Los Angeles thường được gọi viết
tắt L.A, là thành phố đông dân nhất nằm ở miền Nam Tiểu bang California USA, với một dân số gần 3.8 triệu
dân trong cuộc điều tra dân số năm 2010. Los Angeles có diện tích 1,302 km2
và (So sánh với Việt Nam thì Sài gòn thì có diện tích 2,095 km2 và
hơn 9 triệu dân). Thành phố Los Angeles là trung tâm của một khu vực rộng lớn
hơn bao gồm Los Angeles -Long Beach - Santa Ana, và nhiều thành phố
nhỏ lân cận chứa gần 18 triệu người trong cuộc điều tra dân số năm 2010, làm
cho Los Angeles một trong những khu vực đô thị đông dân nhất trong thế giới.
Biệt danh là Thành phố của những
Thiên thần (City of Angels), Los Angeles là một trung tâm hàng đầu thế giới,
kinh doanh, thương mại quốc tế, giải trí, văn hóa, phương tiện truyền thông,
thời trang, khoa học, thể thao, kỹ thuật, và giáo dục. Thành phố này nổi tiếng
là nơi tổ chức các sinh hoạt về lĩnh vực chuyên môn và văn hóa đáng kể nhất
trong nền kinh tế tại Hoa Kỳ. Los Angeles là cơ sở nhà của điện ảnh Hollywood,
dẫn đầu thế giới trong việc tạo ra những bộ phim nổi tiếng, đầy tốn kém, như là
Titanic, Avatar, Mission Impossible, James Bond 007, những phim truyền
hình, thâu hình và sản xuất DVD, CD, nó cũng
là một trong những nhà lãnh đạo trong sản xuất phim hoạt họa (cartoon movies),
và trò chơi điện tử (video games).
Los Angeles là thành phố bị nhiều
ảnh hưởng đến động đất do vị trí của nó trên vành đai lửa Thái Bình Dương. Sự
bất ổn địa chất ở nơi đây đã tạo ra những lằn nứt (fault) trong lòng trái
đất rất nhiều. Những lằn nứt đã gây ra khoảng 10 ngàn trận động đất lớn nhỏ mỗi
năm. Một trong những lằn nứt lớn là San Andreas Fault. Nằm ở ranh giới giữa các
tấm Thái Bình Dương và thềm Bắc Mỹ, nó được dự đoán sẽ là nguồn của các trận động
đất lớn khác miền Nam California. Những trận động đất lớn đã xảy ra ở khu vực
Los Angeles bao gồm các 1994 Northridge động đất, 1987 Whittier Narrows động
đất, 1971 San Fernando động đất, và 1933 Long Beach động đất. Tuy nhiên, ngoài
nhưng một vài trận động đất đáng kể như nói ở trên, các trận động đất khác
thường là có cường độ thấp và không được cảm thấy hay ảnh hưởng gì đến cuộc
sống hàng hàng ngày của người dân Los Angeles.
Thời Tiết
Los Angeles có rất nhiều ánh nắng
mặt trời, tổng cộng hơn 3,000 giờ trong suốt cả năm. Ánh nắng mặt trời từ mức
trung bình 7 giờ mỗi ngày trong tháng mười hai, và 12 giờ mỗi ngày trong tháng
bảy. Trung bình có 35 ngày mưa hàng năm
ở Los Angeles.
* Nhiệt độ trung bình hàng năm ở trung tâm
thành phố là: 24°C vào ban ngày và 14°C
vào ban đêm.
* Trong tháng lạnh nhất, tháng 1: 15-23°C vào ban ngày và 7-13°C vào ban đêm.
* Trong tháng nóng nhất, tháng: 26-32°C vào ban ngày và 18°C vào ban đêm.
* Trong tháng nóng nhất, tháng: 26-32°C vào ban ngày và 18°C vào ban đêm.
* Nhiệt độ vượt quá 32°C trên một chục
ngày trong năm.
* Nhiệt độ có thể thay đổi đáng
kể hàng ngày, sự khác biệt giữa trung bình hàng ngày thấp và cao trung bình
hàng ngày là trên 17°C.
Thắng Cảnh
Những
thắng cảnh ở Los Angeles có thể liệt kê ra như sau:
* Walt Disney Concert Hall.
* Cathedral of Our Lady of the Angels.
* Dolby Theater (tên cũ là Kodak Theatre).
* Griffith Observatory.
* Getty Center
/ Getty Villa.
* TCL Theater (tên cũ là Grauman's Chinese Theatre).
* Hollywood Boulevard, Hollywood
Bowl, Hollywood Sign.
* LA Live/
Nokia Center / Staples Center.
Từ trung tâm Los Angeles, du khách
cũng có thể lái xe khoảng từ nửa giờ đến 2 giờ để đi đến những trung tâm giải
trí cho mọi lứa tuổi (Amusement Parks) như sau:
* Universal Hollywood/City Walk –Los
Angeles
* Magic Mountain - Ventura County
* Disneyland/ Downtown Disney - Orange
County.
* Legoland - San Diego County
* Wild Animal Park - San Diego County
* Seaworld - San Diego County
Walt Disney Concert Hall
Cathedral of Our Lady of the Angels
TCL (Grauman's Chinese) Theatre
Dolby (Kodak) Theater
Los Angeles City
Hall
Downtown Financial District
Downtown Los
Los Angeles Central
Library
Theme Building at LAX Airport
Hệ thống Xa lộ
Thành phố Los Angeles và phần khu
vực còn lại của Los Angeles – Santa Ana – Long Beach được phục vụ bởi một mạng
lưới xa lộ rộng lớn. Mặc dù nó được xếp
hạng là kẹt xe nhất tại Hoa Kỳ trong năm 2005. thời gian đi lại trung bình cho
người đi làm ở Los Angeles là ngắn hơn so với các thành phố lớn khác, bao gồm
cả thành phố New York, Philadelphia và Chicago. Thời gian đi lại trung bình của
Los Angeles cho đi lại làm việc trong năm 2006 là 29.2 phút, tương tự như những
người đi làm ở San Francisco và Thủ đô Washington, DC.
Các xa lộ chính kết nối Los
Angeles và phần còn lại của nước Mỹ bao gồm:
· Interstate 5, chạy về phía nam qua San
Diego, đi đến biên giới Mexico,và về phía bắc qua Sacramento, Portland, Seattle, đi đến Vancouver, biên giới Canada.
· Interstate 10, chạy từ đầu bờ
biển ở miền nam California, Santa Monica đi đến Jacksonville, ở Tieu bang
Florida.
· US Route 101, chạy từ đầu bờ biển miền
Trung California, San Francisco, và các bờ biển Oregon và Tiểu bang Washington.
· Ngoài ra trong khu vực này còn có những
xa lộ ngắn khác kết nối những vùng lân cận khác nhau như là xa lộ 405, xa lộ 210,
xa lộ Glendale, xa lộ
Century, xa lộ Hollywood , vv...
Hệ thống di chuyển công cộng
Los
Angeles có một hệ thống rộng lớn của các đường xe buýt, cũng như các đường xe
điện ngầm (subway) và đường xe lửa nhẹ (tram or light rail) trên khắp Los
Angeles và các khu vực lân cận. Subway của thành phố Los Angeles là một trong những
hệ thống xe điện ngầm bận rộn nhất thứ 9 tại Hoa Kỳ, và hệ thống đường xe lửa nhẹ bận rộn nhất thứ 2 tại Hoa Kỳ Các hệ thống đường xe điện
ngầm bao gồm các đường xe điện ngầm màu đỏ (Red Line), và các đường xe lửa nhẹ
màu tím (Purple Line), màu vang (Gold Line), màu xanh dương (Blue Line), và màu
xanh lá cây (Green Line). Metro Orange và Silver xe buýt đường dây vận chuyển
nhanh với các điểm dừng và tần số tương tự như của đường xe lửa nhẹ. Thành phố
cũng là trung tâm đi lại hệ thống đường xe lửa Metrolink liên kết Los Angeles và
tất cả các khu vực lân cận cũng như các vùng ngoại ô.
Chủng tộc và sắc tộc
Los Angeles là nơi cho những người từ hơn 140 quốc gia nói 224 ngôn ngữ khác nhau được xác định. Những cộng đồng dân tộc như khu vực Chinatown, Filipinotown, Koreatown, Little Armenia, Little Ethiopia, Tehrangeles, Little Tokyo, và Tháitown cung cấp các ví dụ về các nhiều ngôn ngữ đặc sắc của Los Angeles.
Theo điều tra dân số năm 2010, các chủng tộc của Los Angeles bao gồm: người da trắng (49.8%), người Mỹ gốc Phi (9.6%), thổ dân châu Mỹ (0.7%), châu Á (11.3%), Mexico nhóm dân tộc lớn nhất Latinos dân số của Los Angeles(31.9%), tiếp theo người Salvador (6.0%) và người Guatemala (3.6%).
Nhóm dân tộc Á châu lớn nhất là Philippines (3.2%) và Hàn Quốc (2.9%), trong đó có thành lập riêng của dân tộc của Khu Filipinotown, và khu Koreatown. Người dân Trung Hoa, chiếm 1.8% dân số của Los Angeles, cư trú chủ yếu là bên ngoài thành phố Los Angeles và ở San Gabriel Valley ở phía đông Los Angeles, nhưng làm cho một sự hiện diện đáng kể trong thành phố, đặc biệt là ở khu phố Tàu. Khu Thaitown cũng là nơi tap trung nhiều người Thái và người Campuchia. Người Nhật Bản chiếm 1.4% dân số của LA, và có thành lập một Little Tokyo ở trung tâm thành phố. Người Việt chi chiếm 0.5% dân số của Los Angeles.
Los Angeles là nơi cho những người từ hơn 140 quốc gia nói 224 ngôn ngữ khác nhau được xác định. Những cộng đồng dân tộc như khu vực Chinatown, Filipinotown, Koreatown, Little Armenia, Little Ethiopia, Tehrangeles, Little Tokyo, và Tháitown cung cấp các ví dụ về các nhiều ngôn ngữ đặc sắc của Los Angeles.
Theo điều tra dân số năm 2010, các chủng tộc của Los Angeles bao gồm: người da trắng (49.8%), người Mỹ gốc Phi (9.6%), thổ dân châu Mỹ (0.7%), châu Á (11.3%), Mexico nhóm dân tộc lớn nhất Latinos dân số của Los Angeles(31.9%), tiếp theo người Salvador (6.0%) và người Guatemala (3.6%).
Nhóm dân tộc Á châu lớn nhất là Philippines (3.2%) và Hàn Quốc (2.9%), trong đó có thành lập riêng của dân tộc của Khu Filipinotown, và khu Koreatown. Người dân Trung Hoa, chiếm 1.8% dân số của Los Angeles, cư trú chủ yếu là bên ngoài thành phố Los Angeles và ở San Gabriel Valley ở phía đông Los Angeles, nhưng làm cho một sự hiện diện đáng kể trong thành phố, đặc biệt là ở khu phố Tàu. Khu Thaitown cũng là nơi tap trung nhiều người Thái và người Campuchia. Người Nhật Bản chiếm 1.4% dân số của LA, và có thành lập một Little Tokyo ở trung tâm thành phố. Người Việt chi chiếm 0.5% dân số của Los Angeles.
Trường đại học và Trường cao đẳng
Có ba trường đại học công lập nằm
trong giới hạn thành phố:
·
University of California, Los Angeles
(UCLA).
·
California State University, Los Angeles
(CSULA),
·
California State University, Northridge
(CSUN).
Hệ thống trường cao đẳng cộng
đồng (2 năm) bao gồm
·
East Los Angeles College (ELAC),
·
Los Angeles City College (LACC),
·
Los Angeles Harbor College,
·
Los Angeles Mission College,
·
Los Angeles Pierce College,
·
Los Angeles Valley College (LAVC),
·
Los Angeles Southwest College,
·
Los AngelesTrade Technical
College (LATTC),
·
West Los Angeles College.
Các trường đại học tư nhân chinh
trong thành phố Los Angeles bao gồm:
·
University of Southern California (USC)
·
American Film Institute Conservatory.
·
Fashion Institute of Design & Merchandising
của Los Angeles (FIDM),
·
Los Angeles Film School,
·
Loyola Marymount College,
·
Southern California Institute of
Architecture, etc…
·
Southwestern Law School,
Người Việt ở Los Angeles.
Theo điều tra dân số năm 2010, nguoi Mỹ gốc Việt ở Los Angeles là 85,487
người bao gồm nhiều dòng dõi khác nhau. Chiếm đa số ở Los Angeles, Người Mỹ gốc
Việt của dòng dõi Trung Hoa cũng đă thành lập nhiều cơ sở thương mại mang yếu
tố đặc trưng của Việt Nam hầu hết tại Los Angeles Chinatown và San Gabriel
Valley, là cơ bản làm mờ ranh giới giữa một "khu phố Trung Hoa"
và "Little Saigon".
Với sự hiện diện của những người Trung Hoa từ Việt Nam trong những năm 1980 (mà
cũng trùng hợp với sự xuất hiện của tầng lớp người định cư từ Đài Loan và Hồng
Kông), vùng San Gabriel Valley của khu vực Los Angeles có một sự tập trung quan
trọng của người Việt Nam miền nam California. Trong khu lao động của Rosemead,
và El Monte trong vùng San Gabriel Valley có khá nhiều nhưng rải rác các cơ sở
thương mại thuộc sở hữu chủ bởi đa số người Việt gốc Hoa với một số lượng ngày
càng tăng của người Việt Nam. Các cơ sở thương mại và chủ nhân người Việt gốc
Hoa và người Việt Nam đang rất dần dần thay thế các cơ sở thương mại thuộc sở
hữu của người Mễ Tây Cơ. Rosemead là trung tâm của người Việt Nam vùng San
Gabriel Valley. Một trung tâm mua sắm đặc biệt trong Rosemead, được gọi là Diamond
Square, gồm có một siêu thị lớn và các doanh nghiệp nhỏ của người Việt Nam và
người Việt gốc Hoa, để phục vụ ẩm thực cho người Á châu tại địa phương.
Hiện nay, San Gabriel Valley là một trung tâm lớn cho người Việt Nam và
người Trung Hoa đại lục sinh sống trong khu vực. Nhiều người Việt Nam có nguồn
gốc dân tộc của Trung Hoa cũng có xu hướng sở hữu vô số các doanh nghiệp - đặc
biệt là các siêu thị, nhà hàng, thẩm mỹ viện, và các cửa hàng sửa chữa xe hơi trong các đường phố chính chung hỗn hợp các cơ sở thương mại Trung Hoa và Việt Nam trên các đường
phố như là Garvey Avenue và Valley Blvd, San Gabriel Blvd, và Rosemead Blvd. Trong
vùng San Gabriel Valley nầy, dã có xuất hiện khắp nơi khá nhiều văn phòng bác
sĩ, nha sĩ, luật sư, dịch vụ địa ốc, trung tâm mua bán, cũng như các tiệm ăn
với những món ăn thuần túy Việt Nam như phở, bánh cuốn, nem nướng, và bánh mì
thịt nguội kiểu Pháp.
Tương ớt Sriracha của nhà sản xuất Huy Fong Foods (nổi
tiếng với hình một con gà trống tìm thấy trong đa số nhà hàng Việt Nam khắp nơi
trên nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới) là sản phẩm của một người tị nạn
Việt Nam gốc Trung Hoa là chủ nhân và ban đầu được đặt tại Chinatown, Los
Angeles nhưng nó là hiện tại chuyển đến cơ sở lớn hơn cũng trong vùng San
Gabriel Valley.
Written by:
BO, April 18 2013