Trong
cuộc đời ai cũng mang nợ ít nhất một lần, dù ít hay nhiều.
Nợ thì có nhiều loại lắm nào là nợ cá nhân nợ tập đoàn và nợ quốc gia (National Debt). Nợ quốc gia tức là việc đi
vay của chính phủ nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách
khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ
hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao
nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Giữa
tháng 2 năm 2014 trong phòng Hội nghị của đảng Dân Chủ (Republican Convention)
có treo trên tường cái đồng hồ US National Debt với con số to tướng $16,883,
165,675,978.97 (17 ngàn tỷ US dollars) để nhắc nhỡ hội viên.
Liền
sau đó có người đề nghị bên Canada nên làm những đồng hồ tương tự treo nơi công
chúng hay qua lại. Nhật báo The Montreal Gazette đăng lại ý kiến hay này ngày
24 tháng 2 năm 2014. Nợ của các quốc gia
trên thế giới khoảng 52 tỉ US theo tạp chí The Economist. Nói cho cùng chính phủ
nào cũng đều mang nợ trừ phi quốc gia ấy không phát hành trái phiếu. Tất cả các
quốc gia đều mang nợ và điều lo âu nhất cho các chính phủ và người dân là số nợ
càng ngày càng tăng chứ không hề giảm. Như vậy nợ quốc gia vay mượn từ đâu và
ai là chủ nợ ấy. Nợ quốc gia có liên hệ ảnh hưởng gì đối với người dân như
chúng ta? Mỗi khi Đảng Dân chủ hay Cộng Hòa hay bất cứ Đảng nào đang nắm chính
quyền trình bày ngân sách mới đều chủ yếu muốn làm giảm số nợ quốc gia để thu
hút thêm số phiếu cử tri cho kỳ bầu cử tới. Các nước càng phát triển thì nhu cầu
càng cao thì nợ quốc gia cũng cao vun vút. Nhưng trên thực tế các nợ đều chồng
thất, không hề thuyên giảm. Người ta hay biết đến cái đồng hồ Nợ Quốc Gia ở
Mahattan Time Square NY trên đường số 6. Xin bấm vào đây để xem Nợ Quốc Gia USA:
http://www.usdebtclock.org/
và
cả quốc tế: http://www.economist.com/content/global_debt_clock.
Đồng
hồ này tăng rất nhanh. Mục đích chính của các đồng hồ nợ quốc gia là để cảnh cáo nhắc
nhở người dân và chính phủ rằng ta đang
xài tiền quá mức thu nhập. Thông thường nguồn thu nhập của chính phủ chính là từ
thuế thu nhập, thuế hàng hóa và lợi tức thương mại. Nguồn chi tiêu thì nhiều lắm
không sao kể cho xuể như nào là giáo dục, công chức, y tế, quốc phòng và quân đội,
xây dựng cầu cống, v.v… Người ta không sai khi cho đây là một thảm họa. Lần đầu
tiên khi thấy đồng hồ này bạn sẽ lo sợ hay lo lắng rồi đây tương lai quốc gia sẽ
đi về đâu. Bạn sẽ la lên “ chết chữa Oh
My God, sao mà quốc gia mang nợ chồng chất ngập đầu thế nhỉ”. Nhưng nếu bạn
xem tới xem lui những 20 lần thì bạn sẽ không còn thấy sự khác biệt nữa và yên
tâm mà về nhà suy nghĩ trong đời sống hằng ngày của bạn số nợ khổng lồ ấy có ảnh
hưởng đến chúng ta chăng. Thứ nhì bạn sẽ nhận ra rằng con số ấy chẳng quan hệ
gì về kinh tế cá nhân của bạn cả, tâm lý bạn cho sẽ bạn biết đây là vấn đề liên
quan đến chính trị nhiều hơn…Vì nợ ai thì người ấy lo mắc mớ gì mà lo cái nợ của
nhà nước chi cho mệt. Thông thường nợ cá nhân được trả khá nhanh ngoại trừ nợ
nhà (mortgage). Nợ từ thẻ Tín dụng (credit/debit card) và nợ xe phải được thanh
toán nhanh, ngay nợ nhà trong vòng 20 đến 30 năm nhưng nợ quốc gia thì ta sẽ
không biết được ngày nào sẽ thanh toán xong (no time horizon). Người dân Canada
không quá lo lắng về đồng hồ nợ quốc gia vì chắc chắn xứ sở Canada sẽ không bị
vở nợ như Hi Lạp hay Ái Nhỉ Lan (Ireland).
Trong
khi đó quốc gia bạn phía Nam của Canada thì nợ quốc gia đang là một đề tài nóng
sốt. Nếu bạn hỏi một người bình thường vậy chứ ai là chủ của nợ quốc gia, họ sẽ
trả lời ngay là China. Đây là câu trả lời thiếu chính chắn. Số nợ 17 ngàn tỷ được
chia ra như sau:
- IH - Intragovernmental
Holdings : 5 ngàn tỷ. Đây là nợ tài sản và cổ phần bên trong chính phủ.
-
DHP – Debt Held by the
Public: 12 ngàn tỷ tính tới ngày 24 tháng 10 năm 2013. Nợ từ nguồn bên ngoài.
Một
phần ba số nợ quốc gia thuộc về IH tức là khoản nợ mà Hoa Kỳ vay từ các cơ quan
Liên bang như Cơ quan Quản Lý Quỹ Hưu Trí (SSTF – Social Security Trust Fund),
Quỹ Hưu Trí Quân Đội, Bộ Y Tế, Tập Đoàn Ký gởi Liên bang (Federal Deposit
Insurance Corporation), v.v…. Cơ quan SSTF này trích một phần thuế Hưu Trí
trong lương hàng tháng của bạn, mọi công dân và tất cả lợi tức thu nhập thương
mại. Họ quản lý số tiền thu thập từ thuế hưu trí của tất cả công dân. Số thu
cao hơn số chi, đa số trả cho người hưu trí. Số thặng dư họ mua trái phiếu phát
hành bởi các Cơ quan chính phủ khác để sinh lợi như Treasury bills/bond de
tresor. Đến thời hạn chính phủ phải trả vốn lẫn lời. Các cơ quan khác mua nhiều
trái phiếu như :
-
An Ninh Xã Hội (Social
Security Trust Fund and Federal Disability Insurance Trust Fund) khoảng 3 ngàn
tỷ,
-
Quản Lý Nhân Sự (Office
of Personal Management) gồm những cơ quan quản lý quỹ Hưu Trí, Bảo Hiểm Sức Khỏe,
v.v...khoảng 800 triệu,
-
Quỹ Hưu Quân Đội
(Military Services Retiree Health Care Fund) mua 189 tỷ US trái phiếu,
- Bộ Y Tế và Nhân Sinh
(Dept of Health and Human Services) gồm các cơ quan bảo hiểm nhà thương và thuốc
men… khoảng 260 tỷ,
-
Và nhiều Bộ khác trong
chính quyền như Department of Treasury, Dept of Labour and Unemployment, Tập
Đoàn Ký gởi Liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation), Dept of
Energy… gồm 400 tỷ.
Hai
phần ba số nợ quốc gia là DHP gồm 12 ngàn tỷ chính phủ mượn từ nguồn bên ngoài.
Phân nửa số nợ này mượn khoảng 5 ngàn tỷ từ các quốc gia Trung quốc, Nhật và
Nam Hàn…Một phần năm nợ DHP mượn vay từ các Tiểu bang và Cơ quan Dự Trữ Liên
bang (Federal Reserve – 2 ngàn tỷ US). Cơ
quan này không thuộc bộ máy chính phủ liên bang như các cơ quan trong nhóm chủ
nợ IH ở trên. 15% trong khoản nợ DHP do tư nhân nắm trong các quỹ đầu tư mutual
funds, quỹ hưu trí cá nhân, trái phiếu tiết kiệm mà có thể các bạn đang mua để kiếm
lời. Nếu bạn có để tiền trong quỹ 401K/RRSP trong hãng bạn làm việc thì họ đã dùng
tiền quỹ để mua trái phiếu của chính phủ. Tức hãng đầu tư hộ cho bạn. Phần nợ
còn lại DHP do các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tập đoàn tài chính, các doanh
nghiệp và đầu tư làm chủ. Cần biết thêm các trái phiếu phát hành dưới dạng
bonds, notes, bills và securities thì vay từ các tiểu bang hay tỉnh (county).
Ảnh
hưởng quan trọng nhất trong đời sống cá nhân chúng ta: nếu chính phủ Hoa Kỳ
khai phá sản một ngày nào đó tức họ không có khả năng hoàn trả nợ quốc gia thì
người về hưu sẽ không còn nhận tiền hưu trí nữa, kể cả nhân công không có sức
lao động (disability) , đa số công chức chưa chắc được trả lương và công phố phiếu
mà dân đầu tư (treasury bonds) đang giữ sẽ không được hoặc được trả một phần
nào với giới hạn theo luật định sẳn. Mỗi người trong chúng ta (những ai đóng
vào quỹ 401K bên Hoa Kỳ hay RRSP bên
Canada) hay đầu tư vào các mutual funds
sẽ nghĩ gì về số nợ 17 ngàn tỷ của chính phủ Hoa Kỳ hay 584 tỷ của chính phủ
Canada.
Trong
những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong tương lai dài hạn
một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho tiềm năng tăng trưởng của sản lượng chậm lại vì những lý
do sau:
- Nếu một quốc gia có nợ
nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước
ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.
- Một khoản nợ công cộng
lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu
công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho
cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến
lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư.
- Nợ trong nước tuy được
coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính chủ
chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ
buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn
thất vô ích về phúc lợi xã hội.
Ngoài
ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ để điều
tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng crowding out (đầu
tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).
Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để
kích thích nhu cầu thì phát hành trái phiếu chính phủ/công phố phiếu. Mà phát
hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua
việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua.
Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này
tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư.
Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm
tiêu dùng dẫn đến kinh đình trệ vì hàng đóng băng. Nó còn làm cho lãi suất
trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước
ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng.
Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng nhu cầu, song mức tăng không
lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu. Việc chính phủ tăng cường phát
hành trái phiếu làm cho giá cả của các trái phiếu đó giảm xuống thế hiện ở việc
chi phí vốn vay tăng lên tức chính phủ cần tăng lãi suất huy động. Việc tăng
lãi suất này xét trong ngắn hạn không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh
tế vì chính phủ có thể tăng thuế để bù đắp. Nhưng nếu xét một cách dài hạn thì
đây là một cách tiềm tàng nhiều rủi ro bởi lẽ khi lãi suất tăng quá cao sẽ khiến
chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ và phải dùng đến phương pháp cuối
cùng là in tiền và việc này sẽ gây ra hiện tượng lạm phát vì vậy người ta nói rằng
phát hành trái phiếu là phương thức vay nợ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát…
Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ
là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ
đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có
hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng nhu cầu nhận được tác động tích cực từ việc
tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát hành công phố phiếu) và tăng tiêu dùng nói
trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp
lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng thực (bằng tốc độ
tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).
Nghiệm
cho cùng thì khi đến bước đường cùng liệu các chính phủ sẽ dám khai phá sản để quịt tiền
người dân hay không!. Vấn đề ở đây là
các chính phủ sẽ cố gắng tìm cách cắt giảm chi phí tiêu xài, làm giảm nợ quốc gia
hầu mong dân chúng được sống trong no ấm thì vấn đề rủi ro kinh tế sẽ thấp hơn.
Sau khi thấu hiểu vấn đề của Nợ Quốc Gia,
phần còn lại người viết xin bạn tự rút ra kết luận riêng cho
chính bạn…
Nguyễn
Hồng Phúc
Trích
lục 20 quốc có số nợ quốc gia trên GDP cao nhất:
Nguồn: http://www.economicshelp.org/blog/774/economics/list-of-national-debt-by-country/
Country
|
Debt % GDP
|
Year
|
Read
More
|
||
1
|
Japan
|
229.8
|
2011
|
IMF
|
Japan
|
2
|
Greece
|
163.3
|
2011
|
IMF
|
|
3
|
Jamaica
|
139.0
|
2011
|
IMF
|
|
4
|
Lebanon
|
136.2
|
2011
|
IMF
|
|
5
|
Eritrea
|
133.8
|
2011
|
IMF
|
|
6
|
Italy
|
120.1
|
2011
|
IMF
|
Italy
|
7
|
Barbados
|
117.3
|
2011
|
IMF
|
|
8
|
Portugal
|
106.8
|
2011
|
IMF
|
Portugal
|
9
|
Ireland
|
105.0
|
2011
|
IMF
|
Ireland
|
10
|
United
States
|
102.9
|
2011
|
IMF
|
US
|
11
|
Singapore
|
100.8
|
2011
|
IMF
|
|
12
|
Iceland
|
99.2
|
2011
|
IMF
|
|
13
|
Belgium
|
98.5
|
2011
|
IMF
|
|
14
|
Mauritania
|
92.4
|
2011
|
IMF
|
|
15
|
Côte d’Ivoire
|
90.5
|
2011
|
IMF
|
|
16
|
Iraq
|
86.9
|
2011
|
IMF
|
|
17
|
Grenada
|
86.6
|
2011
|
IMF
|
|
18
|
France
|
86.3
|
2011
|
IMF
|
France
|
19
|
Canada
|
85.0
|
2011
|
IMF
|
Canada
|
20
|
United
Kingdom
|
82.5
|
2011
|
IMF
|
UK
|