh trôi nước", không
những chỉ để mà sống, cách trình bày hình thức màu sắc "trắng""
tròn" cũng góp phần không nhỏ vào cái "khoái" nầy.
Về phần nghỉ
ngơi, "Cái quạt" đâu thể thiếu
trong mọi xứ, nhà nóng bức, dĩ nhiên là
" Chúa dấu vua yêu cũng cái nầy" .
Giải trí nữa rất cần
ai cũng thích, du lịch thưởng ngoạn là việc thường tình trong các nước văn minh
ngày nay, vì vậy
" Hiền nhân quân tử ai mà chẳng, "
"Mõi gối chồn chân vẫn muốn trèo."( Đèo Ba Dội)
Nếu quả thật thơ bà có nhiều ẩn ý thì lối nói bóng
gió úp mở của bà có mấy ai làm được, vừa thư thái bén nhạy cợt nhả bâng quơ
bông đùa vừa chuẩn xác, đầy suy tính như trong một ván cờ tướng, thí quân song
xa pháo trùng hay chiếu tướng.
Cờ tướng
|
Bàn cờ tướng lúc bắt đầu với 32 quân
|
Thơ bà như
" trái cấm" thơm ngon, trái bom định hướng, bàn tay sắt bọc nhung,
chiếc gươm treo kiếm sĩ, tay ấn cao của các bậc "magie" phù thủy,
"hấp tinh đại pháp" của cô gái đầy nội lực thâm hậu, một giàn phóng
tư tưởng qui mô theo một quỹ đạo hẳn hoi trực chỉ đến mục tiêu không lệch hướng
.
Trên một thế kỷ qua,
tưởng đã đến lúc chúng ta nên lần giở lại những trang thơ cũ, khêu sáng ngọn
tim đèn bằng tư thế nhìn khách quan vô tư khoáng sảng, đính chính sai lầm xuyên
tạc, thẩm định lại vai trò vị trí, tự hào đã có một “Bà chúa thơ Nôm”, một nữ
thi hào có một không hai trên thi đàn hoàn vũ.
Cô Trần Thành Mỹ