Gần
đây dư luận báo chí tại Việt Nam cũng như hải ngoại xôn xao bàn tán loại hoa “loa
kèn” hay borrachero được giới tội phạm sử dụng có tên là scopolamine, được bào
chế từ cây borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Colombia xuất hiện ở Đà
Lạt. Thứ dược liệu chiết xuất từ scopolamine ấy “không màu, không mùi và không
vị”, nhưng lại có khả năng tạo ra “những giấc mơ kỳ lạ” cho con người khi hít
phải.
Cụ
thể hơn, khi “hít phải” scopolamine, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái vô thức (mất
trí nhớ) và hoàn toàn vâng theo sự sai khiến của người khác. Theo nhiều tài
liệu cho biết, tại Colombia, trong một số nghi lễ của cư dân bản địa, loại cây
thuốc burundanga – một dạng khác của scopalamine – đã được sử dụng như một chất
kích thích nhằm tạo hưng phấn cho con người. Thời gian gần đây, rộ lên thông
tin rằng, loại “độc dược đáng sợ nhất thế giới” này đã được bọn tội phạm dùng
để vô hiệu hóa các nạn nhân cho mục đích hãm hiếp, cướp bóc, đoạt của cải tài
sản, v.v..... Người dân địa phương Colombian gọi thứ hoa scopolamine là “hơi thở của quỉ”
là vì nó sẽ cướp đi linh hồn bạn khi hít phải nó.
Gần
đây, nhiều nhà vườn Đà Lạt bỗng bất ngờ khi các giống hoa loa kèn mà họ vẫn
thường xuyên chăm trồng từ trước đến nay lại được mang danh là “hơi thở của
quỷ”; với tên khoa học là “araceae” hay “cây chân bê”, là cây ưa nắng, mọc
thành bụi và có thể gây ngộ độc nếu ăn phải, hoặc gây hại nếu dính vào mắt...
Trong
các loại loa kèn hiện đang phổ biến ở Đà Lạt, trừ các giống loa kèn đang trồng thương
mại trong các nhà vườn (các loại arum như arum lily, white arum...), loại hoa
giống với borrachero của Colombia là “hoa loa kèn” hoang dại mọc khắp trên các
đường phố của xứ sở sương mù này. Về hình thức, cây borrachoro của Colombia và
loa kèn Đà Lạt rất giống nhau, nhưng có phải “hai mà một” hay không thì cần
thêm những khảo sát và nghiên cứu khoa học.
Giáo
sư sinh vật học thuộc Đại học Đà Lạt Lương Văn Dũng bước đầu xác nhận “hai loại
cây này cùng họ và cùng chi, nhưng chưa thể khẳng định “chúng là một”: “Hai cây
(borrachero của Colombia và loa kèn Đà Lạt) có hình thức rất giống nhau, nhưng
hợp chất trong cây có giống nhau hay không thì chưa thể khẳng định”.
Cũng
theo ông Dũng, cứ cho rằng chúng là một, nếu hướng nghiên cứu và ứng dụng “loa
kèn Đà Lạt” vào mục đích tốt thì loại cây “hoang dại” này không phải là không
có ích! Hoa loa kèn, mọc nhiều ở khu vực Đà Lạt, có tên khoa học là Angel’s
trumpet là loại hoa cực độc. Hoa loa kèn có thể gây ảo giác, mê sảng, điên
loạn, tử vong. Chất độc chiết xuất từ lá
và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả
trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động
bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên
loạn.
Hãng tin Reuters cho biết, trong bộ phim tài
liệu của phóng viên Ryan Duffy (Hãng tin VICE) khiến cho cả thế giới phải sửng
sốt khi tiết lộ về một loại thuốc vô cùng đáng sợ. Đây là loại "ma dược"
có tên là Scopolamine được bọn tội phạm quốc tế thường dùng để xóa trí nhớ và
làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân để thực hiện các vụ cướp. Chất Scopolamine
không màu, không mùi và không vị, có khả năng tạo ra "những giấc mơ kỳ lạ"
cho con người khi hít phải. Và chất này được bào chế từ cây Borrachero, một loại
hoa cây dại mọc phổ biến ở Colombia. Thời gian gần đây, cơ quan cảnh sát tại
Columbia thường xuyên nhận được các trình báo của nhiều phụ nữ rằng họ bị bỏ
"bùa", bị điều khiển làm những việc như đưa hết tiền bạc hoặc thậm
chí bị hãm hiếp. Cảnh sát Columbia vào cuộc điều tra, phát hiện đây không phải
"bùa mê thuốc lú" mà chính là tác hại của loại cây Borrachero chế
thành loại thuốc có tên là "Hơi thở của quỷ".
Ma túy này được gọi là scopolamine hay “hơi thở của quỷ”,
có nguồn gốc từ một loại cây phổ biến ở Colombia được gọi là cây Borrachero.
Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức (như bị thôi
miên) và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng
rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ
thuốc “Hơi thở của quỷ” thường bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa.
“Thông
thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt
của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn
rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ
và hoàn toàn không biết kẻ đó là ai”.
Ngay
cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo khách du lịch
đến đây phải cẩn thận với chất Scopolamine, thường được gọi là Burundanga khi
đã hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp. Thuốc thường được những
tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương. Colombia cũng nổi
tiếng là đất nước có tỉ lệ bắt cóc cao nhất thế giới.
Tại
Việt Nam mấy năm gần đây có rất nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng
họ đã bị các du khách nước ngoài thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự mở tủ đưa hết
tài sản trong tình trạng vô thức.
Chất scopolamine có thể tác
dụng trên bộ não như thế nào?
Chúng
ta thắc mắc làm thế nào một loại dược thảo có thể làm người ta mất trí nhớ, mà
lại vô hiệu hóa khả năng suy nghĩ của bộ óc nhỉ!
Ký
ức con người được hỗ trợ thông qua một hóa chất trong não được gọi là
acetylcholine. Khi chất Scopolamine xâm nhập vào não sẽ tấn công chất acetylcholine.
Nó sẽ tấn công và ngăn chận sự di chuyển của hóa chất acetylcholine lên não, sự
tắt nghẹn ấy ngăn chận trí não làm việc một cách hiệu quả. Cái hỗn hợp giữa hóa
chất acetycholine và cơ quan hấp thụ chất acetycheline (acetylcholine receptor)
rất quan trọng để tạo nên trí nhớ.
Ký
ức tạo nên trí nhớ trải qua ba giai đoạn chính: bắt đầu thành lập bộ nhớ bằng
cách ghi nhận (mã hóa-encoding), lưu trữ ký ức lâu dài (long-term storage) và
thu hồi (retrieval). Khi chất scopolamine chận đứng tiến trình sơ khai tức ghi
nhận sự kiện bằng mật mã ngay trong vùng hippocampus) ngay khi nó nhập vào. Nói
cách khác là dữ kiện sẽ không bao giờ được di chuyển đến vùng lưu trữ được. Vì
thế ta hiểu được rằng chất scopolamine được dùng một cách thông dụng bởi kẻ
gian và dân cướp bóc. Nó làm cho cảnh sát càng nhức đầu thêm với những vụ án hiện
đại.
Cũng theo thông tin Reuters cho biết vì chất
scopolamine gây mất trí nhớ khiến nạn nhân không thể xác định được với cảnh sát
ai là kẻ gian đã cướp bóc mình. “Ngược với
những vụ thôi miên, nạn nhân còn cố gắng nhớ lại sự kiện vừa xảy ra. Nhưng với chất
scopolamine thì vô phương cứu chữa vì trí nhớ không thể lưu trữ được dự kiện
nào cả”, theo BS Camilo Uribe, một chuyên gia thế giới về ma túy.
Nếu
nhìn vào bản vẻ trên đây chúng ta sẽ nhận ra đằng sau bộ phận hippocampus là
amygdale. Bộ phận này là để tạo phản ứng mỗi khi có biến cố. Nhiệm vụ của amygdale là đóng kín việc suy nghĩ của bộ não
khi gặp nguy. Nó sẽ cứu sống con người trong nhiều trường hợp khi ta gặp nguy
cơ. Nhiều báo Khoa học Anh quốc cho rằng khoa thần kinh học chưa khám phá ra được
hiện tượng scopolamine mới mẻ này. Trước khi bọn tội phạm sử dụng scopolamine
trong việc bất chính thì chất scopolamine đã được sử dụng trong việc tra tấn để
làm cung khai những tên tội phạm.
Chất scopolamine dùng trong
việc sinh sản
Bắt
đầu thứ kỷ thứ 20 các bác sỹ đã biết sử dụng scopolamine pha cùng morphine và
chloroform để giúp các bà bầu hôn mê làm việc sinh nở dễ dàng hơn. Với tác dụng
của hổn hợp hóa học này các bà mẹ cảm thấy ít đau đớn khi sinh đẻ vì rơi vào sự
hôn mê, nữa tỉnh nữa mê, nhưng sau đó bị phản ứng phụ như buồn ngủ, mê sảng,
mất định hướng. Khi bà mẹ tỉnh dậy thì không còn nhớ gì nữa cả.
KJ
Mullins the wonders of birth
Năm 1916 một BS đỡ đẻ tên Robert
House chú ý người ta rằng dung dịch gây mê lúc sinh nở có tác dụng khác: mặc dù
sản phụ không còn nhớ về những gì đã xảy ra sau khi sanh nở nhưng tệ hơn nữa sản
phụ không thể trả lời chính xác những câu hỏi thông thường và tính tình thật
thà hiền hơn lúc bình thường. Ông House hỏi một sản phụ sau khi sinh đẻ cái cân
ở đâu để nhờ ông chồng mang ra cân đứa bé. Bà vợ không thể nhớ nổi, vì thế ông
chồng phải lủi thủi vào bếp lấy cái cân ra. Ông House kết luận rằng “ngoại trừ
vài trường hợp ngoại lệ, bệnh nhân luôn thật thà trả lời tất cả những câu hỏi
bằng sự thật. Đây là một đặc điểm của việc khảo sát của ông House”.
Thời
đại CIA
Vì tác dụng phụ của chất
scopolamine trên đứa bé sơ sinh, kỹ thuật gây hôn mê này dần dà bị bãi bỏ trong
đầu thập niên 60. Trước khi bãi bỏ việc dùng scopolamine trong việc sinh sản, cơ
quan CIA bắt đầu để ý đến chất này. Theo nguồn tin từ web site của CIA thì “Năm
1922, theo ông House thì kỹ thuật tương tự cũng đã được áp dụng trong việc vấn cung/khai khẩu cung những tội phạm”. Và ông House này đã sắp xếp với các nhân viên trách
nhiệm nhà tù Texas để cho ông thí nghiệm trên hai tội phạm, để xác định với
Thẩm quyền nhà tù Dallas xem những bị cang thực tình vô tội hay không. Sau cuộc
thử nghiệm ấy nhà trức trách tin tưởng rằng những phạm nhân này thực sự phạm
tội.
Thông thường trong những vụ
liên hệ đến ma túy người ta hay từ khước lời buộc tội. Theo lời khai của nhiều tội phạm cho ý kiến về
giả thuyết của ông House như sau “sau cuộc thí nghiệm, tôi tỉnh lại và nhận
thấy rằng trong lúc thử nghiệm tôi rất mong muốn trả lời bất cứ câu hỏi nào đặt
ra; và khi một câu hỏi đặt ra trí óc tôi sẵn sàng nói lên hết sự thật và tôi
trả lời một cách suông sẻ, và không có sự gian trối nào trong đó”.
Cơ quan CIA suy luận ra đây
là một sự thành công mỹ mãn. Ông House khẳng định rằng dưới tác dụng của chất
scopolamine nạn nhân sẽ không còn khả năng “nói dối” và bộ óc cũng mất khả năng
“biện hộ”. Sau lần thử nghiệm ấy đã thu hút dư luận công chúng từ đó, và cái ý định dùng ma túy “khai sự thật” được lăn xê rộng rãi trong quần chúng.
Trong những năm chiến tranh
lạnh, cảnh sát chìm các nước Đông Âu như Tiệp hay Đông Đức cũng đã dùng rộng rãi
chất scopolamine trong việc lấy khẩu cung của những nạn nhân chính trị.
Scopolamine
được khai thác như "Thuốc tiêm khai sự thật!"
Danh từ "Thuốc tiêm khai sự thật!" được
dùng lần đầu tiên năm 1922 theo bài tường trình của báo Los Angeles Record. Lúc ấy người ta nhận thấy rằng trẻ sơ sinh
khi bị tiêm dung dịch scopolamine làm trẻ bị hôn mê (ngủ mập mờ), người ta cũng
tìm thấy cùng tác dụng ấy trên tội phạm: tác dụng phụ của scopolamine còn tệ hơn
cái lợi ích của nó mang lại.
Theo cơ quan CIA: vì những
tác dụng không tốt của scopolamine nên họ ra nghị quyết loại trừ scopolamine
như một loại ma túy “khai sự thật”. Những tác dụng phụ được biết như gây hôn
mê, mất chức năng nhận thức, buồn ngủ, gây ảo giác và những hiện tượng sinh lý
khác như đau đầu, tim đập mạnh, mắt mờ làm giảm hiệu quả chính xác của lời khai
khi bị cang bắt buộc khai sự thật. Hơn nữa ảnh hưởng của tác dụng phụ kéo dài
rất lâu, nhất là tác dụng về tâm lý. Theo cơ quan CIA thì scoplolamine chỉ được
dùng hiệu quả trong một vài trường hợp hiếm như lần đầu tiên nạn nhân thú tội và
ngay sau đó cho họ hôn mê bằng cách cho hỗn hợp hóa chất vào ly cafe hay ly
nước uống để họ tiếp tục khai hết sự thật.
************
Cũng như những loại ma túy khác
trên thị trường, chất scopolamine có tác dụng độc hại không ít cho con người và
những kẻ gian manh lợi dụng nó để làm những việc bất chính như cướp bóc, thôi miên
cướp của hay nhằm mục đích hãm hiếp, v.v….
Chúng ta nên cảnh giác khi
đi du lịch ở các nước Trung Mỹ, nhất là Colombia. Bạn hãy thận trọng khi có một người lạ mặt tiến
thẳng đến bạn, ngớ ngẫn hỏi đường, sau đó người lạ mặt sẽ mở một hộp giấy nhỏ
rồi thổi một thứ bột trắng scopolamine vào mặt bạn. Sau đó bạn sẽ dễ dàng bị
điều khiển bởi người lạ mặt ấy. Hay khi bạn vào một quán bar lạ và có kẻ bất
lương muốn cướp của bạn, người ấy chỉ cần bỏ một loại bột trắng scopolamine vào
ly nước giải khác của bạn là xong chuyện.
Cái khó khăn nhất là loại
ma túy này không dễ dàng phát hiện trong nước tiểu hay trong máu bạn, gây khó
khăn cho nhà chức trách phanh phui ra manh mối của thủ phạm giết người vô hình
này. Một khi bị nhiễm chất scopolamine thì chỉ có nhà thương với thiết bị tối
tân mới có thể khám phá ra chất scopolamine bằng những kỹ thuật phức tạp HPLC –
High pressure Liquid Chromatography mà thôi.
Ngày nay trong y dược học người
ta vẫn còn dùng chất scopolamine để chế tạo những patch dán sau lỗ tai phòng
ngừa chống say sóng hay dùng để chế thuốc nhỏ mắt bán không toa trong các tiệm
thuốc tây.
Cơ quan NASA cũng dùng số lượng
nhỏ 0.33 mg scopolamine trong việc trị say sóng cho các phi hành đoàn. Nếu dùng
lều từ 5 đến 7 mg sẽ làm nạn nhân bất tỉnh và trên 10mg sẽ làm bệnh nhân hôn mê
lâu dài (coma).
Những
năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với
những dân bất lương ở Colombia về việc sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách
du lịch. Chỉ một lượng nhỏ thuốc là có thể “sai khiến” được nạn nhân trong khi
lượng lớn hơn có thể gây bất tỉnh ngay lập tức và gây mất trí nhớ.
Đồng
thời Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du
khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó du khách phải lưu ý, tránh đến
các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây.
Nguyễn Hồng Phúc – sưu tầm & nghiên cứu
Tham khảo/Reference:
1.
http://digitaljournal.com/article/324779
2.
http://www.cruisebruise.com/Scopolamine.html
3.
http://rense.com/general38/frug.htm
4.
http://www.naturalnews.com/036661_scopolamine_mind_control_drug.html
5. http://shakkajames.hubpages.com/hub/The-Devils-Breath