Đánh cá bằng bom là một hình thức đánh cá bằng cách
sử dụng chất nổ hay lựu đạn thủ công nghệ
để tiêu
diệt các đàn cá cho dễ dàng. Trên thực
tế cách hành nghề bất hợp pháp này có thể sinh ra việc phá hoại cực kỳ mạnh mẽ hệ sinh thái môi trường
biển vì các vụ nổ thường phá hủy môi trường sống
cơ bản dưới lòng đại dương như các rạn san hô dùng làm tổ uyên
ương cho cá. Với tính chất phá hủy
của chất nổ nếu xảy ra thường xuyên cũng rất nguy hiểm vì khó có
thể tránh khỏi tai nạn hay thương tích cho chính ngư dân.
Mặc dù, việc đánh cá bằng thuốc nổ được xem như phi pháp hiện nay nhưng trên thực tế vẫn còn rất phổ biến trong khu vực Đông Nam Á, cũng như ở vùng biển Aegean và ven biển châu Phi (Tanzania).
Mặc dù, việc đánh cá bằng thuốc nổ được xem như phi pháp hiện nay nhưng trên thực tế vẫn còn rất phổ biến trong khu vực Đông Nam Á, cũng như ở vùng biển Aegean và ven biển châu Phi (Tanzania).
Tại Philippines, các tài liệu nói về nơi thực hành cũng đã được ghi nhận, việc đánh cá bằng thuốc nổ đã
được biết đến trước khi Thế Chiến
thứ nhất. Những hoạt động này được
đề cập trong cuốn sách viết bởi tác giả Ernst
Junger. Năm 1999 báo
cáo thế giới ước tính rằng có khoảng 70.000 ngư
dân (gần 12% tổng số ngư dân của
Philippines) tham gia thực hành lối đánh cá bất hợp pháp này. Các vụ nổ dưới nước gây nên sóng
ngầm làm bong bóng bơi của cá bị vỡ. Vì bóng bơi của cá bị vỡ nên một số nhỏ cá
nổi lên mặt nước, nhưng đa số chìm xuống đáy biển. Các vụ nổ bừa bãi giết chết
số lượng rất lớn cá và các sinh vật biển khác trong vùng lân cận và có thể gây
thiệt hại hoặc phá hủy môi trường sinh thái, bao gồm cả thiệt hại lớn cho các rạn
san hô.
Ban đầu, các vụ nổ bom đánh
cá được sử dụng trong kỹ nghệ thương mại nhưng trong những năm gần đây xu hướng
này đã bành trướng mạnh. Ngư dân tự làm bom cho riêng của họ bằng cách sử dụng
phân bón nhân tạo trộn với dầu lửa.
Các nhà nghiên cứu tin tưởng
rằng các hoạt động đánh cá bằng cách hủy diệt như các vụ nổ bom là một trong
những mối đe dọa lớn nhất đối với các hệ sinh thái rạn san hô. Sau những vụ nổ bom,
rạn san hô bị thổi tung lên không khác gì một đống đá vỡ nát. Tác động lâu dài
liên quan đến các vụ nổ là việc không thể phục hồi một cách tự nhiên các rạn
san hô. Các rạn san hô ít có khả năng phục hồi từ sự xáo trộn liên tục bởi các
vụ nổ hơn từ những xáo trộn nhỏ không làm thay đổi môi trường sinh vật. Các vụ
nổ cá cũng phá hủy chất carbonate calcium của xương san hô làm gián đoạn liên
tục sự tăng trưởng các rạn san hô.
Ở Indonesia, việc thực hành đánh cá bằng chất nổ là nguyên nhân chính
gây suy thoái dần các rạn san hô. Kết quả là hiện tượng đổ nát của san hô xảy
ra nhiều hơn dưới lòng đáy biển và môi trường sinh sống của cá bị giảm đi rất
nhiều.
Các vụ đánh cá bằng chất
nổ ở Indonesia đã xảy ra hơn 50 năm qua và tiếp tục làm biến đổi các rạn san hô
độc nhất vô nhị thành một màu xám hoang vắng như trên cung trăng khi mà ngư dân
vẫn tiếp tục sử dụng chất nổ hoặc chất cyanure để giết con mồi. Những thợ lặn chuyên
môn khai thác và nhân viên bảo tồn Inđô không đủ khả năng để bảo vệ vùng biển
ngoài khơi quần đảo Komodo. Họ cho rằng việc bảo vệ môi sinh bị giảm súc thấy
rõ sau khi nhóm bảo tồn sinh thái của Mỹ rút lui ra khỏi vùng, điều này càng giúp việc đánh cá bằng chất nổ
tăng trưởng mạnh mẻ. Khu vực Coral Gardens là một trong những trung tâm dành
cho chuyên gia bơi lặn ngoạn mục nhất của châu Á, nay trở thành nạn nhân mới
nhất về các vụ nổ bom bắt cá, mặc dù nằm trong Công viên quốc gia Komodo, là một
khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích khoảng 500.000 acre và đây được xếp hạng
như một di sản thiên nhiên của Liên Hợp Quốc Thế giới. Việc sử dụng bom được
chế từ dầu hỏa và phân bón rất phổ biến trong khu vực. Trong khi trước đó
Komodo tương đối được bảo vệ bởi một cam kết hợp tác với cơ quan Bảo tồn Quốc
tế (Conservation International). Nhưng kể từ khi chính phủ Indonesia nhận lại trách
nhiệm bảo vệ khu vực thì đã có sự tăng gia đột ngột các vụ nổ bom đánh cá.
Trong một chuyến viếng thăm
gần đây của cơ quan Crystal Boommie, họ đã tìm thấy 60% hệ sinh thái cá bị phá
hủy và làm đảo ngược các bảng san hô sau các vụ đánh bom gần đây . Trong các
chợ của thành phố Makassar, có từ 10 đến 40% cá bán trong chợ được đánh bắt bằng
cách này. Các ngư dân địa phương nhận thấy kỹ thuật đánh cá này có vẻ dễ dàng
và hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống. Mục tiêu chính của quốc
gia này là lo công việc thực hiện chặt chẽ chính sách và đường lối quản lý nghề
săn cá để hạn chế việc giết hại cá cũng như việc phá hủy hệ sinh thái biển. Bốn
mươi năm trước, vụ đánh cá bằng chất nổ đã được thực hành với nguồn cung chất
nổ dồi dào sau khi thế chiến thứ 2. Ngày nay, ngư dân sử dụng bom tự chế được
làm từ cái chai chứa đầy hỗn hợp nổ, trọng lượng cũng được thêm vào để làm cho
chai chìm dưới nước nhanh hơn. Sau khi quả bom phát nổ, cá chết hoặc choáng
váng bởi sóng động mạnh từ các vụ nổ.
Một nghiên cứu năm 1987
kết luận rằng các vụ đánh bắt cá bằng chất nổ rất phổ biến ở Philippine, họ ước
tính rằng 25% tất cả cá đổ xuống các bến cá (tương đương với 250 000 tấn mỗi
năm) xuất phát từ việc đánh cá bằng chất nổ. Một nghiên cứu khác được tiến hành
vào năm 2002 báo cáo rằng đánh cá bằng các phương pháp hủy diệt đã gây ra sự
suy thoái của khoảng 70% rạn san hô Philippines và lượng thủy sản cũng thuyên giảm
về sản lượng hàng năm khoảng 177 500 tấn năm 1990. Vào năm 2012, giám đốc Cục
Thủy và Hải sản Philippines tuyên chiến “chống
lại việc đánh cá bằng thuốc nổ và các hoạt động đánh cá bất hợp pháp khác”.
***************
Các quốc gia miền duyên
hải cần phải có những hành động cụ thể hơn như đề cập ở trên hầu làm giảm thiểu
việc hủy diệt cá, bảo vệ hệ sinh thái môi trường. Đây là những biện pháp nhằm
ngăn chận việc đánh cá quá mức, cải thiện đời sống hệ sinh thái biển và xóa đói
giảm nghèo bằng tất cả sự đóng góp của các thành phần xã hội nhằm giảm xác suất
sử dụng những phương pháp này. Sự bành trướng các vấn đề trong tương lai phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện địa phương và rất khó để suy diễn một cách tổng
quát. Vào thời điểm này với một ít thông tin thu thập được, vấn đề dường như được
lan rộng hơn người ta nghĩ. Sau khi trình bày vấn đề chủ yếu ở châu Á và châu
Phi, hiện nay hiện tượng này càng trở nên phổ biến rộng rãi ở Địa Trung Hải và
châu Mỹ Latin. Hiện tượng đánh cá bằng bom sẽ không suy giảm nếu không có cơ
chế giới hạn chặc chẻ quy định quyền đánh cá rõ ràng trong ngành thủy sản. Hơn
nữa việc chấm dứt hoàn toàn những hoạt động phá hoại như vậy phải được cải
thiện đáng kể tình trạng kinh tế các tầng lớp nghèo nhất của ngành ngư nghiệp
và nông thôn.
Ngày nay, cũng có nhiều
quốc gia ban ra luật cấm tuyệt đối các hoạt động đánh cá bằng chất nổ hủy diệt,
nhưng họ lại không thực thi đúng mức. Trong những trường hợp như vậy, việc thi
hành cần phải được hỗ trợ cũng như sự nâng cao ý thức dân địa phương về các tác
động có hại và những nỗ lực giáo dục về các phương pháp đánh cá thay thế. Các
hoạt động đánh cá bằng chất nổ hủy diệt dẫn đến môi trường sống cá bị hư hỏng
và lượng cá ít lại và khiến cho ngành thủy sản không bền vững. Các rạn san hô phải
được bảo vệ với một hệ thống mới trong khu vực bảo tồn hải sản (Marine
Protected Areas) và cách quản lý tốt đối với khu bảo tồn biển hiện có. Sau khi
thành lập ra khu bảo tồn hải sản, nó sẽ cho phép các nhân viên thi hành việc tuần
tra duyên hải về các hoạt động đánh cá bất hợp pháp và có thể tạo ra vùng hoàn
toàn cấm đánh cá. Mục đích của các hoạt động đánh cá bằng sự hủy diệt là để bắt
cá sống cho thị trường nuôi cá làm cảnh và nhà hàng. Các quốc gia cần hợp tác để
điều chỉnh việc nhập khẩu và xuất khẩu cá để xác định và chỉ cho phép những người
được đánh cá đàng hoàng một cách lâu dài. Cuối cùng có thể áp dụng và thực thi theo
quy tắc của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Nông và Hải sản một cách có trách nhiệm.
Điều này phải được ủng hộ bởi sự hợp tác giữa các chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ, và các ngành công nghiệp để hỗ trợ các hoạt động khai thác cá một
cách bền vững lâu dài.
Nguyễn Hồng Phúc – sưu tầm & nghiên cứu
Tham khảo/References:
http://www.eoearth.org/article/Coral_degradation_through_destructive_fishing_practices?topic=49513
2.
http://tracc-borneo.org/home/tracc-projects/blast-fishing/
3.
http://worldfish.catalog.cgiar.org/naga/na_2294.pdf
4.
Alcala, A.C. and E.D.
Gomez. 1987. Dynamiting coral reefs for fish: a resource destructive fishing
method, p.51-60. In B. Salvat (ed.)